You are on page 1of 5

Bài 17.

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT


I. Khái niệm hô hấp ở động vật
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất
trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô
hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong.
II. Bề mặt trao đổi khí
- Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể.

- 4 đặc điểm bề mặt trao đổi khí

+ Diện tích bề mặt lớn.

+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.

+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.

- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán

III. Các hình thức hô hấp


Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

3. Hô hấp bằng mang

4. Hô hấp bằng phổi

- Đại diện: lưỡng cư, bò sát, chim và thú

- Đặc điểm bề mặt hô hấp: Phổi có nhiều phế nang với bề mặt mỏng , ẩm ướt và mạng lưới mao
mạch máu dày đặc. Phổi chim có thêm hệ thống túi khí

- Cơ chế hô hấp: Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang

- Sự thông khí: nhờ vào các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của khoang thân ( bò sát), khoang
bụng ( chim), hoặc lồng ngực ( thú) hoặc nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng ( lưỡng cư)
BÀI 18. TUẦN HOÀN MÁU

I/ Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1/ Cấu tạo chung

- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hổn hợp máu - dịch mô)

- Tim.: như cái máy bơm hút và đẩy máu di chuyển trong mạch

- Hệ thống mạch máu : động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

2/ Chức năng.

Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho các họat động sống của cơ
thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Điểm phân biệt Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín.

Đại diện Có ở đa số động vật thân mềm Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt,
và chân khớp chân đầu và động vật có xương sống

Hệ mạch Không có mao mạch Có mao mạch

Đường đi của + Máu được tim bơm vào động + Máu được tim bơm đi lưu thông
máu mạch và sau đó tràn vào liên tục trong mạch kín, từ động
khoang cơ thể. Ở đây máu mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và
được trộn lẫn với dịch mô tạo sau đó về tim
thành hỗn hợp máu - dịch mô,
sau đó trở về tim.

Phương thức trao Máu tiếp xúc và trao đổi chất . Máu trao đổi chất với tế bào qua
đổi chất trực tiếp với các tế bào, thành mao mạch.

Áp lực, tốc độ Thấp, chậm Cao hoặc trung bình, nhanh


- Phân biệt tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép

Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

- Có 1 vòng tuần hoàn (VD: cá) - Có 2 vòng tuần hoàn (VD: lưỡng cư, bò sát, chim,
thú)

- Tim có 2 ngăn - Tim có 3 hoặc 4 ngăn

- Tim bơm máu  ĐM  MM mang (trao - Tim bơm máu  ĐM phổi  MM phổi (trao đổi
đổi khí) ĐM lưng  MM (trao đổi chất) khí)  TM  tim; Tim  ĐM  MM (trao đổi
 TM  Tim chất)  TM  tim

- Áp lực thấp, vận tốc chậm Áp lực cao, vận tốc nhanh.
Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
Tổ Sinh Học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2020- 2021
Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nồng độ CO2 , nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng đến quang
hợp
- Ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
- Định nghĩa, phương trình tổng quát, vai trò hô hấp
- Điều kiện, nguyên liệu, tiến trình, sản phẩm phân giải kị khí và phân giải hiếu khí ở thực vật
- Nguyên lệu, sản phẩm, đối tượng, hậu quả hô hấp sáng
- Nêu các yếu tố môi trường ảnh hưởng hô hấp, ứng dụng bảo quản nông sản
Bài 15, 16. Tiêu hóa ở động vật
- Định nghĩa
- Đặc điểm tiêu hóa ở động vật đơn bào, túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
- Đặc điểm cấu tạo, chức năng ống tiêu hóa thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- Giải thích vấn đề liên quan
Bài 17. Hô hấp ở động vật
- Định nghĩa, vai trò hô hấp
- Đặc điểm, tác dụng của bề mặt trao đổi khí.
- Đặc điểm cấu tạo thích nghi chức năng trao đổi khí ở các nhóm động vật: lưỡng cư, bò sát,
chim, thú
Bài 18. Tuần hoàn máu
- Cấu tạo chung, chức năng hệ tuần hoàn
- Đặc điểm của tuần hoàn kín và tuần hoàn hở ( đại diện, hệ mạch, đường đi của máu, phương
thức trao đổi chất, , vận tốc áp lực máu)
- Đặc điểm của tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép (đại diện, đường đi của máu, chức năng , vận
tốc áp lực máu)
- Ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn
- Giải thích các vấn đề liên quan

You might also like