You are on page 1of 13

HÔ HẤP VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG

VẬT
HÔ HẤP LÀ GÌ?
Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng
năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ
Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ
thể, vì thế bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả rao đổi khí.

Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:

Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn.


Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp khí O2 và CO2 dễ dàng
khuếch tán qua.
Có nhiều mao mạch trên bề mặt trao đổi khí.
Máu có chứa sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển và trao
đổi khí.
Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để
các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP VÀ TRAO
ĐỔI KHÍ
HÔ HẤP QUA BỀ MẶT CƠ THỂ
Động vật đơn bào hoặc một số đa bào có tổ chức thấp như: Ruột khoang, Giun tròn,
Giun đốt, Giun dẹp,...

Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể vì những động vật trao
đổi khí qua bề mặt cơ thể thường có kích thước cơ thể nhỏ (tỉ lệ S/V lớn).
HÔ HẤP QUA BỀ MẶT CƠ THỂ
Ví dụ về sự trao đổi khí ở giun đất:
HÔ HẤP BẰNG HỆ THỐNG ỐNG KHÍ
Nhiều loài động vật sống trên cạn như Côn trùng,... sử dụng hệ thống
ống khí để hô hấp.

Được cấu tạo bởi các ống khí phân nhánh khắp cơ thể, hệ thống này là một
biến đổi về bề mặt hô hấp trong.
Hệ thống hô hấp của một côn trùng gồm các ống phân nhánh, phân phối
khí trực tiếp tới các tế bào cơ thể.
HÔ HẤP BẰNG HỆ THỐNG ỐNG KHÍ
Ví dụ trao đổi khí ở châu chấu:
HÔ HẤP BẰNG MANG
Mang là cơ quan trao đổi khí của các động vật sống trong môi trường nước như: Cá,
Thân mềm, nhiều loài Chân khớp và nòng nọc của Lưỡng cư cũng sử dụng mang để trao
đổi khí trong nước.

Cấu tạo:
Gồm cung mang thường gồm có các phần: Lá mang (có màu đỏ). Trên mỗi cung mang thường có 2 lá mang
(còn gọi là phiến mang).
Mỗi lá mang do nhiều tia mang mảnh, dài, màu đỏ, vách mỏng, xếp khít nhau tạo thành.
Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.
HÔ HẤP BẰNG MANG

Ví dụ hô hấp ở cá:
HÔ HẤP BẰNG PHỔI
Phổi là cơ quan hô hấp của nhiều loài động vật trên cạn như Bò sát, Chim và
Thú. Không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí (khoảng mũi, hầu,
khí quản và phế quản).

Phổi có cấu tạo tương đối đơn giản: hình trứng, xốp tạo thành nhiều phế nang nhờ các vách ngăn.
Phế nang phát triển mạnh ở lưỡng cư không đuôi, còn các nhóm khác thì phế nang mới chỉ có ở
một phổi hay nằm ở đáy phổi.
Diện tích của phổi còn nhỏ, chỉ chiếm 2/3 diện tích da.

Vì bề mặt hô hấp của phổi không tiếp xúc trực tiếp với tất cả các phần khác của cơ thể, nên
khoảng cách phải được nối nhờ hệ tuần hoàn, nó vận chuyển khí giữa các phổi và phần còn lại
của cơ thể.
HÔ HẤP BẰNG PHỔI
Ví dụ hô hấp ở người:
Vì sao chim là loài động vật hô hấp hiệu quả nhất?

You might also like