You are on page 1of 39

THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA

BÀI THI LÝ THUYẾT

III. Giải phẫu và sinh lý động vật

Q22

Ngành Nematoda (Giun Tròn) có khoảng 12 000 loài đã được biết đến, mặc dù ước tính
chỉ ra sự tồn tại của 500 000 loài. Chúng sống ở tất cả các môi trường sống, từ dưới
nước đến trên cạn, từ vùng nhiệt đới đến vùng cực, từ núi cao đến biển sâu. Một trong
những loài Nematoda được biết đến nhiều nhất là giun đũa Ascaris lumbricoides, một
loại ký sinh trùng ở người gây khó chịu, bệnh và trường hợp nghiêm trọng là tử vong.
Một con giun đũa cái Ascaris có thể đẻ 200 000 trứng mỗi ngày. Hệ sinh sản cái bao
gồm một cặp cấu trúc giống nhau với hai ống rất dài cuộn lại bên trong cơ thể, có thể
được phân biệt ở ba vùng: buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung theo thứ tự đường
kính tăng dần (Hình 1). Trong lát cắt ngang giun đũa, các vùng này được thể hiện theo
mặt cắt (Hình 2).

Hình 1. Cấu tạo của Giun Tròn. Hình 2. Lát cắt ngang của giun đũa Ascaris
lumbricoides.
1. Hầu, 2. Vòi trứng, 3. Buồng trứng, 4.
Tử cung, 5. Âm hộ, 6. Âm đạo, 7. Ruột,
8. Trực tràng
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Tử cung chứa trứng vì đây là nơi trứng được tập hợp trước khi được đẻ ra ngoài.
B. Các chữ cái b và c tương ứng với buồng trứng, e là vòi trứng, a và d là tử cung.
C. Sự có mặt của nhiều lát cắt trong cùng một vùng của hệ sinh sản cho thấy rằng ở
cá thể này hệ thống sinh sản không hoạt động.
D. Các chữ cái b và c tương ứng với tử cung, e là vòi trứng, a và d là buồng trứng.

Q23
Các hệ tuần hoàn của hai con cá (P và Q) được thể hiện.

1. Mang; 2. Mô cơ thể; 3. Tim; 4. Mang chức năng một phần; ABO: Cơ quan hít thở
không khí

Q23.1
Quan sát các chú thích cẩn thận và chỉ ra mỗi ý sau là Đúng (T) hoặc Sai (F).
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Mức độ bão hòa oxy của máu đến tim ở P cao hơn ở Q.
B. Trong điều kiện môi trường nước thiếu oxy trầm trọng, cá Q sẽ có lợi thế sống
sót hơn cá P.
C. Ở trong nước, sự vận chuyển oxy đến mô ở P ít hơn so với Q.
D. Sự đẩy máu giàu oxy từ ABO đến các động mạch hệ thống giúp cải thiện việc
cung cấp oxy đến các bộ phận của cơ thể.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q23.2

Mô tim hoặc cơ tim của các loài cá như P và Q có thể có hai loại. Ở nhiều loài cá xương,
cơ tim xốp và hấp thụ oxy từ máu chảy qua tim trong quá trình tuần hoàn. Ở nhiều loài
cá khác, cơ tim đặc (không xốp) và oxy được cung cấp cho mô tim qua động mạch vành.
(Tham khảo hình 1)

Hình 1. A. Cơ tim xốp; B. Cơ tim đặc; 1. Cơ tim; 2. Động mạch vành; 3. Tĩnh mạch vành;
4. Xoang tâm thất.

Mỗi ý đưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Mức độ mức độ vận động của cá có cơ tim xốp sẽ bị hạn chế hơn so với cá có
cơ tim đặc.
B. Đối với một loài cá năng động có cơ tim xốp, hệ tuần hoàn ở cá Q có lợi hơn hệ
tuần hoàn ở cá P.
C. Hệ tuần hoàn P có lợi đối với cá có cơ tim đặc hơn là đối với cá có cơ tim xốp.
D. Đối với cá có cơ tim đặc, mức độ phân phối oxy đến mô cơ thể sẽ giống nhau ở
mọi kiểu hệ tuần hoàn.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q24

Khi xóa đồng thời hai gen dẫn đến chết tế bào, xóa từng gen riêng lẻ thì không gây chết.
Đây được gọi là khả năng gây chết do tác động đồng thời. Các hợp chất gây chết kiểu
tác động đồng thời đã được sàng lọc để xác định các loại thuốc mới điều trị ung thư vú,
trong đó việc hướng đích đến các con đường sửa chữa DNA khác nhau là một chiến
lược hứa hẹn đối với các khối u đột biến BRCA1/2.

Hình 1. Sửa chữa DNA. DSB –sợi đôi đứt gãy; SSB –sợi đơn đứt gãy.

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Sự gây chết do tác động đồng thời không phải là một chiến lược hứa hẹn vì điều
trị bằng thuốc đặc hiệu có thể gây chết cả tế bào bình thường và tế bào khối u.
B. Sử dụng chất ức chế chống BRCA2 không phải là một chiến lược thành công để
nhắm vào các khối u thiếu BRCA2.
C. Ức chế RAD51 là một phương pháp điều trị khả thi để nhắm vào các khối u thiếu
BRCA2.
D. Việc sử dụng các chất ức chế PARP là có thể đủ gây chết kiểu tác động đồng
thời ở các khối u thiếu BRCA2.

Q25

Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho đại đa số sinh vật, tham gia vào một số phản
ứng khác nhau và hoạt động như một co-factor (đồng nhân tố) của nhiều loại protein.
Tuy nhiên, khi không được dự trữ và điều hòa đúng cách trong cơ thể, sắt tự do cũng
có thể gây hại vì…
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Nó thay đổi trạng thái oxy hóa khử của các protein ty thể, thúc đẩy quá trình khử
của chúng.
B. Nó thúc đẩy hấp thụ sắt từ thức ăn.
C. Nó dẫn đến sự oxy hóa các đại phân tử khác nhau, chẳng hạn như DNA, protein
và lipid.
D. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo mô.

Q26

Yếu tố phiên mã p53 là một protein điều hòa nhiều con đường khác nhau bao gồm tăng
sinh tế bào, sửa chữa DNA, chết tế bào và chuyển hóa. Trong một thí nghiệm, các tế
bào gan phân lập từ một người hiến tặng khỏe mạnh được nuôi cấy trong ống nghiệm
và gen mã hóa p53 (TP53) đã bị xóa. Sự tác động lên quá trình đường phân và tổng
hợp mới glucose (gluconeogenesis) được đánh giá bằng định lượng gen thời gian thực
(RT-qPCR), so sánh giữa dòng tế bào kiểu dại (p53 wt) và dòng tế bào bị xóa p53 (p53
ko).

Hình 1 Biểu hiện mRNA của các gen khác nhau liên quan đến chuyển hóa glucose. Y -
biểu hiện mRNA của các gen phân tích ở X so với gen chuẩn (housekeeping gene);
G6PC - glucose-6-phosphatase; FBP - Fructose - fructose-1,6-bisphosphatase; PEPCK
- PEP cacboxylkinase; PC - pyruvate carboxylase; HK - hexokinase; PFK -
phosphofructokinase; PK - pyruvate kinase.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Phân tích đồ thị cho thấy rằng p53 thúc đẩy quá trình đường phân.
B. p53 tham gia sự điều hòa biểu hiện Glucose-6-phosphatase.
C. Khi thiếu p53, quá trình gluconeogenesis sẽ bị giảm.
D. Loại bỏ gen TP53 không ảnh hưởng đến quá trình đường phân hoặc
gluconeogenesis.

Q 27

Trong điều kiện ăn bình thường, nguồn cung cấp glucose của chúng ta được lấy từ thức
ăn. Sau khi thức ăn được hấp thu và dự trữ, cơ thể khởi phát giai đoạn đói, khởi phát
chỉ đến giai đoạn sau hấp thu. Nếu tình trạng thiếu lương thực kéo dài, chúng ta sẽ bước
vào thời kỳ nhịn đói kéo dài và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. Ở mỗi giai đoạn, nguồn
glucose được thu nhận thông qua các cách thức khác nhau.

Hình 1 Việc sử glucose trong các giai đoạn đói khác nhau. A, B và C thể hiện các nguồn
glucose khác nhau. Gluc - glucose sử dụng (g/h); h – thời gian (giờ); PS – sau hấp thu:
PF - nhịn ăn kéo dài.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 2 Tỉ lệ phần trăm (%) glucose được tạo ra trong các cơ quan tạo glucose. X, Y, Z
tương ứng với các cơ quan này.

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý một điểm)

A. Ở hình 1, A là nguồn glucose từ tạo glucose mới glucoseneogenesis, B là từ glycogen,


và C là từ thức ăn.

B. Ở hình 1, A là nguồn glucose từ thức ăn, B là từ glycogen, và C là từ tạo glucose mới


gluconeogenesis.

C. Ở hình 2, X tương ứng với thận, Y tương ứng với gan, và Z tương ứng với ruột

D. Glycogen là nguồn quan trọng để tổng hợp glucose thấy nhiều ở mô gan và mô mỡ.

Q28

Ở synap thần kinh-cơ, sự truyền tín hiệu được thực hiện nhờ chất dẫn truyền thần kinh
acetylcholine (ACh). Bóng chứa ACh tập trung ở màng trước synap, sau đó, Ach được giải
phóng vào khe synap. Khuẩn độc tố botulinum có tác động lớn đến synap vận động và Ach.

Hình 1. Synap thần kinh cơ. Tác động của độc tố Botulinun. BT: Độc tố botulinum; M - cơ; SC
- khe synap; Ach - acetylcholin; A - sợi trục thần kinh.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý một điểm)

A. Độc tố botulinum ức chế sự giải phóng ACh


B. Độc tố botulinum thúc đẩy sự co cơ liên tục.
C. Botox, tên gọi khác của độc tố botulinum là được sản sinh ở nấm Clostridium botulinum
D. Trong điều kiện bình thường, Ach được giải phóng ra khỏi sợi trục thần kinh vận động kích
thích co cơ

Q 29.

Sự sinh nhiệt là quá trình sinh vật tạo ra nhiệt. Sinh nhiệt được thực hiện bởi UCP1, nó
cho phép proton đi qua làm giảm gradient, giảm sinh ATP trong quá trình phosphyryl
hóa oxy hóa.

Hình 1 Biểu hiện mRNA của gen UCP1 khi so sánh hai đa hình khác nhau (X và Y).

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý một điểm)

A. Ở hình 1, sự biểu hiện của UCP1 có thể liên quan các đa hình tương ứng ở quần
thể ấm châu Âu (X) và quần thể Bắc Cực (Y)
B. Tăng biểu hiện UCP1 có thể là sự thích nghi với những vùng có nhiệt độ môi trường
cao.
C. Quá trình sinh nhiệt không run chủ yếu xảy ra ở mô mỡ trắng.
D. Ở người, mỡ nâu giảm dần từ sơ sinh đến trưởng thành.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q30

Hình 1 mô tả giải phẫu cấu trúc da mỏng của người, gồm các lớp mô khác nhau. (1) là lớp
cấu trúc ngoài, tiếp xúc với không khí.

Hình 1. Mặt cắt giải phẫu cấu trúc da mỏng ở người. Nhuộm hematoxylin (màu tím) và
eosin (màu hồng).

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. (1) và (2) lần lượt là lớp bì và lớp biểu bì.

B. Ở động vật có vú, (1) là mô bị sừng hoá làm giảm sự mất nước của cơ thể như một
dạng thích nghi với đời sống trên cạn.

C. (3) là các tế bào ở đáy, vị trí có các tế bào có khả năng phân chia, tham gia vai trò
bảo vệ của lớp (1), và chúng có chứa sắc tố giúp bảo vệ chống lại tác động có hại của
bức xạ cực tím.

D. (3) là những tế bào tích lũy hoocmôn melatonin.


THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q31

Hình giải phẫu mô học sau đây thể hiện mối tương tác sinh lý của hai loại tế bào. Các
sợi (tế bào) cơ xương của cơ thể động vật có vú co theo ý muốn.

Hình 1. Cấu trúc giải phẫu mô. (1) Bó dây thần kinh (2) Sợi trục exon riêng lẻ (3) các sợi
cơ (4) Synap thần kinh-cơ. Cơ xương được nhuôm màu hồng và mà đậm là kết quả
hoạt động của enzyme acetylcholinesterase.

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Sợi trục nơron vận động sử dụng acetylcholin làm chất dẫn truyền thần kinh. Một
sợi trục đơn phân nhánh đến một số sợi cơ và điều hòa chuyển động thô và đồng
đều của các sợi cơ này; trong khi kiểu “một sợi trục-một sợi cơ” điều hòa vận
động sợi cơ đơn lẻ chính xác hơn.
B. Sợi trục nơron vận động sử dụng adrenaline làm chất dẫn truyền thần kinh. Một
sợi trục đơn phân nhánh đến một số sợi cơ và điều hòa chuyển động thô và đồng
đều của các sợi cơ này; trong khi kiểu “một sợi trục-một sợi cơ” điều hòa vận động
sợi cơ đơn lẻ chính xác hơn.
C. Sợi trục nơron vận động sử dụng enzyme acetylcholinesterase làm chất dẫn truyền
thần kinh. Một sợi trục đơn phân nhánh đến một số sợi cơ và điều hòa vận động
các sợi cơ chính xác và tinh vi hơn; trong khi kiểu “một sợi trục-một sợi cơ” điều
hòa vận động thô và thống nhất của nhiều sợi cơ khác nhau.
D. Sợi trục nơron vận động sử dụng serotonin làm chất dẫn truyền thần kinh. Một
sợi trục đơn phân nhánh đến một số sợi cơ và điều hòa vận động các sợi cơ
chính xác và tinh vi hơn; trong khi kiểu “một sợi trục-một sợi cơ” điều hòa vận
động thô và thống nhất của nhiều sợi cơ khác nhau.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q32

Hình dưới đây mô tả tủy sống và ba màng liên kết (4) bao bọc quanh tủy sống của động vật
có xương sống.

Hình 1. Mô phỏng cấu trúc tủy sống

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. (1) là chất trắng, bao gồm các cấu trúc thân của các tế bào thần kinh và các tế
bào thần kinh đệm như các tế bào hình sao và các tế bào nghèo nhánh.
B. So với tủy sống, chất trắng (1) và chất xám (2) ở trong não cũng có phân bố
tương tự; (2) ở trong, (1) ở ngoài và gần màng não hơn.
C. Các màng (4) được gọi là màng não tủy và gồm màng mềm, màng nhện và màng
cứng.
D. (3) là các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch) nằm giữa màng nhện và màng mềm,
cung cấp máu cho mô thần kinh tủy sống.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q33

Organoid là mô hình nuôi cấy 3D nơi tế bào sinh trưởng và biệt hóa thành một số loại khác
nhau, cho phép xây dựng một phần phức hợp tổ chức tế bào và tương tác của các tế bào. Do
đó, dự đoán được một số chức năng cơ quan trong cơ thể. Bằng việc cung cấp các yếu tố
kích thích, như bổ sung môi trường nuôi cấy, các yếu tố sinh trưởng và biệt hóa thích hợp,
các hormone, khung giá thể phù hợp nuôi cấy, v.v..; các mô được hình thành có thể tự tổ chức,
mở rộng và tạo ra organoid. Organoid được sử dụng làm mô hình cho các nghiên cứu cơ bản
và sinh y. Một ví dụ là đã tạo được mô hình argonoid não trong phòng thí nghiệm (gọi là “Não
mini”).

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hay Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Sử dụng organoid tạo ra từ các tế bào cho từ người hiến mang 1 bệnh cụ thể
có thể có lợi trong ngiên cứu sự phát triển của bệnh này và đưa ra sự điều trị
đặc trưng cho người bệnh đó.
B. Organoid được dùng là vật liệu sinh học hữu hiệu để cấy ghép cho bệnh nhân.
C. Toàn bộ cơ quan (ví dụ, thận hoặc gan) có thể dễ dàng được nuôi cấy trong
ống nghiệm để cấy ghép vào bệnh nhân, việc này khiến organoid trở thành công
nghệ không hữu ích.
D. “Não mini” là mô hình thích hợp để nghiên cứu các hành vi phức tạp trong ống
nghiệm.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

IV. Tập tính học

Q34

Ve sầu là loài côn trùng biết hát mà sự hiện diện của chúng dễ dàng được phát hiện qua
tiếng kêu của con đực trong mùa giao phối. Hình 1 cho thấy các loài thuộc chi
Tettigettalna, một nhóm ve sầu cỡ nhỏ từ miền nam Châu Âu có hình thái tương tự
nhưng âm vực của con đực khác nhau. Chúng có sự phân bố trùm nhau, thường có
trong cùng khu phân bố, cho thấy vai trò quan trọng đối với hành vi âm thanh trong sự
đa dạng và duy trì sự cách ly sinh sản giữa các loài gần gũi. Trên thực tế, các kết quả
phân tích âm thanh, hình thái học và di truyền cho thấy T. mariae và T. argentata từ các
vùng cực nam thể hiện sự biến đổi đáng kể về âm thanh và hình thái mà không có sự
khác biệt về di truyền. Những kết quả này có thể chỉ ra các kịch bản khác nhau. Các
nhận định dưới đây là về T. mariae và T. argentata.

Hình 1 – Một số loài ve sầu của chi Tettigettalna

Mỗi ý dưới đây là đúng (T) hay (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Đã xảy ra sự kiện lai khác loài giữa hai loài này trong quá khứ.
B. Không có dòng gen (di nhập gen) giữa các loài chị em này, nhưng chúng vẫn duy
trì tính đa hình từ tổ tiên
C. Halotype của T. mariae chỉ được tìm thấy ở các mẫu của loài T. argentata được
lấy ở khu phân bố chung hoặc các khu phân bố khác mà trước đây là của T.
mariae. Vì các halotype này không có trong phần lớn khu phân bố của T. argentata,
nên chúng có khả năng thuộc về vốn gen ban đầu của T. argentata.
D. Sự khác biệt về hành vi âm thanh có thể là giới hạn dòng gen trong cùng khu phân
bố
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q35

Cicada orni là một trong những loài ve sầu phổ biến và phong phú nhất ở các khu vực
Địa Trung Hải của phía nam Châu Âu. Con đực của loài thể hiện hành vi âm thanh mạnh
mẽ. Các phân tích về cấu trúc tiếng kêu của C. orni trên một phạm vi phân bố rộng của
loài này ở khu vực Địa Trung Hải đã được thực hiện để hiểu rõ hơn về mô hình biến đổi
về phân bố của loài này. Hình 1 cho thấy một số biến đổi âm thanh được nghiên cứu.

Các biến đổi âm thanh này cho thấy một số khác biệt giữa các cá thể từ các khu vực
khác nhau, như thể hiện ở Hình 2.

Hình 1. Phân tích âm thanh tiếng kêu của C. orni A. Biểu đồ dao động (biên độ so với
thời gian); B. Biểu đồ âm (tần số so với thời gian); C. Phổ biên độ trung bình (tần số so
với biên độ). 1. Khoảng thời gian echeme (giây); 2. Khoảng thời gian giữa các Echeme
(giây); 3. Tần số (Hz). 4. Cường độ (V) 5. Thời gian (giây). Các Echeme được cấu tạo
bởi các nhóm xung và khoảng thời gian giữa chúng là khoảng giữa các Echeme.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 2. Biểu đồ hộp của ba kiểu biến đổi âm thanh trong bài hát kêu gọi của loài C.orni
ở (I) Iberia Peninsula, (II) Pháp và (III) Hy Lạp. Các khu vực có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (thống kê Mann-Whitney, p<0,05) có chữ cái khác nhau. 1. Khoảng thời gian
echeme (giây); 2. Khoảng thời gian giữa các echeme (giây); 3. Tần số (Hz). Các echeme
được cấu tạo bởi các nhóm xung và khoảng thời gian giữa chúng là khoảng giữa các
echeme.

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Khoảng thời gian echeme là không có ý nghĩa trong việc nhận diện loài này.
B. Khoảng thời gian giữa các Echeme hầu như không có ý nghĩa trong việc nhận
diện loài này.
C. Iberia Peninsula là vùng có khác biệt nhiều nhất.
D. Sự khác biệt ở kết quả ghi được ở Hy Lạp có thể là kết quả của cách li địa lý mạnh
mẽ.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

V. Di truyền học và Tiến hoá

Q36
Kháng kháng sinh là một vấn đề Y tế công cộng khi ngày càng nhiều kháng sinh bị vô
hiệu hoá bởi các vi khuẩn kháng thuốc đã phát triển cơ chế kháng đối với các kháng
sinh thông thường.
Vi khuẩn có thể kháng kháng sinh thông qua các cơ chế kháng khác nhau. Trong hình
dưới đây, hãy xác định các cơ chế từ A đến D với danh sách từ 1 đến 6 tương ứng
phù hợp (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Ghi chú: antibiotics: kháng sinh


1. Biến đổi đích của thuốc kháng sinh
2. Sự tạo thành các enzyme thuỷ phân, chẳng hạn các β-lactamase, có thể làm bất
hoạt thuốc kháng sinh ở xung quanh
3. Sự tạo thành các bacteriocin để phân huỷ thuốc kháng sinh
4. Làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong môi trường nội bào bằng cách bơm
chúng ra khỏi tế bào trước khi chúng phát huy tác dụng.
5. Phân giải chất kháng sinh bên trong tế bào
6. Cơ chế kháng tự nhiên do màng tế bào không thể thấm bình thường hoặc không
có các đích được nhận biết bởi kháng sinh
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q37
Liên quan đến các cơ chế hoạt động của kháng sinh và các cơ chế phân tử của tính
kháng kháng sinh và lan truyền tính kháng.
Hãy cho biết mỗi câu sau đây là đúng (T) hay (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Tính kháng kháng sinh có thể đạt được thông qua các đột biến trong DNA vi
khuẩn
B. Sự xuất hiện của các chất kháng sinh được coi là đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành tính kháng kháng sinh (tạo áp lực chọn lọc). Điều này gợi ý một
cơ chế tiến hoá thích nghi theo Lamarck.
C. Các plasmid, là một loại yếu tố di truyền vận động, có thể truyền các gen kháng
kháng sinh khi chuyển từ các tế bào vi khuẩn sang tế bào nhân thực.
D. Chloramphenicol là một thuốc kháng sinh có thể ức chế hoạt động của peptidyl
transferase của ribosome vi khuẩn (xúc tác hình thành liên kết peptide). Điều này
trực tiếp ngăn chặn quá trình phiên mã.

Q38
Những tiến bộ trong công nghệ sinh học, kỹ thuật di truyền và hóa học tổng hợp đã mở
ra những khả năng mới hướng tới việc tìm kiếm phương pháp điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn, có thể thay thế cho thuốc kháng sinh. Một số hướng đang được thử nghiệm lâm
sàng, trong khi một số khác đang trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Một số độc
lập có tác dụng, trong khi những liệu pháp khác thể hiện tiềm năng hoạt động khi kết
hợp với các kháng sinh hóa học đã có sẵn trên thị trường.

Ghép nối các liệu pháp kháng vi sinh vật mới ở cột bên trái (1-6) với các tiến bộ
đã được đề cập ở cột bên phải (A-F) của bảng sau đây: (6 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Các liệu pháp kháng vi sinh Tiến bộ


vật mới

1. Các kháng thể A. Ức chế biểu hiện của các gen kháng kháng sinh bằng
cách can thiệp sự phiên mã của chúng.

2. Probiotics (lợi khuẩn) B. Phương pháp an toàn, vì không có bất kỳ ái lực nào với
tế bào nhân thực.

3. Liệu pháp thể thực khuẩn C. Tăng cường hệ vi sinh vật của người. Khi áp dụng cho
cơ thể sẽ mang lại lợi ích cho sức khoẻ.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

4. Các peptide kháng vi sinh D. Tính đặc hiệu và mất khả năng phát triển tính kháng
vật chống lại chúng.

5. Liệu pháp lysin E. Gây phá vỡ màng vi khuẩn và có thể được sử dụng
trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nấm và virus, cũng
như trong việc ngăn ngừa sự hình thành màng sinh học

6. Oligonucleotide kháng F. Nhắm mục tiêu vào một trong năm liên kết trong
khuẩn peptidoglycan (murein) và hàm lượng mức nanogram gây
ly giải ngay lập tức các tế bào vi khuẩn Gram dương mục
tiêu.

Q39
SARS-CoV-2 là một loại coronavirus (CoV) xuất hiện từ năm 2019 và gây ra bệnh
COVID-19 ở người. Các loại coronavirus khác ảnh hưởng đến người là SARS-CoV và
MERS-CoV, gây ra dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) năm 2002, và
MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) năm 2012. Sự lây lan của coronavirus sang
người được cho là thông qua con cầy hương đối với SARS-CoV và lạc đà đối với MERS-
CoV. Nguồn gốc của SARS-CoV-2 vẫn đang là chủ đề gây tranh luận gay gắt. Các
nghiên cứu dựa trên các biến thể trình tự hệ gen CoV được phân lập từ dơi (Bt), tê tê
(Pn), lạc đà (Cm), cầy hương (Cv), lợn (Pi) và người (Hu) đã cung cấp thông tin về nguồn
gốc và tiến hoá của các coronavirus. Một số tác giả nêu ra nguồn gốc động vật của các
virus này và các giả thuyết khác nhau đã được đề xuất về động vật trung gian cuối cùng
trước khi truyền sang người bằng sử dụng phát sinh chủng loại.

Hình 1 dưới đây thể hiện cây phát sinh chủng loại suy diễn từ trình tự ORF1ab của hệ
gen coronavirus. Các tiền tố của tên virus là tên loài vật chủ viết tắt. Các chủng A (phân
lập từ dơi), B (phân lập từ tê tê) và C (SARS-CoV phân lập từ một người năm 2003)
cũng được biểu thị trên Hình 1 ở Q40. HuCoV2 WH01 là đại diện của SARS-CoV-2
phân lập từ người ở Vũ Hán, Trung Quốc năm 2020.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 1. Cây phát sinh chủng loại suy diễn từ vùng ORF1ab hệ gen. Các coronavirus
trong phân tích được phân lập từ các vật chủ khác nhau (biểu thị bằng các màu khác
nhau trên cây): Bat (Bt): BtRs4874, BtYN2018C, BtYN2013, BtZC45 (A ở Hình 1 từ
Q40); dạng tái tổ hợp trong phòng thí nghiệm (dơi+tế bào nuôi cấy): Btrec-SARSg; Tê
tê: PnGX-P2V (B ở Hình 1 từ Q40); Cầy hương (Cv): Cv007-2004; Lạc đà (Cm):
CmMERS; Lợn (Pi) PiSADS; Các biến thể CoV ở người (Hu): HuSARS (phân lập từ một
bệnh nhân năm 2003, C ở Hình 1 từ Q40), HuMERS, HuCoV2. Dữ liệu được trích từ
Sallard et al. 2021.

Căn cứ vào cây phát sinh suy diễn, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là đúng (T)
hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

A. Tổ tiên chung gần nhất của SARS-CoV ở người và SARS-CoV-2 (HuCoV2) là


N2.
B. Dòng gần gũi nhất có liên quan với SARS-CoV-2 (HuCoV2) ở người là chủng
BtYN2013 phân lập từ dơi.
C. Dòng PiSADS ở lợn đã làm phát sinh tất cả các coronavirus khác được thể hiện
trong cây phát sinh chủng loại
D. Dòng tái tổ hợp phân lập từ dơi (Btrec-SARSg) thu được từ nuôi cấy tế bào trong
phòng thí nghiệm không liên quan trực tiếp đến SARS-Cov-2, vì dòng dõi hậu duệ
từ tổ tiên chung của chúng bao gồm cả các dòng phân lập khác.

Q40
Hệ gen của coronasvirus gồm khoảng 30.000 nucleotides, được tổ chức thành mười
gen (biểu thị ở hàng trên của Hình 1 dưới đây), bao gồm ORF1ab, mã hoá cho dạng
tiền thân đa protein tham gia vào quá trình tái bản, và gen S mã hoá cho protein gai
được nhận diện bởi các thụ thể của tế bào vật chủ. Số liệu về phần trăm vị trí giống nhau
(PIP) cho thấy tỷ lệ phần trăm các vị trí giống nhau giữa hai hệ gen. Hình 1 dưới đây
cho biết các PIP từ sự so sánh toàn bộ hệ gen giữa SARS-CoV-2 và ba coronavirus
khác (A: CoV phân lập từ dơi; B: CoV phân lập từ tê tê; C: SARS-CoV phân lập từ người
vào năm 2003).

Hình 1. Dữ liệu phần trăm các vị trí giống nhau (PIP) dọc theo hệ gen giữa SARS-CoV-
2 ở người và trình tự hệ gen các coronavirus khác được phân lập từ dơi (A), tê tê (B) và
SARS-CoV được phân lập ở người vào năm 2003 (C).

Ghi chú: PIP (800 bp-averaged): PIP (trung bình 800 bp)
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Chỉ dựa vào kết quả PIP từ Hình 1 cho biết các nhận định sau đây là đúng (T) hay
sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Thực tế là các vùng hệ gen quan trọng trong quá trình lây nhiễm / nhân lên của
virus (được tô màu vàng) có PIP thấp hơn cho thấy SARS-CoV-2 có nguồn gốc
từ SARS-CoV.
B. Sự tương đồng về di truyền ở vùng S giữa coronavirus từ tê tê và SARS-CoV-2
từ người thấp hơn so với giữa coronavirus từ dơi và SARS-CoV-2 từ người. Cho
biết vùng S đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lây nhiễm tế bào, điều này
cho thấy vật chủ động vật cuối cùng trước khi truyền sang người là dơi.
C. Sự tái tổ hợp giữa các coronavirus lây nhiễm dơi và tê tê có thể giải thích rằng
chủng phân lập từ tê tê gần giống với SARS-CoV-2 hơn về protein S, trong khi
chủng phân lập từ dơi gần với SARS-CoV-2 hơn trong phần còn lại của hệ gen
D. Mối quan hệ phát sinh giữa chủng phân lập từ tê tê và HuCoV2 sẽ khác ở gen S
hơn so với phần còn lại của hệ gen.

Q41
Giả thiết rằng một quần thể của một sinh vật lưỡng bội ở trạng thái cân bằng Hardy-
Weinberg khi xét một locus có 5 alen (a1, a2, a3, a4, a5) và biết rằng:
• Tần số tương đối của các alen là: a1 = 0.2, a3 = 0.2, a4 = 0.2;
• Tần số tương đối của kiểu gen dị hợp tử a4a5 là 0.04;
• Tần số kiểu gen đồng hợp tử a2a2 là 0.09.

Hãy cho biết mỗi phát biểu dưới đây là đúng (T) hay sai (F).
(5 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Tần số của alen a2 là 0.03


B. Tần số của alen a2 là 0.3
C. Tổng tần số tương đối của năm alen là 1
D. Tổng tần số tương đối của năm alen là 2
E. Tần số của alen a5 là 0.1
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q42
Dựa vào nhiều gen ở DNA ti thể có thể xác định được mối quan hệ phát sinh chủng loại
của năm loài chim thuộc giống (genus) Columba. Các mẫu từ các loài Columba
junoniae và Columba bollii là từ quần đảo Canary, loài Columba trocaz từ đảo
Madeira, Columba palumbus từ châu Âu (lục địa) và Columba arquatrix từ châu Phi.
Giả sử rằng cây phát sinh được nêu dưới đây biểu diễn mối quan hệ phát sinh chủng loại theo
nguyên lý tiết kiệm tối đa.

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F).
(5 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Columba bollii

Columba trocaz

Columba palumbus

Columba arquatrix

Columba junoniae

Cây phát sinh (Cladogram) biểu diễn mối quan hệ phát sinh chủng loại của năm loài
chim thuộc giống (genus) Columba.

A. Hai loài ở quần đảo Canary gần gũi về mặt phát sinh chủng loại với nhau hơn so
với các loài khác của cây phát sinh này.
B. Một loài của quần đảo Canary gần gũi về phát sinh chủng loại với loài ở đảo
Madeira hơn so với các loài khác của cây phát sinh này.
C. Các loài châu Âu và châu Phi thuộc cùng nhánh phát sinh và có quan hệ gần gũi
về phát sinh chủng loại với nhau hơn so với các loài khác của cây phát sinh này.
D. Hai loài của quần đảo Canary có nguồn gốc khác nhau.
E. Loài ở đảo Madeira gần gũi về phát sinh chủng loại với loài châu Phi hơn so với
các loài khác trên cây phát sinh.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q43
Dưới đây là các codon của một đoạn gen cytochrome b trên DNA ti thể. Dựa vào các
trình tự DNA này và mã di truyền của DNA ti thể động vật có xương sống:
Cho biết mỗi câu sau đây là đúng (T) hay sai (F). (5 điểm, mỗi ý 1 điểm)
Columba junoniae AAC GGG ATA CGT ACA GAT ATC ATT CCC CTA TAT CGG CCA CCC CTT ACA
Columba arquatrix AAC AGG ATA CGT GCA AAT ATC ATT CCC CTA CAT CGG CCA TCC CTT ACA
Columba trocaz GAC GGG ATA TGT ACA AAT ATC GTT CCC ATA CAT CGG CCA TCC CTT ACA
Columba palumbus GAC AGG ATA TGT ACA AAT ATC GTT CCC ATA CAT CGG TCA CCC CTT ACA
Columba bollii AAC GGG ATA TGT ACA AAT ATC GTT TCC ATA CAT CGG CCA TCC CTT GCA

Một phần trình tự gen cytochrome b trên DNA ti thể

Mã di truyền gen ti thể ở động vật có xương sống (* kí hiệu cho bộ


ba kết thúc)

TTT F Phe TCT S Ser TAT Y Tyr TGT C Cys


TTC F Phe TCC S Ser TAC Y Tyr TGC C Cys
TTA L Leu TCA S Ser TAA * Ter TGA W Trp
TTG L Leu TCG S Ser TAG * Ter TGG W Trp
CTT L Leu CCT P Pro CAT H His CGT R Arg
CTC L Leu CCC P Pro CAC H His CGC R Arg
CTA L Leu CCA P Pro CAA Q Gln CGA R Arg
CTG L Leu CCG P Pro CAG Q Gln CGG R Arg
ATT I Ile ACT T Thr AAT N Asn AGT S Ser
ATC I Ile ACC T Thr AAC N Asn AGC S Ser
ATA M Met ACA T Thr AAA K Lys AGA * Ter
ATG M Met ACG T Thr AAG K Lys AGG * Ter
GTT V Val GCT A Ala GAT D Asp GGT G Gly
GTC V Val GCC A Ala GAC D Asp GGC G Gly
GTA V Val GCA A Ala GAA E Glu GGA G Gly
GTG V Val GCG A Ala GAG E Glu GGG G Gly

A. Không có thay thế amino acid giữa loài Columba junoniae và loài Columba bolli
ở các codon nêu trên.
B. Có hai thay thế codon giữa các loài Columba trocaz và Columba palumbus ở các
codon nêu trên.
C. Một thay thế amino acid ở loài Columba arquatrix so với Columba junoniae, Ala
được thay thế bằng Thr ở các codon nêu trên.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

D. Có 8 thay thế amino acid giữa các loài Columba junoniae và Columba bolli ở các
codon nêu trên.
E. Có 18 thay thế amino acid giữa các loài Columba junoniae và Columba bolli ở các
codon nêu trên.
Q44
Thử nghiệm ABBA-BABA thường được sử dụng trong sinh học tiến hóa để xác định một
pha trộn quần thể (admixture) (là trường hợp các cá thể của hai quần thể khác nhau
giao phối lẫn nhau) dựa vào việc sử dụng dữ liệu di truyền. Dưới đây là so sánh bốn
quần thể hoặc loài (từ đây, ta sẽ gọi là “các nhóm”), mối quan hệ phát sinh chủng loại
của chúng có thể được biểu diễn thành cây phát sinh (Hình 1), trong đó X và Y là hai
nhóm có quan hệ gần gũi, W là nhóm có thể được pha trộn với X hoặc Y, và X là nhóm
ngoài (outgroup).

Hình 1. Mối quan hệ phát sinh chủng loại giữa bốn nhóm X, Y, W, Z và biểu diễn mô
hình alen ABBA và BABA trong cả bốn nhóm này.

Thử nghiệm ABBA-BABA tập trung vào các vị trí đa hình đơn nucleotide trong hệ gen
mà mỗi vị trí có hai alen: A và B. Có thể phát hiện sự pha trộn quần thể khi xét hai mô
hình alen có khả năng trong bốn nhóm:

• Các vị trí “ABBA”: trong đó nhóm X có alen A, Y có alen B, W có alen B, Z có


alen A;
• Các vị trí “BABA”: trong đó nhóm X có alen B, Y có alen A, W có alen B, Z có
alen A.
Giá trị thống kê D được xác định là (#BABA - #ABBA) / (#BABA + #ABBA), trong đó
#BABA là số lượng vị trí BABA và #ABBA là số lượng vị trí ABBA.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Giả sử rằng một nhóm nghiên cứu giải trình tự hệ gen của hai cá thể người hiện đại
Kenya (X) và Trung Quốc (Y), một người cổ Neanderthal (W) và một cá thể tinh tinh (Z),
sử dụng ABBA-BABA để kiểm tra xem có sự pha trộn quần thể giữa người hiện đại và
người cổ Neanderthal hay không. Các nhà nghiên cứu đã xác định 10.827 vị trí “ABBA”
và 9.867 vị trí “BABA”.

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F).
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Nếu không có pha trộn quần thể, ta có thể mong đợi rằng các vị trí ABBA và
BABA có số lượng tương đương nhau trong hệ gen.
B. Có bằng chứng về pha trộn quần thể giữa quần thể Kenya và Neanderthal.
C. Các vị trí ABBA có số lượng vượt trội (so với số vị trí BABA) có thể được giải thích
bằng một quần thể cổ xưa về cấu trúc (của X, Y và W) để dòng giống Neanderthal
là gần gũi hơn với tổ tiên người Trung Quốc.
D. Thử nghiệm ABBA–BABA cho phép kiểm tra sự pha trộn quần thể giữa các quần
thể người hiện đại Kenya và Trung Quốc.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q45
Công tắc Toehold (Toehold switch) là các yếu tố điều hòa có bản chất RNA có thể ức
chế sự biểu hiện gen bằng cách cô lập vị trí liên kết Ribosome (RBS) trong một cấu trúc
kẹp tóc ổn định. Khi bổ sung một RNA nhỏ được gọi là yếu tố kích hoạt toehold (toehold
trigger), cấu trúc kẹp tóc mở ra và RBS được giải phóng.

Hình 1. Công tắc toehold. I. Gen bị ức chế; II. Gen được hoạt hóa.

Bản quyền ảnh: Jacob Mejlsted, Own drawing. Inspired by Green et al. (2014)

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F).
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Các công tắc toehold hoạt động bằng cách ức chế dịch mã
B. Một cấu trúc kẹp tóc mạnh có thể được tạo thành từ các trình tự lặp xuôi (direct
repeat) trên trình tự RNA
C. Công tắc toehold sẽ hoạt động tương tự nhau ở eukaryote và ở vi khuẩn
D. Một công tắc toehold có thể điều hòa tất cả các gen trong một operon
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

VI. Sinh thái học

Q46
Đầm lầy ngập mặn là môi trường ven biển phức tạp thường nằm trong các hệ thống cửa
sông. Các cửa sông tiếp nhận các chất ô nhiễm vì chúng thường nằm gần các khu vực
động dân cư và vùng công nghiệp hóa cao. Khi các chất gây ô nhiễm kim loại xâm nhập
vào đầm lầy mặn, chúng sẽ phân bố trong các lớp trầm tích, trong nước và trong các
thực vật có khả năng hấp thu kim loại từ đất qua rễ cây của chúng.
Sự hấp thụ kim loại của thực vật phụ thuộc vào độ giàu của kim loại trong trầm tích,
được xác định bởi các đặc tính vật lý và hóa học của trầm tích. Hoạt động của thực vật
có thể làm thay đổi các yếu tố này, tạo ra sự biến dị hình thành loài và làm thay đổi
lượng kim loại tích luỹ. Mức độ tích lũy kim loại giữa các loài thực vật là khác nhau, cũng
như lượng kim loại có trong trầm tích nơi các loài thực vật khác nhau sinh sống.

Hình 1 - M = Nồng độ kim loại (μg / g-1 khối lượng khô) của đồng (Cu) và chì (Pb) trong
trầm tích đầm lầy ngập mặn nơi có loài cây Spartina maritima (màu xám) và loài
Halimione portulacoides (màu đen) sinh sống.
Hình 2 - M = Nồng độ kim loại (μg g-1 khối lượng khô) trong rễ (màu nhạt), thân (màu
sẫm) và lá (màu trắng) của thực vật Spartina maritima và thực vật Halimione
portulacoides.
Phát biểu nào sau đây là đúng (T) hay sai (F)? (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Các đầm lầy ngập mặn có loài S. maritima chiếm ưu thế có thể có khả năng lưu
giữ và ổn định Cu và Pb mạnh hơn so với các đầm lầy có H. portulacoides chiếm
ưu thế.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

B. Các đầm lầy ngập mặn do H. portulacoides chiếm ưu thế có thể dịch chuyển
nhiều kim loại lên trên mặt đất, cung cấp các kim loại này cho hệ sinh thái đầm
lầy.
C. Việc sử dụng các loài này để cải tạo đất ô nhiễm ở các đầm lầy có thể được áp
dụng bằng hai cách khác nhau: ổn định hoá kim loại nặng (phytostabilisation) trong
trầm tích, hoặc quá trình làm sạch nhờ thực vật (phytoextraction) bằng cách tích
luỹ kim loại trong các mô thực vật phía trên mặt đất sau đó loại bỏ chúng.
D. S.maritima dường như là một loài thực vật thích hợp hơn để sử dụng cho mục
đích làm sạch nhờ thực vật bằng cách tích luỹ kim loại trong các mô thực vật phía
trên mặt đất sau đó loại bỏ chúng (phytoextraction).

Q47
Địa hình tạo ra các vi khí hậu tương phản, đặc biệt là giữa các sườn núi phía bắc và
phía nam ở các vùng đất khô hạn, dẫn đến sự khác biệt rõ ràng của các khu vực có thực
vật che phủ. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở quần xã sồi xanh Holm (một loài
cây chủ chốt ở vùng đất khô Địa Trung Hải), tác động của điều kiện vi khí hậu đến sự
tái sinh thành công của cây sồi xanh Holm đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng Bức
xạ Mặt Trời (PSR) như một phép đo hợp nhất các điều kiện vi khí hậu.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 1- Vị trí của khu vực nghiên cứu ở Châu Âu (trên hình A; chấm đen) và khu vực
lấy mẫu với các điểm trắng đại diện cho các cây được lấy mẫu ở các giá trị cao và thấp
của Bức xạ Mặt trời (PSR) (trên hình B) và với ảnh chụp từ trên máy bay năm 2010 (trên
hình C ) và một sơ đồ mô phỏng về sự có mặt của cây trong các điều kiện vi khí hậu
theo các giai đoạn khác nhau của cây (D): cây (ổ sinh thái của cây trưởng thành - AN)
và cây con (ổ sinh thái của cây tái sinh - RN) trong một gradient PSR (MC - điều kiện vi
khí hậu) SP – số lượng cây con, TP – số lượng cây. I - Độ dốc hướng về phía Bắc; II -
Độ dốc hướng về phía Nam.

Mỗi phát biểu sau là đúng (T) hay sai (F)? (4 điểm, mỗi ý được 1 điểm)

A. Ở bắc bán cầu, các điều kiện vi khí hậu thay đổi từ ấm và khô (xeric) ở sườn bắc
đến mát và ẩm (mesic) ở sườn nam.
B. Những phát hiện này cho thấy rằng ở các sườn núi phía bắc, khả năng tái sinh
tự nhiên cao ở những cây đã sẵn có khả năng hỗ trợ cho sự nảy mầm và sinh
trưởng của những cây mới.
C. Vi khí hậu, được đo bằng PSR, là động lực chính trong việc xác định khả năng tái
sinh tự nhiên và biểu hiện của cây sồi xanh Holm trên quy mô địa phương.
D. Chiều rộng của ổ sinh thái tái sinh được cho là hẹp hơn ổ sinh thái cây trưởng
thành, do nguồn nước của chúng bị hạn chế đối với hàm lượng nước trong đất,
đặc biệt là trong các điều kiện vi khí hậu khắc nghiệt hơn.

Q48
Hình 1 là kết quả thu được trong một chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của việc phá
rừng tại lưu vực sông ở hai khu vực của thí nghiệm. Lô thí nghiệm 1 là đối chứng không
có bất kì can thiệp phá rừng nào (P1) và lô thí nghiệm 2 (P2) là rừng (1- 60 năm tuổi) bị
chặt (biểu diễn bằng mũi tên C); và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn cản sự phát triển của
thảm thực vật trong 3 năm tiếp theo (diễn thế giai đoạn 2 bị ngăn cản). Sau thời gian
này, thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nữa, cho phép thảm thực vật phát triển tự
nhiên (diễn thế giai đoạn 3), (P1 -vòng tròn đen, P2- vòng tròn đỏ).
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 1. Giai đoạn: 1 – rừng 60 năm tuổi; Giai đoạn 2 - diễn thế bị ngăn chặn, Giai đoạn
3 – diễn thế; C (mũi tên) – rừng bị chặt phá, B – sinh khối thực vật (g/m2), E - lượng
khoáng thất thoát hằng năm (Kg/ ha) với Ca – canxi, K -kali, N – nitrogen. P1 – thí
nghiệm 1, P2 – thí nghiệm 2

Các phát biểu dưới đây là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý chính xác 1 điểm)
A. Sau khi ngăn chặn sử dụng thuốc diệt cỏ, diễn thế nguyên sinh diễn ra với sinh
khối tăng dần.
B. Sau khi cắt bỏ thảm thực vật và trong quá trình sử dụng thuốc diệt cỏ, có sự gia
tăng rõ rệt việc rửa trôi các chất dinh dưỡng ra khỏi hệ thống, góp phần làm cạn
kiệt dần các chất dinh dưỡng này.
C. Trong thời gian 3 năm không có thảm thực vật che phủ, có sự thay đổi về cân bằng
nước của hệ thống với sự gia tăng đáng kể sự thoát hơi nước và xói mòn (rửa trôi).
D. Thí nghiệm phá rừng này cho thấy diễn thế có thể làm giảm sự mất chất dinh
dưỡng tạo ra do phục hồi.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q49
Hình 5 là sơ đồ biểu diễn các ô mẫu (1 m2) từ hai quần xã cây thân thảo khác nhau
(Quần xã A và Quần xã B) đều có sáu loài nhưng có độ giàu loài khác nhau. Mỗi chữ
cái (a, b, c, d, e, f) đại diện cho một loài (Sp). Sự phân bố các cá thể giữa các loài được
gọi là độ đồng đều loài (eveness) hoặc độ cân bằng loài và khá khác nhau giữa các
quần xã. Sự đa dạng loài là kết hợp của độ giàu loài và độ đồng đều. Ở đây chúng tôi
sử dụng chỉ số Shannon-Wiener (H´) để tính độ đa dạng của hai quần xã (Bảng 1) trong
đó s là tổng số loài và pi là tỷ lệ của tất cả các cá thể trong mẫu thuộc về loài i .

s
H’ = - Σ (pi). (ln pi)
i=1

Hình 5 – Hai quần xã (community) thân thảo khác nhau.


Bảng 1 – Tính độ đa dạng loài (H´) của hai quần xã thân thảo theo giả thuyết. Nº - số cá
thể của các loài khác nhau (Com A: quần xã A, Com B: quần xã B)
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Mật độ tổng số (số cá thể/m2) là giống nhau ở hai quần xã


B. Mật độ loài b là cao hơn ở quần xã A
C. Chỉ số đa dạng Shannon (H´) ở quần xã A là 1.827
D. Do sự chiếm ưu thế của một loài ở quần xã A, chỉ số đa dạng Shannon-Wiener là
thấp hơn ở quần xã này.

Q50
Năm 2021 là năm quốc tế về Hang Động và Núi Đá vôi. Các hang động mở ra những
cánh cửa cho việc nghiên cứu hệ sinh thái ngầm rộng lớn chưa được khám phá. Trong
một vùng không có ánh sáng, các sinh vật sống ở đây đã tiến hoá và thích nghi, cho
thấy sự tiến hoá hội tụ tương tự như quá trình xảy ra ở biển sâu. Các đặc điểm của động
vật thích nghi với đời sống hang động là gì?

Hình 1. Cuốn chiếu hang động Cylindroiulus villumi, thích nghi với đời sống trong
hang động ở Bồ Đào Nha. Thước đo: 1 mm.

Hãy cho biết phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F), (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Các loài trong hang động được dự đoán sẽ sống lâu hơn loài họ hàng trên bề
mặt.
B. Có nhịp sinh học rõ ràng
C. Các sinh vật trong hang động là đa dạng hơn các sinh vật ở mặt đất trong khu vực
phân bố của chúng
D. Có tỷ lệ các loài đặc hữu cao.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q51
Quá trình nhiễm mặn nước ngầm là vấn đề môi trường diễn tiến lâu dài có tính toàn cầu,
trầm trọng hơn ở các vùng khô hạn và bán khô hạn bởi sự nóng lên toàn cầu. Trong một
nghiên cứu, đường cong đáp ứng liều lượng và nồng độ muối gây chết trung bình được
xác định đối với ba loài giáp xác thích nghi ở môi trường nước ngầm (Cyclopoida,
Harpacticoida và Syncarida) sống trong các tầng nước ngầm ở miền nam Australia
(Hình 1).

Hình 1 – Đường cong đáp ứng liều lượng muối (NaCl) và nồng độ muối gây chết trung
bình (LC50) ở 96 giờ. Trục Y – Tỷ lệ tử vong; trục X - Liều lượng (g/L).

Tiếng Anh trong hình: Mortality frequency: Tỷ lệ tử vong; Dose: Liều lượng (g/L)

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Các loài giáp xác Cyclopoida và Harpacticoida ít nhạy cảm với muối hơn
Syncarida
B. Nồng độ muối cao ở nước ngầm mặn gây bất lợi đối với cân bằng thẩm thấm
của các loài giáp xác nghiên cứu.
C. Nếu nồng độ muối (NaCl) tối đa của môi trường là 10g/L ở nước ngầm trong khu
vực phân bố các loài này, chúng bị đe dọa bởi quá trình nhiễm mặn.
D. Nếu nhiệt độ nước ngầm tăng, cùng với nồng độ muối, ảnh hưởng tới giáp xác
sống trong nước ngầm dường như bị tăng cường.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

VII. Hệ thống học sinh học

Q52
Đỉa thuộc Ngành Giun đốt, Lớp Đỉa. Chúng được thấy chủ yếu trong môi trường nước
ngọt, một số ít ở biển và một số thích nghi với mối trường trên cạn. Là loài ăn chất lỏng
và hút máu, đỉa có tính chuyên hóa cao hơn các loài khác thuộc Giun đốt. Hình 1 trình
bày một lát cắt ngang ở vùng ruột của một con đỉa và các mũi tên chỉ đến các tế bào
tuyến nằm sát ngay dưới lớp biểu bì da. Chức năng của chúng là gì?

Hình 1. Lát cắt ngang của đỉa tại vùng ruột.

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Giúp con vật di chuyển tốt hơn trong các môi trường sống
B. Tiết ra chất dẫn dụ con mồi
C. Tiết ra chất xua đuổi kẻ thù
D. Tạo điều kiện cho hô hấp qua da

Q53

Côn trùng có các kiểu phụ miệng khác nhau và thích nghi chuyên biệt đối với mỗi kiểu
ăn. Sự sắp xếp 'nguyên thủy' của các phần phụ miệng được quan sát ở loài gián, ở đó
chúng được sử dụng để nhai. Khi các nguồn thức ăn chuyên biệt được sử dụng, các
phần phụ miệng đôi khi được biến đổi để việc tiêu hóa thực ăn hiệu quả hơn. Hình 1 thể
hiện các kiểu phụ miệng khác nhau ở côn trùng và Hình 2 thể hiện một số loài côn trùng.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 1. Bốn kiểu phụ miệng phổ biến ở côn trùng.

1 – Chewing: Nhai, 2 – Piercing-sucking: Mút xuyên, 3 – Siphoning: Hút ống xi-phông,


4 – Sponging: Hút thấm

Hình 2. Các kiểu phụ miệng của 6 loài côn trùng.

A-Butterfly: bướm, B-Bee: ong, C-Beetle: bọ cánh cứng, D-Housefly: ruồi nhà, E-
Grasshopper: châu chấu, F-Cicada: ve sầu
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Loài A thuộc kiểu hút ống xi-phông, B thuộc kiểu mút xuyên, D thuộc kiểu nhai, E
thuộc kiểu mút xuyên
B. Loài A thuộc kiểu mút xuyên, B thuộc kiểu hút ống xi-phông, C thuộc kiểu nhai, D
thuộc kiểu hút thấm.
C. Loài A thuộc kiểu hút ống xi-phông, C thuộc kiểu nhai, D thuộc kiểu mút xuyên, E
thuộc kiểu hút thấm.
D. Loài A thuộc kiểu hút xi-phông, B thuộc kiểu mút xuyên, C thuộc kiểu nhai, D thuộc
kiểu hút thấm.
.

Q54

Đá tai là sự kết rắn không tế bào của canxi cacbonat và các muối vô cơ khác, chúng
phát triển trên chất nền protein trong tai trong của động vật có xương sống và có liên
quan đến chức năng thính giác và thăng bằng. Ở cá, chúng lưu lại thông tin về cấu trúc
vi mô và hóa học của chúng ở các giai đoạn khác nhau liên quan đến sinh trưởng và
môi trường sống. Lớn nhất trong số ba cặp đá tai (gọi là sagitta) được nghiên cứu nhiều
nhất, thể hiện sự biến đổi hình thái lớn và đặc trưng cho loài.

Hình 1 thể hiện các đặc điểm giải phẫu của một đá tai sagitta ở cá. Bảng 1 thể hiện 5
mô tả về đá tai sagitta. Hình 2 trình bày các sagitta của 3 loài.

Hình 1. Đặc điểm giải phẫu của một đá tai sử dụng cho mô tả hình thái. A - Phía lưng,
B - Phía bụng, C – Phía Sau, D – Phía trước.
Bảng 1. Các mô tả đá tai của 5 loài cá.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Ở cá Forkbeard (Phycis phycis)


Hình dạng đá tai: hình mũi giáo thuôn dài, phía trước rộng hơn, có các gờ nhỏ ở mép.
Ostium và cauda: không phân hóa.
D1
Phía trước: tròn hoặc xiên góc, rostrum kém xác định; không có antirostrum; excisura
ostii rất hẹp không có notch.
Phía sau: thuôn nhọn.
Cá Boarfish (Capros aper)
Hình dạng đá tai: hai phần phía bụng và lưng đối xứng không hoàn toàn và phát triển
gần như nhau, bờ phía bụng không đều.
Ostium: giống hình phễu, ngắn hơn cauda.
D2
Cauda: hình ống, thẳng, có các gờ nhô lên.
Phía trước: hai đỉnh nhọn; rostrum và antirostrum lớn, tròn hoặc hơi nhọn; excisura ostii
rộng với một notch sâu, rõ.
Phía sau: hai chỗ lồi.
Cá Scabbard (Aphanopus carbo)
Hình dạng đá tai: hình elip thuôn hơi dài, rìa bụng có gờ nhỏ hơi lượn sóng.
Ostium: giống hình phễu, ngắn hơn cauda.
D3 Cauda: hình ống, kết thúc ở giữa so với mép sau.
Phía trước: có đỉnh nhô; rostrum ngắn, nhọn; antirostrum nhỏ, nhọn; excisura ostii có
hoặc không có notch rõ ràng.
Phía sau: bờ tròn.
Cá Bluejack (Trachurus picturatus)
Hình dạng đá tai: hình mũi giáo, rìa lưng lượn sóng không đều.
Ostium: giống hình phễu, ngắn hơn cauda.
D4 Cauda: hình ống, cong, phía sau cong, kết thúc gần với bờ sau phía lưng.
Phía trước: đỉnh nhọn; rostrum dài, rộng, rất nhọn; antirostrum ngắn, rộng, tròn; excisura
ostii rộng với một notch nông.
Phía sau: xiên góc.
Cá Bluemouth (Helicolenus dactylopterus)
Hình dạng đá tai: hình kiểu elip.
Ostium: hình phễu, kéo dài
D5 Cauda: hình ống, thẳng, rộng phía sau, kết thúc xa với mép sau.
Phía trước: một đỉnh tù; rostrum dài trung bình, rộng, cong về phía lưng; không có
antirostrum; excisura ostii mở rộng với một notch hình vết cắn.
Phía sau: xiên góc.

A B C

Hình 2. Ba đá tai sagitta ở 3 loài A, B và C.


THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Mỗi ý dưới đây là Đúng (T) hoặc Sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. A là loài Aphanopus carbo, B là Capros aper và C là Phycis phycis


B. A là loài Trachurus colluratus, B là Capros aper và C là Phycis phycis.
C. A là loài Aphanopus carbo, B là Capros aper và C là Helicolenus dactylopterus
D. A là loài Trachurus colluratus, B là Aphanopus carbo và C là Phycis phycis
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

CHÚC MỪNG!

BẠN ĐÃ HOÀN THÀNH BÀI THI!

You might also like