You are on page 1of 2

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ : TIÊU HÓA – HÔ HẤP – TUẦN HOÀN – CBNM – MIỄN DỊCH (B1)

Câu 1.
Một người đàn ông khỏe mạnh có lưu lượng tim lúc nghỉ
ngơi là 6300 ml/phút. Hình 3 biểu diễn sự thay đổi huyết áp và
thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kì tim của người đàn
ông này.
a. Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kì tim?
b. Van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở tại thời
điểm R và thời điểm S? Giải thích.
c. Khoảng cách từ S đến P sẽ thay đổi như thế nào khi van
động mạch chủ bị hẹp?
d. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của người này là bao nhiêu?
e. Lượng máu vào mạch vành tăng lên ở giai đoạn nào trong
4 giai đoạn PQ, QR, RS, SP?
Câu 2. a. Bảng 1 thể hiện sự có mặt và vắng mặt của ba chất A, B, C khác nhau ở một số vị trí quan trọng
của cơ thể trưởng thành khỏe mạnh.
Bảng 1
Vị trí A B C
Tiểu động mạch đến Có Có Có
Ống lượn xa Không Có Không
Nang Bowman Không Có Có
Hãy cho biết mỗi chất A, B, C tương ứng với chất nào sau đây. Giải thích.
(1) Protein (2) Glucose (3) Urea (4) Axit amin
b. Ba loại thuốc A, B và C có tác dụng khác nhau đối với cơ thể:
- Thuốc A gây co động mạch thận.
- Thuốc B ức chế đồng vận chuyển Na+ và Cl- trên nhánh lên quai Henle.
- Thuốc C gây ức chế bơm Na – H ở tế bào thận.
Người có chức năng thận bình thường sẽ có khối lượng nước tiểu và huyết áp thay đổi như thế nào
khi được tiêm riêng rẽ từng loại thuốc vào cơ thể? Giải thích.
Câu 3. Có hai bệnh nhân (kí hiệu từ H 1 và H2) bị rối loạn chức năng của đường dẫn khí ảnh hưởng đến khả
năng trao đổi khí qua màng phế nang và mao mạch phổi. Người H 1 bị hẹp đường dẫn khí ở thời kì hít vào.
Người H2 bị hẹp đường dẫn khí ở thời kì thở ra.
a. Thời gian hít vào gắng sức của người H 1 khác biệt gì so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng
giới và mức dung tích sống tương đương? Giải thích.
b. Nhịp thở của người H2 khác biệt gì so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và mức dung
tích sống tương đương khi đang thông khí cơ bản (không gắng sức)? Giải thích.
Câu 4: Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết muối mật.
Trong đó, chuột được chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng ăn thức ăn tiêu chuẩn và nhóm thí nghiệm căn
thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung thêm hỗn hợp X. Kết quả phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và
vật chất tiêu hóa (là tất cả các thành phần trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được
trình bày ở bảng 3:
Bảng 3
Hàm lượng muối mật trong các thành phần Nhóm đối chứng Nhóm thí nghiệm
Dịch mật (µmol/L) 506 506
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non (µmol/g) 384 216
Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già (µmol/g) 98 86
a) Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở mỗi nhóm.
Nêu cách tính.
b) Chuột thuộc nhóm thí nghiệm có sự thay đổi hàm lượng cholesterol huyết tương như thế nào
(tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
Câu 5. Các rối loạn thông khí được chia làm hai dạng: dạng tắc nghẽn đường dẫn khí và dạng hạn chế hô
hấp. Hình 4 là mối liên quan giữa lưu lượng dòng khí thở ra và thể tích phổi của một người bình thường và
hai người bị rối loạn thông khí.
a) Hãy cho biết mỗi người bị rối loạn I và II có thể tích khí
cặn ở phổi là bao nhiêu? Tại sao?
b) Hãy cho biết lưu lượng dòng khí thở ra tối đa ở người bị
rối loạn I và II giảm bao nhiêu lần so với người bình thường? Giải
thích.
c) Hãy cho biết đường I và II có phù hợp với các rối loạn hô
hấp của mỗi trường hợp sau đây hay không? Nếu không, hãy ghi rõ
là “Không” và giải thích tại sao?
(1) Người này có tình trạng xuất tiết dịch làm hẹp lòng các phế quản
nhỏ. Hình 4
(2) Người này có tình trạng tăng áp lực thủy tĩnh ở mao mạch phổi.
(3) Người này có mật độ sợi đàn hồi trong mô phổi bị tăng đáng kể.
Câu 6: Bảng 4 thể hiện giá trị trung bình của áp lực và thể tích máu của tâm thất ở các giai đoạn trong chu
kỳ tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người khỏe mạnh và hai người bệnh (1), (2). Mỗi người bệnh bị một khiếm
khuyết khác nhau về van tim bên trái.
Bảng 4
Chỉ số Áp lực trong tâm thất (mmHg) Thể tích máu trong tâm thất (ml)
Đối tượng Tâm trương tối đa Tâm thu tối đa Ngay khi kết Khi đẩy máu
thúc tống máu
Người khỏe mạnh 10 120 40 120
Người bệnh 1 20 140 80 135
Người bệnh 2 10 100 10 139
a) Hãy tính nhịp tim của người khỏe mạnh ở trên khi lưu lượng tim là 28,82 lít/phút, thể tích máu tối đa của
tâm thất tăng gấp đôi và thể tích máu tối thiểu của tâm thất giảm một nửa. Nêu cách tính.
b) Trong hai người bệnh 1 và 2 có một người bị hở van tim và một người bị hẹp van tim. Hãy cho biết
người nào bị hở van tim, người nào bị hẹp van tim? Giải thích.
Câu 7
1. Ở người, khi dạ dày trống rỗng, hormone somatostatin tác
động làm ngừng giải phóng HCl vào xoang dạ dày. Một nhà
khoa học đang nghiên cứu một mô hình có đột biến trong thụ
thể đối với somatostatin làm ngăn cản sự liên kết của thụ thể
với hormone. Đột biến này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cấu
trúc và chức năng của hệ tiêu hóa? Giải thích.
2. Biểu đồ Hình 4 minh họa sự thay đổi áp suất và thể tích
trong quá trình hít thở. Hãy xác định những thông tin được biểu thị bằng các chữ cái A, B và C với các mô
tả dưới đây. Cho biết mỗi kí hiệu chỉ khớp với 1 mô tả, nhưng có những mô tả không khớp với bất kì kí hiệu
nào. Giải thích.
a. Sự thay đổi thể tích của xoang màng phổi trong khi hít thở.
b. Pha hít vào và thở ra của hô hấp.
c. Thay đổi áp suất của phổi trong khi hít thở.
d. Thay đổi áp suất của xoang màng phổi trong khi hít thở.
Câu 8: Một bệnh nhân được tiêm hoocmon tuyến cận giáp (PTH) làm
một số chỉ số hóa sinh của máu bị thay đổi trong đó rõ nhất là nồng độ
của hai ion A và B (mmol/l) được thể hiện ở biểu đồ hình 6.
a) A, B là ion gì? Giải thích.
b) Người có chế độ ăn giàu vitamin D liên tục trong thời gian dài có
nồng độ PTH máu thay đổi như thế nào so với người bình thường? Giải Hình 6
thích.
c) Tại sao bệnh nhân ưu năng tuyến cận giáp lại có nhiều xương bị rỗng, dễ gãy và dễ bị sỏi thận.

You might also like