You are on page 1of 6

ARCHIMEDES SCHOOL NGÀY_____THÁNG___NĂM_______

Họ và tên _________________
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI
Lớp _________________
HỌC KÌ I
Môn: Sinh học| Khối: 8
A. Giới hạn kiểm tra
- Chương IV: Hô hấp
Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Bài 21: Hoạt động hô hấp
Bài 22: Vệ sinh hô hấp
B. Hình thức kiểm tra
30% trắc nghiệm (12 câu).
70% tự luận (4 câu).
C. Câu hỏi ôn tập
Phần trắc nghiệm
1. Quá trình hô hấp không bao gồm giai đoạn nào dưới đây:
A. Sự thở.
B. Trao đổi khí ở phổi.
C. Trao đổi khí ở tế bào.
D. Vận chuyển máu trong hệ mạch.
2. Sự thở còn được gọi là
A. Sự thông khí ở phổi.
B. Sự trao đổi khí ở tế bào.
C. Sự trao đổi khí ở tim.
D. Sự trao đổi khí ở các cơ quan.
3. Oxi được tế bào sử dụng trong quá trình nào dưới đây?
A. Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
B. Oxi hóa chất dinh dưỡng sản sinh năng lượng.
C. Bài tiết các chất thải khỏi tế bào.
D. Khử các chất độc thành các chất không độc.
4. Hô hấp giúp cơ thể loại bỏ chất nào dưới đây?
A. U rê. B. Muối khoáng. C. CO2. D. O2.
5. Bộ phận nào dưới đây không thuộc vào đường dẫn khí?
A. Họng. B. Phế quản. C. Phế nang. D. Khí quản.
6. Trong mũi có hệ thống mao mạch dày đặc dưới lớp niêm mạc, hệ thống mao mạch này có vai
trò là gì?
A. Làm ẩm không khí. B. Làm ấm không khí.
C. Trao đổi O2, CO2. D. Ngăn bụi đi vào phổi.

1
7. Sau khi đi thanh quản, không khí hít vào sẽ được đưa qua bộ phận nào đầu tiên ?
A. Khí quản. B. Phế quản.
C. Phế nang. D. Họng.
8. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Thanh quản có nắp thanh quản có khả năng cử động giúp đóng kín đường hô hấp khi nuốt.
(2) Lớp niêm mạc mũi có khả năng tiết chất nhày giúp làm ẩm không khí.
(3) Phế quản có hệ thống mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí giữa máu và không khí bên trong.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
9. Vào những ngày lạnh giá mùa đông, ta thường bắt gặp hiện tượng “thở ra khói” khi mà hơi
thở chúng ta thở ra thường có dạng như sương, khói. Hiện tượng này đến từ nguyên nhân nào
dưới đây?
A. Không khí sau khi đi qua hệ hô hấp đã bị loại bớt O2.
B. Không khí sau khi đi qua hệ hô hấp đã được làm giàu O2.
C. Không khí sau khi đi qua hệ hô hấp được làm ẩm và làm ấm.
D. Không khí sau khi đi qua hệ hô hấp đã trở nên bão hòa CO2, CO2 gặp lạnh bị ngưng kết
thành các tinh thể đá khô.
10. Đơn vị cấu tạo của các lá phổi là
A. Phế quản. B. Phế nang. C. Mao mạch. D. Thùy phổi.
11. Trong hai lá phổi có chứa hàng trăm triệu phế nang, việc chia lá phổi thành các phế nang có
ý nghĩa như thế nào đến quá trình trao đổi khí?
A. Tăng khả năng lọc bụi khỏi không khí.
B. Tăng thể tích khí có thể chứa được của phổi.
C. Giảm số lượng mao mạch máu cần thiết trong phổi.
D. Tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
12. Điều nào sau đây là SAI khi nói về đặc điểm của dòng máu trong tĩnh mạch phổi?
A. Màu đỏ tươi. B. Nghèo O2.
C. Huyết áp thấp. D. Di chuyển về tim.
13. Hoạt động nào sau đây giúp cho phổi được thông khí?
A. Hít vào và thở ra. B. Làm ẩm không khí.
C. Lọc bụi khỏi không khí. D. Làm ấm không khí.
14. Cơ nào dưới đây KHÔNG tham gia vào hoạt động hô hấp?
A. Cơ hoành. B. Cơ liên sườn.
C. Cơ bụng. D. Cơ tim.
15. Khi cơ hoành co chúng ta sẽ
A. Hít vào B. Thở ra C. Ngưng hô hấp. D. Ngưng tim.
16. Khi chúng ta thở ra, cơ liên sườn và cơ hoành đang ở trạng thái nào?
A. Cơ liên sườn co, cơ hoành dãn.
B. Cơ liên sườn dãn, cơ hoành co.
C. Cả 2 cơ đều co.
D. Cả 2 cơ đều dãn.
17. Không khí có thể đi vào, đi ra phổi là nhờ sự thay đổi của
A. nồng độ O2. B. nồng độ CO2.
C. huyết áp trong động mạch phổi D. thể tích lồng ngực.

2
18. Dung tích của khí cặn là dung tích của phổi sau khi
A. thở ra hết sức. B. hít vào hết sức.
C. thở ra bình thường. D. Hít vào bình thường.
19. Một người có thể tích phổi khi hít vào hết sức là 4700ml và thể tích phổi sau khi thở ra hết
sức là 1200ml. Dung tích sống của người này là bao nhiêu?
A. 5900ml. B. 4700ml. C. 3500ml. D. 1200ml.
20. Tại sao dung tích sống của nam giới lại thường lớn hơn nữ giới?
A. Hoạt động trao đổi khí ở nam giới kém hiệu quả hơn.
B. Hoạt động trao đổi khí ở nam giới hiệu quả hơn.
C. Nam giới thường nhỉnh hơn nữ giới về thể hình và nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
D. Do hệ sinh sản của nam đơn giản hơn nên ít chiếm thể tích của phổi.
21. Tỉ lệ phần trăm khí O2 thay đổi như thế nào trong khí thở ra so với khí hít vào?
A. Giảm xuống.
B. Tăng lên.
C. Hầu như không thay đổi.
D. Khí thở ra không còn chứa O2.
22. Cơ chế chung của quá trình trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào là gì?
A. Khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
B. Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
C. Phân hủy O2 và sản sinh CO2.
D. Phân hủy CO2 và sản sinh O2.
23. Quá trình nào dưới đây dẫn đến sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giữa tế bào và máu?
A. Quá trình bài tiết các chất độc.
B. Quá trình phân chia tế bào.
C. Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng.
D. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
24. Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, các phân tử O2 di chuyển như thế nào?
A. Từ không khí trong phế nang vào máu. B. Từ máu vào không khí trong phế nang.
C. Từ máu vào tế bào của các cơ quan D. Từ tế bào của các cơ quan vào máu.
25. Một người có nhịp hô hấp là 16 lần/phút. Người này có tổng dung tích phổi là 5000ml, dung
tích khí cặn là 1000ml và thể tích khi lưu thông bằng 1/8 dung tích sống. Lượng khí O2 được
hấp thụ trong 1 ngày của người này là bao nhiêu? biết rằng tỉ lệ O2 trong không khí là 21% và
hiệu suất hấp thu O2 của người này chỉ là 20%.
A. Khoảng 484 lít C. Khoảng 529 lít
B. Khoảng 237 lít D. Khoảng 316 lít
26. Việc luyện tập thể thao thường xuyên từ bé tác động thế nào đến dung tích sống?
A. Tăng lên. B. Giảm nhiều. C. Không thay đổi. D. Giảm ít.
27. Bụi là tác nhân chính gây nên bệnh nào dưới đây?
A. Lao. B. Ung thư phổi. C. Viêm phổi. D. Bụi phổi.
28. Tác nhân nào dưới đây làm tê liệt các lông rung phế quản, giảm hiệu quả làm sạch phổi?
A. Khí CO. B. Vi khuẩn lao. C. Khói thuốc lá. D. Bụi mịn.

3
29. Tại sao việc đốt than sưởi ấm trong phòng kín vào mùa đông rất nguy hiểm, thậm chí có thể
gây chết người?
A. Vì than cháy tiêu thụ hết khí O2 cần thiết cho quá trình hô hấp của người.
B. Vì than cháy sinh ra khói bụi, dẫn tới các bệnh đường hô hấp.
C. Vì than cháy trong điều kiện đặc biệt có thể sinh ra khí CO, khí này chiếm chỗ của O2 trong
phân tử Hemoglobin gây ngạt.
D. Vì than cháy sinh ra nhiều nhiệt, nhiệt độ cao ức chế quá trình hô hấp bình thường của cơ
thể khiến cơ thể chết vì thiếu O2.
30. Trong thời gian gần đây, Hà Nội liên tục ghi nhận việc chất lượng không khí ở mức rất xấu
gây nguy hại cho sức khỏe. Em nên làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
đến sức khỏe bản thân?
A. Uống thêm kháng sinh để tăng sức đề kháng.
B. Nghỉ học ở nhà để không cần ra đường.
C. Tiêm vắc xin phòng bệnh hô hấp.
D. Đeo khẩu trang có thể lọc bụi, bụi mịn.
Phần tự luận
1. a. Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chính nào? Mô tả sự trao đổi khí trong mỗi giai
đoạn.
b. Tại sao con người sẽ chết chỉ sau vài phút ngừng hô hấp?
2. a. Em hãy mô tả 3 đặc điểm cấu tạo của mũi để phù hợp với chức năng làm ấm, làm ẩm
không khí và bảo vệ phổi khỏi các tác nhận có hại.
b. Phổi có đặc điểm cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng trao đổi khí.
c. Tại sao họng thông với cả khí quản lẫn thực quản nhưng khi nuốt thức ăn không bị rơi vào
đường hô hấp? Giải thích tại sao trong khi khi đang ăn không nên cười đùa?
3. a. Các cơ hô hấp đã hoạt động như thế nào giúp chúng ta hít vào và thở ra?
b. Để đáp ứng nhu cầu O2 tăng cao khi vận động mạnh, cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh
hoạt động thở như nhế nào?
c. Dung tích sống là gì? Làm thể nào để có thể cải thiện dung tích sống?
d. Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 tại phổi và tại các mô của các cơ quan.
4. a. Nêu tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe hệ hô hấp.
b. Nêu 3 biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp của bản thân và gia đình.
5. Bạn học sinh A được phân công thổi bóng bay trang trí nhân dịp 20-11 của trường
Archimedes. Cùng tham gia với A còn có thầy T và mỗi người lại có một chiến thuật thổi
bóng khác nhau. Bạn A luôn hít sâu hết cỡ và thở sâu hết cỡ để thổi bóng và mỗi quả bóng
chỉ dùng 1 hơi. Thầy T lại thổi bóng bằng nhiều nhịp với mỗi nhịp thổi có thể tích trung bình
500ml. A có dung tích phổi là 5000ml, tỉ lệ dung tích khí cặn trên dung tích sống là 1:4 và
mỗi khi A thổi được 1 hơi thì thầy T lại thổi được 5 hơi. Vậy A hay thầy T là người thổi bóng
nhanh hơn? Biết rằng quả bóng được thổi bởi thầy T và A là to tương đương nhau.

4
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A B C C B A C C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D B A D A D D A C C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B B C A A A D C C D
II. Phần tự luận
Câu Đáp án
1a Sự thở Không khí được đưa vào và đưa ra khỏi
phổi
Trao đổi khí ở phổi O2 đi từ không khí trong phế nang vào
máu và CO2 đi từ máu vào phế nang,
Trao đổi khí ở tế bào O2 đi từ máu vào tế bào và CO2 đi từ tế
a. bào vào máu
1b Quá trình hô hấp cung cấp O2 cho các tế bào và loại bỏ CO2 khỏi các tế bào của cơ
thể.
Khi quá trình hô hấp ngừng lại, tế bào không nhận đủ O2 cần thiết cho quá trình hô
hấp giải phóng năng lượng => không đủ năng lượng để duy trì các hoạt động sống.
2a Chứa lông mũi Ngăn bụi, vật thể có kích thước lớn đi
vào đường thở
Có hệ thống mao mạch dày Làm ấm không khí
đặc
Có lớp niêm mạc tiết chất Làm ẩm không khí
nhày
2b Kích thước lớn nhưng xốp Chứa không khí tạo điều kiện cho quá
trình trao đổi khí xảy ra
Chứa hàng triệu phế nang (là Tăng diện tích xảy ra trao đổi khí
các đơn vị cấu tạo)
Có hệ thống mao mạch phát Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí
triển xảy ra giữa phế nang và máu
Có khả năng co dãn, thay đổi Phù hợp với quá trình hít thở (trao đổi
thể tích khí giữa phổi và môi trường ngoài)

5
2c Nắp thanh quản có khả năng cử động. Khi nuốt nắp thanh quản đóng lại che kín
đường hô hấp ngăn không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp.
Khi đang ăn nếu cười đùa có thể khiến nắp thanh quản mở ra. Lúc này nếu có thức
ăn đang được nuốt xuống có thể dẫn tới thức ăn lọt vào đường hô hấp gây sặc,
ngạt thở…
3a Cơ hoành, cơ liên sườn co lại làm tăng thể tích lồng ngực -> giúp không khí đi vào
phổi
Cơ hoành, cơ liên sườn dãn ra làm giảm thể tích lồng ngực -> đẩy không khí đi ra
khỏi phổi
(Cơ bụng co tạo sức ép lên khoang ngực đẩy khí khỏi phổi khi thở ra gắng sức)
3b Tăng nhịp hô hấp (tăng số nhịp hít thở trong 1 phút)
Hít thở sâu hơn (tăng lượng khí trao đổi trong mỗi nhịp hô hấp)
3c Dung tích sống là lượng khí tối đa mà cơ thể có thể hít vào/thở ra trong 1 nhịp hô
hấp/ hoặc hiệu giữa dung tích tối đa (thể tích phổi lúc hít vào hết sức) và dung tích
tối thiểu của phổi (thể tích phổi sau khi thở ra hết sức/dung tích khí cặn)
Có thể cái thiện dung tích sống bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường
xuyên và tập hít thở sâu (có hiệu quả tốt khi còn trẻ)
3d Tại phổi: O2 khuếch tán từ không khí trong phế nang vào máu và CO2 khuếch tán
từ máu vào phế nang
Tại các cơ quan: O2 khuếch tán từ máu vào các tế bào và CO2 khuếch tán từ các tế
bào vào máu
4a Làm tê liệt lông rung phế quản, giảm hiệu quả làm sạch phổi
Gây ung thư phổi
4b Đeo khẩu trang, luyện tập thể dục thể thao, tránh các tác nhân gây bệnh hô hấp,
hít thở qua mũi, giữ môi trường sống sạch sẽ,…
5 Dung tích phổi = dung tích sống + dung tích khí cặn => tỉ lệ dung tích sống/dung
tích phổi của A là 4/(4+1) = 4/5 => A có dung tích sống là 4000ml = 8 x 500ml
Vậy khi A thổi 1 hơi sẽ bằng thầy T thổi 8 hơi trong khi thầy T chỉ thổi với nhịp độ
nhanh hơn A 5 lần. Vậy A sẽ thổi bóng nhanh hơn thầy T

You might also like