You are on page 1of 5

Mẫu SV.

01
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH ĐĂNG KÝ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021
(Thuộc chương trình: Chính quy/KSTN/PFIEV)

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Thiết kế mô hình phát triển san hô dựa trên công nghệ điện phân sử dụng năng
lượng mặt trời
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN 05 tháng
Từ tháng 07 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021

4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (trưởng nhóm sinh viên)


Họ và tên: Lê Thanh Tài Mã số sinh 2010589
viên:
Khoa: Công Nghệ Vật Liệu Năm học: 2021-2022
Địa chỉ 62/2E Xuân Thới Đông 1 Xuân Thới Đông, Hóc Môn
nhà:
Điện thoại 0913936213 Di động: 0913034870 Email: tai.lepfiev1602@hcmut.edu.vn
nhà:

5. THẦY/CÔ HƯỚNG DẪN


Họ và Vương Vĩnh Đạt Học vị: Kỹ sư Mã số cán bộ: 003781
tên:
Chức danh Khoa
học:
Khoa, Khoa Công nghệ Vật liệu, Bộ môn Vật liệu Năng lượng & Ứng Điện thoại BM: 5804
BM: dụng
Địa chỉ B413 Chung cư Hòa Bình, P.14, Q.10, TP.HCM Điện thoại nhà:
nhà:
Điện thoại 0906876765 Fax: Email: vuongvinhdat@hcmut.edu.vn
DĐ:

6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ


Tên cơ
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. HCM
quan:
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện
8-8652442 Fax: 8-8653823 Email: khcn@hcmut.edu.vn
thoại:

7. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Mã số
Họ và tên Nội dung nghiên cứu dự kiến được giao Chữ ký
sinh viên
Lê Thanh tài 2010589 Thiết kế hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển có hỗ
Lê Hoàng Tùng 2051215 trợ điện phân nước biển.
Trần Gia Văn 2051217
Trần Thị Kiều
2013900
Ngọc Thiết kế đảo nhân tạo sử dụng năng lượng mặt trời,
Nguyễn Thị Yến cung cấp điện và điều khiển quá trình điện phân.
2015121
Vy
Lê Duy Bằng 2052882

8. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP
Tên đơn vị trong và ngoài
Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị
nước
PTNTĐ ĐHQG-HCM Công nghệ vật Hỗ trợ thiết bị và công cụ thiết kế PGS. TS. Lê Văn Thăng
Mẫu SV.01
liệu
9. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Rạn san hô là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, một hệ sinh thái lớn bậc nhất của đại
dương, và là nơi trú ngụ của vô số loài sinh vật biển. Đây được xem như là “rừng rậm nhiệt đới”
của các sinh vật biển với các quá trình sinh thái đa dạng. Sức khỏe của rạn san hô cũng phản ánh
chung tình trạng môi trường sinh thái biển. Các rạn san hô còn đóng vai trò như là khiên chắn
sóng, thủy triều tự nhiên dọc bờ biển. Báo cáo năm 2014 đã chỉ ra rằng các rạn san hô có khả
năng hấp thụ tới 97% năng lượng sóng biển dạt tới trước khi đánh vào bờ, góp phần bảo vệ tính
mạng con người và tài sản [1]. San hô còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể khi tạo điều kiện thúc
đẩy ngành ngư nghiệp, du lịch, y dược [2]. Nhìn chung, lợi ích san hô mang lại là rất lớn nhưng
nhận thức của cộng đồng thế giới về việc gìn giữ các rạn san hô chưa thật sự rõ rệt. Trong những
năm gần đây, các yếu tố như ô nhiễm biển, sự nóng lên toàn cầu, sự bồi tụ trầm tích, và việc khai
thác thủy sản quá mức khiến cho nhiều rạn san hô trên thế giới bị tổn thương nghiêm trọng.
Những báo cáo đã chỉ ra rằng trong 3 thập kỷ gần nhất, Great Barrier – rạn san hô lớn nhất thế
giới tại Australia – đã mất đi hơn một nửa lượng san hô, khiến cho các nhà khoa học lo ngại về
khả năng phục hồi của chúng [2], [3]. Nhìn chung, khoảng 51% lượng san hô toàn cầu đang bị đặt
trong tình trạng báo động [4] và nếu tình hình vẫn cứ tiếp diễn, đến năm 2050, gần như toàn bộ
rạn san hô trên thế giới sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng [5]. Tình hình ở Việt Nam cũng tương
tự với 1100 km2 diện tích san hô đang bị đe dọa nghiêm trọng [6]. Trong đó, một số địa phương
nổi tiếng với các rạn san hô đẹp như Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc chứng kiến sự tẩy trắng san
hô trên diện rộng [7]. Đứng trước nguy cơ mất đi nguồn tài nguyên đáng giá này, nhiều nghiên
cứu và dự án đã được tiến hành để cứu lấy các rạn san hô.

1. Tình hình nghiên cứu phục hồi san hô trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các công nghệ để giúp nuôi trồng và kích thích san hô
phát triển nhanh hơn. Một số công nghệ nổi bật như: công nghệ in 3D khung xương san hô nhân
tạo [7], công nghệ mở nhạc dưới đáy biển [8], đặc biệt là công nghệ kích thích nuôi trồng san hô
bằng điện phân nước biển [9], [10].

Trong các bài báo nghiên cứu về phục hồi san hô gần đây trên thế giới, công nghệ kích thích san
hô bằng điện phân nước biển hay còn gọi là công nghệ san hô điện phân đang là phương pháp
phục hồi cho hiệu quả cao nhất hiện nay. Về mặt ưu thế, công nghệ này giúp chúng ta đẩy mạnh
quá trình nuôi trồng và kích thích san hô phát triển nhanh hơn trong điều kiện tự nhiên một cách
đáng kinh ngạc: 4 – 6 lần với mức điện thế thích hợp [11]. Về cơ chế hoạt động của công nghệ,
san hô con sẽ được cấy lên một hệ thống khung sắt lớn sẽ được thả chìm dưới đáy biển. Khung
sắt này sẽ được nối với cực âm của một nguồn điện đặt trên mặt nước. Đồng thời, một lưới kim
loại chông gỉ, đặt đối diện với khung sắt sẽ được nối với cực dương của nguồn điện. Nguồn điện
sẽ được duy trì bởi hệ thống pin mặt trời được lắp đặt trên hòn đảo nhân tạo. Dưới tác dụng của
dòng điện, khung sắt (cực âm) sẽ là nơi thu hút các ion kim loại trong nước biển như Ca 2+, Mg2+.
Chúng sẽ kết tủa trên bề mặt khung sắt và kết hợp với ion CO 32-, hoặc CO2 sinh ra từ các hoạt
động của sinh vật biển để tạo thành các lớp vôi CaCO 3 hoăc MgCO3. Các lớp vôi này đóng vai trò
là chân và khung xương cho các loại san hô phát triển [14].

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Hình 1 : Các lồng san hô khi nuôi trồng bằng công nghệ san hô điện [12] [13]
Mẫu SV.01

Bên cạnh đó, lưới kim loại không gỉ (cực dương) sẽ là nơi chuyển hóa các ion OH - thành
O2, làm tăng hàm lượng O2 hòa tan trong nước biển, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của các cá thể
san hô xung quanh [15]. Tùy vào điều kiện môi trường và tình trạng hiện tại của san hô, ta có thể
điều chỉnh điện thế để tối ưu cho quá trình nuôi trồng và phát triển san hô.

2OH- → O2 + 2H++ 4e

Hình 2: Minh họa quá trình điện phân nước biển

Một công trình áp dụng công nghệ này hiện nay là các tấm pin mặt trời nổi. Người ta sẽ thả nổi
các tấm pin trên mặt nước biển. Các tấm pin này sẽ chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng
lượng điện để cung cấp trực tiếp cho quá trình điện phân [16]. Tuy nhiên, những công trình như
vậy sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết dòng điện và dễ bị ảnh hưởng trước các thiên tai tự nhiên.
Hơn nữa, do phòng nghiên cứu còn độc lập với công trình dẫn tới việc nghiên cứu, thu thập số
liệu còn nhiều khó khăn.

Hình 3: Công trình áp dụng công nghệ san hô điện phân [17]

2. Tình hình nghiên cứu phục hồi san hô tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện tại nước chúng ta vẫn chưa có công nghệ để nuôi trồng san hô hiệu quả cũng
như để giúp san hô phục hồi. Nước ta hiện chỉ có những khu bảo tồn tự nhiên giúp bảo tồn san hô
Mẫu SV.01

phát triển trong điều kiện thuận lợi như khu bảo tồn biển Phú Quốc, Nha Trang, Cù Lao Chàm.

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đề xuất một ý tưởng mới để phục hồi san hô một cách hiệu
quả hơn nhờ ứng dụng công nghệ san hô điện phân là cốt lõi kết hợp với các phương pháp hỗ trở
khác như giám sát, tối ưu, cải thiện môi trường biển lân cận. Chúng tôi tiến hành thiết kế đảo năng
lượng nhân tạo áp dụng công nghệ san hô điện phân để phục hồi san hô ở các vùng biển bất kì.
Công trình đảo của chúng tôi sẽ có ba nhiệm vụ chính: tạo ra điện từ nguồn năng lượng mặt trời
tái tạo cung cấp cho quá trình điện phân cũng như cho toàn hệ thống của đảo, phục vụ cơ sở vật
chất cho quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và báo cáo về môi trường biển và tình trạng san hô,
tạo ra một môi trường để bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trên đất liền đồng thời dùng để điều
hòa nhiệt độ và dòng đối lưu vùng biển lân cận, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển san hô.

V. Tài liệu tham khảo

[1] F. Ferrario, M. W. Beck, C. D. Storlazzi, F. Micheli, C. C. Shepard, and L. Airoldi, “The


effectiveness of coral reefs for coastal hazard risk reduction and adaptation.” Nature
Communications, vol. 5, no. 1, 2014, doi: 10.1038/ncomms4794.

[2] G. De’ath, K. E. Fabricius, H. Sweatman, and M. Puotinen, “The 27-year decline of coral cover
on the Great Barrier Reef and its causes.” Proceedings of the National Academy of Sciences, vol.
109, no. 44, pp. 17995-17999, 2012, doi: 10.1073/pnas.1208909109.
[3] T. D. Ainsworth, “Climate change disables coral bleaching protection on the Great Barrier
Reef.” Science, vol. 352, no. 6283, pp. 338-342, 2016, doi: 10.1126/science.aac7125.
[4] “Fast Facts: Coral Reefs.” https://coast.noaa.gov/states/fast-facts/coral-reefs.html (accessed:
Jul. 04, 2021).
[5] “World.” https://phys.org/news/2011-02-world-coral-reefs.html (accessed: Jul. 04, 2021).
[6] L. M. Burke, L. Selig, E. Selig, and M. Spalding, Reefs at Risk in Southeast Asia. World
Resources Inst, 2002.
[7] I. V. Matus, J. Lino Alves, J. Góis, A. Barata da Rocha, R. Neto, and C. Da Silva Mota, “Effect
of 3D printer enabled surface morphology and composition on coral growth in artificial
reefs.” Rapid Prototyping Journal, vol. 27, no. 4, pp. 692-706, 2021, doi: 10.1108/rpj-07-2020-
0165.
[8] “A Symphony in the Sea: How Music is Helping Save The Great ..” https://hir.harvard.edu/a-
symphony-in-the-sea/ (accessed: Jul. 04, 2021).
[9] W. Hilbertz, “Reef Restoration Using Seawater Electrolysis in Jamaica.” Innovative Methods of
Marine Ecosystem Restoration, pp. 35-45, 2012, doi: 10.1201/b14314-5.
[10] L. Boström-Einarsson, “Coral restoration – A systematic review of current methods,
successes, failures and future directions.” PLOS ONE, vol. 15, no. 1, 2020, doi:
10.1371/journal.pone.0226631.
[11] D. Natasasmita, “The Effects of Electrical Voltage Differences and Initial Fragment Size on
Growth Performance and Survival Rate of Coral Acropora cerealis in Biorock Method.” Journal of
Aquaculture & Marine Biology, vol. 4, no. 4, 2016, doi: 10.15406/jamb.2016.04.00086.
[12] Kautilya , “INDIA BEGINS CORAL RESTORATION IN GULF OF
KACHCHH”https://dharmakshethra.com/india-begins-coral-restoration-in-gulf-of-kachchh/
[13] “Pemuteran Bay Bali Biorock” https://www.pinterest.com/pemuteranbay/pemuteran-bay-bali-
biorock/
[14] “Carbonate Production Behavior through Electrolysis Treatment of ..”
https://www.jstage.jst.go.jp/article/swsj1965/57/2/57_103/_article/-char/en (accessed: Jul. 04,
2021).
[15] “23.9: Electrolysis of Water - Chemistry LibreTexts.”
https://chem.libretexts.org/Bookshelves/Introductory_Chemistry/Book
%3A_Introductory_Chemistry_(CK-12)/23%3A_Electrochemistry/23.09%3A_Electrolysis_of_Water
(accessed: Jul. 04, 2021).
[16] Insights Editor, “Biorock or mineral accretion technology”
https://www.insightsonindia.com/2020/01/27/biorock-or-mineral-accretion-technology/
[17] “How Scientists Are Using Solar Energy to Regenerate Extinct Coral ..”
https://www.thebetterindia.com/95810/coral-reefs-conservation-biorocks-solar-energy-india/
(accessed: Jul. 04, 2021).

10. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Thiết kế hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển có hỗ trợ điện phân nước biển.
Thiết kế đảo nhân tạo sử dụng năng lượng mặt trời, cung cấp điện và điều khiển quá trình điện phân.
Mẫu SV.01
11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (ghi thành mục rõ ràng)
Nội dung:
- Thiết kế hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển có hỗ trợ điện phân nước biển.
- Thiết kế đảo nhân tạo sử dụng năng lượng mặt trời, cung cấp điện và điều khiển quá trình điện
phân.
Quá trình thực hiện:
Nội dung 1: Thiết kế hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển có hỗ trợ điện phân nước biển
Bước 1: Tìm hiểu cơ chế quá trình kích thích phát triển san hô.
Bước 2: Tổng hợp lại và rút ra các chuẩn chung cho việc thiết kế khung.
Bước 3: Lên ý tưởng về sơ bộ về hình dạng, kết cấu, vật liệu của khung.
Bước 4: Lập bản vẽ thiết kế khung, mô hình mô phỏng trên máy tính, thử nghiệm và sửa đổi.
Nội dung 2: Thiết kế hệ đảo nhân tạo
Bước 1: Tìm hiểu về các công trình sử dụng pin mặt trời trên biển, các công trình ngầm dưới đáy
biển, và các vườn thực vật thông minh.
Bước 2: Tổng hợp lại và rút ra các chuẩn chung cho việc thiết kế hệ các đảo.
Bước 3: Lên ý tưởng hình dáng kết cấu đảo.
Bước 4: Chọn vật liệu xây dựng đảo và tính đến khả năng nổi của hệ đảo.
Bước 5: Thiết kế mô phỏng mô hình trên máy tính.
Bước 6: Thử nghiệm và tối ưu thiết kế (các chi tiết như góc nghiêng của pin mặt trời, tải trọng của
đảo, điện năng tiêu thụ)
12. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI (ghi thành mục rõ ràng)
Sản phẩm mềm:
- Bản thiết kế đảo nhân tạo và hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển.
- Mô hình trên máy tính của đảo nhân tạo và hệ khung phát triển san hô dưới đáy biển.
Ấn phẩm khoa học
- Bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên PFIEV 2022.
- Một phần trong bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc gia thuộc danh mục tính điểm học hàm (ít
nhất 2/3 số thành viên tham gia đề tài và giáo viên hướng dẫn là đồng tác giả, không liên quan đến
bài viết của các đề tài nghiên cứu khoa học cấp sinh viên khác).
13. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.000.000 đồng,
trong đó từ:
- nguồn trường 5.000.000 đồng
- các nguồn kinh phí khác 0 đồng

Ngày 09 tháng 07 năm 2021 Ngày 09 tháng 07 năm 2021


Chủ nhiệm đề tài Thầy/Cô hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày __ tháng __ năm 2021 Ngày __ tháng __ năm 2021


Ban Chủ nhiệm Khoa TUQ. HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỞNG PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ &
DỰ ÁN

You might also like