You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 -2017

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC


Ngày thi: 14/9/2016

Câu I 2,5 điểm


1. 1,25 đ
Nội dung Điểm
* Màng nhân:
- Gồm 2 màng: màng ngoài và màng trong, (mỗi màng dày từ 6 – 9 nm), màng ngoài 0,25
thường nối với lưới nội chất.
- Trên bề mặt màng có rất nhiều lỗ nhân (đường kính từ 50 –80 nm). Lỗ nhân được gắn với 0,25
nhiều phân tử protein cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
* Chất nhiễm sắc
- Chứa ADN, nhiều prôtein kiềm tính. 0,25
- Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể; Số lượng NST trong 0,25
mỗi tế bào nhân thực đặc trưng cho loài
* Nhân con: Là thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của NST, gồm chủ yếu 0,25
là protein và rARN
2. 1,25
a.Kích thước tế bào nhỏ tỉ lệ S/V lớn trao đổi chất qua màng được đảm bảo 0,25
b.Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm nhiều vi ống, vi sợi (sợi actin), sợi trung gian. Cả sợi 0,125
actin và sợi trung gian đều được néo chặt vào protein gắn ở phía trong màng sinh chất, giúp
tế bào có độ bền cơ học.
Sợi trung gian hoạt động như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức 0,125
của tế bào còn sợi actin xác định hình dạng tế bào
c.Vì nhân có chứa NST mang ADN có các gen điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 0,25
d.Trong đk bình thường, các enzim trong lizoxom ở trạng thái bất hoạt, khi cần phân hủy 0,25
các chất độc, chất lạ thì lizoxom hạ thấp độ PH trong lizoxom để hoạt hóa các enzim
e. Vì khi có nhiều phân tử chất tan thì càng có nhiều phân tử nước liên kết với các chất tan, 0,125
do đó càng ít phân tử nước tự do,
mà sự khuếch tán của nước chỉ được thực hiện bởi các phân tử nước tự do này. 0,125

Câu II – 3,5 điểm


1. 1,5 đ
- Chuẩn bị dịch mẫu: Lấy 10g thực vật ( xà lách, đậu cove, cải bắp …) hoặc thịt lợn nạc 0,25
cho vào cối sứ giã nhỏ với một ít nước cất, thêm 10-20 ml nước cất rồi đun khối chất thu
được trong 10-15 phút, ép qua mảnh vải lụa ( hoặc qua nhiều lớp vải màn) . Lọc dịch thu
được qua giấy lọc. Thêm nước cất để thể tích được 20ml.
- Lấy 5 ống nghiệm ( đánh số từ 1-> 5) cho vào mỗi ống nghiệm 4ml dịch đã chuẩn bị ở trên.
Xếp 5 ống lên giá thí nghiệm
Ống nghiệm + Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận
thuốc thử
1.Dịch mẫu + vài Đáy ống nghiệm có kết tủa Trong mô có Cl- kết hợp với 0,25
giọt AgNO3 trắng sau  đen sau một thời Ag+  AgCl
gian
2. Dịch mẫu + vài Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có SO42- nên kết hợp 0,25
giọt BaCl2 trắng với Ba2+ BaSO4
3.Dịch mẫu + vài Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có PO43- tạo kết tủa 0,25
giọt (NH4)2Mg trắng trắng photpho kép amon magie
(NH4MgPO4)
0,25
4.Dịch mẫu + vài Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có K+ tạo kết tủa
giọt axit picric hình kim màu vàng picric kali
0,25
5.Dịch mẫu + vài Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa
giọt amoni ôxalat trắng oxalate canxi màu trắng

2. 1,0 đ
-Xenlulôzơ: liên kết hiđrô giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó dài dạng vi 0,25
sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
-ADN: các Nu trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo 0,25
nguyên tắc bổ sung. Liên kêt hiđrô là liên kết yếu nhưng với số lượng nhiều đã đảm bảo cho
ADN vừa có cấu trúc bền vững
lại vừa dễ dàng bị cắt đứt và hình thành để tạo đk cho ADN thực hiện các chức năng sinh 0,25
học và có thể phát sinh ĐB làm nguyên liệu cho tiến hóa
- Prôtêin: các axit amin trong chuỗi polipeptic bậc 1 hình thành liên kết hiđrô giữa nhóm 0,25
C-O và N-H ở các vòng xoắn gần nhau hình thành và ổn định cấu trúc bậc 2 của prôtêin
3. 1,0 đ
* Hoạt động trao đổi chất: Nhập bào- tiêu hóa – xuất bào 0.25
(HS dùng từ khác mô tả đúng hiên tượng vẫn cho điểm tối đa)
* Cơ chế:
- Thức ăn có kích thước tương đối lớn được tế bào lấy vào bằng cơ chế nhập bào: màng tế
bào lõm vào, hình thành chân giả, bao lấy thức ăn và nuốt vào trong tế bào chất; hình thành 0.25
không bào tiêu hóa.
- Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa vào không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
- Chất bã được thải ra khỏi tế bào bằng hiện tượng xuất bào. 0.25
0.25
Câu III – 2,0 đ
1. 1,5 đ
a. Ở dịch B - khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày sau pha cân bằng, nguồn dinh dưỡng 0.25
cạn kiệt, chất thải tăng
 vi khuẩn uốn ván sẽ hình thành nội bào tử. 0.5
Khi đun dịch vi khuẩn ở 80 0C trong 20 phút, về nguyên tắc các tế bào sinh dưỡng bị tiêu
diệt chỉ còn tồn tại các bào tử. 0.25
 Số khuẩn lạc ở hộp B nhiều hơn ở hộp A 0.25
vì khi nuôi cấy thì những nội bào tử sẽ nẩy mầm và hình thành tế bào sinh dưỡng tạo nhiều 0.25
khuẩn lạc
2. 0,5 đ
- Phage lây nhiễm tế bào vi khuẩn bằng cách tiết enzim làm tan peptidoglican của thành tế 0.25
bào vi khuẩn.
- Thành tế bào vi khuẩn cổ không có peptidolican nên phage không xâm nhập được 0.25
Câu IV: 3,0 điểm
1. 0,75 đ
0.5
+ Tốc độ sinh trưởng: v = = ≈ 2,5940

+ Thời gian thế hệ: g = 1/v = = 0, 3855 (h) = 23,1303 phút. 0.25
2. 0,75 đ
VSV có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản và hấp thụ chất dinh dưỡng qua toàn bộ bề mặt 0.25
TB.
Vì vậy chỉ những chất có kích thước tương đối nhỏ mới được hấp thụ qua màng. 0.25
- Với các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (tinh bột, xenlulozo…) thì VSV phải tổng hợp 0.25
và tiết vào môi trường các enzim tương ứng để thủy phân các hợp chất trên thành chất đơn
giản hơn có thể vận chuyển vào tế bào.
3. 1,5 đ
- Vẽ được 3 đường cong 0.75
* Giải thích
- Sinh trưởng bình trường 4 pha 0.25
-Sinh trưởng kép : do có 2 nguồn dinh dưỡng 0.25
- sinh trưởng thêm : xác chết của VSV cung cấp thức ăn cho VSV còn lại sinh trưởng thêm 0.25
Câu V- 2,5 đ
1. 1,5 đ
*Chuẩn bị :
- Nguyên liệu: khoảng 1kg thóc hay đậu , ngô 0.25
- Dụng cụ : Một bình thủy tinh miệng rộng có thể tích khoảng 2-3 lít có nút, một nhiệt kế, 0,25
một hộp xốp to cách nhiệt tốt để đựng bình

* Các bước tiến hành:


- Cho hạt vào bình thủy tinh, đổ nước ngập hạt, ngâm hạt trong khoảng 2-3 h. Sau đó gạn 0,25
hết nước khỏi bình. Nút kín bình cắm một nhiệt kế vào khối hạt.
- Đặt bình thủy tinh có chứa hạt ẩm cùng với nhiệt kế vào hộp xốp cách nhiệt. Theo dõi 0.25
nhiệt độ lúc bắt đầu cắm nhiệt kế và sau 1h, 2h, 3h.
* Giải thích:
- Trong hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh (để cung cấp năng lượng và 0.25
các chất trung gian cho quá trình hình thành mầm rễ, mầm thân và một cá thể mới trong
tương lai).
- Quá trình hô hấp chỉ tích lũy được khoảng 50% năng lượng trong ATP, phần năng lượng 0.25
còn lại được thải ra dưới dạng nhiệt năng. Vì vậy sẽ tỏa nhiệt khi hô hấp
2. 1.0 đ
a. Sai 0.25
vì Mo có trong thành phần của enzim khử nitrat ( nitrat-reductaza) enzim nitrogenaza ( cố 0.25
định nito ở nốt sần cây họ đậu). Thiếu Mo nốt sần không phát triển  sinh trưởng cây bị ức
chế
b. Đúng 0.25
vì chu trình Crep sinh ra các chất trung gian ( R-COOH) . Các chất này nhận NH 2 tạo amin 0.25
nên chu trình Crep ngừng hoạt động thì NH 3 tích lũy trong tế bào gây ngộ độc cho cây (thực
vật không có cơ chế thải ure qua nước tiểu như động vật)

Câu VI- 3,5 đ


1. 0,5 đ
* Để cho cây lúa không bị lốp đổ người ta bón phân có nhiều Kali 0.25
vì Kali giúp tích lũy xenlulozo, hemixenlulozo và pectin trong vách tế bào thực vật, làm 0.25
cho tế bào cứng cáp hơn, giúp tăng khả năng chống lốp đổ của lúa.
2. 2,5 đ
a. Sự phát sinh rễ mới trong chiết cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu do 0.25
auxin quyết định.
+ Sự vận chuyển auxin trong cây theo chiều hướng gốc 0.25
+ Sự vận chuyển auxin theo mạch rây. 0.25
+ Khi cắt khoanh vỏ làm gián đoạn sự vận chuyển auxin của cành chiết  auxin trong 0.25
cành vận chuyển hướng gốc tập trung nhiều ở phía trên của khoanh vỏ bị cắt đủ để kích
thích sự ra rễ,còn phía dưới khoanh vỏ đã cắt, nồng độ auxin quá thấp nên rất khó ra rễ.
b. - Khi phần ngọn măng bị gãy, mỗi lóng măng còn lại đều chứa mô phân sinh lóng, 0.25
các tế bào vẫn phân chia bình thường làm cho lóng dài ra.
- Tại mỗi chồi mắt lóng tiếp tục phát triển mọc các nhánh nhỏ, quang hợp tạo chất hữu 0.25
cơ nuôi cây-> cây không chết.
+ Cây sẽ được cung cấp đầy đủ O 2 giúp rễ cây hô hấp hiếu khí  cung cấp nhiều năng 0.25
lượng hơn cho quá trình hút khoáng
đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm trung gian để tổng hợp các chất hữu cơ khác cho cơ thể 0.25
+ Thiếu O2 cây sẽ lên men tạo ra axit lac tic, rượu etilic… rễ cây có thể bị đầu độc, 0.25
không hút được nước và muối khoáng
và khi lên men cây phải sử dụng lượng glucozo nhiều gấp 19 lần cây hô hấp hiếu khí 0.25
3. 0,5 đ
- Lúa nàng thơm chợ Đào chỉ ra hoa trong thời gian khoảng tháng 10-11 âm lịch (ngày 0.25
ngắn)  Lúa nàng thơm là cây ngày ngắn (thực chất là cây đêm dài).
- Đường cao tốc có đèn cao áp chiếu sáng suốt đêm  kéo dài thời gian chiếu sáng  0.25
tạo đêm ngắn  lúa không trổ bông do hiện tượng cảm ứng quang chu kỳ.

Câu VII ( 3,0 đ)


1. 1,5 đ
*Cấu trúc
- Nhóm gen cấu trúc liên quan về chức năng( Z,Y,A) 0.25
-Vùng vận hành (O) nằm trước gen cấu trúc tương tác với Protein ức chế 0.25
-Vùng khởi động (P) nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của enzim ARN- 0.25
Polymeraza để khởi đầu phiên mã
* Cơ chế hoạt động:
- Môi trường không có chất cảm ứng ( đường Lactozo) gen điều hòa ( R) phiên mã tạo 0.25
mARN, mARN tổng hợp Protein ức chế, Protein ức chế gắn vào vùng vận hành gen
cấu trúc không phiên mã.
- Môi trường có chất cảm ứng ( đường Lactozo), Lactozo tác dụng chất ức chế làm ức 0.25
chế bất hoạt không gắn được vào vùng vận hành gen cấu trúc tổng hợp protein tương ứng.
Khi Lactozo bị phân hủy hết, chất ức chế được giải phóng, chuyển sang trạng thái hoạt 0.25
động gắn vào vùng vận hành.
2. 0,75 đ
Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực Điểm
- Do một loại enzim 3 loại enzym khác nhau: 0.25
ARN-polimeraza -ARN-polimeraza I xúc tác tổng hợp rARN, trừ rARN 5S.
-ARN-polimeraza II xúc tác tổng hợp các mARN.
-ARN-polimeraza III xúc tác tổng hợp các tARN và rARN
5S.
-Chỉ có một điểm khởi -Có thể xảy ra đồng thời nhiều điểm trên AND. 0.25
đầu trên ADN
- Từ ADN tạo ra ngay -Từ ADN tạo ra mARN sơ khai gồm các exon và intron, qua 0.25
mARN gồm các exon quá trình loại bỏ các intron nối các exon với nhau tạo mARN
trưởng thành.
3. 0,75 đ
Tổng số đoạn là 15  Số đoạn exon là 8 ( E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8) 0.25
Mỗi mARN trưởng thành bắt buộc phải có E1 và E8; đồng thời có thể có thêm từ 0  6 0.25
đoạn exon trong số các exon khác (E2, E3, E4, E5, E6, E7).
- Trường hợp 1: mARN trưởng thành chỉ có E1 và E8  có 1 loại phân tử mARN
trưởng thành.
- Trường hợp 2: mARN trưởng thành có E1, E8 và 1 đoạn exon khác  có A16 = 6 loại
phân tử mARN trưởng thành.
- Trường hợp 3: mARN trưởng thành có E1, E8 và 2 đoạn exon khác  có A26 loại
phân tử mARN trưởng thành.
...
- Trường hợp 7: mARN trưởng thành có E1, E8 và 6 đoạn exon khác  có A66 loại
phân tử mARN trưởng thành.
Vậy tối đa có: 1 + A16 + A26 + A36 + A46 + A56 + A66 = 1957 loại phân tử mARN trưởng 0.25
thành.

You might also like