You are on page 1of 2

ĐỜI SỐNG:

1. GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.


Ngành công nghiệp và người dân để cắt giảm sự phụ thuộc của chúng ta
vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển đổi sang năng lượng hạt nhân. Năng
lượng hạt nhân có thể đóng góp vào quá trình khử cacbon và hành động
kịp thời với khí hậu.
2. KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG:
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt
nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phóng xạ và tình
trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biển trên một số địa
bàn trong nước. Nhờ đó con người dễ dàng phòng ngừa để tránh tình
trạng ô nhiễm.
3. QUẢN LÍ NGUỒN NƯỚC NGỌT:
Áp dụng các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị để đánh giá sự tương tác
của nước ngầm và hệ thống sông, để quản lý tốt hơn nguồn nước ngọt,
đối phó với ô nhiễm và đảm bảo cung cấp nước an toàn cho người dân,
các kỹ thuật hạt nhân đang được sử dụng để theo dõi sự rút của sông
băng và tác động của nó đối với các vùng đất ngập nước.
4. TÁI CHẾ NHỰA:
Sử dụng các phương pháp hạt nhân chuyên dụng để theo dõi và định
lượng chính xác chuyển động và tác động của các hạt vi nhựa và các
chất đồng nhiễm liên quan trong môi trường - cho phép các chuyên gia
xác định tình trạng và xu hướng của nhựa trên biển, đánh giá tác động
của chúng đối với động vật biển, và xây dựng các kịch bản rủi ro để đưa
ra quyết định đúng đắn.
=> Giúp tạo ra nhiều loại nhựa có thể tái chế hơn. Sử dụng các quy trình
bức xạ giúp biến nhựa không thể tái chế trước đây thành nhựa có thể tái
chế.
5. ỨNG DỤNG TRONG KHỬ TRÙNG, BẢO QUẢN VÀ BIẾN TÍNH
VẬT
Khử trùng, biến tính vật, bảo quản thực phẩm và nông sản, chế tạo một
số chế phẩm bằng bức xạ như các chất mang vaccine , màng chữa bỏng,
chất kích thích tăng trưởng thực vật, ... được nghiên cứu và triển khai
khá thành công trong những năm qua. Ứng dụng kĩ thuật hạt nhân giúp
mang lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn cho môi trường và con người.

You might also like