You are on page 1of 3

Department of Quantum Optics, VNU-HUS

BÀI TẬP CHƯƠNG I : PHÂN CỰC ÁNH SÁNG

Bài 1: Các ánh sáng sau đây là phân cực thẳng, phân cực tròn, phân cực elip trái hay phải. Giải
thích.
a) Ex (z,t) = E0 sin(kz - ωt) Ey (z,t) = E0 cos(kz – ωt + π)
b) Ex (z,t) = E1 cos(kz – ωt + π/2) Ey (z,t) = E2 cos(kz – ωt - 3π/2)
c) Ex (z,t) = E1 sin(kz - ωt) Ey (z,t) = E2 sin(kz – ωt + π/2)
d) Ex (z,t) = E0 sin(kz – ωt – π/2) Ey (z,t) = E0 sin(kz – ωt + π)
e) Ex (z,t) = E0 sin(kz - ωt) Ey (z,t) = -E0 sin(kz - ωt)

 = ı cosωt + ȷ cos(ωt − π/2)E sinkz


Bài 2: Một chấn động có biểu thức : E
Đây là loại sóng gì ? Vẽ phác để chỉ ra những nét chính của sóng này.

Bài 3: Một bản Tourmaline quay với vận tốc góc ω giữa hai kính phân cực đặt chéo nhau (quang
trục vuông góc với nhau) như trên hình 3.45. Chứng mình rằng cường độ ánh sáng ló ra sẽ bị điều
biến với tần số 4ω.
T

Bài 4: Góc giữa mặt phẳng chính của nicon phân cực và nicon phân tích bằng bao nhiêu nếu
cường độ của ánh sáng tự nhiên đi qua chúng giảm đi n = 4 lần ? Không tính sự hấp thụ.

P A
Bài 5: Một ánh sáng tự nhiên đập lên một hệ gồm ba bản polaroit giống nhau đặt nối tiếp sao cho
phương chính của polaroit đặt ở giữa tạo một góc α = 60° với các phương chính của hai polaroit
kia. Mỗi polaroit có một độ hấp thụ sao cho khi ánh sáng phân cực đi qua nó thì hệ số truyền qua
cực đại là τ = 0,81. Cường độ ánh sáng sau khi đi qua hệ này sẽ giảm đi bao nhiêu lần ?
Bài 6: Một tia sáng vàng bước sóng 589 nm chiếu tới bề mặt của bản tinh thể Calcite dưới góc tới
50o. Bản Calcite được cắt sao cho quang trục của nó song song với mặt trên của bản và vuông
góc với mặt phẳng tới. Tìm góc giữa 2 tia khúc xạ.

Bài 7: Thiết kế một hệ 2 lăng kính áp mặt vào nhau sao cho 1 tia truyền qua truyền qua là tia
truyền thẳng, phân cực hoàn toàn.

1
Department of Quantum Optics, VNU-HUS

Bài 8*: Giữa hai polaroit bắt chéo nhau người ta đặt một nêm bằng thạch anh có góc chiết quang
θ = 3,5°. Quang trục của nêm song song với cạnh của nó và tạo với các phương chính của các
polaroit một góc 45°. Khi cho ánh sáng có λ = 550nm đi qua hệ này, người ta quan sát thấy một
hệ vân giao thoa. Bề rộng của mỗi vân là i =1 mm. Xác định hiệu số chiết suất của tia thường và
tia bất thường ứng với bước sóng đã cho.
Bài 9: Tìm bề dày nhỏ nhất của các bản một phần tư sóng làm bằng thạch anh và băng lan. Trục
quang học của các tinh thể phải hướng như thế nào so với mặt của bản (biết λ = 0,589µm).

Bài 10*: Nhờ một polaroit và một bản một phần tư sóng được chế tạo từ một tinh thể đơn trục
dương (ne > no), làm thế nào để phân biệt được :
a. Ánh sáng phân cực tròn quay trái với ánh sáng phân cực tròn quay phải.
b. Ánh sáng tự nhiên với ánh sáng phân cực tròn.

Bài 11: Người ta muốn làm một bản thạch anh song song với quang trục có bề dày không quá
0,5mm. Tìm bề dày lớn nhất của bản để một ánh sáng phân cực thẳng có bước sóng 589 nm sau
khi đi qua bản :
a. Chỉ quay mặt phẳng phân cực.
b. Sẽ trở nên phân cực tròn.

Bài 12: Ánh sáng tự nhiên được chiếu lên một mặt kính chiết suất n = 1,5 trong không khí với
góc tới bằng 45o. Tìm độ phân cực của :
a) Ánh sáng phản xạ
b) Ánh sáng khúc xạ
Bài 13*: Một chùm tia sáng phân cực thẳng chiếu tới mặt nước dưới góc Brewster, mặt phẳng
dao động của ánh sáng tạo với mặt phẳng tới một góc φ = 45o. Tìm hệ số phản xạ.

2
Department of Quantum Optics, VNU-HUS

Bài 14: Góc quay của mặt phẳng phân cực của ánh sáng vàng Na khi qua ống chứa dung dịch
đường là ϕ = 40°. Chiều dài của ống l = 15cm. Độ quay riêng [α] = 6,65 độ.cm2/g. Tính nồng độ
đường trong dung dịch.
Bài 15: Ánh sáng không phân cực đi qua hệ gồm 2 nicon bắt chéo, giữa chúng đặt 1 bản thạch
anh được cắt vuông góc với quang trục. Xác định bề dày cực tiểu của bản để ánh sáng có bước
sóng 436nm sẽ hoàn toàn bị giữ lại bởi hệ này, còn ánh sáng có bước sóng 479 nm được truyền
qua một nửa. Hằng số quay của thạch anh đối với những bước sóng này tương ứng bằng 41,5 và
31,1°/mm.

P A

Bài 16: Một bản thạch anh có chiều dày d = 2mm, cắt vuông góc với trục quang học, được đưa
vào giữa hai nicon song song. Kết quả là mặt phẳng phân cực bị quay đi một góc ϕ = 53°. Chiều
dày của bản là bao nhiêu để cho ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm không đi qua nicon phân
tích.

Bài 17: Trong sơ đồ thí nghiệm Kerr, phương của điện trường E của tụ điện tạo với các phương
chính của nicon một góc 45°. Tụ điện dài l = 10cm và chứa đầy Nitrobenzen. Cho hằng số Kerr
trong trường hợp này là B = 2,2.10-10 cm/V2. Hãy xác định cường độ điện trường nhỏ nhất để
cường độ ánh sáng đi qua không thay đổi khi quay nicon sau.

You might also like