You are on page 1of 14

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1.Tại sao gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến nằm trên
NST thường?
A. Vì phần lớn các gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y
B. Vì tần số đột biến gen trên NST X thường cao hơn so với trên NST Y
C. Vì gen đột biến trên NST X thường là gen trội
D. Vì chỉ có một trong hai NST X của giới nữ hoạt động
Câu 2. Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì
A. số lượng cá thể sinh vật trong mỗi hệ sinh thái thường xuyên biến động
B. quần thể trong hệ sinh thái có khả năng tự cân bằng, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
C. Các hệ sinh thái đều bị con người tác động làm biến đổi thường xuyên
D. Luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường
Câu 3. Bệnh tật nào sau đây không thuộc bệnh di truyền?
A. Bệnh Pheninketo niệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông
B. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, khảm ở cây thuốc lá
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcno
D. Bênh ung thư máu; bệnh hồng cầu lưỡi liềm, hội chứng Đao
Câu 4. Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là:
A. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5/ đến 3/ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho
axit amin và sau cùng là bộ ba ATT
B. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX
C. Trên trình tự nucleotit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5/ và đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX
D. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa
cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX
Câu 5. Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện
trong quần thể giao phối?
A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững
B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân
C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn
Câu 6. Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm
người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao là:
A. Giao phối không ngẫu nhiên B. di nhập cư
C. phiêu bạt gen D. chọn lọc tự nhiên
Câu 7. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của tiến hòa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu
gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới
C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản
của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của
các nhân tố tiến hóa
Câu 8. Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những
nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
B. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ
C. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
D. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời
Câu 9: Một trong những đặc điểm của gen ngoài nhân là
A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân đột biến.
B. có khả năng nhân đôi và phiên mã.
C. luôn luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn
A. Các gen càng gần nhau càng dễ xảy ra trao đổi dẫn tới hiện tượng hoán vị gen và ngược lại.
B. Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, hay giới cái hoặc cả hai giới.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit chị em của nhiễm sắc thể kép.
D. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kỳ giữa của giảm phân I.
Câu 11:

Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một
tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di
truyền trên?
A. Gen trội nằm trên NST giới tính B. Gen lặn nằm trên NST giới tính
C. Gen lặn nằm trên NST thường D. Gen trội nằm trên NST thường
Câu 12: Các cá thể của quần thể muỗi hôm nay có khả năng kháng với một loại thuốc diệt muỗi đặc biệt, mặc
dù vậy chính loài này lại không kháng được thuốc khi phun lần đầu tiên. Các nhà khoa học tin rằng khả năng
kháng thuốc được tiến hóa trong quần thể muỗi bởi vì
A. Các cá thể muỗi phát triển khả năng kháng với thuốc diệt muỗi sau khi tiếp xúc với thuốC.
B. Một số cá thể muỗi đã có khả năng kháng thuốc trước khi phun thuốc, và vì vậy chúng đã sống sót để sinh
sản.
C. Muỗi cố gắng để thích nghi với môi trường sống.
D. Muỗi đã phát triển hệ miễn dịch để kháng thuốc sau khi tiếp xúc với thuốc
Câu 13: Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ
thuộc mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
Câu 14: Câu nào sau đây nói về giai đoạn đỉnh cực(trạng thái ổn định của quần xã) của diễn thế sinh thái là
chính xác ?
A. Là quần xã đầu tiên hình thành trong quá trình diễn thế phát triển.
B. Giai đoạn đỉnh cực chỉ có toàn thực vật.
C. Giai đoạn đỉnh cực sẽ duy trì cho tới khi môi trường thay đổi.
D. Giai đoạn đỉnh cực sẽ thay đổi rất nhanh.
Câu 15: Điều nào sau đây về vật chất trong hệ sinh thái là không đúng?
A. Vật chất tuần hoàn trong hệ sinh thái.
B. Tổng lượng vật chất giảm dần qua thời gian.
C. Thiếu một loại vật chất dinh dưỡng có thể làm giảm sản lượng của sinh vật sản xuất.
D. Chu trình sinh địa hóa giúp chuyển hóa và tái sử dụng các phân tử.
Câu 16. Ở một số loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng. Ở một số loài
như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên nhân của hai hiện tượngtrên:
A. Lá đốm do sen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do đột biến gen nhân
B. Lá đốm do đột biến gen nhân, bạch tạng do đột biên gen lục lạp.
C. Bạch tạng do gen đột biến, lá đốm do quy định của gen không đột biên.
D. Lá đốm do năng lượng ánh sáng chiếu vào lá không đồng đều
Câu 17. Ở người, khi cặp nhiễm sắc thể (NST) số 13 không phân li 1 lần trong giảm phần của một tế bào sinh
tinh có thể tạo ra những loại tinh trùng:
A.Hai tinh trùng cùng không có NST số 13 và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13
B.Hai tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13.
C.Bốn tinh trùng đều thừa 1 NST số 13.
D.Bốn tinh trùng đều không có NST số 13.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B.Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác
nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C.Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được
xem là cơ quan tương tự.
D.Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn
gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 19. Do số bị săn bắt trái phép nhiều, số lượng cá thể của quần thể một loài động vật bị suy giảm, tỷ lệ giao
phối cận huyết tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng nào trước tiên?
A.tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
B.duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hơp tử.
C.phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D.phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 20. Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến NST, song đột biến gen vẫn được
coi là nguyên liệu chủ yếu. Một trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây là KHÔNG chính xác cho nhận định
trên:
A. Đột biến gen phố biến hơn đột biến NST.
B. ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại tùy thuộc môi trường sống và trở thành nguyên liệu.
D. Đột biến gen thường không gây hại đối với sinh vật vì nó là đột biến nhỏ, ít ảnh hưởng đến hệ gen nên được
chọn lọc giữ lại.
Câu 21. Trong quy trình tạo giổng ưu thế lai, người ta thường nghiên cứu nhiều tổ hợp lai từ các dòng thuần
khác nhau đặc biệt là có tính đến các kết quả của phép lai thuận nghịch, phép lai thuận nghịch cần phải được
quan tâm nhằm :
A. Xác định vai trò của các gen liên kết giới tính trong việc hình thành ưu thế lai.
B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
C. Phát hiện các gen biểu hiện chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc giới tính.
D. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống trên trái đất?
A.Trao đổi chất và năng lượng với môi trường là những dấu hiệu có ở' vật thể vô sinh trone tự nhiên.
B.Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại phân tử hữu cơ quan trọng là protein và axit nucleic.
C. ADN có khà năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong hoặc
bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể bị thay đổi.
D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi protein và ADN, có khả năng tự đồi mới, tự điều chỉnh và tích lũy
thông tin di truyền.
Câu 23. Trong số các nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì?
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiểu hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 24. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A.Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể.
B.Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D.Không có cách li địa lí thì không thể hình thành
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Cả 3 loại ARN (m-ARN, t-ARN, r-ARN) đều được tổng hợp trong nhân rồi được đưa ra tế bào chất để tham
gia quá trình giải mã.
B. Cả 3 loại ARN (m-ARN, t-ARN, r-ARN) đều chỉ gồm một mạch đơn pôliribônuclêôtit.
C. m-ARN là bản mã sao về thông tin cấu trúc của một phân tử prôtêin.
D. Có 3 loại ARN chủ yếu m-ARN (ARN thông tin), t-ARN (ARN vận chuyển), r-ARN (ARN ribôxôm).
Câu 26:Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, và sau sinh sản. Quần thể này sẽ bị
diệt vong khi mất đi:
A. Nhóm đang sinh sản và sau sinh sản. B. Nhóm trước sinh sản.
C. Nhóm trước sinh sản và đang sinh sản. D. Nhóm đang sinh sản..
Câu 27:Điều nào sau đây là không đúng khi mô tả quá trình diễn thế sinh thái?
A. Lưới thức ăn trong quần xã từ dạng mạng lưới phức tạp ngày càng đơn giản hóa.
B. Các chu trình sinh địa hóa ngày càng trở nên khép kín.
C. Thành phần loài ngày càng đa dạng, nhưng kích thước của mỗi quần thể bị thu hẹp dần.

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã ngày càng quan trọng.
Câu 28: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có
60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60.
B. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Câu 29: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu
thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển.Phát sinh thú và chim.
B. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện.Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
B. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 31: Khi nói về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm các sinh vật ăn các sinh vật ăn các sinh vật sản xuất.
B. Chuỗi thức ăn càng dài thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao.
C. Trong một lưới thức ăn, các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng là những loài sinh vật có cùng bậc thang
tiến hoá.
D. Các loài sinh vật càng gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng một sinh cảnh và cùng sử dụng một
nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Câu 32: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại bỏ khỏi quần thể
nhanh nhất?
A. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng
khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các
tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các
tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
Câu 34: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen aaBBDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen
AABBdd và aabbDD, người ta tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi
cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi
dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen aaBBDD
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn lọc các cây có kiểu hình (aaB-D-) cho tự thụ phấn qua một
số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có
kiểu hình (aaB-D-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen aaBBDD
Câu 35: Khi nói về quan hệ cạnh tranh, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của loài, giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với
sức chứa của môi trường.
B. Khi mối quan hệ giữa các cá thể cạnh tranh nhau quá gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng
nhau.
C. Trong mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài, loài thắng thế sẽ có lợi còn loài bị thua sẽ bất lợi.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Quan hệ cạnh tranh có thể xuất hiện giữa các cá thể thuộc cùng một loài hoặc giữa các loài sinh vật khác
nhau.
Câu 36: Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống
trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao
A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.
B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng ôn đới đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động.
Câu 37: Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên cơ thể
sinh vật, do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố.
B. Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái.
C.Vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người được coi là những nhân tố sinh thái hữu sinh
D. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc gián tiếp đến
đời sống sinh vật.
Câu 38: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
Câu 39: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở
nên khỏe mạnh hoàn toàn.
B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi.
C. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin
phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
D. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu
độc tế bào thần kinh.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền gen tế bào chất không tuân theo quy luật nghiêm ngặt như di truyền gen nhân.
C. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng giống mẹ.
D. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1.Tại sao gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến nằm trên
NST thường?
A. Vì phần lớn các gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y
B. Vì tần số đột biến gen trên NST X thường cao hơn so với trên NST Y
C. Vì gen đột biến trên NST X thường là gen trội
D. Vì chỉ có một trong hai NST X của giới nữ hoạt động
Đáp án A
Gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến nằm trên NST thường vì
phần lớn gen trên X không có alen tương ứng trên Y nên biểu hiện khác nhau ở 2 giới. Hơn nữa ở nam giới
cũng dễ phát hiện hơn vì chỉ cần 1 alen trên X là đã thành kiểu hình.
Câu 2. Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì
A. số lượng cá thể sinh vật trong mỗi hệ sinh thái thường xuyên biến động
B. quần thể trong hệ sinh thái có khả năng tự cân bằng, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
C. Các hệ sinh thái đều bị con người tác động làm biến đổi thường xuyên
D. Luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường
Đáp án D
Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong
quần xã và giữa quần xã với môi trường.
Câu 3. Bệnh tật nào sau đây không thuộc bệnh di truyền?
A. Bệnh Pheninketo niệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông
B. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, khảm ở cây thuốc lá
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcno
D. Bênh ung thư máu; bệnh hồng cầu lưỡi liềm, hội chứng Đao
Đáp án B
Bệnh di truyển là các bệnh bị sai hỏng vật chất di truyền :
Bệnh khảm thuốc lá là bênh do virut gây ra ở cây thuốc lá → không làm sai hỏng vật chất di truyền trong của
cây thuốc lá
Câu 4. Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là:
A. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5/ đến 3/ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho
axit amin và sau cùng là bộ ba ATT
B. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX
C. Trên trình tự nucleotit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5/ và đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX
D. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa
cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX
Đáp án D
Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là bắt đầu đọc từ bộ ba
TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau
cùng là bộ ba ATX.
Câu 5. Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện
trong quần thể giao phối?
A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững
B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân
C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn
Đáp án D
Tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối vì
mỗi cá thể có rất nhiều gen và quần thể có rất nhiều cá thể
→ vốn gen trong quần thể rất lớn
= > nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú.
Câu 6. Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm
người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao là:
A. Giao phối không ngẫu nhiên B. di nhập cư
C. phiêu bạt gen D. chọn lọc tự nhiên
Đáp án A
chỉ kết hôn với những người cùng đạo → do giao phối không ngẫu nhiên.

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 7. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của tiến hòa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu
gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới
C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản
của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của
các nhân tố tiến hóa
Đáp án A
Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới→ A sai
Câu 8. Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những
nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
B. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ
C. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
D. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời
Đáp án C
Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản là nhờ điều kiện của khí quyển nguyên thủy: năng lượng từ núi lửa,
sấm sét, tia tử ngoại,...
Chọn C (không có năng lượng sinh học).
Câu 9: Một trong những đặc điểm của gen ngoài nhân là
A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân đột biến.
B. có khả năng nhân đôi và phiên mã.
C. luôn luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Gen ngoài nhân không tồn tại thành cặp nhưng cũng có khả năng nhân đôi và phiên mã.
Chọn B.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn
A. Các gen càng gần nhau càng dễ xảy ra trao đổi dẫn tới hiện tượng hoán vị gen và ngược lại.
B. Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, hay giới cái hoặc cả hai giới.
C. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit chị em của nhiễm sắc thể kép.
D. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kỳ giữa của giảm phân I.
Các gen càng gần thì càng khó xảy ra trao đổi chéo. Quá trình tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit của 2 NST khác
nguồn trong cặp tương đồng, ở kì đầu giảm phân I.
Chọn B.
Câu 11:

Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một
tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di
truyền trên?
A. Gen trội nằm trên NST giới tính B. Gen lặn nằm trên NST giới tính
C. Gen lặn nằm trên NST thường D. Gen trội nằm trên NST thường
Bố mẹ bị bệnh sinh con bình thường => do gen trội.
Bố bị bệnh sinh con gái bình thường => không nằm trên NST giới tính.
Chọn D.
Câu 12: Các cá thể của quần thể muỗi hôm nay có khả năng kháng với một loại thuốc diệt muỗi đặc biệt, mặc
dù vậy chính loài này lại không kháng được thuốc khi phun lần đầu tiên. Các nhà khoa học tin rằng khả năng
kháng thuốc được tiến hóa trong quần thể muỗi bởi vì
A. Các cá thể muỗi phát triển khả năng kháng với thuốc diệt muỗi sau khi tiếp xúc với thuốC.
B. Một số cá thể muỗi đã có khả năng kháng thuốc trước khi phun thuốc, và vì vậy chúng đã sống sót để sinh
sản.

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Muỗi cố gắng để thích nghi với môi trường sống.
D. Muỗi đã phát triển hệ miễn dịch để kháng thuốc sau khi tiếp xúc với thuốc
Khả năng kháng thuốc là những đột biến phát sinh từ trước. Gặp môi trường phun thuốc, chúng trở nên ưu thế
hơn và qua sinh sản được nhân rộng ra
Chọn B.
Câu 13: Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ
thuộc mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của chúng không phụ thuộ mật độ
quần thể. Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên 1 người cũng giống như tác động lên hàng tram người.
Chọn B
Câu 14: Câu nào sau đây nói về giai đoạn đỉnh cực(trạng thái ổn định của quần xã) của diễn thế sinh thái là
chính xác ?
A. Là quần xã đầu tiên hình thành trong quá trình diễn thế phát triển.
B. Giai đoạn đỉnh cực chỉ có toàn thực vật.
C. Giai đoạn đỉnh cực sẽ duy trì cho tới khi môi trường thay đổi.
D. Giai đoạn đỉnh cực sẽ thay đổi rất nhanh.
Giai đoạn đỉnh cực là giai đoạn cuối cùng của quần xã. Khi đó, quần xã đã ở trạng thái ổn định.
Chọn C.
Câu 15: Điều nào sau đây về vật chất trong hệ sinh thái là không đúng?
A. Vật chất tuần hoàn trong hệ sinh thái.
B. Tổng lượng vật chất giảm dần qua thời gian.
C. Thiếu một loại vật chất dinh dưỡng có thể làm giảm sản lượng của sinh vật sản xuất.
D. Chu trình sinh địa hóa giúp chuyển hóa và tái sử dụng các phân tử.
Tổng lượng vật chất trong hệ sinh thái không đổi. Lượng vật chất trong quần xã giảm dần do bị thất thoát một
phần.
Chọn B.
Câu 16. Ở một số loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng. Ở một số loài
như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên nhân của hai hiện tượngtrên:
A. Lá đốm do sen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do đột biến gen nhân
B. Lá đốm do đột biến gen nhân, bạch tạng do đột biên gen lục lạp.
C. Bạch tạng do gen đột biến, lá đốm do quy định của gen không đột biên.
D. Lá đốm do năng lượng ánh sáng chiếu vào lá không đồng đều
Lời giải
 Lá đốm do đột biến gen trong lục lạp,chỉ tạo thành lá trắng ở một số tế bào,còn bạch tạng do đột biến gen
trong nhân
 Chọn A
Câu 17. Ở người, khi cặp nhiễm sắc thể (NST) số 13 không phân li 1 lần trong giảm phần của một tế bào sinh
tinh có thể tạo ra những loại tinh trùng:
A.Hai tinh trùng cùng không có NST số 13 và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13
B.Hai tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13.
C.Bốn tinh trùng đều thừa 1 NST số 13.
D.Bốn tinh trùng đều không có NST số 13.
Lời giải
 Nếu cặp NST số 13 không phân li trong giảm phân I sẽ tạo 4 tinh trùng trong đó có 2 tinh trùng thừa 1 NST
13,2 tinh trùng thiếu NST 13
 Nếu không phân li trong giảm phân II sẽ tạo 4 tinh trùng,trong đó có 2 tinh trùng bình thường,1 thừa NST
13,1 thiếu NST 13
 Chọn A
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B.Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác
nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C.Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được
xem là cơ quan tương tự.
D.Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn
gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Lời giải
 Cơ quan tương đồng là các cơ quan có nguồn gốc giống nhau,nhưng có thể thực hiện các chức năng khác
nhau do trong quá trình tiến hóa,CLTN tích lũy biến dị theo hướng khác nhau
 Chọn B
Câu 19. Do số bị săn bắt trái phép nhiều, số lượng cá thể của quần thể một loài động vật bị suy giảm, tỷ lệ giao
phối cận huyết tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng nào trước tiên?
A.tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
B.duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hơp tử.
C.phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D.phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Lời giải
 Khi quần thể xảy ra giao phối gần,hệ quả dẫn đến trước tiên là tăng tỉ lệ đồng hợp,giảm tỉ lệ dị hợp
 Chọn A
Câu 20. Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến NST, song đột biến gen vẫn được
coi là nguyên liệu chủ yếu. Một trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây là KHÔNG chính xác cho nhận định
trên:
A. Đột biến gen phố biến hơn đột biến NST.
B. ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại tùy thuộc môi trường sống và trở thành nguyên liệu.
D. Đột biến gen thường không gây hại đối với sinh vật vì nó là đột biến nhỏ, ít ảnh hưởng đến hệ gen nên được
chọn lọc giữ lại.
Lời giải
 Đột biến gen phổ biến hơn so với đột biến NST,đột biến gen cũng không gây biến đổi quá lớn đến sức
sống,sức sinh sản của thể đột biến nên có thể được truyền lại cho thế hệ sau.Giá trị thích nghi của một đột biến
phụ thuộc vào tổ hợp gen cũng như môi trường sống,có thể có lợi,có hại hoặc trung tính
 Chọn D
Câu 21. Trong quy trình tạo giổng ưu thế lai, người ta thường nghiên cứu nhiều tổ hợp lai từ các dòng thuần
khác nhau đặc biệt là có tính đến các kết quả của phép lai thuận nghịch, phép lai thuận nghịch cần phải được
quan tâm nhằm :
A. Xác định vai trò của các gen liên kết giới tính trong việc hình thành ưu thế lai.
B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
C. Phát hiện các gen biểu hiện chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc giới tính.
D. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
Lời giải
 Lai thuận nghịch nhằm xác định gen di truyền trong nhân hay ngoài nhân =>trong tạo ưu thế lai,người ta
thường quan tâm đến các tổ hợp lai thuận nghịch để đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính
trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
 Chọn B
Câu 22. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống trên trái đất?
A.Trao đổi chất và năng lượng với môi trường là những dấu hiệu có ở' vật thể vô sinh trone tự nhiên.
B.Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại phân tử hữu cơ quan trọng là protein và axit nucleic.
C. ADN có khà năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong hoặc
bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể bị thay đổi.
D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi protein và ADN, có khả năng tự đồi mới, tự điều chỉnh và tích lũy
thông tin di truyền.
Lời giải
 Trao đổi chất và năng lượng với môi trường chỉ diễn ra ở những cơ thể sống,hoạt động trao đổi chất cung
cấp năng lượng cho quá trình sống và phát triển của sinh vật
 Chọn A
Câu 23. Trong số các nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì?
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiểu hình thức khác nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Lời giải
 CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa,quy định nhịp độ biến
đổi KG
 Chọn D
Câu 24. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A.Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể.
B.Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D.Không có cách li địa lí thì không thể hình thành
Lời giải
 Cách li địa lí là nhân tố tiến hóa,ngăn cản sự giao phối tự do giữa cá thể quần thể mới với cá thể quần thể
ban đầu,có vai trò thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen giữa quần thể gốc và quần thể mới hình thành.Cách li địa lí
một thời gian dài có thể dẫn tới hình thành loài mới
 Chọn C
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Cả 3 loại ARN (m-ARN, t-ARN, r-ARN) đều được tổng hợp trong nhân rồi được đưa ra tế bào chất để tham
gia quá trình giải mã.
B. Cả 3 loại ARN (m-ARN, t-ARN, r-ARN) đều chỉ gồm một mạch đơn pôliribônuclêôtit.
C. m-ARN là bản mã sao về thông tin cấu trúc của một phân tử prôtêin.
D. Có 3 loại ARN chủ yếu m-ARN (ARN thông tin), t-ARN (ARN vận chuyển), r-ARN (ARN ribôxôm).
m-ARN là bản sao mã mang thông tin mã hóa các aa trong chuỗi polipeptit
Đáp án C
Câu 26:Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, và sau sinh sản. Quần thể này sẽ bị
diệt vong khi mất đi:
A. Nhóm đang sinh sản và sau sinh sản. B. Nhóm trước sinh sản.
C. Nhóm trước sinh sản và đang sinh sản. D. Nhóm đang sinh sản..
Lời giải: Nếu tuổi trước sinh sản và đang sinh sản thì quần thể sẽ diệt vong vì nhóm tuổi sau sinh sản không còn
khả năng tạo ra thế hệ mới để duy trì quần thể.
Chọn C.
Câu 27:Điều nào sau đây là không đúng khi mô tả quá trình diễn thế sinh thái?
A. Lưới thức ăn trong quần xã từ dạng mạng lưới phức tạp ngày càng đơn giản hóa.
B. Các chu trình sinh địa hóa ngày càng trở nên khép kín.
C. Thành phần loài ngày càng đa dạng, nhưng kích thước của mỗi quần thể bị thu hẹp dần.
D. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã ngày càng quan trọng.
Lời giải: Xu hướng của diễn thế sinh thái:
- Lưới thức ăn ngày càng phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng quan trọng
- Tính đa dạng loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm
- Khả năng tích lũy dinh dưỡng ngày càng tăng, quần xã sử dụng năng lượng ngày càng hoàn hảo.
Chọn A.
Câu 28: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có
60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60.
B. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Lời giải:
Cơ sở khoa học để khẳng định là :
khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. A sai vì không phải cứ là
bội số của 5 thì là thể ngũ bội, 60 có thể là bội số của nhiều số khác 5 ví dụ 2,3,4, 6...
B sai vì các cây tam bội, tứ bội,..cũng đều sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt
C sai vì chúng tồn tại thành từng cặp tương đồng 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước thì đó phải là thể
lưỡng bội

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án D
Câu 29: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu
thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển.Phát sinh thú và chim.
B. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện.Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
Lời giải:
Đặc điểm điển hình của sinh vật thời kì này là :
Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển.Phát sinh thú và chim.
Đáp án A
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
B. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Lời giải:
Phát biểu đúng là : C
A sai vì bazo nitric của ARN là A, U, G, X
B sai, một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axit amin duy nhất
D sai, ARN nói chung đều có cấu trúc mạch đơn
Câu 31: Khi nói về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm các sinh vật ăn các sinh vật ăn các sinh vật sản xuất.
B. Chuỗi thức ăn càng dài thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao.
C. Trong một lưới thức ăn, các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng là những loài sinh vật có cùng bậc thang
tiến hoá.
D. Các loài sinh vật càng gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng một sinh cảnh và cùng sử dụng một
nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Lời giải:
Phát biểu đúng là : D
Các sinh vật khác loài sống trong cùng một ổ sinh thái thì sẽ có hiện tượng phân li ổ sinh thái để giảm bớt mức
độ cạnh tranh
A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất, bậc dinh dưỡng cấp 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 1) mới là sinh vật
ăn các sinh vật sản xuất
B sai do chuỗi thức ăn dài không thể hiện hiệu suất sinh thái cao. Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng
thường là trên dưới 10%
C sai, những sinh vật thuộc cùng bậc dinh dưỡng chưa chắc đã là những loài có cùng bậc thang tiến hóa
Câu 32: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại bỏ khỏi quần thể
nhanh nhất?
A. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
Lời giải:
Gen đột biến gây hại bị loại khỏi quần thể nhanh nhất là gen trội nằm trên NST thường
Với gen trội cùng nằm trên NST thường thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay ở trạng thái dị hợp nên nhanh
chóng bị chọn lọc tự nhiên đào thải
Các phương án A, B ,D khác đều đề cập đến gen lặn – không biểu hiện thành kiểu hình khi ở thể dị hợp , chỉ bị
chọn lọc tự nhiên loại bỏ ở thể đồng hợp lặn
Đáp án C
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng
khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các
tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

Tài liệu lưu hành nội bộ 11


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các
tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
Lời giải:
Phát biểu không đúng là :D
Tính trạng mà sống trong những hoàn cảnh khác nhau thì biểu hiện ra khác nhau là những tính trạng chịu ảnh
hưởng nhiều bởi môi trường. Chúng có là do kiểu gen qui định nhưng phần nhiều do môi trường ảnh hưởng
Đáp án D
Câu 34: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen aaBBDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen
AABBdd và aabbDD, người ta tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi
cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi
dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen aaBBDD
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn lọc các cây có kiểu hình (aaB-D-) cho tự thụ phấn qua một
số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có
kiểu hình (aaB-D-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen aaBBDD
Lời giải:
Người ta tiến hành theo trình tự:
Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi
cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD
Đáp án A
Câu 35: Khi nói về quan hệ cạnh tranh, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của loài, giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với
sức chứa của môi trường.
B. Khi mối quan hệ giữa các cá thể cạnh tranh nhau quá gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng
nhau.
C. Trong mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài, loài thắng thế sẽ có lợi còn loài bị thua sẽ bất lợi.
D. Quan hệ cạnh tranh có thể xuất hiện giữa các cá thể thuộc cùng một loài hoặc giữa các loài sinh vật khác
nhau.
Lời giải:
Phát biểu không đúng là C
Trong mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài, loài thắng thế sẽ có lợi còn loài bị thua sẽ bất lợi – sai
Trong mối quan hệ cạnh tranh giữa 2 loài thì cả 2 loài đều gặp bất lợi – chịu tổn thất, loài thắng thế chịu ít tổn
thất còn loài thua chịu nhiều
Đáp án C
Câu 36: Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống
trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao
A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.
B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng ôn đới đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động.
Lời giải:
Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng
nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định
Đáp án C
Câu 37: Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên cơ thể
sinh vật, do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố.
B. Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái.
C.Vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người được coi là những nhân tố sinh thái hữu sinh

Tài liệu lưu hành nội bộ 12


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc gián tiếp đến
đời sống sinh vật.
Lời giải:
Pháp biểu không đúng là : B.
Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái – sai
Điều này là sai, mỗi loài sinh vật khác nhau có kiểu gen khác nhau, cơ chế phản ứng khác nhau đối với các
nhân tố sinh thái
Đáp án B
Câu 38: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
Lời giải:
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên cả hai mạch đơn. Trên mạch được tổng hợp gián
đoạn, enzim ligaza nối các đoạn okazaki. Trên mạch liên tục, nối các nucleotit được tổng hợp liên tục của từng
chạc tái bản.
Chọn A.
Câu 39: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở
nên khỏe mạnh hoàn toàn.
B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi.
C. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin
phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
D. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu
độc tế bào thần kinh.
Lời giải:
Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin
phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Alen đột biến không tạo được enzim có chức năng dẫn đến
phêninalanin không được chuyển hóa thành tirôzin. Phêninalanin ứ đọng trong máu dẫn lên não gây đầu độc tế
bào thần kinh, làm bệnh nhân thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ.
Chọn C.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền gen tế bào chất không tuân theo quy luật nghiêm ngặt như di truyền gen nhân.
C. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng giống mẹ.
D. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Lời giải
Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
Chọn D.

Tài liệu lưu hành nội bộ 13


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

Tài liệu lưu hành nội bộ 14

You might also like