You are on page 1of 13

[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

NGÂN HÀNG CÂU HỎI BÀI TẬP


PHẦN: TIẾN HÓA

Câu 1. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phát sinh ở
A. đại Tân sinh. B. đại Thái cổ. C. đại Trung sinh. D. đại Nguyên sinh.
Câu 2. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, côn trùng phát sinh ở đại
A. Thái cổ. B. Tân sinh. C. Trung sinh. D. Cổ sinh.
Câu 3. Câu 1.Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là:
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử.
Câu 4. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen. C. quần thể. D. kiểu hình
Câu 5. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa ngự trị ở đại
A. Trung sinh B. Tân sinh C. Cổ sinh D. Nguyên sinh.
Câu 6. Cây có mạch phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung Sinh. D. Đại Thái cổ.
Câu 7. Theo quan điểm hiện đại, sản phẩm của tiến hóa nhỏ là
A. cá thể mới B. loài mới C. chi mới D. họ mới.
Câu 8. Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất, mầm mống những cơ thể sống đầu
tiên được hình thành ở
A. trên mặt đất. B. trong không khí. C. trong lòng đất. D. trong nước đại dương.
Câu 9. Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 10. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến và di - nhập gen. D. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.
Câu 11. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào
sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A. Cơ quan thoái hoá. B. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan tương đồng. D. Hoá thạch.
Câu 12. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm
linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh B. Đại Nguyên sinh C. Đại Tân sinh D. Đại Trung sinh
Câu 13. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 14. Nhân tố nào sau đây làm giảm tính đa dạng di truyền?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 15. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 16. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. loài mới xuất hiện B. họ mới xuất hiện
C. chi mới xuất hiện D. quần thể mới xuất hiện.
Câu 17. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào định hướng quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di- nhập gen.
SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp
|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

Câu 18. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho 1 alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 19. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. đột biến gen. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. biến dị tổ hợp. D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 20. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen của cơ thể. B. các alen của kiểu gen.
C. các alen có hại trong quần thể. D. kiểu hình của cơ thể.
Câu 21. Theo thuyết tiến hóa hiện đại , nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên D. Di – nhập gen.
Câu 22. Một alen mới có thể xuất hiện trong một quần thể nhờ nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 23. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 24. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây là có hướng?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Di-nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 25. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 26. Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
C. đột biến gen D. biến dị cá thể
Câu 27. Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi
xuất hiện đầu tiên có thể là
A. lipit. B. ADN. C. prôtêin. D. ARN.
Câu 28. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
A. các tế bào nhân thực. B. các đại phân tử hữu cơ.
C. các vi khuẩn. D. các tế bào sơ khai.
Câu 29. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 30. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến. D. Cách li địa lí.
Câu 31. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào
sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 32. Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần
thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

Câu 33. Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể
trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến.
Câu 34. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di-nhập gen. D. Cách li địa lí.
Câu 35. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể
cùng loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên B. di - nhập gen
C. đột biến D.giao phối không ngẫu nhiên
Câu 36. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú cho quá
trình tiến hoá là
A. giao phối ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 37. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần
thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và đột biến B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. D. Di nhập gen và đột biến.
Câu 38. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phân hóa khả năng sống sót và
khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 39. Thành phần axit amin ở chuỗi -Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng
nguồn. Đây là ví dụ về
A. bằng chứng giải phẫu so sánh B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng sinh học phân tử D. bằng chứng tế bào học.
Câu 40. Ở trên đất liền có một loài chuột (kí hiệu là A) chuyên ăn rễ cây. Có một số cá thể chuột đã cùng
với con người di cư lên đảo và sau rất nhiều năm đã hình thành nên loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B
đã được hình thành theo con đường
A. địa lí. B. đa bội hoá. C. địa lí hoặc sinh thái. D. sinh thái.
Câu 41. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, 1 alen lặn có lợi có thể bị loại bò hoàn toàn khỏi quần thể do tác
động cùa nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 42. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 43. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua
đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 44. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, thì tần số alen của quần thể sẽ bị biến đổi nhanh nhất khi chịu
tác động của

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

A. quá trình đột biến. B. chọn lọc chống lại alen lặn.
C. yếu tố ngẫu nhiên. D. quá trình giao phối.
Câu 45. Giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên các tế bào sống đầu
tiên được gọi là:
A.Tiến hóa hữu cơ B. Tiến hóa hóa học
C. Tiến hóa sinh học D. Tiến hóa tiền sinh học
Câu 46.Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên,
C. Cách li địa lý. D. Đột biến.
Câu 47. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm
biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 48. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều
dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, là một bằng chứng chứng minh
A. các loài có quan hệ họ hàng gần nhau. B. các loài có chung một nguồn gốc.
C. các loài có nguồn gốc khác nhau. D. các loài có nhiều đặc điểm giống nhau.
Câu 49. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 50. Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá sẽ tiếp tục xảy ra ngay cả khi quần thể không xuất hiện đột biến gen mới.
B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 51. Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm:
A. Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. Diễn ra trên phạm vi rộng lón, trong thời gian dài.
C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
D. Không cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 52. Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 53. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật được cấu tạo từ các axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 54. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật.
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Câu 55. Khi nói về sự phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (đệ tứ) của đại tân sinh.
B. Có hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.
Câu 56. Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương tự là bàng chứng chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.
C. Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Câu 57. Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 58. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?
A. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
B. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. định hướng quá trình tiến hóa.
D. tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể .
Câu 59. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 60. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 61. Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sai?
A. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi chậm tần số alen của quần thể.
B. Di - nhập gen có thể làm phong phú hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
D. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 62. Một loài côn trùng sinh sống trên cây A. Sau đó do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát
tán sang sinh sống và ăn thức ăn từ cây B ở gần đó. Các cá thể di cư sinh sản, hình thành nên quần thể
mới. Sau một thời gian dài sống trên cây A. Khi có sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh
sản giữa hai quần thể côn trùng, loài mới được hình thành dựa trên cơ chế
A. cách li sinh thái. B. cách li địa lí. C. cách li tập tính D. cách li nơi ở.
Câu 63. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất trải qua các giai đoạn theo thứ tự là
A. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học
B. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học
C. Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa hóa học

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

D. Tiến hóa sinh học → Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học
Câu 64. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp cho thấy
A. Các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau.
B. Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ một tổ tiên chúng.
C. Các loài tiến hóa theo hướng đồng quy.
D.Các loài sinh vật có hình thái giống nhau.
Câu 65. Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hoá thạch.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D. Sự hình thành hoá thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.
Câu 66. Học thuyết tiến hóa Đacuyn chưa đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là các cá thể sinh vật.
B. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi.
C. Nguyên liệu của tiến hóa là các đột biến gen.
D. Cơ chế tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Câu 67. Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối rộng, thời gian tương đối dài.
B. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ cá thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
C. Có thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng các thực nghiệm khoa học.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa của các loài vi sinh vật.
Câu 68. Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào say đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 69. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 70. Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị họp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
C. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.
D. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
Câu 71. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 72. Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là
A. quy định chiều hướng tiến hoá.
B. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
C. tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 73. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

B. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.
C. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
D. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 74. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 75. Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
C. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
Câu 76. Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
B. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
C. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
D. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
Câu 77. Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân thì alen đó
A. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.
C. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
D. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến.
Câu 78. Vốn gen của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do
A. sự giao phối của các cá thể có cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc.
B. thiên tai làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể.
C. các cá thể nhập cư mang đến quần thể những alen mới.
D. chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể.
Câu 79. Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm
hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày
càng cao. Kết luận có thể được rút ra là:
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
B. Đột biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
C. Đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
D. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
Câu 80. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến
và không có chọn lọc tự nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 81. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
B. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
C. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất
thường.
D. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền
được.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

Câu 82. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến
hoá hoá học?
A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 83. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Câu 84. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể
thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen
cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen
đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm
tăng tần số alen có hại.
Câu 85. So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá vì
A. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự
nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.
B. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào
kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
C. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể
sinh vật.
D. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột
biến có lợi.
Câu 86. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại bỏ khỏi quần
thể nhanh nhất?
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
C. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
Câu 87. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một
hướng xác định.
Câu 88. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh
sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
C. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần
thể giảm.
Câu 89. Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp
|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 90. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần
thể theo hướng xác định.
Câu 91. Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh
sản với quần thể gốc.
C. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát
tán mạnh.
D. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
Câu 92. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các
nhân tố tiến hoá.
Câu 93. Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi
là cơ quan tương đồng.
B. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các
giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
C. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên
nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ
quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
Câu 94. Trong các hình thức chọn lọc tự nhiên, hình thức chọn lọc vận động
A. diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định, kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần được thay
thế bởi đặc điểm thích nghi mới.
B. diễn ra khi điều kiện sống thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, kết quả là quần thể ban đầu bị phân hoá
thành nhiều kiểu hình.
C. diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, kết quả là bảo tồn những cá thể mang tính trạng
trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình.
D. diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, kết quả là kiên định kiểu gen đã đạt được.
Câu 95. Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự
tiến hóa mạnh trong sinh giới?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen
C. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, đột biến
Câu 96. Nhận định nào sau đây đúng với quan điểm của Đacuyn?
SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp
|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

A. Khi điều kiện sống thay đổi, tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể cũng thay đổi
B. Quần thể sinh vật có xu hướng thay đổi kích thước trong mọi điều kiện môi trường.
C. Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi
sinh sản.
D. Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại các vật chất di truyền của bố mẹ
Câu 97. Nội dung nào dưới đây nói về CLTN là sai?
A. Nhân tố CLTN chính là những nhân tố vô sinh và hữu sinh trong môi trường trực tiếp tác động lên
cơ thể sinh vật.
B. CLTN có hiệu quả cao ở những quần thể nhỏ và có hiệu quả thấp hơn ở những quần thể lớn.
C. CLTN là nhân tố tác động trực tiếp lên kiểu gen và thông qua đó tác động gián tiếp lên kiểu hình.
D. CLTN chống lại alen trội có hiệu quả cao hơn so với chống lại alen lặn.
Câu 98. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng, các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những
đoạn ARN ngắn. Các đoạn ARN này cũng có thể tự nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim.
Điều này chứng tỏ:
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic
B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin
C. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống
Câu 99. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu
gen của quần thể.
B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tan so alen của quàn thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy
ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
Câu 100. Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi polipeptit anpha trong phân tử hêmôglôbin được thể hiện ở
bảng sau:
Cá mập Cá chép Kỳ nhông Chó Người
Cá mập 0% 59,4% 61,4% 56,8% 53,2%
Cá chép 0% 53,2% 47,9% 48,6%
Kỳ nhông 0% 46,1% 44,0%
Chó 0% 16,3%
Người 0%
Từ bảng trên cho thấy mối quan hệ họ hàng giữa các loài theo trật tự là
A. người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông. B. người, chó, cá chép, kỳ nhông, cá mập.
C. người, chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập. D. người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép.
Câu 101. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian ngắn nhất.
B. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài
người.
C. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
D. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh của bò sát.
Câu 102. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao phối không ngẫu
nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp
|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

A. Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể.
D. Làm cho quần thể bị biến đổi vốn gen theo hướng làm xuất hiện các alen mới và kiểu gen mới.
Câu 103. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
Câu 104. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một quần thể, quá trình chọn lọc tự nhiên có thể sẽ làm tăng tính đa dạng của sinh vật.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen và tần số
alen.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần
thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
Câu 105. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Đột biến gen tạo ra nguyên liệu thứ cấp, chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động vào quần thể thường làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn có xu hướng làm gia tăng tính đa hình di truyền của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có khả năng tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
Câu 106. Nội dung nào dưới đây có trong học thuyết tiến hóa của Đác Uyn?
A. Đột biến gen tạo ra những alen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
B. CLTN chỉ có vai trò sàng lọc ra những tổ hợp gen thích nghi vốn có sẵn trong quần thể.
C. Biến dị cá thể mang tính vô hướng được hình thành thông qua sinh sản có ý nghĩa quan trọng đối với
tiến hóa.
D. Biến động di truyền là sự thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể do tác động của yếu tố
ngẫu nhiên.
Câu 107. Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong
một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.
B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành họp tử nhưng họp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
C. Voi châu Phi và voi châu Á phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau.
D. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
Câu 108. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp lên kiểu hình làm biến đổi tần số kiểu
và tần số alen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn
lọc chống lại alen lặn.
C. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
Câu 109. Nội dung nào dưới đây là sai khi đề cập đến con đường hình thành loài khác khu vực địa lí?
A. Trong con đường hình thành loài khác khu vực địa lí thì điều kiện địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra tổ
hợp gen thích nghi.
B. Trong con đường hình thành loài khác khu vực địa lí, thì cách li địa lí chỉ có vai trò duy trì sự sai
khác về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi tác động của các nhân tố tiến hóa.
C. Hình thành loài khác khu vục địa lí xảy ra phổ biến hơn ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp
|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

D. Hình thành loài khác khu vực địa lí cần trải qua một thời gian dài và qua nhiều dạng trung gian
chuyển tiếp.
Câu 110. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các
nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với
nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 111. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu
diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 112. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn
lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Loại bỏ hòan toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 113. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen
và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn
với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của
quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn
tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
V. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa
dạng di truyền và luôn dẫn tới làm suy thoái quần thể.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 114. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (III), (IV), (V). B. (I), (III), (V). C. (II), (IV), (V). D. (I), (II), (III).
Câu 115. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
I. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2022

II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
IV. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (II), (III). B. (I), (IV). C. (II), (IV). D. (I), (III).
Câu 116. Cho các thông tin:
I. Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp.
II. Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.
III. Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức
năng của prôtêin.
IV Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là:
A. (II), (III), (IV). B. (I), (III), (IV). C. (I), (II), (IV). D. (I), (II), (III).
Câu 117. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là
A. (III) và (IV). B. (I) và (IV). C. (I) và (III). D. (II) và (V).
Câu 118. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di - nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay
đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen
riêng rẽ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 119. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?.
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 120. Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể
thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn
trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tăng tỉ lệ cá thể có tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu
hình không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu
hình thích nghi.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn

You might also like