You are on page 1of 13

ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1.
a. Đặc điểm nào dưới đây có ở tất cả các sinh vật sống?
A. Hệ máu. B. Sự dinh dưỡng.
C. Thị giác. D. Tiếng nói.
b. Diễn giải nào sau đây nói về “Sự sinh trưởng”?
A. Sự gia tăng liên tục về kích thước và sinh khối do sự gia tăng về kích thước và số lượng tế bào
hoặc là cả hai.
B. Việc hấp thụ các nguyên liệu để tạo năng lượng, sinh trưởng và phát triển.
C. Khả năng phát hiện và đáp ứng lại những thay đổi trong môi trường.
D. Các phản ứng hóa học trong tế bào phân giải chất dinh dưỡng và giải phóng năng lượng.
Câu 2. Độ dày thực tế của lá được hiển thị trong hình vẽ là 2 mm, nhưng độ dày của nó trong
hình vẽ là 5 cm.

Độ phóng đại của hình vẽ trên là bao nhiêu? Trình bày cách tính của em.
Đổi 5cm = 50 mm
Độ phóng đại của hình vẽ trên là: 50 mm / 2 mm = x 25
Câu 3. Hình dưới đây cho thấy một tế bào gan.

Chú thích trên hình tên thành phần của tế bào có tính bán thấm.
Câu 4. Hình dưới đây cho thấy một tế bào hồng cầu bị cắt làm đôi.

Tế bào hồng cầu có những điểm đặc biệt giúp nó vận chuyển oxygen. Hãy nêu 1 điểm đặc biệt của
tế bào này phù hợp với chức năng của nó.
HS chỉ ra được 1 trong các ý sau:
- Nó không có nhân để có nhiều không gian chứa haemoglobin giúp vận chuyển
- Nó rất nhỏ, giúp len lỏi vào các mạch máu nhỏ li ti đem oxygen đến mọi tế bào trong cơ thể.
- Nó chứa haemoglobin, chất này giúp mang oxygen.
Câu 5. Hãy cho biết các phát biểu sau thể hiện chức năng của cấu trúc nào ở một tế bào thực vật:
a. tạo ra chất dinh dưỡng nhờ quá trình quang hợp: lục lạp
b. kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào: màng tế bào
c. chứa dịch tế bào: không bào
II. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Điều nào sau đây là ví dụ về thẩm thấu?
A. Sự di chuyển của nước vào rễ cây.
B. Sự di chuyển của muối khoáng hòa tan vào rễ cây.
C. Chuyển động của oxygen từ không khí vào lá của cây.
D. Chuyển động của carbon dioxide từ máu ra phổi ở động vật.
2. Sơ đồ dưới đây mô tả hai tế bào sau thẩm thấu. Hãy dùng thước kẻ nối mô tả với sơ đồ tương
ứng.
Sơ đồ Mô tả
A. Một tế bào động vật trong nước cất.

B. Một tế bào động vật ở dung dịch đường đậm đặc.

C. Một tế bào thực vật trong nước cất.

D. Một tế bào thực vật ở dung dịch đường đậm đặc.


Sơ đồ 1

Sơ đồ 2

3. Sơ đồ dưới đây mô tả một con cá trong ao nước.


Giải thích tại sao oxygen khuếch tán từ không khí vào nước trước khi đi vào cá.
Trả lời:
Vì nồng độ oxygen trong không khí cao hơn trong nước nên oxygen sẽ khuếch tán từ không khí vào
nước, đồng thời cá sẽ không lấy trực tiếp khí oxygen từ không khí.
4. Một học sinh bố trí thí nghiệm như sau: Đặt một thanh khoai tây có khoét lỗ vào 1 cốc thủy
tinh chứa dung dịch đường đậm đặc. Trong lỗ của thanh khoai tây có chứa nước tinh khiết.

Điều gì xảy ra với thể tích nước (X) và dung dịch đường (Y) sau 12 giờ. Giải thích?
Trả lời
- Sau 12 giờ, thể tích nước (X) giảm do thế nước ở lỗ khoai tây cao hơn bên trong thanh khoai tây.
Do đó, nước thẩm thấu vào khoai tây.
- Dung dịch đường đậm đặc tăng thể tích do thế nước trong khoai tây cao hơn dung dịch đường đậm
đặc, nên nước thẩm thấu vào dung dịch đường đậm đặc.

5. Sơ đồ cho thấy một phần của lá cây.


Khoanh tròn vào mũi tên chỉ chiều chuyển động của nước do thẩm thấu ở lá.

III. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 3


1. Hình 5 dưới đây cho thấy một phần của phân tử protein. X đại diện cho chất gì?
Hình 5
A. Amino acid. B. Glucose.
C. Acid béo. D. Glycerol.
2. Kể tên 2 nguyên tố được tìm thấy trong các protein nhưng không có trong carbohydrate.

- Nitrogen (N)
- Sulfur (S)
3. Một học sinh đã viết về cơ chế hoạt động của enzyme. Phát biểu này không đúng.
(a)“Amylase có thể phân giải các phân tử maltose nhưng không thể phân giải các phân tử
protein vì các phân tử này gần khớp với trung tâm hoạt động của nó.”
Khoanh tròn vào 2 lỗi sai trong phát biểu trên và viết lại cho đúng.
maltose (tinh bột)
gần khớp (không khớp)
(b) Hình 7 là biểu đồ thể hiện hoạt động của 4 enzyme A, B, C, D ở các nhiệt độ khác nhau.

Hình 7
Bảng 7 cho thấy nhiệt độ trung bình trong các môi trường khác nhau.
Loại môi trường Nhiệt độ trung bình / 0C
Suối nước nóng 50
Biển Bắc Cực -2
Vùng có miệng phun thủy nhiệt 95
Biển sâu 2
Trầm tích núi lửa 75
Bảng 7
(i) Mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của enzyme B. Sử dụng dữ liệu biểu đồ để hỗ trợ
câu trả lời của em.
- Enzyme B hoạt động ở nhiệt độ từ 20 đến 40 độ C.
- Enzyme B hoạt động ở nhiệt độ tối ưu là khoảng 33 độ C.
(ii) Sử dụng hình 7 và bảng 7 để xác định enzyme A, B, C hoặc D được tìm thấy trong vi khuẩn
có thể tồn tại trong các loại môi trường nào dưới đây? Điền tên các chữ cái A, B, C hoặc D vào
chỗ chấm.
Vùng có miệng phun thủy nhiệt : D
Biển sâu: A
4. Hình 12 dưới đây thể hiện hai phép thử thực phẩm của Peter được thực hiện trên dung dịch X.

Hình 12
(a) Chất dinh dưỡng nào có mặt trong dung dịch X? Giải thích câu trả lời của em dựa vào kết quả
quan sát trên hình ảnh.
Dung dịch X chứa biuret chuyển màu tím nên trong X có protein.
Dung dịch X chứa Benedict chuyển màu đỏ nên trong X có đường khử.
(b) Ở thí nghiệm 2 khi Peter thử với Benedict, bạn ấy cần gia nhiệt cho ống nghiệm đến khoảng
bao nhiêu độ? Tại sao lại cần gia nhiệt cho thí nghiệm này?
800C.
Vì nhiệt độ này là điều kiện để phản ứng giữa benedict với đường xảy ra và tạo thành kết tủa đỏ
gạch.
(c) Peter muốn kiểm tra xem dung dịch X có chứa chất béo không, bạn ấy cần sử dụng loại thuốc
thử nào? Nêu hiện tượng quan sát được nếu dung dịch X có chứa chất béo.
Bạn ấy cần sử dụng ethanol.
Hiện tượng: tạo ra hỗn hợp có rất nhiều giọt nhỏ và có màu trắng sữa.
5. Các phân tử dinh dưỡng lớn được cấu tạo từ các phân tử nhỏ hơn liên kết hóa học với nhau.
Nối phân tử nhỏ với phân tử dinh dưỡng lớn tương ứng của chúng.
Phân tử dinh dưỡng lớn Phân tử nhỏ
1. Carbohydrate a. Amino acid
2. Chất béo b. Đường đơn
3. Protein c. Acid béo và glycerol
6. Để kiểm tra được sự có mặt của đường khử, tinh bột, chất béo và protein trong thực phẩm,
chúng ta cần sử dụng những loại thuốc thử nào? Nối phân tử dinh dưỡng với loại thuốc thử
tương ứng.
Phân tử dinh dưỡng Loại thuốc thử
1. Đường khử a. Ethanol

2. Tinh bột b. Benedict


3. Chất béo c. Iodine

4. Protein d. Biuret

7. Hoạt động của một enzyme trong phản ứng được trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Hình nào trong sơ đồ trên đóng vai trò là cơ chất, enzyme. Từ đó, hãy trình bày cơ chế hoạt động
của
enzyme.
Cơ chất: H
Enzyme: F
Cơ chế hoạt động của enzyme: Cơ chất khớp vào trung tâm hoạt động của enzyme để tạo thành
phức hợp enzyme – cơ chất. Khi phân tử có chất đã vào trong trung tâm hoạt động, enzyme sẽ
làm cho cơ chất phản ứng (phân giải).
(b) Biểu đồ dưới đây thể hiện khả năng hoạt động của enzyme dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ.

Hình dạng của biểu đồ trong phạm vi nhiệt độ được đánh dấu X thể hiện xu hướng nào?
Tốc độ phản ứng giảm khi nhiệt độ tăng
7. cho thấy tác dụng của một loại enzyme hoạt động trong hệ tiêu hóa của con người.

Hình 13
(a) Nếu tăng pH đến 7.5 thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sản xuất amino acids?
Tốc độ sản xuất amio acid giảm
(b) Trong quả dứa có enzyme bromelain giúp phân giải protein. Giải thích tại sao khi hầm thịt bò
người ta thường cho thêm một vài lát dứa?
Khi hầm thịt bò cho vài lát dứa vì enzyme bromelain trong dứa sẽ giúp phân giải protein làm thịt
bò nhanh mềm hơn.
IV. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1
a. 6 CO2 + 6H2O Ánh sáng / diệp lục 6C6H12O6 + 6O2
b. Carbondioxide + Water Ánh sáng / diệp lục Glucose + Oxygen
Câu 2.
ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI Ý NGHĨA
Lá được nâng đỡ bởi thân và cuống lá để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí càng
nhiều càng tốt
Lá có diện tích bề mặt lớn để diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không
khí càng lớn càng tốt
Lá mỏng cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua đến tất cả các
tế bào; để cho CO2 khuếch tán đi vào và O2 khuếch
tán đi ra càng nhanh càng tốt

Các khí khổng ở biểu bì dưới để cho phép CO2 khuếch tán đi vào và O2
khuếch tán đi ra
Các khoang khí ở mô xốp để cho phép CO2 và O2 khuếch tán đến và đi khỏi
tất cả các tế bào
Không có lục lạp trong các tế bào biểu bì để cho phép ánh sáng xuyên qua đến lớp lục mô

Các lục lạp chứa diệp lục hiện diện ở lớp tế để hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời, nhờ đó
bào lục mô CO2 sẽ kết hợp với H2O
Các tế bào mô giậu xếp thẳng đứng để cho giữa ánh sáng mặt trời và lục lạp càng có ít
thành tế bào càng tốt
Lục lạp bên trong các tế bào mô giậu thường để diệp lục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều
xếp nằm ngang càng tốt
Diệp lục được xếp trên các màng phẳng bên để diệp lục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều
trong lục lạp càng tốt
Các mạch gỗ nằm gần mỗi tế bào lục mô để cung cấp nước cho các tế bào trong lá, một phần
nước này sẽ được sử dụng trong quá trình quang hợp
Các ống rây nằm gần mỗi tế bào lục mô để mang sucrose và các sản phẩm hữu cơ khác do
quá trình quang hợp tạo ra đi nơi khác

3.
a. Iodine
b. Để phá vỡ màng tế bào giúp Iodine có thể di chuyển vào trong tế bào
c. Để loại bỏ diệp lục trong lá.
d. Diệp luc, Nồng độ CO2, Cường độ ánh sáng…
e.
− Diệp luc => Thay đổi lá, lá đủ diệp lục và lá mất diệp lục
− Quan sát sự có mặt tinh bột
− Nồng độ CO2 => Thay đổi chất hóa học hấp thụ CO2
− Quan sát sự có mặt của tinh bột.
− Cường độ ánh sáng => Cường độ đèn hoặc khoảng cách của đèn.
− Số lượng khí thoát ra
4.

Hình 12
1. Lắp đặt thiết bị như trong sơ đồ. Cần đảm bảo rằng ống nghiệm chứa đầy nước.
2 Để thiết bị gần một cửa sổ có nhiều ánh sáng và ấm áp trong vài ngày.
3 Lấy ống nghiệm ra khỏi chóp phễu một cách cẩn thận, cho nước thoát khỏi ống
nghiệm nhưng không để khí thoát ra.
4 Đốt một que đóm và sau đó thổi tắt đi, để nó chỉ còn là một tàn lửa. Cẩn thận đưa
que đóm vào bên trong ống nghiệm. Nếu que đóm bùng lên thì khí bên trong ống
nghiệm chính là oxygen.
Học sinh có thể mô tả cách lắp đặt thiết bị trong sơ đồ.
V. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Bài 1. Hình ảnh bên dưới thể hiện mặt cắt ngang của rễ và thân cây.
mạch rây

mạch gỗ

Hình 1a. Mặt cắt ngang của rễ cây. Hình 1b. Mặt cắt ngang của thân cây.
a. Hãy chú thích vị trí mạch gỗ và mạch rây trong hai hình ảnh trên.
b. Trình bày đặc điểm và chức năng của mạch rây, mạch gỗ đối với thực vật.
➢ Đặc điểm:
− Mạch gỗ:
+ gồm các tế bào chết, rỗng, gắn nối tiếp với nhau.
+ không chứa tế bào chất hay nhân tế bào.
+ thành tế bào cấu tạo cellulose và lignin.
+ các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia
thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
− Mạch rây (libe):
+ chứa tế bào chất nhưng không chứa nhân tế bào.
+ thành tế bào không có lignin
+ là các tế bào sống để vận chuyển những hợp chất hữu cơ hòa tan do quang hợp tạo ra (còn
được gọi là chất đồng hóa), đặc biệt là đường sucrose, đến các bộ phận của cây cần thiết.
➢ Chức năng:
- Mạch gỗ: vận chuyển nước trong cây.
- Mạch rây: vận chuyển sucrose và các amino acid từ lá nơi được tạo ra, đến các bộ phận khác
của cây như rễ và hoa.
Bài 2.
Chú thích:
1: Thành tế bào.
2: Màng tế bào.
3. Tế bào chất.
4. Nhân.
5: Không bào.

a. Dựa vào hình ảnh trên, hãy viết chú thích phù hợp với các số thứ tự tương ứng 1, 2, 3, 4, 5.
b. Lông hút hấp thu nước theo cơ chế nào? Trình bày 02 đặc điểm của lông hút phù hợp với chức
năng của nó.
- Lông hút hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu.
- Các đặc điểm của lông hút phù hợp với chức năng của nó:
+ Tế bào biểu bì kéo dài và thường xuyên được thay mới.
+ Thành tế bào mỏng không thấm cutin để dễ thấm nước.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn tạo áp suất thẩm thấu lớn.
+ Lông hút rất nhỏ nhưng có số lượng lớn => diện tích bề mặt rất lớn => tăng tốc độ hấp thụ
nước và các ion.
Bài 3. Danh sách bên dưới bao gồm một số bộ phận của cây mà nước đi qua khi nó đi từ đất vào
trong không khí.
ống mạch gỗ lông hút tế bào vỏ rễ tế bào lục mô khí khổng
a. Thiết lập sơ đồ mô tả đường đi của nước xuyên suốt trong cây và ra ngoài không khí.
Lông hút tế bào vỏ rễ ống mạch gỗ tế bào lục mô khí khổng
b. Đối với mỗi bộ phận trong sơ đồ trên, hãy cho biết nước ở trạng thái nào?
- Lông hút; tế bào vỏ rễ; ống mạch gỗ; tế bào lục mô: nước ở trạng thái lỏng.
- Khí khổng: nước ở trạng thái khí.
c. Nước bị thất thoát từ lá bởi quá trình thoát hơi nước. Bảng 3.1 thể hiện thể tích nước bị thất thoát
mỗi giờ từ một cá thể thực vật trong khoảng thời gian từ 15 giờ chiều đến 1 giờ sáng.
Bảng 3.1
Thời gian
15 giờ 16 giờ 17 giờ 18 giờ 19 giờ 20 giờ 21 giờ 22 giờ 23 giờ 24 giờ 1 giờ sáng
trong ngày
Thể tích
nước thất
15 15 13 10 7 7 5 2 2 1 1
thoát
(cm3/h)

i Hãy tính tổng thể tích nước bị thất thoát từ cá thể thực vật nói trên trong 10 giờ đồng hồ này.
78 cm3
ii Hãy mô tả sự thay đổi về tốc độ thất thoát nước từ cá thể thực vật nói trên trong 10 giờ đồng hồ
này.
Tốc độ nước giảm dần theo thời gian từ ban ngày đến ban đêm.
iii Hãy thử nêu một lý do giải thích cho sự thay đổi mà em đã mô tả trong câu ii.
Vào ban ngày: khi có ánh sáng mặt trời => thực vật sẽ thực hiện quá trình quang hợp => một lượng
nước đã bị mất đi do thực vật sử dụng.
Ngược lại: vào ban đêm, thực vật không thực hiện quá trình quang hợp => lượng nước bị mất đi
sẽ giảm nhiều.
Bài 4. Áp kế là một dụng cụ được sử dụng để đo lượng nước mà thực vật hấp thu. Hầu hết nước được
thực vật hấp thu sẽ thay thế cho nước bị thất thoát trong sự thoát hơi nước. Một học sinh đã sử dụng
áp kế để khảo sát ảnh hưởng của tốc độ gió đến tốc độ hấp thu nước của một cành cây rậm lá. Khi
cành cây hấp thu nước, bong bóng khí di chuyển lên trên. Dụng cụ của học sinh được thể hiện trong
sơ đồ bên dưới.

Học sinh này đã sử dụng một chiếc quạt với năm chế độ khác nhau và đã đo vận tốc gió.
Các kết quả được thể hiện trong bảng bên dưới.
Quãng đường bong bóng Tốc độ hấp thu
Vận tốc gió / m/s Thời gian/phút
khí đã di chuyển/mm nước/mm / phút
0 4 10 0.4
2 12 5 2.4
4 20 5 4.0
6 35 5 7.0
8 40 2 20

a. Tính tốc độ hấp thu nước ở vận tốc gió lớn nhất.

Tốc độ hấp thu nước = quãng đường bong bóng di chuyển/ thời gian
= 40/2 = 20 (mm/phút)

b. Mô tả ảnh hưởng của sự gia tăng vận tốc gió đến tốc độ hấp thu nước. Em có thể sử dụng các
số liệu trong bảng để chứng minh cho câu trả lời của mình.
Dựa vào bảng số liệu, chúng ta sẽ thấy: khi vận tốc gió tăng thì tốc độ hấp thu nước cũng tăng theo.
c. Nêu hai yếu tố môi trường mà học sinh này nên giữ nguyên trong suốt thí nghiệm thay vì vận tốc
gió.
Hai yếu tố môi trường mà HS cần giữ nguyên trong suốt thí nghiệm: cành cây, nhiệt độ môi trường.

----- HẾT -----

You might also like