You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 – SINH HỌC 9

I/ PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:


Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra
Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là
A. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.
B. các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật.
C. bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
D. các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm tác động lên sinh vật.
Câu 2. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật làm
A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây
ưa sáng, ưa bóng.
B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.
Câu 3. Loài động vật nào sau đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh?
A. Gấu Bắc cực. B. Hươu, nai. C. Chim én. D. Cừu.
Câu 4. Biểu hiện của thoái hoá giống là
A. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.
B. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
C. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.
D. con lai có sức sống kém dần.
Câu 5. Giao phối cận huyết là
A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
B. lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
C. giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau.
D. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng.
Câu 6. Công nghệ tế bào là
A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan
hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
D. dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 7. Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì
A. con lai kinh tế là giống không thuần chủng.
B. con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình
xấu.
C. làm giảm kiểu gen ở đời con.
D. làm tăng kiểu hình ở đời con.
Câu 8. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ
A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 9. Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao
phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?
A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp.
C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 10. Muốn duy trì ưu thế lai ở thực vật cần sử dụng phương pháp gì?
A. Nhân giống vô tính. B. Nhân giống hữu tính.
C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế.
Câu 11. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
A. đất, nước, không khí. B. đất, nước, sinh vật, không khí.
C. đất, không khí, sinh vật. D. đất, nước, trên mặt đất - không khí, sinh vật.
Câu 12. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật
A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong
không gian.
B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
D. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận
biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
Câu 13. Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. Cây xương rồng. B. Cây me đất. C. Cây phượng vĩ. D. Cây dưa chuột.
Câu 14. Ưu thế lai là hiện tượng
A. con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
B. con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ.
C. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
D. con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
Câu 15. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là
A. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.
B. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.
C. giao phấn xảy ra ở thực vật.
D. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 16. Hoocmôn insulin được dùng để:
A. sản xuất các loại văcxin. B. chữa bệnh đái tháo đường.
C. sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn. D. điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ.
Câu 17. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
B. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
C. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
D. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
Câu 18. Phong lan sống bám trên cành cây là quan hệ:
A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 19. Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là:

A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch


B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
Câu 20. Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là
A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể
D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn

II/ PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế? Cho ví dụ minh
họa?
- Hiện tượng thoái hóa di tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các cá thể của các thế hệ tiếp có
sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm
dần, nhiều cây bị chết,… bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít,…
- Cho ví dụ minh: Ở cây ngô như khi cho tự thụ phấn bắt buộc, nhiều dòng bộc lộ các đặc điểm
có hại như: Thân lùn, bắp dị dạng, kết hạt rất ít…
Câu 2: Có những nhân tố sinh thái nào có trong lớp học của em?
- Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng trong lớp: đất, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, học sinh,
giáo viên...
Câu 3: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái trong lớp học cua em vào từng nhóm nhân tố sinh thái
cho phù hợp?
- Các nhân tố sinh thái trên bao gồm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, đất...
+ Nhân tố hữu sinh: chấy, vi khuẩn....
+ Nhân tố con người...
Câu 4: Giao phối gần là gì? Hậu quả của việc giao phối gần ở động vật ?
- Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con
cái.
- Hậu quả: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết
non.
Câu 5: Nêu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật khác loài?
- Các sinh vật khác loài có các mối quan hệ: hỗ trợ và đối địch
Câu 6: Cho ví dụ minh họa với mỗi kiểu quan hệ giữa các sinh vật khác loài?
+ Hỗ trợ:
- cộng sinh: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo
hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm
và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
- hội sinh: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
+ Đối địch:
- cạnh tranh: Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
- kí sinh, nửa kí sinh: Giun đũa sống trong ruột người.
- Sinh vật ăn sinh vật khác: Cây nắp ấm bắt côn trùng.

You might also like