You are on page 1of 8

VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.

com/groups/thaynghedinhcao

TS. PHAN KHẮC NGHỆ


ĐỀ 1, 2
CÁC ĐỀ CHỐNG LIỆT MỨC 5-6 ĐIỂM
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

ĐỀ SỐ 03 – CHỐNG LIỆT CHO THÍ SINH – Live chữa lúc 21g30, ngày 18/6/2022
Xem live chữa trên PAGE và kênh Youtube của Thầy Phan Khắc Nghệ để được hiểu đầy đủ, chi tiết nhé
Câu 1: Một gen nào đó vốn đang hoạt động bình thường, nay được chuyển sang vị trí mới làm ngừng hoạt
động là do đột biến nào?
A. Mất đoạn NST. B. Đột biến gen. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 2: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không đảm nhiệm chức năng vận chuyển khí O2?
A. Cào cào. B. Giun đất. C. Cá sấu. D. Ngựa.
Ab
Câu 3: Cơ thể tiến hành giảm phân tạo ra giao tử. Tổng tỉ lệ của 2 loại giao tử nào sau đây có thể sẽ chiếm
aB
60%?
A. AB và ab. B. AB và Ab. C. Ab và ab. D. Ab và aB.
Câu 4: Khi nói về chu trình trao đổi cacbon trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2) thông qua quang hợp.
B. Khí CO2 thải vào môi trường thông qua hô hấp của sinh vật, sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu, ….
C. Việc tăng cường trồng và bảo vệ rừng sẽ giảm thiểu lượng khí CO2 trong khí quyển.
D. Tất cả lượng cacbon của quần xã đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn mà không có cacbon lắng đọng.
Câu 5: Một đoạn NST nào đó có thể được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần là hậu quả của đột biến nào?
A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 6: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
A. Quần xã rừng nhiệt đới. B. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.
C. Quần xã đồng cỏ. D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây.
Câu 7: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gen đột biến thường được nhân lên thành nhiều bản sao nhờ quá trình phiên mã.
B. Nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
C. Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì sẽ gây đột biến thay thế cặp nucleotit.
D. Đột biến được biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.
Câu 8: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
A. Đột biến điểm. B. Thể một. C. Thể đa bội. D. Chuyển đoạn NST.
Câu 9: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tứ bội hóa F1 tạo ra thể tứ bội có kiểu gen là số chẵn (ví dụ Aa được tứ bội hoá, trở thành AAaa).
B. Quá trình nguyên phân ở đỉnh sinh trưởng, nếu có 1 cặp NST ở 1 tế bào không phân li thì sẽ tạo ra đột
biến thể khảm.
C. Quá trình lai xa và đa bội hóa sẽ tạo ra hợp tử song nhị bội có kiểu gen dị hợp.
D. Thể đa bội làm tăng hàm lượng ADN, nên thường có cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn dạng lưỡng bội.
Câu 10: Khi nói về tạo giống bằng gây đột biến, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở thực vật, gây đột biến thường tác động lên hạt đang nảy mầm hoặc lên đỉnh sinh trưởng của cây.
B. Giống dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây tứ bội hóa tạo ra 4n, sau đó cho 4n lai với 2n để sinh ra
3n.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
C. Tạo giống bằng gây đột biến thường không áp dụng trong tạo giống động vật.
D. Thường sử dụng đột biến đa bội lẻ hoặc đột biến lệch bội để tạo giống cây lấy hạt.
Câu 11: Quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Tần số alen A của quần thể là
A. 0,25. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,6.
Câu 12: Khi nói về ứng dụng di truyền vào việc tạo giống mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giống dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây đột biến tứ bội hóa, sau đó cho tứ bội lai với lưỡng bội
để đươc 3n.
B. Ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. Từ 1 phôi, tiến hành cấy truyền và cho phát triển thành nhiều cá thể thì các cá thể này có kiểu gen giống
nhau, giới tính giống nhau.
D. Các phương pháp: Nuôi cấy mô; cấy truyền phôi đều có thể tạo ra được các giống mới cho năng suất cao.
Câu 13: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng là Aa, Bb, Dd, Ee.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ thể AaBbDDdEe là thể ba kép. B. Cơ thể AaBbDdEe là thể lưỡng bội.
D. Cơ thể ABbDdEe là thể một. C. Cơ thể AAaaBBbbDDddEEee là thể tứ bội.
Câu 14: Khi nói về các thuyết tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể, chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên.
B. Theo Dacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên cá thể, dẫn tới hình thành loài mới.
C. Lamac là người đều tiên đưa ra học thuyết về tiến hóa của thế giới sinh vật.
D. Lamac cho rằng, quá trình tiến hóa chịu tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Câu 15: Cá chép Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 20C và 440C. Đối với
loài cá chép, khoảng giá trị nhiệt độ từ 20C đến 440C được gọi là
A. hệ sinh thái. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. vùng cực thuận.
Câu 16: Bét sống trên da trâu, hút máu trâu để sống là mối quan hệ
A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Kí sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật.
Câu 17: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Cơ quan thoái hóa. B. Hóa thạch xương khủng long.
C. Cơ quan tương đồng. D. Cấu trúc của ADN ở các loài cùng nguồn gốc.
Câu 18: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật ăn cỏ có thể xếp cùng bậc dinh dưỡng với thực vật.
B. Thực vật, tảo luôn được xếp vào sinh vật sản xuất.
C. Nấm, vi khuẩn hoại sinh luôn được xếp vào sinh vật phân giải.
D. Các loài thú ăn thịt thường có bậc dinh dưỡng từ cấp 3 trở lên.
Câu 19: Khi nói về tiêu hóa của thú, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động vật nhai lại tiêu hóa được xenlulôzơ là nhờ enzim xenlulaza do vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiết
ra.
B. Ngựa, thỏ tiêu hóa được xenlulôzơ là nhờ enzim xenlulaza do vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ tiết ra.
C. Ở các loài động vật nhai lại, dạ múi khế là dạy dày có chức năng tiết HCl và pepsin để tiêu hóa protein.
D. Thú ăn cỏ và thú ăn thịt thường có dạ dày giống nhau.
Câu 20: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Đột biến; Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến; Di – nhập gen.
C. Di – nhập gen; Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiê; Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 21: Quá trình nào sau đây của thực vật trên cạn tạo ra động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?
A. Quang hợp. B. Thoát hơi nước. C. Hô hấp. D. Phân giải các chất.
Câu 22: Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 4 loại môi trường là môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
B. Nếu môi trường có giới hạn sinh thái rộng hơn giới hạn sinh thái của loài thì sinh vật mới phát triển được.
C. Các nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp lên đời sống sinh vật.
D. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì thường có vùng phân bố càng rộng.
Câu 23: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính, phát biểu nào sau đây sai?
A. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.
B. Thay đổi tập tính giao phối là nguyên nhân chính dẫn tới hình thành loài mới.
C. Loài mới và loài gốc cùng sống trong một môi trường.
D. Quá trình hình thành loài mới gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 24: Khi nói về nhân tố sinh thái vô sinh, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các loài động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
B. Các loài động vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định, ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
C. Các loài sinh vật khi cùng sống trong 1 môi trường thì thường có giới hạn sinh thái giống nhau.
D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là các nhân tố vô sinh; Sinh vật và quan hệ giữa các loài là nhân tố hữu sinh.
Câu 25: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các đặc trưng của quần thể đều không ổn định, thay đổi theo điều kiện môi trường.
B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể phản ánh khả năng sinh sản của quần thể.
C. Độ đa dạng về loài; loài ưu thế, loài đặc trưng, sự phân tầng, … là các đặc trưng của quần thể.
D. Khi một đặc trưng nào đó bị thay đổi thì thường sẽ ảnh hưởng đến các đặc trưng khác trong quần thể.
Câu 26: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng được truyền 1 chiều theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền
kề.
C. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng được tích lũy, 70% năng lượng bị tiêu phí qua
hô hấp.
D. Năng lượng được truyền qua các mắt xích dinh dưỡng và có thể được tái sử dụng.
Câu 27: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chuyển đoạn dẫn tới sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2 cặp NST.
B. Chuyển đoạn làm chuyển 1 đoạn NST từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác.
C. Các thể đột biến do chuyển đoạn thường mất khả năng sinh sản.
D. Chuyển đoạn không có ý nghĩa với tiến hóa.
Câu 28: Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. Ee × Ee. B. AaBB × aaBB. C. Aabb × aabb. D. XDXd × XDY.
Câu 29: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lệch bội thường được phát sinh do 1 cặp NST của bố hoặc của mẹ không phân li.
B. Đột biến lệch bội thể một có bộ NST là 2n-1; Lệch bội thể ba có bộ NST là 2n+1.
C. Đột biến lệch bội chủ yếu xảy ra trong giảm phân. Nếu xảy ra trong nguyên phân thì tạo nên thể khảm.
D. Đột biến lệch bội sẽ làm thay đổi số lượng gen trên NST. Lệch bội thường được ứng dụng để tạo các
giống cây lấy hạt.
Câu 30: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbDD. B. AaBbdd × AabbDd.
C. AaBbDd × aabbdd. D. AaBbDd × AaBbDD.
Câu 31: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3 và alen a là 0,7. Kiểu gen dị
hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,32. B. 0,42. C. 0,16. D. 0,48.
Câu 32: Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới?
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến gen.
Câu 33: Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng Bắc cực?
A. Rừng lá kim. B. Đồng rêu Hàn đới.
C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Hoang mạc.
Câu 34: Ở loài cá rô phi, khoảng nhiệt độ từ 5,6 C đến 420C được gọi là?
0

A. giới hạn chịu đựng. B. giới hạn sinh thái.


C. điểm gây chết. D. ổ sinh thái.
Câu 35: Đồ thị hình bên mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng và nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp của cây.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Với nồng độ CO2 ở giá trị 0,32%, khi tăng cường độ
ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.
B. Với nồng độ CO2 ở giá trị 0,01%, tăng cường độ ánh
sáng không làm ảnh hưởng nhiều đến cường độ quang hợp.
C. Nếu cường độ ánh sáng quá yếu thì tăng nồng độ CO2
cũng ít làm thay đổi cường độ quan hợp.
D. Tại cường độ ánh sáng 667 lux, khi nồng độ CO2 tăng
từ 0,1% đến 0,2% thì cường độ quang hợp tăng thêm 1
mgCO2/dm2/h.
Câu 36: Khi trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo, thì nên dùng đèn
chiếu loại ánh sáng nào sau đây?
A. Đỏ và xanh tím. B. Đỏ và xanh lục.
C. Vàng và xanh tím. D. Vàng và xanh lục.
Câu 37: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa mã hóa loại
protein nào?
A. Protein ức chế. B. Protein enzim. C. Vùng vận hành. D. Vùng khởi động.
Câu 38: Trong hoạt động của tim, xung điện ở mạng Pouking được lan truyền đến bộ phận nào sau đây?
A. Nút nhĩ thất. B. Bó Hiss. C. Tế bào tâm thất. D. Tế bào tâm nhĩ.
Câu 39: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cạnh tranh cùng loài trở thành động lực để thúc đẩy loài tiến hóa.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
C. Khi nguồn sống khan hiếm thì sẽ dẫn tới tăng kích thước quần thể; tăng tuổi thọ sinh thái; tăng tỉ lệ con
non.
D. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau; tự tỉa thưa ở thực vật là những biểu hiện của cạnh tranh cùng loài.
Câu 40: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.
C. Quá trình hình thành loài mới không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

ĐỀ SỐ 04 – CHỐNG LIỆT CHO THÍ SINH – Live chữa lúc 21g30, ngày 18/6/2022
Xem live chữa trên PAGE và kênh Youtube của Thầy Phan Khắc Nghệ để được hiểu đầy đủ, chi tiết nhé
Câu 1: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Trên màng tế bào. B. Thilacoit. C. Chất nền lục lạp. D. Màng ti thể.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
Câu 2: Người thường xuyên bị thiếu chất nào sau đây trong khẩu phần ăn thì có thể bị loảng xương?
A. Sắt. B. Kẽm. C. Canxi. D. Iốt.
Câu 3: Loại đột biến nào sau đây làm giảm 1 liên kết hiđrô?
A. Đột biến thêm 1 cặp G-X. B. Đột biến mất 1 cặp A-T.
C. Đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Câu 4: Phổi của loài động vật nào sau đây không có phế nang?
A. Chim bồ câu. B. Ếch. C. Lợn. D. Mèo rừng.
Câu 5: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn NST dẫn đến làm tăng số lượng bản sao các gen trên NST (tăng hàm lượng ADN, tăng
độ dài NST).
B. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên NST, tạo điều kiện làm phát sinh đột biến gen để
tạo ra gen mới.
C. Đột biến lặp đoạn NST làm cho một đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần.
D. Ở lúa đại mạch, lặp đoạn làm giảm lượng enzim amyla, có lợi cho sản xuất bia.
Câu 6: Thể đột biến nào sau đây có thể được tạo ra do sự không phân li của tất cả các cặp NST trong lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử?
A. Thể ba. B. Tứ bội. C. Thể tam bội. D. Song nhị bội.
Câu 7: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chuyển đoạn dẫn tới sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2 cặp NST.
B. Chuyển đoạn làm chuyển 1 đoạn NST từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác.
C. Các thể đột biến do chuyển đoạn thường mất khả năng sinh sản.
D. Chuyển đoạn không có ý nghĩa với tiến hóa)
Câu 8: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây
là phép lai khác dòng?
A. AAbb × AaBB. B. AAbb × aaBB. C. AaBb × aabb. D. AaBb × AaBb.
Câu 9: Trong quá trình sinh sản, cấu trúc nào sau đây được truyền nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A. Alen. B. Kiểu gen. C. Kiểu hình. D. Cặp NST.
Câu 10: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các cá thể cùng loài thường có xu hướng hỗ trợ nhau để săn mồi, sinh sản, chống điều kiện bất lợi.
B. Khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống khan hiếm thì gia tăng cạnh tranh cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ xuất cư, giảm mật độ cá thể.
D. Cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ các cá thể, cho nên có thể dẫn tới làm tiêu diệt loài.
Câu 11: Loại tế bào nào sau đây tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất?
A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào nội bì.
Câu 12: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chim sáo và trâu rừng, Lươn biển và cá nhỏ là quan hệ hội sinh.
B. Giun đũa sống trong ruột người; cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ là quan hệ kí sinh.
C. Trùng roi sống trong ruột mối; Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu, Hải quỳ và cua là quan hệ cộng
sinh.
D. Phong lan với cây thân gỗ; cá ép với cá lớn là quan hệ hội sinh.
Câu 13: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 14: Khi nói về các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thực vật, tảo, vi khuẩn lam chính là các nhóm loài thuộc sinh vật sản xuất.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
B. Sinh vật sản xuất là loài mở đầu chuỗi thức ăn và truyền năng lượng ánh sáng mặt trời vào quần xã.
C. Sinh vật phân giải có nhiệm vụ phân giải các chất để trả lại môi trường (cung cấp các chất cho sinh vật
sản xuất).
D. Nấm, vi khuẩn hoại sinh, giun kí sinh là các sinh vật phân giải.
Câu 15: Trong hoạt động của tim, xung điện ở nút nhĩ thất được lan truyền đến bộ phận nào sau đây?
A. Nút xoang nhĩ. B. Bó Hiss. C. Mạng Pouking. D. Tế bào tâm nhĩ.
Câu 16: Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?
A. ADN polimeraza. B. ARN polimeraza.
C. Ligaza. D. Restrictaza.
Câu 17: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Nhiệt độ. B. Thực vật. C. Động vật. D. Vi sinh vật.
Câu 18: Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Cách
viết nào sau đây đúng?
A. XAY; XYA. B. XAY; XaY. C. XaY; XYA. D. XAYA; XaYa.
Câu 19: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Số lượng cá thể đực chia cho số lượng cá thể cái thì được gọi là tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ quần thể sẽ được tăng lên nếu quần thể có tỉ lệ sinh sản bé hơn tỉ lệ tử vong và không có di nhập
cư.
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. Các cá thể cùng loài thường phân bố theo nhóm để hỗ trợ nhau.
Câu 20: Khi nói về các vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải trồng cây trong nhà lưới (hoặc nhà kính); bón phân và tưới nước
theo chế độ nhỏ giọt; Sử dụng giống có năng suất cao.
B. Khi áp dụng trồng xen canh nhiều loài cây trong một vườn thì các loài cây đó phải có ổ sinh thái giống
nhau.
C. Muốn cải tạo đất thì phải tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân vô cơ, hạn chế dùng thuốc hóa
học.
D. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính thì phải bảo vệ rừng, tăng cường trồng cây xanh và giảm lượng khí thải.
Câu 21: Người thường xuyên bị thiếu chất nào sau đây trong khẩu phần ăn thì có thể bị bướu cổ?
A. Sắt. B. Canxi. C. Kẽm. D. Iốt.
Câu 22: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong lưới thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài sinh
vật.
B. Trong lưới thức ăn, các loài chỉ có quan hệ “sinh vật ăn sinh vật” hoặc quan hệ “vật kí sinh – vật chủ”.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn thường dễ bị thay đổi theo thời gian.
D. Trong lưới thức ăn, nếu một loài nào đó bị tiêu diệt thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các loài khác trong hệ
sinh thái.
Câu 23: Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li trước hợp tử.
B. Cải củ lai với cải bắp sinh ra cây lai; cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính thì đây là cách li
sau hợp tử.
C. Cấu tạo của cơ quan sinh sản không tương đồng, dẫn tới không giao phối được với nhau thì gọi là cách li
cơ học.
D. Do ra hoa ở hai thời kì khác nhau, cho nên chúng không giao phấn với nhau, đây là cách li sinh thái.
Câu 24: Ở Việt Nam, cho lợn đực Landrat nước ngoài giao phối với lợn móng cái Việt Nam, tạo ra lợn F1 có
năng suất cao. Phát biểu nào sau đây đúng?
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
A. Sử dụng lợn cái F1 để nhân giống. B. Đây là ứng dụng của ưu thế lai.
C. Sử dụng lợn đực F1 để nhân giống. D. Lợn F1 có kiểu gen đồng hợp.
Câu 25: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. lặp đoạn dẫn tới 1 đoạn NST nào đó được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần.
B. Lặp đoạn có thể được phát sinh do trao đổi chéo không đều giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp NST
kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
C. Lặp đoạn dẫn tới lặp gen, tạo điều kiện phát sinh các gen mới.
D. Lặp đoạn làm mất cân bằng gen nên thường gây hại, do đó không có ý nghĩa.
Câu 26: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến mất đoạn.
C. Đột biến lặp đoạn. D. Đột biến gen.
Câu 27: Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di truyền phân li độc lập với nhau. B. Là những gen cùng alen với nhau.
C. Luôn cùng quy định một tính trạng. D. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.
Câu 28: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể.
B. Nếu quần thể có mật độ cá thể quá cao thì nhóm tuổi trước sinh sản thường chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm tuổi
đang sinh sản.
C. Nếu quần thể có nhóm tuổi đang sinh sản ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đó sẽ tăng số lượng
(đang phát triển).
D. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể cho phép biết được mật độ cá thể của quần thể.
Câu 29: Phép lai: AaBb × Aabb, thu được F1 có tổng số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 37,5%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 30: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,6. Tỉ lệ kiểu gen aa của quần
thể là
A. 0,16. B. 0,25. C. 0,36. D. 0,5.
Câu 31: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông, hoạt động mạnh. Mỗi quần xã thường có 1 hoặc nhiều loài ưu
thế.
B. Cá cóc là loài đặc trưng của quần xã Tam Đảo; Cây chàm là loài đặc trưng của rừng U minh thượng.
C. Môi trường sống càng thuận lợi thì độ đa dạng về loài càng giảm.
D. Sự phân tầng trong quần xã là do sự thích nghi của các loài và sự phân bố của nhân tố sinh thái. Phân
tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Câu 32: Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguyên liệu thứ cấp?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 33: Khi nói về chuỗi thức ăn và tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mỗi chuỗi thức ăn có ít nhất 1 loài thực vật.
B. Trong mỗi chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài sinh vật.
C. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể có 7 bậc dinh dưỡng; hệ sinh thái trên cạn chỉ có tối đa 6
bậc.
D. Có 3 loại tháp sinh thái, trong đó tháp năng lượng luôn có dạng đáy rộng, đỉnh hẹp.
Câu 34: Khi sử dụng H2O có O18 thì khi kết thúc quang hợp, O18 được tìm thấy ở chất nào sau đây?
A. APG. B. Glucôzơ. C. AlPG. D. O2.
Câu 35: Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch chủ có chức năng nào sau đây?
A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.
Câu 36: Khi nói về trao đổi nitơ ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Biến đổi NH4+ thành NO3- thì được gọi là khử nitrat.
B. Phản nitrat hóa diễn ra trong điều kiện kị khí (không có O2), sẽ làm giảm lượng đạm trong đất.
C. Biến đổi N2 thành NH4+ thì được gọi là cố định đạm (cố định nitơ).
D. Vi khuẩn cố định đạm có 2 dạng là dạng sống tự do và dạng cộng sinh với thực vật.
Câu 37: Loại đột biến nào sau đây không làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?
A. Đột biến tam bội. B. Đột biến tứ bội.
C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến gen dạng mất cặp.
Câu 38: Khi nói về các loại hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi hệ sinh thái đều có 2 thành phần là quần xã sinh vật và môi trường sống.
B. Hệ sinh thái nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có năng suất sinh học
cao.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có ít loài sinh vật, mạng lưới thức ăn đơn giản, chuỗi thức ăn ngắn.
D. Vì phụ thuộc vào nguồn vật chất của con người cung cấp, cho nên hệ sinh thái nhân tạo thường có tính ổn
định cao.
Câu 39: Khi nói về hoạt động của tim người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hệ dẫn truyền tim có 4 bộ phận, trong đó nút xong nhĩ phát nhịp → nút nhĩ thất → bó Hiss → mạng
Pouking.
B. Nút xoang nhĩ phát nhịp để kích thích tim hoạt động. Nếu nút xoang nhĩ ngừng phát nhịp thì tim sẽ ngừng
đập.
C. Một chu kì tim ở người trưởng thành kéo dài trong 0,8 giây, gồm 3 pha (nhĩ co 0,1S; Thất co 0,3S; Giản
chung 0,4S).
D. Tâm thất trái (Chứa máu đỏ thẫm) bơm máu vào động mạch chủ; Tâm thất phải (chứa máu đỏ tươi) bơm
máu vào động mạch phổi.
Câu 40: Khi nói về cân bằng nội môi trong cơ thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng thì tuyến tụy tiết insulin để chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen.
II. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm thì tuyến tụy tiết glucagôn để chuyển hóa glycôgen thành glucôzơ.
III. Khi cơ thể ăn thức ăn có nhiều muối thì thận tăng cường tái hấp thu nước và tăng cường thải muối.
IV. Khi độ pH của máu giảm thì hệ đệm sẽ tăng cường lấy đi các ion H+ để đưa độ pH về mức bình thường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like