You are on page 1of 3

HYPOGLYCEMIA

1. BN có hạ đường huyết hay không?


 Tiêu chuẩn chẩn đoán: đường huyết mao mạch < 70 mg/dL
o Mao mạch: do cần kết quả nhanh để chẩn đoán, không nhất thiết làm đường
tĩnh mạch để chẩn đoán
 Đa phần BN bộc lộ ra triệu chứng => bấm đường huyết mao mạch.
 2 tình huống xảy ra ở BN ĐTĐ hạ đường huyết:
o Có triệu chứng rõ: 2 nhóm
 Triệu chứng giao cảm - thượng thận: tim nhanh, vã mồ hôi
 Triệu chứng của tế bào não thiếu đường:
 Khi đói => TB não thiếu đường => chắc chắn là có cảm giác
đói => thay đổi hành vi (người cộc cằn, khó chịu do đói) =>
mệt mỏi, bứt rứt, chóng mặt=> cảm giác buồn ngủ, mệt lã (cơ
thể tự ăn chính mình) => nếu nặng sẽ RL tri giác
o Không triệu chứng nhưng bấm đường mao mạch < 70 mg/dL => phát hiện
tình cờ khi thử đường huyết (theo dõi điều trị)
 Vì sao không có triệu chứng?
 Do tổn thương thần kinh tự chủ => Nên không thể hiện ra
triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết
 Biến chứng mạch máu nhỏ => tổn thương mắt, mạch máu cầu
thận, mạch máu rất nhỏ nuôi sợi thần kinh (gồm cả TK tự
chủ).
 Khi đã chẩn đoán rồi thì phải khẳng định luôn chứ không phải nghĩ đến nữa.
Khi biện luận:
1: Chẩn đoán => dựa vào triệu chứng (liệt kê ra) của TB não thiếu đường, giao cảm =>
nghĩ nhiều tới hạ đường huyết => đề nghị CLS phù hợp là đường huyết mao mạch (nếu
có sẵn lúc nhập viện => phối hợp luôn)
2: Biện luận mức độ:
o Xem có RL tri giác không? Có => nặng; không:
o Đường huyết mao mạch và/hoặc lâm sàng:
 Tỉnh táo
 Khả năng người đó có thể đi giải quyết cơn hạ đường huyết hoặc họ có khả
năng ăn để giải quyết cơn đói => mức độ nhẹ
 Nếu người mệt, nằm, không kiếm ăn được => mức độ TB
Khi xử trí: tuỳ phân loại và mức độ.
o Cơn hạ đường huyết mức độ nhẹ:
o Cơn hạ đường huyết mức độ TB:
o Cơn hạ đường huyết mức độ nặng (hôn mê hạ đường huyết): tất cả TH có rối loạn
tri giác
3. Hướng xử trí:
 Nhẹ: bằng đường miệng (qua bữa ăn hoặc thức uống)
 TB - nặng: glucose bằng đường tĩnh mạch
Trong vòng 30ph => bấm lại đường huyết mao mạch:
 Nếu > 100 mg/dl => xử trí qua cơn thành công
 < 100 mg/dl => tiếp tục với cách xử trí ban đầu
4. Điều trị duy trì: trong cơn hạ đường mức độ TB - nặng
 Sau khi xử trí > 100mg/dl => không cần liều bolus => qua liều duy trì (24h): có
thể duy trì đường TM 24-48-72h (nếu có nguy cơ hạ đường tái phát hay kéo dài
=> thời gian dùng liều duy trì kéo dài)
 Nguy cơ hạ đường tái phát trong 48-72h => đánh giá nguyên nhân
Nguyên nhân:
 Ăn uống: bỏ bữa, ăn ít, ăn trễ,..
o VD: BN nhập viện 9h tối => hỏi bữa ăn liền kề trước đó/ trước đó nữa =>
có bỏ bữa, ăn ít hơn mọi khi,...
o Có thể có bệnh kèm theo => ăn không được => dặn dò: nếu bệnh ăn không
được => ngưng thuốc hạ đường, gọi bác sĩ liền => điều chỉnh thuốc để phù
hợp tại thời điểm đó.
 Thuốc điều trị: thuốc không hợp lý hay liều không hợp lý
 Giảm chức năng thận: người già, lớn tuổi => giảm chức năng sinh lý thận; người
đái tháo đường nhiều năm => khả năng cao bệnh thận mạn hay giảm chức năng
thận; tiền căn chức năng thận giảm ==> đề nghị CLS đánh giá chức năng thận tại
thời điểm đó.
o Thường ở người: gầy, ăn uống kém, suy kiệt kèm theo chức năng thận =>
nguy cơ hạ đường tái lại => cần duy trì đường tĩnh mạch
o VD: SU liều cao có thể gây hạ đường
Theo dõi biến cố cấp tính:
 Biến cố tim mạch: BN ĐTĐ có cơn hạ đường huyết thì nguy cơ biến cố tim mạch
cao (NMCT, rối loạn nhịp,..) do catecholamin tiết nhiều/nhanh => tim đập nhanh
=> dễ vô cơn nhồi máu nếu có hẹp MV; có thể vô rối loạn nhịp => ± tử vong do
biến cố tim mạch
o Theo dõi dựa vào: LS (cơ năng và thực thể)
 LS: đau ngực, đánh trống ngực, ... + khám: nghe tim, bắt mạch,...
 CLS: ECG
 Sau xử trí đường => đo ECG
 Nếu nghi ngờ => mới thử men tim
Tam chứng Whiple:
 Ý thứ 3: cải thiện triệu chứng ngoạn mục => nếu 1 người có đầy đủ 3 ý trên =>
cơn hạ đường huyết điển hình
 Vậy nếu không điển hình => nhưng vẫn là hạ đường huyết :)
 Ý thứ 3 => nếu sau xử trí mà cải thiện hoàn toàn, ngoạn mục => triệu chứng đó
chỉ đơn thuần do hạ đường ra. Nhưng nếu không hạ, VD như rối loạn tri giác
không cải thiện => Bắt buộc nguyên nhân khác kèm theo. Nếu RL tri giác thì quay
lại tiếp cận RL tri giác để đánh giá.

You might also like