You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12

HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2019 - 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - BẢNG KHÔNG CHUYÊN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 19/09/2019

BIỂU
CÂU ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu
1 1.
(1,5 - Triệu chứng thiếu khoáng có thể phụ thuộc vào vai trò của nguyên
điểm) tố khoáng: 0.25
Ví dụ: Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục, Fe tham gia xúc tác
phản ứng tổng hợp diệp lục. Do vậy, thiếu các nguyên tố khoáng
Mg, Fe thì diệp lục không được hình thành nên lá cây có màu vàng.
- Triệu chứng thiếu khoáng có thể phụ thuộc vào khả năng di
chuyển của nguyên tố khoáng: 0,25
+ Mg là nguyên tố linh động nên khi cây thiếu nguyên tố này, cây
có thể huy động từ các bộ phận già bằng cách phân hủy diệp lục ở
các lá già để lấy Mg vận chuyển lên cung cấp cho các lá non do vậy
các lá già bị vàng trước.
+ Fe là nguyên tố không linh động, khi cây thiếu Fe triệu chứng
xuất hiện trước tiên ở các lá non.
(HS có thể lấy ví dụ khác nếu đúng vẫn cho tối đa)
2.
a. - A là điểm bù ánh sáng, B là điểm bão hòa ánh sáng. 0,5
+ Điểm bù ánh sáng (A) là điểm có cường độ quang hợp và cường
độ hô hấp bằng nhau.
+ Điểm bão hòa ánh sáng (B) là điểm có cường độ quang hợp đạt
cao nhất.
b- Cách tiến hành: Đo đồng thời cường độ quang hợp (thông qua 0,25
lượng CO2) của cây và cường độ ánh sáng tương ứng. Tại điểm bù
ánh sáng, dòng CO2 cung cấp đầu vào và đầu ra bằng nhau. Tại
điểm bão hòa ánh sáng, hiệu số lượng CO2 đầu vào và đầu ra đạt trị
số dương cao nhất.
Câu
2 1. Vì:
(1,5 - Trong dạ cỏ, ôxi rất thiếu do vậy các vi sinh vật cộng sinh sử dụng 0,5
điểm) xenlulôzơ trong thức ăn như là nguyên liệu cho quá trình hô hấp
yếm khí, tạo ra 1 số chất hữu cơ khác nhau, đặc biệt là các axit béo.
- Các axit béo được hấp thụ vào máu của động vật nhai lại và biến 0,5
1
đổi để hình thành các chất hữu cơ khác hay được sử dụng trực tiếp
cho quá trình hô hấp hiếu khí trong các mô của động vật – nơi có
nhiều ôxi
=> Trong máu của động vật nhai lại không duy trì nồng độ Glucôzơ
cao như ở các động vật khác.
2.
a. Chênh lệch huyết áp giữa huyết áp tâm thu và tâm trương khá lớn 0,5
(140 – 50 = 90 mmHg) chứng tỏ van bán nguyệt động mạch chủ bị
hở. Do hở van bán nguyệt động mạch chủ nên ở giai đoạn tâm
trương một phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất
trái làm huyết áp tâm trương tụt nhanh xuống 50 mmHg.
b. Lượng máu cung cấp cho cơ tim trong một chu kỳ tim giảm vì
van bán nguyệt động mạch chủ hở dẫn đến tim đập nhanh lên, rút
ngắn thời gian tâm trương - đây là thời gian máu từ động mạch chủ
vào động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim hoạt động.
Câu
3 a. Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa
(1,0 - Giả thuyết 1: Loài thực vật nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự 0,25
điểm) ra hoa của cây không phụ thuộc vào độ dài ngày, đêm. Có thể dự
đoán cây ra hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều kiện về nhiệt
độ, độ ẩm….
- Giả thuyết 2: Loài thực vật nói trên thuộc nhóm cây ngày dài. Cây 0,25
không ra hoa vào mùa đông dù được kích thích bằng chớp sáng đỏ
có thể do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn hoặc do thời
điểm xử lí chưa hợp lí (khi cây còn non).
b. Hai thí nghiệm kiểm chứng:
Chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng của loài thực 0,25
vật hoàn toàn giống nhau: cùng kiểu gen, trồng trong cùng điều
kiện về dinh dưỡng…
-Thí nghiệm kiểm chứng cây trung tính: tiến hành vào mùa đông
+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa
đông
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ, độ ẩm… như
của mùa hè.
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì
giả thuyết loài thực vật thuộc nhóm cây trung tính là đúng.
- Thí nghiệm kiểm chứng cây ngày dài: tiến hành vào mùa đông 0,25
+ Cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều trồng trong điều kiện bình
thường của mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: tăng cường chiếu ánh sáng đỏ vào ban đêm
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì

2
giả thuyết loài thực vật trên thuộc nhóm cây ngày dài là đúng.
Câu
4 1.
(1,0 - Sâu non khi còn nhỏ nồng độ juvenin trong máu cao ngăn cản quá 0,25
điểm) trình sâu biến thành nhộng và bướm
- Sâu non do tác động của ecđixơn qua nhiều lần lột xác đạt kích 0,25
thước nhất định, lúc này nồng độ juvenin trong máu giảm tới mức
giới hạn không còn tác dụng nữa thì sâu biến thành nhộng và sau đó
thành bướm.
2.
- Bệnh badơđô ở người là do tuyến giáp tiết ra quá nhiều tirôxin. 0,25
Nguyên nhân tirôxin của những người này tiết ra nhiều không phải
do TSH từ tuyến yên tiết ra mà là do 1 globulin miễn dịch (TSI).
- TSI tác động như TSH, nhờ gắn vào thụ thể của tế bào tuyến giáp, 0,25
làm tăng tiết tirôxin gấp từ 5 -15 lần bình thường → lượng TSH từ
tuyến yên tiết ra ngày càng giảm đi. Do đó, lượng TSI càng nhiều,
dẫn đến tirôxin tiết ra càng nhiều, biến chuyển của bệnh càng nặng.
Câu
5 1. - Hoocmôn ơstrôgen trong pha nang trứng (nửa đầu của chu kì 0,5
(1,0 kinh nguyệt) do tế bào nang trứng sinh ra.
điểm) - Sau khi trứng chín và rụng ở pha thể vàng (nửa sau của chu kì
kinh nguyệt) ơstrôgen do thể vàng tiết ra.
- Nếu trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử và làm tổ trong tử cung
thì ơstrôgen còn được tiết ra bởi nhau thai.
2. - Giống nhau: 0,5
+ LH kích thích quá trình tạo hoocmôn sinh dục (ơstrôgen ở nữ và
testostêrôn ở nam) và thúc đẩy quá trình hình thành giao tử ở cả hai
giới.
+ FSH kích thích sự sinh trưởng của các tế bào có chức năng hỗ trợ
và nuôi dưỡng các giao tử đang phát triển (tế bào nang trứng ở nữ
và tế bào sertoli ở nam).
- Khác nhau:
+ Ở giới đực: FSH kích thích lên tế bào sertoli sản xuất tinh trùng.
LH kích thích tế bào kẽ (leydig) tiết ra hoocmôn testostêrôn.
+ Ở giới cái: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hoocmôn
ơstrôgen.
LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng cũng
tham gia tiết prôgesterôn và ơstrôgen.
Câu
6(1,0 a. 2 con đường, điểm có lợi và bất lợi của 2 con đường:
điểm) Con đường tế bào chất Con đường gian bào 0, 5

3
- Đi xuyên qua tế bào chất - Đi theo không gian giữa các
của các tế bào tế bào và không gian giữa các
bó sợi xenlulozơ bên trong
thành tế bào
- Tốc độ chậm (bất lợi) - Tốc độ nhanh (có lợi)
- Lượng nước và các chất - Lượng nước và các chất
khoáng hòa tan được kiểm khoáng hòa tan không được
tra do tính thấm có chọn kiểm tra (bất lợi)
lọc của tế bào sống (có lợi)
b. Sự khắc phục của hệ rễ: 0,5
- Tầng nội bì có đai Caspari không thấm nước, khi dòng nước và
ion khoáng hòa tan đi vào đến nội bì bị chặn lại nên phải đi xuyên
qua tế bào nội bì vào trung trụ rễ , nhờ đó lượng nước đi vào được
điều chỉnh và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra.
Câu
7(1,5 1.
điểm) a. - Thời gian thế hệ là 20 phút, mà thời gian nuôi cấy là 1 giờ (60 0,5
phút) => số thế hệ là: 60:20 = 3 (thế hệ)
- Số ADN vùng nhân thu được sau 1 giờ là: 2.23 = 16 (phân tử)
- Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn nên thế hệ sau
luôn có 4 ADN chứa N15
- Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 1 giờ chỉ chứa N14 là:
16 – 4 = 12 (phân tử)
b.
- Tổng số ADN vùng nhân thu được sau 1 giờ nuôi cấy tiếp theo là: 0,5
16. 23 = 128 (phân tử)
- Theo nguyên tắc bán bảo toàn, số ADN vùng nhân thu được chứa
cả N14 và N15 là: 28 (phân tử)
=> Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 1 giờ tiếp theo chỉ
chứa N15 là: 128 – 28 = 100 (phân tử)
2. Sau giai đoạn hoạt hóa axit amin thì tARN sẽ mang aa và gắn 0,5
axit amin đó vào chuỗi pôlypeptit không phụ thuộc vào bộ ba đối
mã.
- Nếu đột biến xảy ra trên bộ ba đối mã của tARN sau khi tARN đã
gắn axit amin thì tARN đột biến vẫn sẽ mang axit amin giống tARN
ban đầu là tirôzin đến Ribôxôm. tARN đột biến vẫn nhận ra côđon
bổ sung với nó trên mARN và gắn axit amin tirôzin vào.
- tARN bình thường là 5’GUA3’→ côđon trên mARN là 5’UAX3’
và axit amin được gắn vào chuỗi pôlypeptit là tirôzin.
- tARN đột biến là 5’UUA3’→ côđon trên mARN là 5’UAA3’vậy
đây là côđon kết thúc. Axit amin tirôzin vẫn sẽ được gắn vào chuỗi
pôlypeptit (tương ứng với côđôn kết thúc) và chuỗi pôlypeptit sẽ
dài hơn bình thường.
4
- Nếu đột biến xảy ra trên bộ ba đối mã của tARN trước khi tARN
gắn axit amin thì tARN đột biến sẽ không gắn được axit amin →
quá trình dịch mã bình thường.
Câu
8(1,5 1. - Nhận biết qua các biểu hiện:
điểm) + Làm tiêu bản tế bào và quan sát dưới kính hiển vi (thay đổi hình 0,25
thái nhiễm sắc thể)
+ Làm thay đổi nhóm gen liên kết
+ Làm giảm khả năng sinh sản của cơ thể sống (bán bất thụ).
- Vai trò của chuyển đoạn nhiễm sắc thể:
+ Trong tiến hóa: cung cấp biến dị di truyền; tạo sự cách ly sinh sản 0,25
giữa dạng bình thường với dạng chuyển đoạn; là con đường hình
thành loài mới.
+ Trong chọn giống: thay đổi nhóm gen liên kết theo ý muốn hoặc
chuyển gen từ loài này sang loài khác.
2.
- Trường hợp 1: Kiểu gen Aaa được gọi là thể ba 0,5
Cơ chế:
P: Aa x Aa
Gp: n+1 (Aa); n-1 n (A); n (a)
F1: 2n+1 (Aaa)
- Trường hợp 2: Kiểu gen Aaa được gọi là thể tam bội 0,5
Cơ chế (ở loài sinh sản hữu tính)
P: Aa x Aa
Gp: 2n (Aa) n (A); n (a)
F1: 3n (Aaa)
(HS không cần trình bày phần in nghiêng; HS giải thích theo cách
khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

You might also like