You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN SINH HỌC – LỚP 10 SINH


Câu 1:
Hình 1.2 mô tả cấu tạo hóa học của một steroid phổ biến trên màng sinh chất của tế
bào người và các loài thú.
a. Hãy nêu tên của steroid đó.
cholesterol
b. Tại sao steroid đó rất cần cho cơ thể nhưng
cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho chính cơ thể
người?
- cấu tạo nên màng sinh chất Hình 1.2
-
Câu 2.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là sự ra tăng nồng độ CO 2 trong
không khí. Việc sử dụng than đá là nhiên liệu làm cho hàm lượng khí CO2 tăng. Một số loài tảo
ví dụ như Chlorella có thể sử dụng một lượng lớn CO2 hơn so với cây trồng trên cạn. Người ta
trồng tảo Chlorrela tại các khu công nghiệp có sử dụng than làm nguồn nhiên liệu với chi phí
rất thấp. Mô hình dưới đây mô tả rút gọn các quá trình diễn ra trong một tế bào Chlorella.

a. Hãy cho biết tên của: Đầu vào X và hợp chất Y


b. Dựa vào sơ đồ trên, hãy điền những phần còn thiếu vào bảng sau:
Quá trình Tên của quá trình Vị trí diễn ra
M
N
O
P
Câu 3.
Ở hoa Bìm bịp Mexico Ipomoea tricolor, quá trình nở hoa và thay đổi màu sắc hoa có
liên quan đến sự thay đổi một số tính chất của không bào ở tế bào cánh hoa. Ở môi
trường có pH nhỏ hơn 7 thì sắc tố không bào có màu đỏ nhưng khi môi trường có pH lớn
hơn 7 thì sắc tố không bào có màu xanh dương. Hình 2.3 thể hiện hoạt động của các
protein vận chuyển khác nhau ở tế bào cánh hoa Bìm bịp ở trạng thái hoa chưa nở và khi
hoa đã nở; các dấu mũi tên chỉ chiều vận chuyển của ion qua màng, không có dấu mũi tên
nghĩa là protein không vận chuyển ion.

Tế bào cánh hoa (chưa nở) Tế bào cánh hoa (đã nở)
Hình 2.3
Dựa vào đặc điểm hoạt động của các protein vận chuyển ở tế bào cánh hoa trong hình
2.3, hãy cho biết:
a. Kênh K+ ở màng sinh chất và protein đối chuyển H+ /K+ ở màng không bào ảnh
hưởng như thế nào đến sự thay đổi màu sắc hoa ở hoa Bìm bịp? Giải thích.
b. Khi các kênh K+ ở màng sinh chất tăng cường hoạt động thì nồng độ K + ở bào tương
của tế bào cánh hoa thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 4.
Hình 4.2 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào
khi thụ thể β-adrenergic gắn đặc hiệu với adrenalin. Thụ thể β-adrenergic là loại protein
đa xuyên màng kết cặp với GDP-protein khi thụ thể chưa được hoạt hóa. Adenylatecyclase
tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể
hoạt hóa lẫn nhau, cuối cùng khởi phát sự đáp ứng của tế bào. Một số bước chính trong
con đường truyền tin nội bào của adrenalin được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 3.2.

Hình 4.2
a. Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của adrenalin: G-protein, ATP, cAMP
hay PKA? Giải thích.
b. Timolol có khả năng liên kết với thụ thể β-adrenergic nhưng không làm thay đổi cấu
hình của thụ thể. Hãy cho biết timolol có làm thay đổi mức đáp ứng của tế bào với
adrenalin hay không? Giải thích.
Câu 5.
1. Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân
bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây.

Hình 5. Sơ đồ hàm lượng DNA trong một tế bào ở các kì phân bào
a. Sơ đồ trên mô tả quá trình phân bào ở tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục? Giải
thích.
b. Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào?
2. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trò gì trong quá trình phân bào?
Câu 6.
6.1. Efrotomycin là một loại kháng sinh tạo ra bởi vi khuẩn Streptomyces lactamdurans,
ngày nay thường được sản xuất trong công nghiệp chế biến thuốc. Trong một nghiên cứu người
ta sử dụng S. lactamdurans nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng 40.000 lít với thành phần
gồm: glucôzơ, mantôzơ, dầu đậu nành, (NH 4)2SO4, NaCl, K2HPO4 và Na2HPO4. Môi trường nuôi
cấy được duy trì ở 280C và đảm bảo thoáng khí. Khi phân tích thành phần môi trường và sự tăng
trưởng của vi khuẩn theo thời gian người ta thu được các đồ thị:

Hình 7.1.
a. Efrotomycin đư ợc tạo ra nhiều nhất trong giai đo ạn nào? Liên hệ với sự tăng trưởng của
S. lactamdurans trong giai đoạn này và giải thích.
b. Vi khuẩn sử dụng đường glucôzơ hay mantôzơ trước? Giải thích tại sao lượng O2 tiêu thụ
bắt đầu tăng dần trong giai đoạn 60 – 300 giờ sau khi nuôi cấy mà không phải ngay từ đầu?
c. Sự sinh trưởng của quần thể S. lactamdurans trong trường hợp này có được coi là nuôi cấy
không liên tục không? Giải thích.
d. Các thành phần được nêu ở trên có vai trò gì trong môi trường nuôi cấy?
6.2. Sự sinh trưởng của vi khuẩn thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học bên ngoài
môi trường như dinh dưỡng và chất ức chế. Bảng bên là tên và đặc điểm của một số kháng sinh
thường gặp. Khi bổ sung một trong các loại kháng sinh này vào môi trường nuôi cấy E.coli
người ta thu được các đường cong sinh trưởng được thể hiện ở đồ thị hình 7.2.

a. Đường cong nào (A - E) tương ứng với sự sinh trưởng của E. coli trong môi trường: (1) bổ
sung chloramphenicol, (2) bổ sung penicillin, (3) bổ sung sunflonamid, (4) không bổ sung kháng
sinh? Giải thích.
b. Giải thích tại sao cả ba loại kháng sinh nêu ở ý a) có tác dụng diệt khuẩn đặc hiệu mà
không gây độc cho người.
Câu 7.
Auxin là một nhóm hormone đóng vai trò trong điều hòa quá trình sinh trưởng ở thực vật.
Axit Indole – 3 – acetic (IAA) là một loại auxin được tổng hợp từ tiền chất Tryptophan nhờ sự
xúc tác của enzyme Trp-T và enzyme YUC. Sơ đồ chuyển hóa và mối liên hệ di truyền được mô
tả như hình 1 dưới đây:

Gene Trp-T mã hóa một enzyme chuyển đổi tryptophan thành axit pyruvic indole-3 (I3PA), sau
đó được chuyển đổi thành IAA bởi một enzyme được mã hóa bởi gen YUC.
a) Trong số các quá trình được đánh số từ 1 đến 6, quá trình hay những quá trình nào là phiên
mã? Phân tử nào sẽ vắng mặt nếu enzyme YUC không hoạt động?
b) Một đột biến điểm dẫn tới mất 1 cặp nucleotide ở bộ ba mã hóa thứ tư nằm trong vùng mã hóa
của gene Trp-T sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất IAA như thế nào? Giải thích.
c) Trình bày cơ chế tế bào ngăn chặn sản xuất IAA quá mức mà không hạn chế sản xuất I3PA.
d) Rhizobacteria là một nhóm vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu, chúng có thể sản xuất
IAA và chuyển đổi khí N2 thành dạng mà thực vật có thể hấp thu. Cây họ đậu có thể giải phóng
chất hữu cơ vào các nốt sần. Mối quan hệ sinh thái giữa Rhizobacteria và cây họ đậu khả năng
cao nhất thuộc về mối quan hệ nào? Chỉ ra MỘT ưu điểm của vi khuẩn có khả năng sản xuất
IAA.
e) Các nghiên cứu cho thấy có một chủng vi khuẩn Rhizobacteria “lừa đảo”, chúng sống trong
nốt sần cây họ đậu nhưng không sản xuất IAA và không chuyển hóa được N2 thành dạng thực
vật hấp thu.
- Lợi thế của chủng Rhizobacteria “lừa đảo” này khi sống trong môi trường chủ yếu
Rhizobacteria bình thường là gì?
- Cây đậu có thể điều tiết lượng chất hữu cơ được chuyển đến nốt sần để đáp ứng lượng N 2 được
chuyển hóa thành dạng dễ hấp thu. Sự thay đổi thành phần chủng trong quần thể vi khuẩn khi
cây giảm lượng chất hữu cơ cung cấp cho nốt sần như thế nào?
Câu 8.
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân ly độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau
cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ dưới đây:
Gen K Gen L Gen M

Enzyme K Enzyme L Enzyme M

Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzyme K, L và M tương ứng. Khi các
sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen
giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao
phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, những phát biểu nào
sau đây là đúng hay sai, giải thích?
I. Số kiểu gen tối đa của cây hoa đỏ là 8.
II. Trong tổng hợp số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16.
III. Số kiểu gen tối đa của cây hoa trắng là 17.
IV. Để cho số loại giao tử được tối đa, cây làm bố F1 cần ít nhất 2 tế bào sinh dục đực để giảm
phân.
Câu 9.
9.1. Đồ thị Hình 2 cho thấy sự biểu hiện mARN Lac ở các tế bào E. coli kiểu dại và kiểu đột
biến sau khi lactôzơ được bổ sung vào môi trường đã cạn kiệt glucôzơ. Dựa vào cơ chế điều hòa
của operon Lac, hãy nêu 2 trường hợp đột biến phù hợp với kết quả thí nghiệm.
Hình 2
9.2. Thay đổi cấu trúc hóa học của bazơ nitơ là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới
đột biến gene. Bảng 1 cho biết tên và đặc điểm của một số tác nhân đột biến thường gặp. Bảng 2
mô tả 3 loại đột biến gen khác nhau (1-3) có thể gây ra (+) hoặc không (-) bởi tác động của các
tác nhân đột biến bao gồm: 5- brôm uraxin (5-BU), etylmetyl-sunfonat (EMS), hydroxylamin
(HA) và acridin.

Bảng 1. Một số tác nhân đột biến thường gặp Bảng 2. Tác động của các tác
nhân đột biến
Tên hợp Đặc điểm
chất
5-BU Có thể tạo liên kết bổ sung với
ađênin nếu ở dạng xeton hoặc
guanin nếu ở dạng enol. 5-BU EMS HA Acridin
EMS Etyl hóa guanin hoặc timin làm Tác
chúng có thể bổ sung với timin nhân
hoặc guanin. Đột
HA Hydroxyl hóa xitôzin làm biến
chúng có thể tạo liên kết bổ 1 + + - -
sung với ađênin. 2 + + + -
3 - - - +
a) Các tác nhân trong Bảng 1 gây đột biến
chủ yếu thông qua quá trình nào? Mỗi tác nhân gây ra đột biến cụ thể nào? Giải thích.
b) Có thể kết luận gì về đặc điểm của mỗi đột biến 1, 2 được nêu trong Bảng 2? Giải thích.
Câu 10.
10.1. Khi nói về sự di truyền các tính trạng, các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Khi lai bố mẹ thuần chủng (P) về 1 cặp tính trạng tương phản thu được F 1 chỉ mang 1 tính
trạng của bố hoặc mẹ thì tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
b) Xét 2 gen quy định 1 tính trạng, mỗi gen có 2 alen, các gen phân li độc lập. Cho cá thể dị
hợp 2 cặp gen lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình 1:3 thì tính trạng trên do 2 gen tương tác bổ
sung.
10.2. Một loài thực vật, tính trạng chiều cao do cặp gen (A, a) quy định, alen trội là trội
hoàn toàn; tính trạng màu hoa do cặp gen (B, b) quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai cặp gen
phân li độc lập. Trong một thí nghiệm, ở thế hệ P: Cho 1 cây thân cao, hoa đỏ (M) thụ phấn với 3
cây thân cao, hoa đó khác thu được F1 có tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ: 2 cây thân cao, hoa trắng: 1
cây thân thấp, hoa đỏ. Do muốn giảm số cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ sau, người ta loại bỏ toàn
bộ cây thân cao, hoa đỏ ở F1 rồi cho các cây còn lại ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Biết
không xảy ra đột biến, khả năng sống và sinh sản của các cá thể như nhau.
a) Xác định kiểu gen của cây M và các cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ P.
b) Tính tỉ lệ kiểu hình cây thân thấp, hoa đỏ dự đoán thu được ở F2.
10.3. Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen (A, a; B, b; D, d; E, e)
phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết
không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả
năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, hãy tính số loại kiểu gen tối đa của các thể đột
biến nếu xảy ra các trường hợp sau:
- A, B, D, E là các alen đột biến.
- A, B, D, e là các alen đột biến.
- a, b, d, e là các alen đột biến.
Câu 11.
Cohen (1975) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của sự khô hạn đối với hàm lượng axit
abxixic (AAB) ở cây ngô trong điều kiện đất
khô hạn và đủ nước. Kết quả đo thế nước ở
lá, độ đóng khí khổng và hàm lượng AAB
trong lá cây được thể hiện ở đồ thị Hình 3.1.
a. Hàm lượng AAB tương quan như thế nào
với thế nước trong lá và độ đóng của khí
khổng? Giải thích.
b. Giai đoạn nào tương ứng với điều kiện khô
hạn, điều kiện đủ nước? Giải thích.
c. Người ta tìm được hai thể đột biến ở ngô
trong đó đột biến 1 làm cây không tổng hợp

được AAB và đột biến 2 làm cây không đáp ứng với AAB. Nếu dùng các cây này làm thí
nghiệm thì các chỉ số về thế nước, hàm lượng AAB, độ đóng khí khổng thu được sẽ thay
đổi như thế nào? Xử lý AAB ngoại sinh vào mỗi cây có thu được kết quả như cây kiểu dại
không? Giải thích.
Câu 12.
a) Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu 1,9 atm và áp suất trương nước 0,7 atm đem
ngâm vào các dung dịch đường có áp suất thẩm thấu: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4; 1,6.
Nêu những hiện tượng vận chuyển nước đối với tế bào trong các dung dịch nêu trên?
b) Sự thay đổi độ mở khí khổng, hàm lượng ion K+ và hàm lượng đường sacarozo trong tế
bào bảo vệ theo thời gian được thể hiện trong hình dưới đây.

25

20
Độ mở khí khổng (μm)
15
A
10 B

5 C

0
7:30 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 19:00 21:00
Thời gian

Hãy cho biết độ mở khí khổng, hàm lượng K+, hàm lượng sacarozo trong tế bào bảo vệ
tương ứng với đường nào trong 3 đường (A, B, C)? Giải thích.
Câu 13.
Trong môi trường kị khí có hợp chất chứa lưu huỳnh (SO 42-,...), ánh sáng, chất hữu cơ, người
ta chỉ phát hiện được loài vi khuẩn khử sunphat và loài vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. Hai loài vi
khuẩn này cùng sống với nhau trong một ổ sinh thái.
Hãy phân tích đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ sinh thái của hai loài vi khuẩn trên. Vẽ sơ đồ
minh họa.
Câu 14.
1) Quần đảo Aleutian ở tây Alaska có nhiều chim hải âu. Ban đầu, các đảo không có cáo bắc
cực, sau khi được du nhập, cáo bắc cực phát triển mạnh và đã có ở nhiều đảo.
Cáo bắc cực tàn sát chim hải âu rất
nhiều và ảnh hưởng gián tiếp đến thảm
thực vật trên đảo. Kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của cáo bắc cực đến một số
thành phân của hệ sinh thái ở đảo có
cáo và đảo không có cáo được thể hiện
ở các biểu đồ hình bên. Hãy phân tích
các biểu đồ, cho biết:
a) Cáo bắc cực ảnh hưởng như thế
nào đến độ phong phú của các loài thực
vật trên đảo?
b) Cáo bắc cực đã làm thay đổi
lượng phôtpho trong đất như thế nào?
Giải thích.
c) Nếu cho rằng sự phân bố của sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp trên các đảo nghiên cứu
chỉ phụ thuộc vào sinh vật bậc dinh dưỡng cao hơn có đúng không? Vì sao?
2) Dựa vào mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật, hãy cho biết:
a) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật thể hiện mối quan hệ gì và diễn ra trong điều kiện
nào?
b) Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm
năng suất vật nuôi, cây trồng. Hãy đề xuất ít nhất 2 biện pháp hạn chế sự cạnh tranh nói trên.

………………………Hết………………………….

You might also like