You are on page 1of 4

BÀI 26

TIẾT 1
Câu 1. Nội dung cơ bản của quá trình tiến hóa nhỏ theo quan niệm tiến hóa tổng hợp hiện đại là
gì?
A. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B. Quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể .
D . Quá trình tiến hóa ở cấp phân tử.
Câu 2. Ở loài giao phối, dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự xuất hiện loài
mới ?
A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí.
C. Cách li tập tính. D. Cách li sinh sản.
Câu 3. Tiến hoá lớn là quá trình hình thành:
A. loài mới B. các nhóm phân loại trên loài
C. nòi mới D. các cá thể thích nghi nhất
Câu 4. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa trong quần thể là:
A. đột biến, biến dị tổ hợp và nguồn gen di-nhập
B. biến dị tổ hợp và nguồn gen di nhập
C. đột biến và nguồn gen di nhập
D. đột biến và biến dị tổ hợp
Câu 5. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
A. đột biến B. tổ hợp C. thường biến D. đột biến gen tự nhiên
Câu 6. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá
trình tiến hóa?
A. Thường biến. B. Đột biến gen. C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 7. Nguồn nguyên liệu thứ cấp được tạo ra qua quá trình
A. đột biến B. CLTN C. giao phối D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 8. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. quần xã. B. loài. C. cá thể. D. quần thể.
Câu 9. Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần
thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. di – nhập gen. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 10. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.
B. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
C. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen.
D. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.
TIẾT 2
Câu 1. Nhân tố tiến hoá là các nhân tố
A. vô sinh và các nhân tố hữu sinh có trong môi trường B. làm xuất hiện biến dị tổ hợp
C. làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT D. làm thay đổi KH của cùng 1 KG
Câu 2. Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần
thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử . Hiện tượng này gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. di – nhập gen. D. đột biến.
Câu 3. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một
cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vì
A. làm thay đổi tần số tương đối của các alen
B. làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
C. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
D. tạo ra các biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa
Câu 5. Nhân tố làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể gồm:
A. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
B. giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
C. đột biến và di – nhập gen D. di – nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 6. Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. đột biến, biến động di truyền. B. di nhập gen, biến động di truyền.
C. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. D. đột biến, di nhập gen.
Câu 7. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 8: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho
vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 9. Sự nhập cư của các cá thể vào quần thể có thể làm thay đổi
A. tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. tần số các alen và tăng cường vốn gen của quần thể
C. thành phần kiểu gen và tăng cường vốn gen của quần thể
D. tần số các alen, thành phần kiểu gen và tăng cường vốn gen của quần thể
Câu 10. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể?
A. Di – nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
TIẾT 3
Câu 1. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
C. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 2. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 3. Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội
Câu 4. Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hoá khác là:
A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ.
B. làm thay đổi nhanh tần số tương đối của các alen theo hướng xác định.
C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.
D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.
Câu 5. Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả?
A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 6. Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của CLTN nhanh hơn các alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn tần số đáng kể.
C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 7. Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 8. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần
thể.
Câu 9. Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể
làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Di - nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 10. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung
đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

You might also like