You are on page 1of 2

Bài 18 & 19 | TUẦN HOÀN MÁU

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ TUẦN HOÀN


1. Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn bao gồm:
 Dịch tuần hoàn
 Tim
 Hệ thống mạch máu
2. Chức năng
Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác  đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện loài Động vật thân mềm, chân khớp Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, động vật
có xương sống

Cấu tạo Tim, động mạch, tĩnh mạch Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Đường đi của máu Tim  động mạch  khoang cơ thể Tim  động mạch  mao mạch
tĩnh mạch tĩnh mạch

Đặc điểm của dịch tuần hoàn Máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục
hợp máu – dịch mô. trong mạch kín.
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
tế bào, sau đó trở về tim mao mạch

Tốc độ máu trong hệ mạch Máu chảy trong động mạch dưới áp lực Máu chảy trong động mạch dưới áp lực
thấp cao
Tốc độ máu chảy chậm Tốc độ máu chảy nhanh

III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM


1. Tính tự động
Khả năng co dãn tự động theo chu kỳ
Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền của tim ( bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng
Purkinje)

2. Chu kỳ hoạt động


Tim hoạt động theo chu kỳ
1 chu kỳ: pha co tâm nhĩ  pha co tâm thất  pha dãn chung

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH


1. Cấu trúc hệ mạch
Bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch, hệ thống tĩnh mạch
Hệ thống động mạch: mạch chủ  các động mạch (d nhỏ dần)  tiểu động mạch
Hệ thống tĩnh mạch: tiểu tĩnh mạch  các tĩnh mạch (d lớn dần)  tĩnh mạch chủ
Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch
2. Huyết áp
Áp lực máu tác dụng lên thành mạch
Tác nhân làm thay đổi huyết áp: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn
hồi của mạch máu
3. Vận tốc máu
Tốc độ máy chảy trong 1s
Vận tốc máu liên quan chủ yếu: tổng tiết diện của mạch + sự chênh lệch giữa hai đầu đoạn mạch
V. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT CÓ VÚ
(1) Tâm thất phải bơm máu tới phổi
→ (2) qua các động mạch phổi
→ (3) máu chảy qua lưới mao mạch ở phổi
→ (4) máu giàu oxygen qua tĩnh phổi về tâm nhĩ trái
→ (5) máu chảy vào tâm thất trái
→ (6) máu tới động mạch chủ
→ (7) đi tới lưới mao mạch ở đầu và chi trên
→ (8) lưới mao mạch ở các cơ quan ở bụng và chi dưới
→ máu nghèo oxygen (9) đổ vào tĩnh mạch chủ trên
→ (10) máu nghèo oxygen từ cơ quan vùng bụng và chi dưới đi vào tĩnh mạch chủ dưới
→ máu từ 2 tĩnh mạch (11) tâm nhĩ phải sau đó chảy vào tâm thất phải.

You might also like