You are on page 1of 10

CHUYÊN ĐỀ 15.

TIẾN HÓA
BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Câu 1 (TH - MH-2017-LẦN 1). Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác
nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:
Trình tự nuclêôtit khác nhau của gen mã hóa enzim
Loài
đang xét
Loài A XAGGTXAGTT
Loài B XXGGTXAGGT
Loài C XAGGAXATTT
Loài D XXGGTXAAGT
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là
A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
D. A và là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau
nhất.
Câu 2 (NB - MH-2017-LẦN 2). Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chi trước của mèo và tay của người.
Câu 3 (NB - 2021). Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?
A. Ruột non. B. Ruột thừa. C. Phổi. D. Gan.
Câu 4 (NB - 2021). Cơ quan nào sau đây của người là cơ quan thoái hóa?
A. Ruột non. B. Xương cùng. C. Dạ dày. D. Ruột già.
Câu 5 (NB - 2021). Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?
A. Phổi. B. Gan. C. Dạ dày. D. Răng khôn.
Câu 6 (2021): Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?
A. Ruột non. B. Dạ dày. C. Ruột thừa. D. Ruột già.
Câu 7 (NB – 2022). Phát biểu nào sau đây đúng về hoá thạch?
A. Hoá thạch cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
B. Qua xác định tuổi các hoá thạch, có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
C. Phân tích đồng vị phóng xạ cacbon 14 (14C) để xác định tuổi của hoá thạch lên đến hàng tỉ năm.
D. Các hoá thạch không cung cấp bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

BÀI 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN


Câu 1 (NB - MH-2017-LẦN 1). Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự
nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 2 ( NB - 2022 ). Theo quan điểm của Đacuyn, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A. Thường biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến gen. D. Biến dị cá thể.
BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Câu 1 (NB - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số
alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen D.Chọn lọc tự nhiên.
Câu 2 (NB - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Quy định chiều hướng tiến hóa.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 3 (NB - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn
khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên,
C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 4 (NB - 2017).Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến
hóa?
A. Đột biến. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 5 (NB - 2017).Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn
gen của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 6 (TH - 2017).Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp
của quá trình tiến hóa?
A. Đột biến nhiễm sắc thể. B. Biến dị tổ hợp.
C. Đột biến gen. D. Thường biến.
Câu 7 (TH - 2017).Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều
có chung vai trò nào sau đây?
A. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.
C. Loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
D. Cung cấp các alen đột biến cho quá trình tiến hóa.
Câu 8 (TH- 2017). Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất
định.
B. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
C. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 9 (TH - 2017). Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất
định.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể.
Câu 10 (TH - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đột biến và di - nhập gen có chung đặc điểm
nào sau đây?
A. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 11 (TH - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có
chung đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
Câu 12 (TH - 2017). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu
nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 13 (TH - 2017). Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen.
B. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
C. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.
D. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.
Câu 14 (NB- MH-2017-LẦN 1). Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng
quá trình tiến hóa là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 15 (NB -MH-2017-LẦN 1). Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực
tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen.
Câu 16 (TH- MH-2018). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm
thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 17 (TH- MH-2018). Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên tác đôṇg trưc ̣ tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của
quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo môṭ chiều hướng nhất điṇh.
Câu 18 (TH - MH-2017-LẦN 2). Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen
của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Di - nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 19 (VD- MH-2017-LẦN 2). Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn
ra khỏi quần thể.
IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số
alen của quần thể theo một hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 (TH - MH-2017-LẦN 2). Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại,
phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen
và tần số alen của quần thể.
B. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của
quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần
thể ban đầu.
C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen
của quần thể và ngược lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm
giảm sự đa dạng di truyền.
Câu 21 (NB - 2018). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một
alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 22 (TH - 2018). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử
giữa các quần thể cùng loài được gọi là:
A. chọn lọc tự nhiên. B. di - nhập gen.
C. đột biến. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 23 (TH - 2018). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá

A. đột biến gen. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp.
Câu 24 (TH- 2018). Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.
D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 25 (TH- 2018). Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 26 (TH- 2018). Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 27 (TH - 2018). Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
Câu 28 (VD - 2018). Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo
lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 29 (VD- 2018). Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di – nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3.
Câu 30 (VD- 2018). Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 31 (VD - 2018). Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 75% số cá thể mang alen a.
II. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ có tác động của di - nhập gen thì tần số các alen luôn thay đổi theo một hướng xác định.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 32 (TH - 2019). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 33 (TH- 2019). Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16 AA : 0,59
Aa : 0,25 aa. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai
về quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả
các thế hệ.
C. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
D. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Câu 34 (TH - 2019). Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thể hệ P là 0,64 Aa : 0.27
AA : 0,09 aa. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai
về quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả
các thế hệ.
D. Nếu có tác động của các yếu tô ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Phương pháp
Bước 1: Xét thành phần kiểu gen của các thế hệ xem cân bằng hay chưa
Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA: yAa: zaa
Quần thể cân bằng thoả mãn công thức: x + z = 1
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
A. đúng, đột biến có thể làm thay đổi tần số alen A.
B. đúng, vì CLTN có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen →thay đổi kiểu hình trội.
D. đúng, vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kì alen nào ra khỏi quần thể.
C. sai, vì x + z  1  quần thể chưa cân bằng, nên sự giao phối ngẫu nhiên vẫn sẽ làm thay đổi
tần số kiểu gen ở thế hệ tiếp theo.
Câu 35 (TH - 2019). Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,36 Aa : 0,48
AA : 0,16 aa. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai
về quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả
các thế hệ.
C. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
Câu 36 (TH - 2019). Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16 AA : 0,48 Aa :
0,36 aa. Cho biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về
quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả
các thế hệ.
D. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
Câu 37 (VD - 2019). Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên
cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9
Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9
aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều
nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do đột biến.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cà các cá thể mang kiểu
hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38 (VD - 2019). Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên
cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9
Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9
aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thể hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1
nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể tự thụ phấn.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do di - nhập gen.
III.Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu
hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 9/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiều phát biểu đúng?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 39 (VD - 2019). Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên
cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ Fi Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9
Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9
aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1
nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do di - nhập gen.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu
hình trội ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 9/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

6
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 40 (NB - 2020). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm 1 alen có hại trở
nên phổ biến trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 41 (MH - 2019). Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 42 (TH- 2021). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây tạo ra các alen mới, cung cấp
nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các cơ chế cách li. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 43 (TH - 2021). Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây làm tăng cường độ thích nghi của
các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định đặc điểm thích nghi?
A.Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C.Các yếu tố ngẫu nhiên. D.Di – nhập gen.
Câu 44 (TH- 2021). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây đóng vai trò sàng lọc và làm
tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Đột biến.
Câu 45 (TH - 2021). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những
alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 46 (TH - TN 2022). Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên
A.luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể.
B.làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
C. có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. chỉ làm thay đổi tần số alen trội của quần thể có kích thước nhỏ.
Bài 28: LOÀI
Câu 1 (NB - 2019): Hai loài ếch sống trong cùng môi trường nhưng vào mùa sinh sản chúng có tiếng
kêu gọi bạn tình khác nhau nên không giao phôi với nhau. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đây là ví dụ
về cơ chế cách li
A. thời gian. B. sinh thái. C. tập tính. D. cơ học.
Câu 2 (NB - 2021): Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. nơi ở. B. cơ học. C. sau hợp tử. D. tập tính.
Câu 3 (NB - 2021): Cải củ lai với cải bặp tạo ra cây lai bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A.nơi ở. B.mùa vụ. C.cơ học. D.sau hợp tử.
Câu 4 (NB - 2021): Các cây khác loài, sống trong cùng 1 môi trường, có thời kì ra hoa khác nhau nên
không thụ phấn được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. nơi ở B. sau hợp tử. C. cơ học. D. mùa vụ.
Câu 5 (NB- 2021): Các động vật khác loài, sống trong cùng 1 môi trường, có cấu tạo cơ quan sinh sản
khác nhau nên không giao phối được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. tập tính. B. sau hợp tử. C. cơ học. D. nơi ở.
Bài 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
Câu 1 (NB - 2017).Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
B. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
7
C. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
D. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 2 (NB - 2017). Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Hình thành loài khác khu vực địa lý chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
B. Hình thành loài khác khu vực địa lý không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Hình thành loài khác khu vực địa lý thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung
gian chuyển tiếp.
D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia
cắt.
Câu 3 (MH - 2019): Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
Câu 4 (TH- MH 2021). Trong các phương thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa

A. thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
D. không liên quan đến quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 5 (VD - 2021): Quá trình hình thành các loại B, C, D từ
loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này,
theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể của loài A ở đảo I có thể mang một số alen đặc
trưng mà các cá thể của loài A ở đất liền không có.
II. Khoảng cách giữa các đảo có thể là yếu tố duy trì sự khác
biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I, đảo II và đảo III.
III. Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I, đảo II và
đảo III phân hóa theo các hướng khác nhau.
IV. Điều kiện địa lí ở các đảo là nhân tố trực tiếp gây ra những
thay đổi về vốn gen của một quần thể.
A. 1. B. 4. C. 2 D. 3.
Câu 6 (VD – MH – 2022): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các cơ chế cách li, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể khác loài có tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
II. Các cá thể khác loài sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng thường không giao phối với nhau.
III. Các cơ chế cách li ngăn cản các loài troa đổi vốn gen cho nhau.
IV. Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Bài 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TT)
Câu 1 (TH - 2017). Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.
C. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật.
Câu 2 (TH - 2020). Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loại A, loài B và Ioài C. Bộ
NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và
loại B được đa bội hóa tạo ra loài D = 30 . Các cây lại giữa loài C và loại D được đa bội hóa tạo ra loài
E = 16+30 =46. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST?
A. 38. B. 54. C. 46. D. 30.
Câu 3 (VD - MH 2021). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
8
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội.
IV. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG


Câu 1 (NB - MH-2018). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống
trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A. I → III→ II. B. II → III→ I. C. I → II→ III. D. III → II→ I.
Câu 2 (NB- MH – 2022): Trong quá trình tiến hóa, giọt côaxecva được hình thành trong giai đoạn nào
sau đây?
A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa hóa học.
C. Tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa sinh học.

Bài 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Câu 1 (NB - 2017). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở
kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Đêvôn. C. Kỉ Triat (Tam điệp). D. Kỉ Jura.
Câu 2 (NB - 2017). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng
phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đêvôn. B. Kỉ Silua. C. Kỉ Ocđôvic. D. Kỉ Pecmi.
Câu 3 (NB - 2017). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở
kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Triat (Tam điệp). B. Kỉ Đệ tam. C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Jura.
Câu 4 (NB - 2017). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát
phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Đệ tứ.
C. Kỉ Cacbon (Than đá). D. Kỉ Krêta (Phấn trắng).
Câu 5 (NB - 2017). Trong lịch sử phát điểm của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng
phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tứ. B. Kỉ Cacbon. C. Kỉ Jura. D. Kỉ Đệ tam.
Câu 6 (NB - MH-2017-LẦN 1). Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa
xuất hiện ở kỉ
A. Than đá. B. Đệ tứ. C. Phấn trắng. D. Đệ tam.
Câu 7 (NB - 2018): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng
phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Cổ sinh C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 8 (NB - 2018): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở
đại nào sau đây?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh . C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 9 (NB- 2020): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, côn trùng phát sinh ở
đại
A. Thái cổ. B. Trung sinh, C. Tân sinh. D. Cổ sinh.
Câu 10 (NB - 2020): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư phát
sinh ở đại
A. Tân sinh. B. Cổ sinh. C. Nguyên sinh. D. Thái cổ.
Câu 11 (MH - 2019): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động
vật lên cạn ở đại nào sau đây?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 12 (MH - 2020): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất
hiện ở đại nào?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh.
9
Câu 13 (NB- 2021): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây
xảy ra ở đại Tân sinh
A. Phát sinh bò sát. B. Phân hóa cá xương.
C. Phát sinh các nhóm linh trưởng D. Phát sinh côn trùng.
Câu 14 (NB - 2021): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây
xảy ra ở đại Trung Sinh?
A.Phát sinh côn trùng. B.Phát sinh thực vật.
C.Phát sinh bò sát. D.Phát sinh chịm.
Câu 15 (NB - 2021): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây
xảy ra ở đại Tân Sinh?
A. Xuất hiện loài người. B. Phát sinh côn trùng.
C. Phân hóa cá xương. D. Phát sinh thực vật.
Câu 16 (NB- 2021): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây
xảy ra ở đại Trung sinh?
A. Phát sinh thực vật. B. Phát sinh thú.
C. Phát sinh bò sát. D. Phát sinh côn trùng.

10

You might also like