You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN SINH LỚP 8 NĂM HỌC 2022 - 2023

TRẮC NGHIỆM
I. Bài 52
Câu 1: Phản xạ có điều kiện là
   A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
   B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.
   C. phản xạ được hình thành trong đời sống.
   D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
   A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.
   B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
   C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.
   D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.
Câu 3: Phản xạ không điều kiện là
   A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
   B. phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
   C. phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.
   D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Câu 4: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?
   A. Phản xạ không điều kiện.
   B. Phản xạ có điều kiện.
   C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
   D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 5: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?
   A. Paplop.  B. Moocgan.  C. Lamac. D. Menđen.
Câu 6: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?
   A. Phản xạ không điều kiện.
   B. Phản xạ có điều kiện.
   C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
   D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 7: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?
   A. Bẩm sinh.
   B. Dễ mất khi không củng cố.
   C. Số lượng không hạn định.
   D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng?
   A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
   B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.
   C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
   D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
Câu 9: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?
   A. Dễ mất khi không củng cố.
   B. Số lượng không hạn định.
   C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
   D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
   A. Thí nghiệm của Paplop.
   B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.
   C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp.
   D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.
Câu 11: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Bỏ chạy khi có báo cháy
B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức
D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
Câu 12: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài :))
B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
C. Vã mồ hôi khi ăn đồ nóng
D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
Câu 13: Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó?
A. Đacuyn B. Simson C. I.V. Paplôp D. Menđen
Câu 14: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?
A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn
C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau
đây?
A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Các vùng chức năng của vỏ não
C. Kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 16: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?
A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.
B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.
C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 17: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền
B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
C. Dễ mất đi khi không được củng cố
D. Số lượng không hạn định
Câu 18: Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?
A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Cung phản xạ đơn giản
C. Mang tính chất bẩm sinh
D. Bền vững theo thời gian
Câu 19: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần
B. Môi tím tái khi trời rét
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu
Câu 20: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?
A. Co chân lại khi bị kim châm
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
II. Bài 55
Câu 1: Tuyến yên không tiết hoocmon nào dưới đây
   A. LH.  B. FSH.   C. Insullin.    D. ACTH.
Câu 2: Thùy sau tiết ra
  A. Kích tố tuyến giáp.   B. Kích tố tuyến sữa.
   C. Kích tố tăng trưởng.  D. Kích tố chống đái tháo nhạt.
Câu 3: Cơ quan chịu ảnh hưởng khi thùy trước tiết kích tố thể vàng là
   A. Buồng trứng.    B. Tinh hoàn.   C. Buồng trứng, tinh hoàn.   D. Tuyến sữa.
Câu 4: Thùy trước không tiết kích tố nào dưới đây?
   A. Kích tố tuyến sữa.     B. Kích tố sinh trưởng.
   C. Kích tố vỏ tuyến trên thận.    D. Kích tố chống đái tháo nhạt.
Câu 5: Thùy sau tiết kích tố chống đái tháo nhạt có tác dụng gì?
   A. Giữ nước.   B. Phát triển bao noãn.   C. Sinh tinh.   D. Tăng trưởng cơ thể.

Câu 6: Tuyến nào lớn nhất?


   A. Tuyến yên.   B. Tuyến giáp.    C. Tuyến cận giáp.   D. Tuyến tụy.
Câu 7: Tuyến giáp tiết ra hoocmon nào dưới đây?
   A. Insullin.    B. ACTH.    C. FSH.    D. Tiroxin.
Câu 8: Bệnh nào xuất hiện nếu tuyến giáp không tiết ra tiroxin?
   A. Trẻ em chậm lớn.    B. Bệnh Bazodo.    C. Người lớn trí nhớ kém.
   D. Hệ thần kinh hoạt động giảm sút.
Câu 9: Bệnh nào dưới đây không xuất hiện nếu tuyến giáp hoạt động mạnh?
   A. Bệnh Bazodo.    B. Bướu cổ.  C. Chậm lớn.   D. Mắt lồi do tích nước.
Câu 10: Tuyến giáp còn tiết ra hoocmon canxitonin cùng hoocmon của tuyến cận giáp có tác dụng gì?
   A. Điều hòa canxi trong máu.   B. Điều hòa photpho trong máu.
   C. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.
   D. Giúp trẻ em hấp thụ canxi tốt để phát triển.
Câu 11: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ
Câu 12: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra hoocmôn nào dưới đây ?
A. TH B. ADH C. ACTH D. OT
Câu 13: Trong các hoocmôn dưới đây, có bao nhiêu hoocmôn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra?
1. FSH 2. PRL 3. TH 4. ADH 5. OT 6. GH
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 14: Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì ?
A. Kích thích tiết testôstêrôn
B. Kích thích bao noãn phát triển và tiết ơstrôgen
C. Kích thích quá trình sinh tinh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào ?
A. GH B. FSH C. LH D. TSH
Câu 16: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây ?
A. Gan B. Tim C. Thận D. Phổi
Câu 17: Hoocmôn nào dưới đây có tác dụng tăng cường sự co bóp cơ trơn, hỗ trợ quá trình tiết sữa và sinh nở ở phụ nữ?
A. Ôxitôxin B. Canxitônin C. Insulin D. Tirôxin
Câu 18: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?
A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận
Câu 19: Iôt là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn nào dưới đây ?
A. Tirôxin B. Ôxitôxin C. Canxitônin D. Glucagôn
Câu 20: Người bị bệnh ‘Cường giáp’ thường có biểu hiện như thê nào ?
A. Sút cân nhanh B. Mắt lồi C. Tất cả các phương án còn lại
D. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng
Câu 21: Tuyến cận giáp có chức năng gì?
A. Tham gia điều hoà canxi và phôtpho trong máu.
B. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hoocmôn.
C. Điều hoà đường huyết, muối natri trong máu.
D. Tiết hoocmôn sinh dục.
TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Nêu các ví dụ (mỗi loại 5 ví dụ). So sánh tính chất của
2 loại phản xạ?
 Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
VD: Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra
Trời rét, mỗi tím tai, sởn gai ốc, run cầm cập.
Hắt hơi
Bị muỗi cắn, gãi vào chỗ ngứa
 Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
VD : Biết bật quạt khi trời nóng
Xe máy, xe lô tô dừng lại khi có đèn đỏ
Khi thấy chó dữ, bạn bỏ chạy hoặc đứng yên để né tránh nó
Khi nhà tối, bạn tự biết bật đèn cho sáng lên
Nghe tiếng ai gọi tên mình, liền quay đầu lại
 Phân biệt:

Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích  thích có điều
điều kiện  kiện đã được kết hợp với  kích thích không điều kiện
mật số lần) 
2. Bẩm sinh. 
2. Hình thành trong đời sống (do học tập) 
3. Bền vững 
3. Dễ mất khi không củng cố 
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 
4. Có tính chất cá thể, không di truyền 
5. Số lượng hạn chế 
5. Số lượng không hạn định 
6. Cung phản xạ đơn giản 
6. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 
7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

Câu 2 : Thế nào là hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện? Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện có ý
nghĩa gì trong quá trình sống của động vật và con người?
 Sự hình thành phản xạ có điều kiện: Kết hợp giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ
hình thành nên phản xạ có điều kiện.
 Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ không được củng cố thường xuyên, phản xạ sẽ mất dần.
Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó
mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn
hóa ở người.

Câu 3: Nêu tên và vị trí của các tuyến nội tiết trên cơ thể người? Vai trò của các tuyến nội tiết đã học? Tuyến nội tiết có đặc
điểm gì? So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
- Hệ nội tiết được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp của các tuyến - là nơi hormone được sản xuất, lưu trữ và giải phóng.
Mỗi tuyến sản xuất một hoặc nhiều hormone, đi vào các cơ quan và mô cụ thể trong cơ thể.

* Các tuyến của  hệ thống nội tiết  bao gồm ( + chức năng):

 Tuyến yên: Tuyến yên nằm dưới vùng dưới đồi. Các hormone do nó tạo ra có ảnh hướng tới sự tăng trưởng và sinh sản.
Nó cũng có thể kiểm soát chức năng của nhiều tuyến nội tiết khác.

 Tuyến tùng: Đây là tuyến được tìm thấy ở giữa bộ não, rất quan trọng với chu kỳ thức ngủ.

 Tuyến giáp: Nằm ở phần trước của cổ, rất quan trọng với sự trao đổi chất.

 Tuyến cận giáp: Cũng nằm ở phía trước cổ, đóng vai trò quan trọng trong duy trì kiểm soát nồng độ canxi trong xương
và máu.

 Tuyến ức: Nằm ở thân trên, tuyến ức hoạt động cho tới tuổi dậy thì và sản xuất các hormone quan trọng cho sự phát
triển của tế bào bạch cầu T.

 Tuyến trên thận: Nó được tìm thấy trên đầu mỗi quả thận, có vai trò sản xuất các hormone quan trọng để điều chỉnh
chức năng như huyết áp, nhịp tim và phản ứng căng thẳng.
 Tuyến tụy: Nằm ở bụng, phía sau dạ dày, có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu. (vừa là tuyến ngoại tiết (tiết
dịch tuỵ đổ vào ruột) lại vừa là tuyến nội tiết quan trọng)

 Tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.

- Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có
tác dụng lên các mô, các cơ đó. Tuyến không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý
do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu. (wikipedia)
- Các tuyến nội tiết sản xuất hoocmon theo đường máu tới các cơ quan đích, nên chậm nhưng kéo dài trên diện rộng hơn.
* So sánh:

Đặc điểm phân loại Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết

Cấu tạo - Tế bào tuyến và ống dẫn - Tế bào tuyến và mạch máu
- Sản phảm tiết là các chất dịch - Sản phẩm tiết là các hoocmon

Hướng đi của sản phẩm tiết - Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan - Chất tiết là ngấm thẳng vào máu
tác động đến các cơ quan đích

Chức năng Tham gia quá trình biến đổi thức ăn, Tham gia vào quá trình sinh trưởng
điều hào thân nhiệt, đào thải các chất và phát triển của cơ thể, giúp cân
thải, chất độc ra ngoài cơ thể bằng môi trường bên trong cơ thể

Ví dụ Tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt,… Tuyến yên, tuyến giáp

Câu 4: Hoocmon tiết ra từ đâu? Nêu tính chất và vai trò của hoocmon? Đặc điểm của tuyến yên? Vì sao nói tuyến yên giữ
vai trò chỉ đạo của hầu hết các tuyến nội tiết? Giải thích hiện tượng người khổng lồ và người tí hon.
 Tuyến nội tiết sản xuất các hoocmon chuyến theo đường máu đến cơ quan đích.
 Tính chất của hoocmôn
- Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo
máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoocmôn).

Vi dụ : Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết, hoocmôn kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) lại
chỉ có ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh...

- Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.

 Vai trò của hoocmôn


-Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt
động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là của các hoocmôn) đã :

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

- Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.

 Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc não trung gian).
Tuyến gồm thùy trước và thùy sau. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố
sắc tố da. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chủ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
Tuyến yên thường được gọi là tuyến chỉ đạo vì hoocmon của nó kiểm soát các bộ phận khác của hệ thống nội tiết, cụ
thể là tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn.
*Hiện tượng người khổng lồ và người tí hon:

 - Hormone GH là hoocmon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của xương, làm cho
cơ thể lớn lên.
 - Như vậy, ở trẻ em nếu thiếu GH (hoocmon sinh trưởng tiết ra quá ít) → Cơ thể không lớn lên được → Hiện tượng
người tí hon.
 - Nếu thừa GH (hoocmon sinh trưởng tiết ra quá nhiều) → Trẻ em phát triển cao hơn bình thường → Người khổng
lồ. Người lớn các đầu sụn đã cốt hóa, không thể dài ra được, nếu thừa GH sẽ dẫn đến bệnh to đầu chi.
Câu 5: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt. Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối
iốt”.
 Phân biệt:

Bệnh Bazơđô Bệnh biếu cổ do thiếu iốt


-Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hooc-môn làm Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không
tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng
người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).
ngủ, sút cân nhanh.

-Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi
do tích nước.

 Ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối iốt”.
- Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng
cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ.

- Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Vận động toàn dân dùng muối iốt nhằm ngăn chặn bệnh bướu cổ và giảm sút trí tuệ.

You might also like