You are on page 1of 3

Chủ đề: 

Tìm hiểu sự lan truyền tín hiệu điện giữa các tế bào qua các synapse
Câu hỏi mở
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một mắt nhỏ hơn mắt còn lại. Qua quan sát, người ta thấy mí mắt
của em không thể co lên được và gây cản trở nhiều đến khả năng nhìn của mắt đó. Hiện tượng
này được các bác sĩ chẩn đoán là bệnh sụp mí bẩm sinh do nhược cơ mí. Các bác sĩ lý giải
nguyên nhân gây sụp mí là do lỗi dẫn truyền tín hiệu giữa tế bào thần kinh và tế bào cơ vận
động. Hãy tìm hiểu cơ chế dẫn truyền tín hiệu điện giữa các tế bào để giải thích rõ hiện tượng
này.

Câu hỏi mở
1.     Giải thích cơ chế lan truyền xung điện thế hoạt động trên tế bào thần kinh.
2.     Giải thích cơ chế lan truyền tín hiệu (xung động thần kinh) giữa các tế bào qua
synapse hóa học (synapse thần kinh –thần kinh, synapse thần kinh – cơ).
3.     Giải thích  cơ chế lan truyền tín hiệu điện giữa các tế bào qua synapse điện, phân biệt
synapse điện và synapse hóa học.
4.     Phân tích vai trò của các enzym trong khe synapse, phân biệt synapse hưng phấn và synapse
ức chế.
5.     Trình bày hiện tượng cộng kích thích (cộng synapse). Tìm hiểu cơ chế của bệnh sụp mí mắt
bẩm sinh (tình huống đầu bài).
Bài làm:
* cơ chế lan truyền tín hiệu (xung động thần kinh) giữa các tế bào qua synapse hóa học:
- Tổng quan:
1. Chất dẫn truyền thần kinh được tạo thành và chứa trong các bọc synap.
2. Một điện thế hoạt động di chuyển dọc theo màng tế bào trước synap.
3. Khử cực màng tế bào tại synap  mở các kênh protein Ca2+ tăng thấm cho ion Ca2+
4. Ca2+ lưu chuyển vào trong màng TB trước synap  tăng Ca2+ nội bào.
5. Hoạt hóa một loạt protein nhạy calci gắn vào các bọc chứa chất dẫn truyền thần kinh 
Protein thay đổi hình dạng  hợp nhất màng bọc synap với màng tế bào trước synap.
6. Chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán vào khe synap.
(Sau đó chúng gắn vào các thụ thể đặc hiệu nằm trên màng tế bào sau synap. Không phải
tất cả phân tử truyền đạt khi được giải phóng ra từ bọc synap đều gắn vào thụ thể hết, một
số ít phân tử không đến được thụ thể và gắn vào nó.)

7. Chất truyền đạt thần kinh gắn vào thụ thể đặc hiệu nằm trên màng tế bào sau synap.
8. Dòng chảy chất dẫn truyền gây kích thích hoặc ức chế, từ đó làm thay đổi khả năng hoạt
động của tế bào sau synap.
9. Chất truyền đạt thần kinh hoặc là bị tái hấp thu vào tế bào trước synap (và sau đó tái đóng
gói cho lần giải phóng tiếp theo) hoặc là chúng đi vào quá trình chuyển hóa.
Sau khi chất dẫn truyền thần kinh đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình là gắn vào thụ thể
phân tử, nó cần phải được di dời ngay để tiếp tục tăng cường điện thế sau synap (EPSPs)
hoặc là làm giảm điện thế sau synap (IPSPs).

- Mặc dù cơ chế chung của synapse hóa học giữa thần kinh-thần kinh và thần kinh-cơ là tương tự
nhau, nhưng có nhiều điểm khác biệt quan trọng trong các đối tượng đích, các thụ thể, các phản
ứng điện hóa, các loại neurotransmitter và các cơ chế thu hồi.
Synap thần kinh-thần kinh Synap thần kinh-cơ
Đối tượng Neuron khác Cơ
đích
Thụ thể đích các thụ thể trên màng của neuron các thụ thể trên màng cơ
nhận
Các phản ứng Các phản ứng điện hóa kích hoạt các phản ứng điện hóa gây ra các thay
điện hóa khác hoặc ức chế các kênh ion trên màng đổi trong năng lượng và lực cơ của sợi
nhau neuron nhận cơ
Các loại chất Glutamate, GABA, serotonin và Chủ yếu là axit acetylcholine (ACh)
dẫn truyền dopamine...
thần kinh
Các cơ thế Chất dẫn truyền thần kinh thường ACh thường bị phân hủy bởi một
thu hồi được thu hồi trở lại vào tế bào nguồn enzyme gọi là acetylcholinesterase
bởi các protein vận chuyển trong (AChE) trong khe synapse
neuron nhận
Cơ chế phát tín hiệu điện sinh ra trên màng tín hiệu điện đi qua màng neuron nhận
tín hiệu neuron nhận sẽ kích thích việc giải để kích hoạt giải phóng chất dẫn
phóng chất dẫn truyền thần kinh vào truyền thần kinh
khe synapse
Tốc độ Nhanh hơn Chậm hơn
truyền tín
hiệu

You might also like