You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 11-HK 1- NĂM 2023-2024

Câu 1. Xét các loài sinh vật sau:


(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
A. (1), (2), (3) và (5)
B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6)
D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 2. Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang
C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể
Câu 3. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi
khí ở
A. mang
B. bề mặt toàn cơ thể
C. phổi
D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 4. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp
A. bằng mang
B. bằng phổi
C. bằng hệ thống ống khí
D. qua bề mặt cơ thể
Câu 5. Ý nào sau đây về nồng độ O2 và CO2 là không đúng?
A.Nồng độ O2 tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.
B.Trong tế bào, nồng độ CO2 cao so với ở ngoài cơ thể.
C.Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.
D.Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao hơn so với ở ngoài cơ thể.
Câu 6. Tất cả động vật đều có xu hướng tối ưu hóa tốc độ khuếch tán khí qua việc
A. tăng diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí
B. giảm diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí
C. tăng
Câu 7. Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô
D. hô hấp bằng phổi
Câu 8. Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. phổi của bò sát
B. phổi của chim
C. phổi và da của ếch nhái
D. da của giun đất
Câu 9. Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có
A. cấu trúc phức tạp hơn

1
B. kích thước lớn hơn
C. khối lượng lớn hơn
D. rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
Câu 10. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang là do
A. dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
B. dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều
với dòng nước.
C. dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng
nước.
D. dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều
với dòng nước.
Câu 11. Vì sao ở cá, mang có diện tích trao đổi khí lớn?
(1) mang có nhiều cung mang
(2) mỗi cung mang có nhiều phiến mang
(3) mang có khả năng mở rộng
(4) mang có kích thước lớn
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)
B. (1) và (4)
C. (2) và (4)
D. (2) và (3)
Câu 12. Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình

a) khoang mũi
b) mao mạch
c) phổi
d) phế nang
e) khí quản
f) phế quản
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d
B. 1-e ; 2-f ; 3-c ; 4-b ; 5-d
C. 1-e ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-f
D. 1-a ; 2-e ; 3-c ; 4-b ; 5-d
Câu 13. Hô hấp là quá trình lấy … liên tục từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng
lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải … sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. CO2 và O2 B. O2 và SO2 C. O2 và CO2 D. CO2 và O2
2
Câu 14. Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A.Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao
đổi khí.
B.Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt
trao đổi khí.
C.Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
D.Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 15. Số ý đúng khi nói về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?
1. Diện tích bề mặt lớn.
2. Mỏng và luôn ẩm ướt.
3. Có nhiều mao mạch.
4. Có sự lưu thông khí.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí, hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những
đặc điểm nào?
1. Diện tích bề mặt lớn
2. Mỏng và luôn ẩm ướt
3. Có rất nhiều mao mạch
4. Có sắc tố hô hấp
5. Dày và luôn ẩm ướt
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (5)
Câu 17. Nối cột:
1. O2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua
a. Gián
màng tế bào hoặc lớp biểu bị bao quanh cơ thể
2. O2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ
b. Bọt biển
thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể
3. O2 hoà tan trong nước được khuếch tán
vào máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước khi c. Ốc
nước chảy giữa các phiến mỏng của mang.
4. O2 và CO2 được khuếch tán qua màng các
d. Con người
phế nang trong phối

A. 1b, 2c, 3a, 4d. B. 1b, 2a, 3c, 4d.


C.1a, 2b, 3c, 4d. D. 1a, 2c, 3b, 4d.
Câu 18. Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A.Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
B.Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C.Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D.Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
Câu 19. Động vật có phổi không hô hấp dưới nước được là do
A. phổi không hấp thu được O2 trong nước.
B. phổi không thải được CO2 trong nước.
C. nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
Câu 20. Động vật sau đây không trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là
1. Ruột khoang 2. Giun tròn
3
3. Lưỡng cư 4. Cá 5. Ruồi
A.(1), (2), (3) B. (4), (5) C. (1), (2) D. (3), (4), (5)
Câu 21. Thành phần không cấu tạo nên mang của cá xương là
A. khoang mang B. cung mang C. sợi mang D. phiến mang
Câu 22. Bò sát, Chim và Thú thông khí nhờ áp suất……
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. dương B. âm C. giảm D. tăng
Câu 23. Các phế quản ở Chim được phân nhánh thành các ống khí rất nhỏ được gọi là
A. mao mạch khí B. phế nang C. tiểu ống khí D. ống khí tận
Câu 24. Diện tích bề mặt trao đổi khí ở phổi ở người rất lớn khoảng
A. 1 m – 1.2 m2
2
B. 10 m2 – 12 m2
C. 100 m2 – 120 m2 D. 1000 m2 – 1200 m2
Câu 25. Động vật sau đây có chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều
với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí?
1. Cá xương 2. Ếch đồng 3. Chim bồ câu 4. Tôm
A. (1), (2) B. (1) C. (1), (3) D. (2)
Câu 26. Bệnh không phải là bệnh hô hấp ở đường dẫn khí là
A. viêm mũi B. ung thư khí quản C. viêm xoang D. viêm phổi
Câu 27. Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh về hô hấp là
A.ô nhiễm nguồn nước
B.khói thuốc lá
C.hoạt động công nghiệp
D.cháy rừng
Câu 28. Nối cột:
a. Gây nghiện, tăng nhịp tim, tăng
1. Nicotin
huyết áp
b. Làm giảm khả năng vận chuyển
2. CO
O2 trong máu
c. Gây nguy cơ ung thư phổi, họng
3. Tar giữa các phiến mỏng của mang.
miệng
4. Các chất gây kích thích lên hệ hô hấp d. Gây tiết nhiều dịch nhày dẫn đến
(hydrogen cyanide, acrolein,..) viêm, hẹp đường dẫn khí

A. 1a, 2b, 3c, 4d. B. 1b, 2a, 3c, 4d.


C.1c, 2a, 3b, 4d. D. 1c, 2a, 3b, 4d.
Câu 29. Nguyên tắc nào không đúng khi nói về phòng các bệnh hô hấp:
A. Hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh
B. Ức chế sự phát triển của mầm bệnh
C. Giảm sự lây lan của nguồn bệnh
D. Tăng cường sức đề kháng
Câu 30. Cách nào chưa phù hợp với nguyên tắc giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh
A. Đeo khẩu trang đúng cách
B. Hạn chế tập trung đông người
C. Che miệng và mũi khí hắt hơi

4
D. Giữ vệ sinh môi trường sống, trồng cây xanh
Câu 31. Điều nào đúng khi nói về tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên đối với hệ hô hấp ở
người?
1. Giảm sử dụng O2 và phân giải glycogen ở cơ.
2. Tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ hô hấp.
3. Tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu.
A. (1), (2) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (2)
Câu 32. Điều nào không đúng khi nói về tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên đối với hệ hô
hấp ở người?
A.Tăng nhịp thở B. Cơ hô hấp phát triển
C. Tăng thể tích lưu thông khí D. Tăng thông khí phổi/ phút
Câu 33. Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau:
A. dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.
B. động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
C. tâm nhĩ, tâm thất, buồng tim và van tim.
D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje.
Câu 34. Động mạch gồm các:
A. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
B. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
C. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
D. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
Câu 35. Tĩnh mạch gồm các:
A. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
B. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
C. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
D. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
Câu 36. Mao mạch nối:
A. động mạch lớn nhất với tĩnh mạch lớn nhất, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và từ các
cơ quan về tim.
B. động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và từ
các cơ quan về tim.
C. động mạch lớn nhất với tĩnh mạch lớn nhất, là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể.
D. động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất, là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ
thể.
Câu 37. Hệ tuần hoàn có chức năng:
A. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.
B. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.
C. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất.
D. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống
tâm thất.
Câu 38. Hệ tuần hoàn gồm các dạng:
A. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
B. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
C. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kín.
D. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép.
5
Câu 39. Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thuộc ngành:
A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Giun đốt. D. Chân khớp.
Câu 40. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới ………(1)………, tim thu hồi
máu ………(2)………
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, (2) chậm.
B. (1) áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, (2) nhanh.
C. (1) áp lực thấp nên tốc độ máu chảy nhanh, (2) nhanh.
D. (1) áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy chậm, (2) chậm.
Câu 41. “Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào khoang cơ thể trộn lẫn với
dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô, gọi chung là máu”. Đây là một đặc điểm của:
A. Hệ tuần hoàn kín. B. Hệ tuần hoàn hở.
C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kép.
Câu 42. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự là
A. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm
thất co.
B. nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm
thất co.
C. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng lưới Purkinje → bó His → các tâm nhĩ, tâm
thất co.
D. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm
thất co.
Câu 43. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới ………(1)………, tim thu hồi
máu ………(2)………
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, (2) chậm.
B. (1) áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, (2) nhanh.
C. (1) áp lực thấp nên tốc độ máu chảy nhanh, (2) nhanh.
D. (1) áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy chậm, (2) chậm.
Câu 44. Hệ tuần hoàn kép có ở các ngành sau đây, ngoại trừ:
A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Giun đốt. D. Chim.
Câu 45. Hệ tuần hoàn đơn có ở:
A.Cá xương. B. Chân khớp. C. Lưỡng cư. D. Chim.
Câu 46. Tim người có 4 buồng (ngăn), hai buồng ………(1)……… gọi là tâm nhĩ, hai buồng
………(2)……… gọi là tâm thất.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) nhỏ có chức năng chức năng bơm máu ra khỏi tim, (2) lớn có chức năng thu nhận máu từ tĩnh
mạch vào tim
B. (1) nhỏ có chức năng thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim, (2) lớn có chức năng bơm máu ra khỏi
tim
C. (1) lớn có chức năng chức năng bơm máu ra khỏi tim, (2) nhỏ có chức năng thu nhận máu từ tĩnh
mạch vào tim
D. (1) lớn có chức năng thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim, (2) nhỏ có chức năng bơm máu ra khỏi
tim
Câu 47. Bộ phận phát xung điện trong hệ dẫn truyền tim là:
6
A. mạng Purkinje. B. bó His. C. nút xoang nhĩ. D. nút nhĩ thất.
Câu 48. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định sai về hệ dẫn truyền tim?
(1) Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
(2) Nút nhĩ thất tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút nhĩ thất lại phát
xung điện.
(3) Nút nhĩ thất phát xung điện lan ra khắp cơ tâm thất làm 2 tâm thất co.
(4) Sau khi tâm thất co, xung điện lan đến nút xoang nhĩ, bó His rồi theo mạng lưới Purkinje lan ra
khắp cơ tâm nhĩ làm 2 tâm nhĩ co.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kì. Pha co của tim gọi là tâm trương, pha dãn của tim gọi là tâm
trương.
(2) Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8s, trong đó tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời
gian dãn chung là 0,4s.
(3) Khả năng tự co dãn của tim gọi là chu kì tim.
(4) Nút nhĩ thất tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút nhĩ thất lại phát
xung điện.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 50. Các động mạch và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ:
A. lớp tế bào biểu bì mô dẹt, lớp tế bào cơ, lớp mô liên kết.
B. 1 lớp tế bào mô liên kết.
C. 1 lớp tế bào biểu bì mô dẹt.
D. lớp tế bào biểu bì mô dẹt, lớp cơ và sợi đàn hồi, lớp mô liên kết.
Câu 51. Mao mạch được cấu tạo từ một
A. lớp tế bào mô liên kết.
B. lớp tế bào biểu bì mô dẹt.
C. lớp cơ và sợi đàn hồi.
D. lớp tế bào mô liên kết và sợi đàn hồi.
Câu 52. Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến:
A. lực bơm máu của tim. B. tổng chiều dài mạch máu. C. tổng số lượng máu.
D. tổng tiết diện mạch máu.
Câu 53. Khi huyết áp tăng thì vận tốc máu:
A. tăng. B. giảm. C. không xác định được. D. tăng rồi giảm
Câu 54. Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng:
A. hệ dẫn truyền tim. B. cơ chế thần kinh và thể dịch. C. chu kì tim. D. trung
khu điều hòa tim mạch.
Câu 55. Cơ chế thần kinh theo nguyên tắc ………(1)………, cơ chế thể dịch thực hiện nhờ
………(2)………
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) dẫn truyền, (2) trung khu điều hòa tim mạch.
B. (1) dẫn truyền, (2) các hormone.
C. (1) phản xạ, (2) trung khu điều hòa tim mạch.
D. (1) phản xạ, (2) các hormone.
Câu 56. Khi huyết áp tăng cao: BỎ

7
A. trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm, làm tim giảm nhịp
và các mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.
B. trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim giảm nhịp và
các mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.
C. trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm, làm tim tăng nhịp và
các mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.
D. trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim tăng nhịp và các
mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.
Câu 57. Hệ tuần hoàn bạch huyết có chức năng:
A. tiếp nhận dịch mô hấp thụ từ ruột non và thu hồi lipid đưa về hệ tuần hoàn máu.
B. tiếp nhận lipid hấp thụ từ ruột non và thu hồi dịch mô đưa về hệ tuần hoàn máu.
C. tiếp nhận lipid và dịch mô hấp thụ từ hệ tuần hoàn máu và đưa về ruột non.
D. thu hồi lipid và dịch mô hấp thụ từ ruột non và đưa về hệ tuần hoàn máu.
Câu 58. Đâu không phải là lợi ích của việc luyện tập thể dục, thể thao đối với tim?
A. Cơ tim phát triển. B. Thành tim dày hơn. C. Tăng thể tích tâm thu. D. Tăng khả năng đàn
hồi cho mạch máu.
Câu 59. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là:
A. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
B. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
C. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
D. tim → động mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 60. Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi với tế bào qua thành:
A. tĩnh mạch và mao mạch. B. mao mạch. C. tĩnh mạch. D. động
mạch và tĩnh mạch.
Câu 61. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật nào sau đây?
(1) Tôm (2) Cá (3) Ốc sên (4) Ếch (5) Bạch tuộc (6) Giun đốt
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (5), (6). D. (3), (5), (6).
Câu 62. Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự:
A. tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan →
tĩnh mạch → tâm thất.
B. tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan →
tĩnh mạch → tâm nhĩ.
C. tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan →
tĩnh mạch → tâm nhĩ.
D. tâm thất → động mạch mang → mao mạch các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang →
tĩnh mạch → tâm nhĩ.
Câu 63. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:
A. mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
D. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 64. Nhịp tim trung bình của người bình thường trong lúc nghỉ ngơi:
A. 75 lần/phút.
B. 60 lần/phút.
8
C. 50 lần/phút.
D. 100 lần/phút.
Câu 65. Khi vận động mạnh, nhịp tim sẽ đập:
A. bằng lúc nghỉ ngơi.
B. nhanh hơn lúc nghỉ ngơi.
C. chậm hơn lúc nghỉ ngơi.
D. khó xác định.
Câu 66. Khi vận động mạnh thì huyết áp sẽ thay đổi như thế nào?
A. bằng lúc nghỉ ngơi.
B. tăng so với lúc nghỉ ngơi.
C. giảm so với lúc nghỉ ngơi.
D. khó xác định.
Câu 67. Vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong - huyền thoại của làng thể thao thế giới, tim
của anh đập khoảng 32 nhịp mỗi phút. Vậy anh có bất thường gì về nhịp tim hay không?
A. Nhịp tim chậm
B. Nhịp tim nhanh
C. Bình thường
D. Rối loạn nhịp tim
Câu 68. Hình ảnh dưới đây cho biết sự biến động của vận tốc máu, tổng thiết diện mạch và huyết
áp trong hệ mạch: BỎ

(1). Đường cong C biểu thị vận tốc máu.


(2). Đường cong B biểu thị huyết áp.
(3). Đoạn mạch I là động mạch.
(4). Đoạn mạch III là mao mạch.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (3) đều đúng. B. Cả (1) và (4) đều đúng.
C. Cả (1), (3) và (4) đều đúng. D. Cả (2), (3) và (4) đều đúng.
Câu 69. Vì sao phải nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút trước khi đo huyết áp:
A. Vì huyết áp khi ngồi nghỉ sẽ ổn định hơn khi đứng.
B. Vì huyết áp có thể giảm khi ngồi
C. Vì có thể trước đó bệnh nhân đi bộ, chạy, leo cầu thang… làm huyết áp tăng.
D. Vì để chắc ăn hơn
Câu 70. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay
đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể?
(1) Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn
(2) Tim đập nhanh hơn
9
(3) Tim đập chậm hơn
(4) Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (2) đều đúng. B. Cả (1) và (3) đều đúng.
C. Chỉ (2) đúng. D. Cả (1), (2) và (4) đều đúng.
Câu 71. Vì sao khi vận động mạnh huyết áp lại tăng?
(1) Vì vận động mạnh làm tim đập nhanh (tăng nhịp tim).
(2) Vì vận động mạnh làm tim đập mạnh (tăng lực co tim).
(3) Vì tim phải bơm một lượng máu lớn đến mô.
(4) Vì lưu lượng máu trao đổi trong tuần hoàn tăng, gây áp lực lớn lên động mạch.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 72. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
(1) Lực co tim.
(2) Nhịp tim.
(3) Độ quánh của máu.
(4) Khối lượng máu.
(5) Số lượng hồng cầu.
(6) Sự đàn hồi của mạch máu.
A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (2), (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5), (6).
Câu 73. Quan sát hình dưới đây và điền chú thích cho các
số tương ứng trên hình.
A. (1) tim, (2) tĩnh mạch phổi, (3) động mạch chủ, (4) mao
mạch các cơ quan, (5) tĩnh mạch chủ, (6) động mạch phổi, (7)
mao mạch phổi.
B. (1) tim, (2) tĩnh mạch chủ, (3) động mạch chủ, (4) mao
mạch phổi, (5) tĩnh mạch phổi, (6) động mạch phổi, (7) mao
mạch ở các cơ quan.
C. (1) tim, (2) tĩnh mạch phổi, (3) động mạch phổi, (4)
mao mạch phổi, (5) tĩnh mạch chủ, (6) động mạch chủ, (7)
mao mạch ở các cơ quan.
D. (1) tim, (2) tĩnh mạch chủ, (3) động mạch phổi, (4) mao
mạch phổi, (5) tĩnh mạch phổi, (6) động mạch chủ, (7) mao
mạch ở các cơ quan.
Câu 74. Đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật
tự:
A. tim → động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim.
B. tim → động mạch ít O2 → mao mạch → tĩnh mạch ít CO2 → tim.
C. tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu O2 → tim.
D. tim → động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch ít CO2 → tim.
Câu 75. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là:
A. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
B. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
C. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
D. tim → động mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 76. Sắp xếp các ý sau theo trình tự điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm. BỎ
10
(1) Xung thần kinh theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết adrenalin và
noradrenalin vào máu.
(2) Adrenalin và noradrenalin làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu co lại làm cho huyết áp tăng
trở lại.
(3) Trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim đập nhanh,
mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.
(4) Thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về trung
khu điều hòa tim mạch ở hành não.
A.(1), (3), (4), (2). B. (4), (1), (3), (2). C. (3), (4), (1), (2). D. (4), (3), (1), (2).
Câu 77. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?
(1) Tim co bóp đẩy máu vào tĩnh mạch tạo ra huyết áp. Động mạch
(2) Do hoạt động co dãn của tim theo chu kỳ nên máu được bơm vào động mạch theo từng đợt và tạo
ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
(3) Huyết áp tâm trương (còn gọi là huyết áp tối đa) ứng với tâm thất co. Ngược lại với 4
(4) Huyết áp tâm thu (còn gọi là huyết áp tối thiểu) ứng với tâm thất dãn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 78. Quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn dưới đây và điền chú thích cho các số
tương ứng trên hình.
A. (1) tâm thất, (2) động mạch mang, (3) mao mạch mang, (4)
động mạch lưng, (5) mao mạch, (6) tĩnh mạch, (7) tâm nhĩ.
B. (1) tâm nhĩ, (2) động mạch mang, (3) mao mạch mang, (4)
động mạch lưng, (5) mao mạch, (6) tĩnh mạch, (7) tâm thất.
C. (1) tâm thất, (2) động mạch lưng, (3) mao mạch, (4)
động mạch mang, (5) mao mạch mang, (6) tĩnh mạch, (7) tâm
nhĩ.
D. (1) tâm nhĩ, (2) động mạch lưng, (3) mao mạch, (4)
động mạch mang, (5) mao mạch mang, (6) tĩnh mạch, (7) tâm
thất.
Câu 79. Tính tự động của tim:
A. Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.
B. Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.
D. Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.
Câu 80. Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:
A. Cơ tim.
B. Van tim.
C. Hệ dẫn truyền tim.
D. Điều khiển của não bộ.
Câu 81. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lợi ích gì đối với hệ tuần hoàn?
A. Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn, dẫn đến tăng thể tích
tâm thu.
B. Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm do thể tích tâm thu tăng.
C. Mạch máu bên hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động.
D. Tất cả các đáp án trên..
Câu 82. Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
A. 0,8 giây
11
B. 0,6 giây
C. 0,7 giây
D. 0,9 giây
Câu 83. Bệnh là sự ……… của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng
B. thay đổi cấu trúc và chức năng
C. biến đổi về cấu trúc và hình dạng
D. suy yếu
Câu 84. Đâu là nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật?
A. Vi khuẩn.
B. Virus
C. Nấm.
D. Rối loạn di truyền.
Câu 85. Một ví dụ về bệnh không truyền nhiễm là:
A. nấm da.
B. lở mồm long móng
C. ung thư.
D. sốt rét.
Câu 86. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ:
A. 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.
B. 2 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp và có khả năng thích nghi cao.
C. 3 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp, có khả năng thích nghi cao và số lượng đủ lớn
D. 2 yếu tố: có khả năng gây bệnh và có số lượng đủ lớn.
Câu 87. Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi:
A. hệ miễn dịch.
B. miễn dịch không đặc hiệu.
C. miễn dịch dịch thể.
D. miễn dịch tế bào.
Câu 88. Nối cột tác nhân gây bệnh và cách thức gây bệnh dưới đây:
a. xuyên thủng tế bào cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ tế bào, hủy hoại
1. Vi khuẩn
các tế bào mà chúng kí sinh.
2. Virus b. giải phóng độc tố, hủy hoại các tế bào cơ thể.
c. lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa của người, làm suy yếu cơ
3. Nấm
thể, có thể gây tử vong.
d. xâm nhập vào tế bào và can thiệp vào hoạt động của tế bào để tạo
4. Gium, sán
ra các phần tử mới gây suy yếu, hủy hoại các tế bào cơ thể.

A. 1a, 2b,3c, 4d. B. 1d, 2b, 3a, 4c.


C.1b, 2d, 3a, 4c. D. 1a, 2c, 3d, 4b.
Câu 89. Bệnh nào sau đây có thể gây ra do yếu tố di truyền?
A. Thoái hóa mô thần kinh.
B. Mù màu.
C. Viêm khớp.
D. Béo phì.

12
Câu 90.
1. Tác nhân cơ học. a. gây biến tính protein, gây bỏng.
2. Nhiệt độ cao. b. gây giảm thính lực hoặc điếc.
3. Dòng điện. c. gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.
4. Ánh sáng mặt trời mạnh. d. gây giập nát, tổn thương mô, cơ quan.
5. Âm thanh lớn kéo dài. e. gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.
A. 1c, 2a, 3b, 4e, 5d.
B. 1d, 2a, 3e, 4b, 5c.
C. 1d, 2a, 3e, 4c, 5b.
D. 1c, 2a, 3b, 4d, 5e.
Câu 91. Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là:
A. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
B. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
C. hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.
D. hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.
Câu 92. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là:
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng.
C. miễn dịch thu được. D. miễn dịch tế bào.
Câu 93. Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là:
A.miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng.
C. miễn dịch tự nhiên. D. miễn dịch tế bào.
Câu 94. Đâu là phát biểu đúng khi nói về miễn dịch không đặc hiệu?
A. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng khác nhau chống lại các tác nhân gây bệnh giống nhau,
nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.
B. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh giống nhau,
nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.
C. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau,
nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.
D. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng khác nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau,
nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh.
Câu 95. Đâu không phải là các đáp ứng không đặc hiệu?
A. Thực bào. B. Kháng nguyên.
C. Viêm. D. Protein chống lại mầm bệnh.
Câu 96. Đâu là hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học của hệ tiêu hóa?
A. pH thấp trong nước tiểu.
B. Lysozyme trong nước bọt.
C. Vi khuẩn vô hại trên bề mặt da.
D. Lớp sừng và lớp tế bào biểu bì ép chặt với nhau.
Câu 97. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng với thực bào?
(1) Đại thực bào, bạch cầu trung tính nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
(2) Trong máu còn có các tế bào giết tự nhiên phá hủy tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.
(3) Bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố tiêu diệt giun kí sinh.
(4) Cơ quan tạo ra các loại bạch cầu là tủy xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 98. Các cơ quan sau đây đều tạo ra các loại bạch cầu, ngoại trừ:
13
A. tủy xương. B. thành mạch. C. tuyến ức. D. lá lách.
Câu 99. Viêm là phản ứng:
A. xảy ra nhằm phá hủy tế bào nhiễm vi khuẩn.
B. xảy ra khi các tế bào bị tổn thương.
C. xảy ra khi một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng.
D. xảy ra nhằm giúp các tế bào bị nhiễm virus tiết ra interferon.
Câu 100. Khi xảy ra phản ứng viêm thì:
A. các tế bào bị tổn thương tiết ra chất hóa học kích thích dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm giải phóng
histamin.
B. các tế bào bị nhiễm virus tiết ra interferon.
C. các tế bào bình thường bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của virus.
D. cơ thể sẽ tiết peptide và protein chống lại mầm bệnh.
Câu 101. Các tế bào cơ thể bị nhiễm virus tiết ra ………….., chất này kích thích các tế bào không bị
nhiễm bệnh bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. histamin B. kháng nguyên
C.epitope D. interferon
Câu 102. Miễn dịch đặc hiệu là:
A. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh riêng biệt khi chúng xâm
nhập vào cơ thể.
B. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
C. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau khi chúng xâm
nhập vào cơ thể.
D. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh giống nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Câu 103. Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu sai khi nói về miễn dịch đặc hiệu?
A. Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch thích ứng.
B. Miễn dịch đặc hiệu gồm: thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh.
C. Miễn dịch đặc hiệu thực chất là phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
D. Miễn dịch đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống.
Câu 104. Tế bào lympho B và tế bào lympho T có các …………… trên màng sinh chất.
Cụm từ điền vào chỗ trống là:
A. kháng thể
B. thụ thể kháng nguyên
C. quyết định kháng nguyên
D. quyết định kháng thể
Câu 105. Miễn dịch đặc hiệu gồm:
A. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
B.hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.
C. hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.
D. đại thực bài, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh.
Câu 106. Phát biểu nào sai khi nói về các tác nhân vật lí và cách thức gây bệnh của chúng?
A. Nhiệt độ cao gây biến tính protein, gây bỏng.
B. Ánh sáng mặt trời mạnh gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.
C. Âm thanh lớn kéo dày gây giập nát, phá hủy, tổn thương mô và cơ quan.
D. Dòng điện gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.
14
Câu 107. Ở người và động vật, chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh do
A. hệ vận động đảm nhận.
B. hệ miễn dịch đảm nhận.
C. hệ sinh dục đảm nhận.
D. hệ bài tiết đảm nhận.
Câu 108. Nếu mầm bệnh qua không khí và giọt bắn xâm nhập vào hệ hô hấp, hàng rào bảo vệ đầu
tiên của hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh như thế nào?
A. Hệ hô hấp tiết ra enzyme lysosome tiêu diệt mầm bệnh.
B. Lớp dịch nhảy trong khí quản, phế quản giữ bụi và mầm bệnh, sau đó các lông nhỏ đẩy dịch nhầy
lên hầu, vào thực quản và dạ dày.
C. pH trong khí quản và phế quản thấp, ức chế mầm bệnh phát triển.
D. Lớp sừng và lớp biểu bì chết trong khoang mũi ép chặt với nhau ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập.
Câu 109. Phát biểu nào sai khi nói về tác dụng sốt bảo vệ cơ thể?
A. Giúp các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra chất độc tiêu diệt mầm bệnh.
B. Làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản của vi khuẩn.
C. Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh.
Câu 110. Miễn dịch đặc hiệu thực chất là
A. phản ứng viêm khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương.
B. phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
C. phản ứng giữa bạch cầu với kháng nguyên.
D. phản ứng sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của mầm bệnh.
Câu 111. Đâu không phải là điểm khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu?
A. Miễn dịch đặc hiệu có ở động vật không xương sống, còn miễn dịch không đặc hiệu có ở tất cả
động vật.
B. Miễn dịch đặc hiệu đáp ứng chậm, còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng tức thời.
C. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, còn miễn dịch không đặc
hiệu không có khả năng trên.
D. Miễn dịch đặc hiệu hình thành trong đời sống của từng cá thể, còn miễn dịch không đặc hiệu có
ngay từ khi sinh ra.
Câu 112. Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát
diễn ra
A. nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu
quả.
B. nhanh hơn, số lượng kháng nguyên nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
C. nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể ít hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
D. chậm hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu
quả.
Câu 113. Phát biểu nào sai khi nói về phản ứng dị ứng?
A. Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định.
B. Chất gây ra triệu chứng dị ứng chủ yếu là histamine.
C. Tất cả các phản ứng dị ứng đều là sốc phản vệ.
D. Các triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng là mẩn ngứa, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…
Câu 114. Di căn là quá trình tế bào u ác tính có thể

15
A. tách ra khỏi khối u theo hệ thần kinh đến các vị trí khác trong cơ thể và hình thành khối u lành tính
mới.
B. tách ra khỏi khối u theo đường máu hoặc bạch huyết đến các vị trí khác trong cơ thể và hình thành
khối u ác tính mới.
C. tách ra khỏi khối u và tiêu diệt các mầm bệnh khác của cơ thể.
D. di chuyển đến vị trí khác của cơ thể và làm tăng khả năng miễn dịch của cơ quan tại vị trí mà chúng
di chuyển tới.
Câu 115. Người bị nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì
A. cơ thể những người này suy giảm khả năng sản xuất kháng nguyên chống lại vi khuẩn lao.
B. các tế bào thực bào ở những người này giảm khả năng bắt giữ vi khuẩn lao.
C. tế bào bạch cầu bị tiêu diệt, làm suy yếu dần khả năng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, làm khả
năng chống mầm bệnh suy giảm.
D. tế bào T hỗ trợ bị tiêu diệt, làm suy yếu dần khả năng đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn
dịch tế bào, làm khả năng chống mầm bệnh suy giảm.
Câu 116. Vì sao cần sản xuất vaccine cúm mới và tiêm nhắc lại vaccine cúm hằng năm?
A. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho tế bào T độc hoạt hóa và tiết ra chất độc tiêu diệt
tế bào bình thường của cơ thể.
B. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ bị đột biến mất chức
năng.
C. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng
virus cúm mới.
D. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các
chủng virus cúm mới.
Câu 117. Tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật
nuôi vì
A. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng
nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát nhờ tế bào nhớ.
B. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên
đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát nhờ tế bào nhớ.
C. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên
đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào.
D. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên đó
sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Câu 118. Kháng nguyên là gì?
A. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Câu 119. Miễn dịch là gì?
A. Là cơ thể phản ứng một cách kịch liệt với môi trường xung quanh
B. Là khả năng cơ thể chống lại cá tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc
bệnh
C. Là khả năng tự miễn nhiễm với mọi bệnh tật của cơ thể
D. Là khả năng của cơ thể cần được bổ sung các chất để chống lại tác nhân gây hại
Câu 120. Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là?
A. Lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp, …
16
B. Lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày, …
C. Dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh
D. Vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại
Câu 121. Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
Câu 122. Lupus ban đỏ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, xuất hiện ở nữ giới 70% - 90% (sau sinh
đẻ). Đây là bệnh lý ….?
A. Suy giảm miễn dịch
B. Tự miễn mạn tính
C. Truyền nhiễm
D. Di truyền đột biến
Câu 123. Tiêm chủng Vaccine chủ động tạo ra?
A. Đáp ứng miễn dịch
B. Thụ động miễn dịch
C. Phản ứng sốc phản vệ
D. Kháng nguyên cho cơ thể
Câu 124. Bệnh truyền nhiễm là
A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác
B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên
D. Là bệnh lây từ cơ quan này đến cơ quan khác trên 1 cơ thể
Câu 125. HIV là?
A. Một căn bệnh
B. Một loại virus
C. Một loại kháng nguyên
D. Một loại kháng thể
Câu 126. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?
A. Bệnh lao
B. Bệnh cúm
C. Bệnh bạch tạng
D. Bệnh dại
Câu 127. Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng gọi là
A. Kháng nguyên
B. Dị nguyên
C. Kháng thể
D. Bạch cầu
Câu 128. Điền vào chỗ trống: “Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến…..”
A. Sốc phản vệ
B. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
C. Bệnh tự miễn
D. Bệnh tự miễn
Câu 129. Đâu không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật?
17
A. Tác nhân sinh học.
B. Tác nhân hóa học.
C. Chế độ dinh dưỡng.
D. Tác nhân vật lý.
Câu 130. Trong thực tế, nguyên nhân nào làm cho xác suất xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân
gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên trên người và động vật là rất nhỏ?
A. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không có khả năng thích nghi cao.
B. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không đủ số lượng (chưa đạt ngưỡng vượt tầm
kiểm soát của cơ thể).
C. Do cơ thể người và động vật không phù hợp với con đường gây bệnh của các tác nhân gây bệnh
trong môi trường tự nhiên.
D. Do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các
tác nhân gây bệnh.
Câu 131. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về miễn dịch?
(1) Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể.
(2) Miễn dịch có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác
nhân gây bệnh.
(3) Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe
mạnh không mắc bệnh.
(4) Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi hệ miễn dịch.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 132. Vaccine được người ta điều chế để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn. Vaccine thường
được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa:
A. kháng nguyên đã được xử lý, không còn khả năng gây bệnh.
C.tế bào lympho B và tế bào lympho T.
C. kháng nguyên khỏe mạnh, sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể.
D. đại thực bài, bạch cầu, các peptide và protein chống lại mầm bệnh.
Câu 133. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định, nghĩa là cơ thể quá mẫn
cảm với kháng nguyên.
(2) Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng gọi là dị nguyên.
(3) Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ.
(4) Hậu quả của sốc phản vệ là gây co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm
nhanh,… dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 134. Vaccine được người ta điều chế để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn. Vaccine thường
được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa:
A. kháng nguyên đã được xử lý, không còn khả năng gây bệnh.
C.tế bào lympho B và tế bào lympho T.
C. kháng nguyên khỏe mạnh, sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể.
D. đại thực bài, bạch cầu, các peptide và protein chống lại mầm bệnh.
Câu 135. Trong hai nhận định sau, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai về cơ chế miễn dịch
đặc hiệu?
(1) Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát
(gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào). Nếu sau đó, hệ miễn dịch lại tiếp xúc với
chính loại kháng nguyên đó thì sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát.
18
(2) Nhờ tế bào T độc tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch nguyên phát diễn ra
nhanh hơn (2 - 3 ngày so với 7 - 10 ngày), số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, đồng thời
duy trì ở mức cao lâu hơn dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
A. (1) đúng, (2) đúng. B. (1) sai, (2) sai.
C. (1) sai, (2) đúng. D. (1) đúng, (2) sai.
Câu 136. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự của miễn dịch tế bào.
(1) Tế bào T độc tương tác với các trình diện kháng nguyên để trở nên hoạt hóa.
(2) Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh.
(3) Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T độc hoạt hóa và dòng tế bào T độc nhớ.
(4) Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine còn làm tế bào T độc hoạt hóa.
A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (3), (4), (2).
C. (4), (1), (3), (2). D. (4), (3), (1), (2).
Câu 137. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự của miễn dịch dịch thể.
(1) Tế bào B tăng sinh và biệt hóa, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào nhớ.
(2) Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine, gây hoạt hóa tế bào
(3) Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh theo nhiều cách khác nhau.
(4) Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG.
A. (2), (4), (1), (3). B. (2), (1), (3), (4).
C. (2), (1), (4), (3). D. (3), (2), (4), (1).
Câu 138. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về sốt?
(1) Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường.
(2) Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa
thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.
(3) Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
(4) Sốt cao có thể gây ức chế hoạt động thực bào của bạch cầu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 139. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Histamin làm cho mạch máu ở vùng lân cận dãn ra và tăng tính thấm đối với huyết tương.
(2) Acid và enzyme pepsin trong dạ dày là các đáp ứng không đặc hiệu của hệ tiêu hóa.
(3) Lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng ra vật
lý ngăn chặn mầm bệnh.
(4) Phản ứng viêm nhằm chống lại sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 140. Hệ tuần hoàn kín có ở
A. giun đốt, một số thân mềm, động vật có xương sống.
B. giun đốt, một số thân mềm, động vật không xương sống và động vật có xương sống.
C. đa số động vật thuộc ngành Chân khớp và một số loài thân mềm.
D. giun đốt, một số thân mềm, đa số động vật thuộc ngành Chân khớp
Câu 141. Khi tuyến trên thận tăng tiết hormone adrenalin và noradrenalin, sẽ làm:
A. tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu co nhỏ lại.
B. tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu ngoại vi dãn.
C. tim giảm nhịp và các mạch máu co nhỏ lại.
D. tim giảm nhịp và các mạch máu ngoại vi dãn.
Câu 142. Trong cơ chế điều hòa tim mạch, thụ thể áp lực và thụ thể hóa học nằm ở
A. xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ

19
B. xoang động mạch cảnh
C. gốc cung động mạch chủ
D. xoang động mạch chủ và gốc cung động mạch cảnh
Câu 143. Chọn phát biểu đúng?
A. Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường
B. Chất gây sốt ngoại sinh kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt
C. Sốt không có tác dụng bảo vệ cơ thể.
D. Khi sốt cao trên 39 độ có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus dễ dàng.
Câu 144. Sốt bảo vệ cơ thể như thế nào?
A. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm giảm hoạt động thực bào của
bạch cầu
B. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan giảm nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của
bạch cầu
C. Làm cho vi khuẩn tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của bạch
cầu
D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của
bạch cầu
Câu 145. Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học, thực bào, viêm, sốt,… là phương thức bảo vệ cơ thể
của miễn dịch loại nào?
A. Miễn dịch đặc hiệu
B. Miễn dịch không đặc hiệu
C. Miễn dịch bán bảo toàn
D. Miễn dịch môi trường
Câu 146. Khi tế bào B tăng sinh và biệt hóa, tạo ra dòng ….. và tế bào B nhớ. Các … sản sinh ra
các kháng thể IgG. Điền vào chỗ chấm?
A. Tương bào
B. Kháng nguyên
C. Kháng thể
D. Tế bào T độc
Câu 147. Chọn đáp án đúng về các nhân tố gây bệnh?
A. Vi khuẩn, virus, nấm, giun, sán
B. Ngô, khoai, sán, gạo
C. Các loại gia súc, gia cầm
D. Các loại động vật hoang dã
Câu 148. Điều nào sau đây ĐÚNG về hệ thống miễn dịch?
A. Viêm khớp tự miễn là bệnh tự miễn.
B. Dị ứng có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
C. Bệnh đa xơ cứng là do dị ứng.
D. Vắc-xin có thể chữa một số bệnh nhiễm vi-rút thông thường.
Câu 149. Lupus ban đỏ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, xuất hiện ở nữ giới 70% - 90% (sau sinh
đẻ). Đây là bệnh lý ….?
A. Suy giảm miễn dịch
B. Tự miễn mạn tính
C. Truyền nhiễm
D. Di truyền đột biến

20
Câu 150. HIV là?
A. Một căn bệnh
B. Một loại virus
C. Một loại kháng nguyên
D. Một loại kháng thể
Câu 151. Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của
cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra
kháng thể đó?
A. Tế bào gan
B. Tế bào lympho T2
C. Tế bào lympho B
D. Tế bào lympho T4

21

You might also like