You are on page 1of 15

Câu 8: (2,0 điểm) Nội tiết

1) Hãy giải thích nguyên nhân có thể gây bệnh bướu cổ ở người.
2) Hai đồ thị sau đây mô tả sự biến động các hormon sinh dục ở trong máu của 2 người phụ nữ
trưởng thành không bị mắc các bệnh về nội tiết (người A và người B)

Người A Người B
a) Cho biết tên của hormon (I) và hormon (II)
b) Giải thích sự khác nhau về sự biến động của hai hormon này ở người A và người B.
Câu 8. Nội tiết (2 điểm)
a) So sánh tác dụng của hoocmôn glucôcocticôit của vỏ thượng thận và hoocmôn ađrênalin của
tủy thượng thận lên đường huyết.
b) Trong quá trình điều hòa hoạt động của các hoocmôn ở động vật, phân biệt cơ chế điều hòa
ngược âm tính và điều hòa ngược dương tính. Trong hai cơ chế đó, cơ chế nào quan trọng hơn?
Vì sao?
Câu 8-Nội tiết ( 2,0 điểm)
1. Giả sử có hai bệnh nhân A và B đều bị bệnh bướu cổ. Kết quả xét nghiệm máu ở người A cho
thấy, nồng độ TSH (thyroid-stimulating hormone) cao hơn mức bình thường còn nồng độ TH
(thyroxine hormone) thấp hơn mức bình thường. Kết quả xét nghiệm máu ở người B cho thấy
nồng độ TSH ở mức bình thường còn nồng độ hoocmôn TH cao hơn mức bình thường. Giải
thích cơ chế gây nên bệnh bướu cổ ở người A và người B?
2. Ba bệnh nhân có biểu hiện ốm yếu, thể lực kém, luôn mệt mỏi và trí tuệ kém phát triển do
thiếu Thyrosine. Xét nghiệm sinh hóa được kết quả về nồng độ các hormone trong máu như sau:
Nồng độ (pg/ml) TRH TSH TH
Người bình thường 3 4,5 7,5
Bệnh nhân 1 0,6 0,9 1,1
Bệnh nhân 2 11,7 1,2 1,4
Bệnh nhân 3 14,3 18,5 1,3
Hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến thiếu Thyrosine ở mỗi bệnh nhân trên?
Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết
Hoocmôn Cortizol của miền vỏ tuyến trên thận kích thích phân giải prôtêin và lipit. Bảng
dưới đây cho biết mức nồng độ các hoocmôn Cortizol, ACTH (hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên
thận) và CRH (hoocmôn giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu máu xét nghiệm (kí hiệu
B1 – B6).
Mẫu
B1 B2 B3 B4 B5 B6
Hoocmôn
Cortizol Thấp Thấp Bình thường Cao Thấp Cao
ACTH Cao Thấp Bình thường Cao Thấp Cao
CRH Cao Thấp Bình thường Cao Cao Thấp
a)
Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (B1 – B6) tương ứng với bốn bệnh nhân được chẩn
đoán: (1) Ưu năng tuyến yên, (2) Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận, (3)
Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với Cortizol ở vùng dưới đồi. Giải thích.
b) Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mạn tính) ảnh hưởng đến kích thước tuyến yên và khối
lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết
a) Tại sao bệnh nhân bị tiểu đường tipe II phải tiêm bổ sung insulin, khi tiêm phải tiêm dưới
da và luân phiên vị trí tiêm mà không sử dụng cách tiêm bắp và tiêm ven?
b) Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại,
thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
c) Câu 8. (2,0 điểm)
d) a. Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ
hoocmon giải phóng hướng tuyến trên thận(CRH), hoocmon kích thích miền vỏ tuyến
trên thận(ACTH) và hoocmon cortizol trong máu? Giải thích.
e) b. Một nam thiếu niên bị tổn thương một phần thùy trước tuyến yên. Mặc dù FSH không
được sản xuất tiếp nhưng nồng độ LH vẫn ở mức bình thường. Ở tuổi trưởng thành sinh
dục, thiếu niên này có phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ phát(mọc ria mép, giọng
nói trầm,...) không? Giải thích.
Câu 8. (2,0 điểm). Nội tiết
Ở người, tuyến tụy và vỏ thượng thận tiết ra hai loại hoocmôn đều có tác dụng làm tăng
nồng độ đường glucôzơ trong máu.
a. Đó là hai loại hoocmôn nào? Nêu cơ chế tác động của hai loại hoocmôn này trong quá
trình điều hòa đường huyết.
b. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình thường?

Câu 8. (2.0 điểm): Nội tiết


Hình 11 biểu thị sự biến đổi hoocmon và phát triển
nang trứng trong một chu kì sinh dục ở phụ nữ. biết
rằng P, Q là 2 trong 3 hoocmon: LH, otrogen,
progesteron
1) Nồng độ trung bình của hoocmon Q ở người phụ
nữ tại thời điểm sau mãn kinh cao hơn hay thấp hơn
so với thời điểm người đó đang trong độ tuổi sinh
sản? Giải thích.
2) Nồng độ trung bình của hoocmon P ở người phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản bị ưu năng vỏ tuyến trên
thận (dẫn đến có nồng độ testosteron cao) cao hay
thấp hơn so với người phụ nữu khỏa mạnh bình
thường cùng độ tuổi? Giải thích.
3) Nồng độ trung bình của hoocmon FSH của người phụ nữ đnag uống một loại thuốc tránh thai
hằng ngày cao hơn hay thấp hơn so với thời điểm không uống thuốc tránh thai? Giải thích. Biết
rằng thuốc tránh thai đó có chứa hoạt chất ethinylestradiol (có tác dụng tươn tự ostrogen) và
desogestrel (tác dụng tương tự progesteron)

Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết


a. Nêu mối quan hệ giữa tuyến yên và vùng dưới đồi trong hoạt động chức năng của chúng?
b. Tại sao nói vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận và thận có vai trò quan trọng trong cơ
chế điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể?
Câu 8 (2,0 điểm).
Hai người phụ nữ trẻ tuổi bị rối loạn kinh Đối tượng Nồng độ Nồng độ
nguyệt. Bảng 4 mô tả giá trị nồng độ estradiol trước estradiol sau
estradiol huyết tương tương đối của hai tiêm thuốc tiêm thuốc
phụ nữ này trước và sau khi tiêm một loại Đối chứng 100 250
thuốc có tác dụng tương tự với LH. Bác sĩ Phụ nữ 1 40 150
kết luận rằng vùng dưới đồi của hai phụ Phụ nữ 2 40 40
nữ này đều
Bình thường nhưng bất thường về hoạt
động của tuyến yên hoặc buồng trứng.

a. Mỗi người phụ nữ 1 và 2 bị bất thường ở tuyến nội tiết nào? Giải thích.
b. Có thể thay thế thuốc nói trên bằng thuốc có tác dụng tương tự với FSH được không? Tại sao?
c. Nồng độ FSH huyết tương của mỗi phụ nữ 1 và 2 trước tiêm thuốc khác biệt như thế nào so
với người khỏe mạnh bình thường?
Câu 8: (2 điểm) Nội tiết
Một bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi và bị phù nhẹ, đặc biệt ở mặt, tăng glucose huyết. Tuy
nhiên, kết quả kiểm tra sự dung nạp glucose qua đường uống cho thấy việc giảm glucose huyết
sau khi uống glucose vẫn diễn ra bình thường. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra hàm lượng T 4 và T3 trong
máu thì thấy không có bất thường nhưng hàm lượng ACTH thì rất thấp, hàm lượng axit béo tự
do cao.
a. Hàm lượng glucose huyết cao trong máu bệnh nhân là biểu hiện của bệnh tiểu đường typ II
hay do rối loạn hoocmon tuyến thượng thận? Giải thích?
b. Nguyên nhân gây phù mặt ở bệnh nhân có phải do rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra
không? Tại sao?
VIII. Nội tiết (2,0 điểm)
1. Hình 11 thể hiện sự sai khác về nồng độ hoocmôn TRH (hoocmôn giải phóng hướng tuyến
giáp của vùng dưới đồi), TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp của tuyến yên) và tirôxin của 6
mẫu xét nghiệm tương ứng với 6 người (kí hiệu A, B, C, D, E, F). Giá trị nồng độ 3 hoocmôn
này ở 6 mẫu xét nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị của người khỏe mạnh bình
thường (BT).
TSH Tirôxin
N ồngđộ hoocm ôn

TRH

N ồngđộ hoocm ôn
8
N ồngđộ hoocm ôn

(đơnvị tươngđối)

8 9
8

(đơnvị tươngđối)
(đơnvị tươngđối)

6 7 8
6 5 6 6 7

4 5 6 6
5
4
4 3
4 3 4
4
3
2
2 2
1
2 1 2 1
2 0 0 0
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

BT A B C D E F BT A B C D E F BT A B C D E F

Hình Hình
11 13
Hãy cho biết mẫu nào trong 6 mẫu xét nghiệm (từ A đến F) tương ứng với mỗi bệnh nhân được
chẩn đoán một bệnh dưới đây và giải thích.
a. Bệnh nhân bị nhược năng tuyến yên dẫn đến giảm tiết hoocmôn tuyến yên.
b. Bệnh nhân bị nhược năng tuyến giáp dẫn đến giảm tiết hoocmôn tuyến giáp.
c. Bệnh nhân bị giảm nhạy cảm của thụ thể với tirôxin ở tuyến yên.
d. Bệnh nhân bị tăng nhạy cảm của thụ thể với TSH ở tuyến giáp.
2. Khi các tế bào tạo xương tiết ra vật liệu xương mới, chúng
có thể hoạt hóa các tế bào hủy xương phá hủy xương sẵn có
bằng cách tiết ra protein RANKL, protein này hoạt hóa
RANK-receptor trên chính các tế bào hủy xương. Con
đường này được kích thích bởi vitamin D (D3) hoặc
hormone PTH. Tuy vậy, khi có ostrogen (E2) các tế bào tạo
xương ức chế quá trình này bằng việc tiết ra OPG, chất này
bất hoạt RANKL.
a. Liệu pháp thay thế ostrogen có thể giúp tránh loãng xương
ở giai đoạn sau mãn kinh không? Giải thích.
b. Một người bị ưu năng cận giáp thì xương của họ sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào? Giải thích
Câu 7. (2,0 điểm)
7.1. Ở ruồi giấm, đột biến ở gen Sh gây ra biểu hiện run chân. Theo nghiên cứu, đột biến
này liên quan đến hoạt động của một kênh ion trên màng tế bào thần kinh. Điện thế hoạt động
của tế bào thần kinh đó được thể hiện ở hình 7A: ở ruồi bình thường, hình 7B: ở ruồi bị run chân.
Dựa vào hoạt động của các kênh ion trên màng tế bào thần kinh trong quá trình hình thành điện
thế hoạt động, hãy dự đoán ba nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên và giải thích.

Hình 7A Hình 7B

7.2. Hình 8 biểu thị sự biến đổi về nồng độ


hoocmôn trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm hành kinh
(ngày 1) của phụ nữ nhưng người này có sử dụng một
trong ba thuốc X, Y và Z ở một thời điểm trong khoảng
thời gian trên. Cho biết X là chất làm giảm mức nhạy
cảm của tế bào nang trứng với FSH, Y là chất ức chế
vùng dưới đồi tiết LH, Z là chất phong bế và bất hoạt
thụ thể đặc hiệu với LH ở buồng trứng.
a) Hãy cho biết mỗi loại hoocmôn 1 và 2 là hoocmôn
nào trong số ba loại: LH, ơstrôgen và prôgestêrôn? Tại sao?
b) Hãy cho biết phụ nữ này sử dụng loại thuốc nào trong số ba loại thuốc X, Y và Z và dùng ở
thời điểm nào trong vòng 30 ngày nói trên? Giải thích.
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Leptin là một loại hormon được sản xuất bởi mô mỡ, có tác dụng ức chế ngon miệng.
Giả sử có hai nhóm người béo với những dị thường di truyền theo đường Leptin. Nhóm thứ nhất,
mức Leptin cao bất thường. Nhóm thứ hai, mức Leptin thấp bất thường. Mức Leptin của hai
nhóm người trên sẽ thay đổi như thế nào nếu cả hai nhóm được đặt vào chế độ khẩu phần thấp
calo trong thời gian kéo dài? Hãy giải thích.
b. Dựa vào hình dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
b.1. Đường cong nào có khả năng thể hiện đáp ứng ở người khỏe mạnh và bệnh nhân
tiểu đường type 1 và type 2 sau khi cho uống glucose?

b.2. Đường cong nào thể hiện đáp ứng ở một người khỏe mạnh và ở một bệnh nhân ở giai

đoạn đầu của hội chứng Cushing qua hình trên.


Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết
Rối loạn chức năng tuyến nội tiết có thể chia làm ba loại, tùy thuộc vào hormone bị ảnh
hưởng trực tiếp:
- Các rối loạn nội tiết sơ cấp làm thay đổi sản sinh các hormone tác động trực tiếp lên
chuyển hóa hoặc phát triển của cơ thể;
- Các rối loạn nội tiết thứ cấp làm thay đổi sản sinh hormone tác động lên các tuyến khác;
- Các rối loạn nội tiết hậu thứ cấp (tertiary) ảnh hưởng lên vùng dưới đồi.
Ba cá thể chuột trưởng thành (kí hiệu lần lượt là I, II và III) mang bất thường về nồng độ
hormone tiroxin trong máu. Người ta tiến hành xác định nồng độ hormone TSH ở thời điểm
trước và sau khi tiêm TRH. Kết quả được thể hiện ở Hình 8. BT là chuột bình thường, khỏe
mạnh.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Hãy xác định các cá thể chuột I,
II và III mang rối loạn nội tiết sơ
cấp, thứ cấp hay hậu thứ cấp?
Giải thích.
b) Trong ba cá thể chuột I, II và III,
cá thể nào chắc chắn có khả năng
chịu lạnh kém? Giải thích.
c) Rexinoid là một chất có tác dụng
bám và khóa thụ thể của TRH.
Nếu tiến hành tiêm rexinoid thay
vì TRH thì có thể phát hiện được Hình 8
chính xác tình trạng rối loạn nội
tiết ở những cá thể chuột nào?
Giải thích.
Câu 8: Nội tiết (2 điểm)
a. Một vận động viên trượt tuyết đột nhiên nhận ra nguy cơ xảy ra một trận tuyết lở. Anh
ấy đang rất sợ hãi và cố gắng trượt khỏi chỗ nguy hiểm càng nhanh càng tốt.
(1). Một hoocmon được tiết ra với số lượng tăng lên để chuẩn bị cho cơ thể anh ta hoạt động với
cường độ cao, đó là hoocmon nào?
(2). Mô tả bốn tác động của hoocmon này lên cơ thể giúp anh ta hoạt động với cường độ cao này.
(3). Hoạt động cường độ cao trong thời gian ngắn khiến nhiệt độ cơ thể của vận động viên tăng
lên, cơ nào giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể?
(4). Vận động viên mắc kẹt trong tuyết dày và bị lạnh, một người bạn đào tuyết và kéo anh ta ra,
người này đề nghị anh ta uống thức uống có cồn để làm ấm cơ thể. Anh ta có nên thực hiện lời
đề nghị này không? Giải thích.
b. Một số nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự thay đổi hàm lượng cortisol ở
nước bọt và nồng độ 2-AG (2-
Hình 8
arachidonoylglycerol) trong máu
của 2 nhóm người, một nhóm bị
say khi di chuyển (motion
sickness) và một nhóm không bị
bệnh này khi tham gia thực hiện
đường bay hình parabol
(parabolparabolic flight maneuver
-PF). Trong khi tham gia PF, hàm
lượng cortisol nước bọt và nồng độ 2-AG máu được đo từ các mẫu lấy ngay trước khi bắt đầu PF
(thời điểm này đựơc tính là T0, sau khi bay được 10 đường parabol (T1), 20 parabol (T2), 30
parabol (T3), khi kết thúc các PF (T4) và 24 giờ sau khi kết thúc (T5). Kết quả đựơc trình bày
trong Hình 8.
(1). Chất ức chế 2-AG có thể được dùng để giảm chứng say khi di chuyển không? Tại sao.
(2). So sánh hàm lượng glucose máu ở thời điểm T4 và T1 đối với nhóm người bị say khi di
chuyển.
(3). Tại thời điểm T2, hàm lượng ACTH máu ở nhóm bị say hay nhóm không say cao hơn? Giải
thích.
(4). So sánh hàm lượng hormon CRH ở thời điểm T5 và T2 đối với nhóm người bị say khi di
chuyển?
Câu 8 (2, 0 điểm): Nội tiết
Hai nữ bệnh nhân có hàm lượng hoocmon sinh dục trong máu thấp hơn so với người bình
thường. Bác sĩ chỉ định đo nồng độ estrogen và progesteron (Giai đoạn thể vàng) trong máu
trước và sau tiêm SFH và LH cho kết quả như sau:
Trước khi tiêm SFH, LH Sau khi tiêm FSH, LH
Estrogen Progesteron Estrogen (pg/mL) Progesteron
(pg/mL) (ng/mL) (ng/mL)
Bệnh nhân 1 38 0,09 95 9,3
Bệnh nhân 2 41 0,12 41 0,12
Chỉ số bình thường Estrogen: 125- 500 pg/mL
Progesteron (giai đoạn thể vàng): 1,7 – 27 ng/mL

Qua kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của hai bệnh nhân này hoạt động bình thường
nhưng lại có bất thường trong hoạt động của tuyến yên hoặc buồng trứng.
a. Xác định nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục của hai bệnh nhân
này. Giải thích.
b. Nồng độ FSH và LH của hai bệnh nhân này khác nhau như thế nào? Giải thích?
Câu 8 (2,0 điểm): Nội tiết
Rối loạn chức năng các tuyến nội tiết có thể chia làm ba loại, tùy thuộc vào hoocmon bị ảnh
hưởng trực tiếp:
- Các rối loạn nội tiết sơ cấp làm thay đổi sản sinh các hoocmon tác động trực tiếp lên chuyển
hóa hoặc phát triển của cơ thể.
- Các rối loạn nội tiết thứ cấp làm thay đổi sản sinh hoocmon tác động lên các tuyến khác.
- Các rối loạn nội tiết hậu thứ cấp (tertiary) ảnh hưởng lên vùng dưới đồi.
Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
A. Một bệnh nhân có hàm lượng cortisol tăng cao, hoocmon giải phóng corticotropin (CRH) của
vùng dưới đồi giảm thấp và hoocmon kích vỏ thượng thận (ACTH) tăng cao nhiều khả năng hơn
cả là bị ảnh hưởng bởi rối loạn sơ cấp.
B. Sản sinh quá mức hoocmon kích giáp (TSH) có thể là do rối loạn sơ cấp.
C. Nồng độ cortisol trong máu tăng cao có thể là do một khối u gây ra rối loạn nội tiết sơ cấp
hoặc thứ cấp.
D. Trong trường hợp một khối u dẫn đến rối loạn nội tiết thứ cấp, nồng độ hoocmon giải phóng
tương ứng trong máu bị thay đổi.
Câu 8 (2 điểm)
Giải thích sự điều hoà hoạt động tiết hoocmôn bằng các cơ chế liên hệ ngược và sự điều
hoà hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế thần kinh ở người.
Câu 8. (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Ba cá thể chuột đực trưởng thành (1, 2, 3) có nồng độ testosteron máu thấp. Trong đó, chuột (1)
bất thường ở vùng dưới đồi, chuột (2) có tinh hoàn không phát triển và chuột (3) bất thường ở
tuyến yên. Hình 8 thể hiện mức độ nồng độ LH trong máu đo được ở các cá thể chuột ở thời
điểm trước và sau khi tiêm GnRH. BT là chuột khỏe mạnh bình thường. Hãy cho biết kết quả A,
B, C tương ứng với mỗi cá thể chuột (1), (2), (3) nào? Giải thích?
Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết.
a. Hình bên thể hiện những thay đổi nồng độ
trong máu của một số hoocmon liên quan đến
sự mang thai, sinh con và sự tiết sữa. Các
đường cong trong hình được đánh nhãn từ A
đến E.
Nhiều hoocmon liên quan được thể hiện ở
bảng dưới. Đường cong nào tương ứng với
mỗi hoocmon? (Điền chữ tương ứng A, B, C, D hoặc E vào cột tương ứng).
Hoocmon Đường cong
Estrogen
Oxytocin
Prolactin
Progesteron từ nhau thai
Progesteron từ thể vàng
b. Một bệnh nhân có hàm lượng cortizol trong máu cao bất thường. Nếu xác định nồng độ
hoocmôn trong máu bệnh nhân có thể biết được hoạt động của tuyến yên hay tuyến thượng thận
bị trục trặc hay không? Giải thích.
Câu 8 (2 điểm). Nội tiết
Gần giữa thai kỳ ở người, nhau thai bắt đầu tiết ra một loại hormone có tên là
corticotrophinreleasing hormone (CRH). CRH ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone kích
thích sự phát triển của thai nhi.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để xác định xem mức CRH có tương quan với thời gian sinh
em bé hay không. Mẫu máu được lấy từ 500 phụ nữ trong quá trình mang thai của họ và đo nồng
độ CRH. Sau đó, những người phụ nữ này được chia thành ba nhóm tùy theo việc sinh non, sinh
đủ tháng hay sinh muộn.
Biểu đồ dưới đây cho thấy nồng độ CRH thay đổi như thế nào trong máu của bà mẹ (máu mẹ) ở
mỗi nhóm trong ba nhóm khi mang thai.

1. Hãy phác thảo nồng độ CRH trong máu thay đổi như thế nào khi mang thai ở những phụ nữ
sinh non.
2. So sánh nồng độ CRH thay đổi như thế nào trong thời kỳ mang thai của những phụ nữ sinh
muộn với những phụ nữ sinh đủ tháng.
3. Xác định chênh lệch nồng độ CRH ở tuần thứ 30 giữa những phụ nữ sinh non và những phụ
nữ sinh đủ tháng.
4. Đề xuất cách các bác sĩ theo dõi thai kỳ sử dụng kiến thức về nồng độ CRH trong máu mẹ
5. Cóc chân dài phương Tây (Scaphiopus hammondii) sống ở các vùng sa mạc của California và
đẻ trứng trong các vũng nước do mưa tạo thành. Khi trứng nở lần đầu tiên, hình thái cơ thể của
nó được gọi là giai đoạn nòng nọc. Đến một lúc nào đó, nó trải qua quá trình biến thái (thay đổi
hình thái cơ thể) để phát triển thành cóc trưởng thành.
Nếu những vũng nước đã đẻ trứng bị thu hẹp do thiếu mưa, nòng nọc sẽ nhanh chóng phát triển
thành cóc trưởng thành nhỏ. Nếu có đủ mưa và các vũng nước vẫn tồn tại, nòng nọc phát triển
chậm hơn và lớn hơn trước khi phát triển thành cóc trưởng thành.
a. Quá trình biến thái ở các thời điểm khác nhau để phản ứng với mực nước sẽ giúp ích gì cho sự
tồn tại của cóc?
b. Có ý kiến cho rằng sự kiểm soát CRH đối với sự phát triển có thể đã tiến hóa ở động vật lưỡng
cư rất lâu trước khi động vật có vú xuất hiện. Ở cóc, sự gia tăng nồng độ CRH trực tiếp dẫn đến
sự gia tăng mức độ hormone thyroxine và gián tiếp làm tăng mức độ corticosterone.
Một thí nghiệm đã được thực hiện để xác định những hormone nào có thể tham gia vào việc kích
hoạt sự phát triển để đáp ứng với việc phơi khô ao. Nòng nọc được nuôi trong môi trường mực
nước cao không đổi. Sau đó họ được chia thành hai nhóm. Một nhóm được chuyển đến một bể
chứa 10 dm3 nước - môi trường nhiều nước. Nhóm còn lại được chuyển đến một bể có cùng kích
thước chỉ chứa 1 dm3 nước - môi trường ít nước. Nồng độ của thyroxine và corticosterone được
đo ở mỗi nhóm. Các kết quả được hiển thị dưới đây.
- So sánh nồng độ của thyroxine và corticosterone trong hai nhóm.
- Dự đoán nồng độ CRH sẽ khác nhau như thế nào trong hai nhóm.
Câu 8 (2 điểm) Nội tiết
Hoocmon tuyến cận giáp PTH có vai trò quan trọng trong điều hòa canxi và Pi máu. Hình
dưới đây cho thấy sự thay đổi hàm lượng PTH, Ca2+ và Pi trong huyết tương của chuột được tiêm
chất ức chế PTH.

Hình 8
Dựa vào hình 8, hãy cho biết các câu dưới đây Đúng hay Sai? Giải thích.
a. Nếu đường I biểu diễn hàm lượng PTH thì đường II và đường III tương ứng biểu diễn
hàm lượng Ca2+ và Pi.
b. Ăn thức ăn giàu Canxi làm giảm hàm lượng vitamin D (dạng hoạt động) trong máu
người khỏe mạnh.
c. Chuột bị mất gen PTH, có hàm lượng Pi trong nước tiểu cao hơn so với chuột chủng dại
được nuôi cùng chế độ dinh dưỡng.
d. Người bị bất hoạt thụ thể nhạy cảm với Canxi có lượng Ca 2+ máu cao hơn so với người
khỏe mạnh có cùng chế độ dinh dưỡng.
Câu 8: (2,0 điểm) Nội tiết
a) Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ hoocmôn giải
phóng hướng tuyến trên thận (CRH), hoocmôn kích thích miền vỏ tuyến trên thận (ACTH) và
hoocmôn cortizol trong máu? Giải thích.
b) Một nam thiếu niên bị tổn thương một phần thùy trước tuyến yên. Mặc dù FSH không được
sản xuất tiếp nhưng nồng độ LH vẫn ở mức bình thường. Ở tuổi trưởng thành sinh dục, thiếu
niên này có phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ phát (mọc ria mép, giọng nói trầm,…)
không? Giải thích.
Câu 8 (2 điểm) Nội tiết
a) Nồng độ glucocorticoid cao có thể dẫn đến béo phì, yếu cơ và trầm cảm, sự kết hợp
của các triệu chứng này được gọi là hội chứng Cushing. Hoạt động quá mức của tuyến yên hoặc
tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân. Để xác định tuyến nào có hoạt động bất thường ở một
nơi cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sử dụng thuốc dexamethasone, một loại glucocorticoid tổng hợp
ngăn chặn giải phóng ACTH. Dựa trên biểu đồ, xác định tuyến nào bị ảnh hưởng ở bệnh nhân X

b) Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmon
vùng dưới đồi CRH (hoocmon kích thích tuyến yên sản sinh ACTH), một lô tiêm TSH (hoocmon
kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lý. Sau hai tuần người ta xác
định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu
được như sau:
Tuyến nội tiết Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2
Tuyến yên (mg) 12,90 14,50 8,00
Tuyến giáp (mg) 250,00 250,00 500,00
Tuyến trên thận (mg) 40,00 75,00 40,00
Khối lượng cơ thể (g) 400,00 275,00 252,00
Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 được tiêm loại hoocmon nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm
Câu 8. (2,0 điểm). Nội tiết
Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmôn CRH; một
lô tiêm hoocmôn TSH; lô còn lại tiêm dung dịch sinh lí (đối chứng). Sau hai tuần, người ta xác
định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của ba lô chuột. Kết quả thu được
như sau:
Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2
Tuyến yên (mg) 12,9 8,0 14,5
Tuyến giáp (mg) 250,0 500,0 250,0
Tuyến trên thận (mg) 40,0 40,0 75,0
Khối lượng cơ thể (mg) 400,0 252,0 275,0
Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm.
Câu 8 (2 điểm). Nội tiết
Hình dưới đây thể hiện biến động hàm lượng glucôzơ trong máu và hai loại hormone A,
B liên quan đến điều hoà đường máu trước và sau bữa ăn (bữa ăn bắt đầu tại thời điểm 0)
ở người khoẻ mạnh bình thường.

a) Trong hai đường cong I và II, đường cong nào tương ứng với bữa ăn giàu
cacbohidrat, bữa ăn giàu protein? Giải thích.
b) A và B là hormone gì? Giải thích.
c) Tại sao tại thời điểm 60 phút sau khi ăn, nồng độ hormone A và B đều tăng ở trường hợp
II?
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Vi khuẩn Clostridium botabilum thường sinh trưởng trong môi trường thịt, chúng tiết ra một
loại prôtêin có tên bôtumilum, prôtêin này phong tỏa sự xuất bào ở màng trước của xináp thần
kinh – cơ.
- Chất bôtumilum ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể khi bị nhiễm vi khuẩn này ?
- Nêu các biện pháp xử lí khi cơ thể con người bị tác động bởi bôtumilum.
b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xinap của nơron đối giao cảm và nơ ron vận
động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của axetilcolin lên màng sau xinap ở hai loại nơron
trên và ý nghĩa của nó?
Câu 8 (2,0 điểm) Nội tiết
Hormon tuyến giáp (T3 và T4) điều hòa sự trao đổi chất. Sự giải phóng của chúng được thể
hiện ở hình dưới. T4 có thể được chuyển hóa thành T3 trong các mô.
a. Hãy ghi chú các kí hiệu A, B, C, D, E, F.
b. Mức hormone nào dự đoán sẽ tăng lên ở những
bệnh nhân mắc các bệnh sau đây so với người khỏe
mạnh? Giải thích.
(1) Một bệnh nhân bị viêm tuyến giáp Hashimoto
gây ra sự phá hủy miễn dịch đến mô tuyến giáp.
(2) Một bệnh nhân mắc bệnh Graves, cơ thể sản
sinh ra kháng thể bám và kích thích thụ thể TSH
(TSHR).
(3) Một bệnh nhân lạm dụng thuốc, uống thuốc bổ
sung nhiều T4 với hy vọng thuốc sẽ giúp họ giảm
cân.
(4) Bệnh nhân có khối u ở thùy trước tuyến yên ở
vùng tiết TSH.
(5) Bệnh nhân không nhạy cảm hormone tuyến
giáp, do đột biến hỏng toàn bộ thụ thể hormone tuyến giáp.
Câu 8 : (2,0 điểm) Nội tiết
Hoocmon sinh trưởng (GH) được não tiết ra và có thể kích thích gan tiết ra yếu tố
sinh trưởng 1 giống như isnulin (IGF1). Khi động vật tăng trưởng, xương được hình thành
từ tế bào sụn, kéo dài ra từ các đĩa sụn tận cùng (gọi là đĩa sụn sinh trưởng). Thí nghiệm
sau tiến hành trên các đĩa sụn sinh trưởng khỏe mạnh

Hình 8.
(1) Tiêm GH vào tất cả đĩa sụn
(2) Tiêm đồng thời GH và chất ức chế IGFi vào các đĩa sụn của chuột
(3) Tất cả GH bị ức chế ở chuột
(4) Tiêm GH vào một đĩa sụn của chuột có gan đã bị loại bỏ tất cả IGF1
(5) Chỉ bổ sung GH vào môi trường trong đĩa nuôi các tế bào mầm sụn.
a. Hãy phân tích thí nghiệm trên để chỉ ra vai trò của GH và IGF1.
b. Qua thí nghiệm (4) và (5) em có nhận xét gì về nguồn tiết IGF1 trong cơ thể?
Câu 8 (2,0 điểm): Nội tiết
1. Hai bệnh nhân A và B đều có nồng độ cortizol trong máu thấp hơn người bình thường. Khi đo
nồng độ ACTH ở bệnh nhân A thấy cao hơn người bình thường, còn ở bệnh nhân B thì thấp hơn
người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy ở vùng dưới đồi và tuyến trên thận.
a. Hãy cho biết bệnh nhân nào bị bệnh ở vùng dưới đồi và bệnh nhân nào bị bệnh ở tuyến trên
thận? Giải thích.
b. Nếu tiêm thêm CRH (hormone giải phóng) vào hai bệnh nhân này thì thấy nồng độ glucose
trong máu tăng ở một bệnh nhân và không tăng ở bệnh nhân kia. Hãy cho biết bệnh nhân nào có
nồng độ glucose trong máu tăng và bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu không tăng?
Giải thích.
2. Người ta thí nghiệm buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thì hàm lượng đường trong
phân và trong nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng cacbonhydrat và các chất dinh dưỡng
khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống
dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống của con vật.
3. Khi tiến hành thí nghiệm cắt tuyến tụy ở chuột thí nghiệm. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng
được cung cấp đầy đủ có trộn dịch tụy. Nhưng sau một thời gian ngắn chuột thí nghiệm vẫn bị
chết. Hãy giải thích?

You might also like