You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ SỐ: 01 Môn kiểm tra: SINH CHUYÊN


Ngày kiểm tra: 08 tháng 3 năm 2022
(Đề thi gồm 02 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu I (2,0 điểm)


1. Nêu chất cho êlectron và chất nhận êlectron của các con đường lên men, hô
hấp hiếu khí, hô hấp kị khí ở vi sinh vật.
2. Trình bày đặc điểm của quá trình tổng
hợp axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit, lipit ở vi
sinh vật.
Câu II (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân
sơ. Kích thước nhỏ đem lại những lợi ích gì cho
sinh vật nhân sơ?
2. Chú thích hình 2. Vì sao thành phần số Hình 2
10 thường được sử dụng trong công nghệ gen?
Câu III (3,0 điểm)
1. Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lưới nội chất hạt. Ở người, lưới nội chất
hạt phát triển mạnh ở những loại tế bào nào, ở vị trí nào trong tế bào? Cho ví dụ.
3. Nêu các điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng co nguyên sinh.
Giải thích kết quả thí nghiệm.
2. Một số tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n = 8) cùng nguyên phân liên tiếp
một số lần như nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với
1488 nhiễm sắc thể đơn, trong đó số nhiễm sắc thể có chứa phân tử ADN được cấu tạo
hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bào là 1440. Xác định số tế bào ban đầu đi vào
quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân nói trên.

--------------- Hết ---------------


Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm, đề kiểm tra được thu lại cùng bài làm của thí sinh.
Họ và tên thí sinh:………………………………... Số báo danh:……………………………
Chữ kí cán bộ coi kiểm tra số 1: Chữ kí cán bộ coi kiểm tra số 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn kiểm tra: SINH CHUYÊN
HDC ĐỀ SỐ 1
Ngày kiểm tra: 08 tháng 3 năm 2022
(gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 50 phút

Câu Ý Nội dung Điểm


I 1 Chất cho e Chất nhận e

Lên men Chất hữu cơ Chất hữu cơ 0.25


Hô hấp hiếu khí Chất hữu có O2
0.25
Hô hấp kị khí Chất hữu cơ Nitrat, sunphat và CO2.
0.25

2 Đặc điểm
- Quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra ở trong tế bào với tốc độ nhanh. 0.25
- VSV sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
- Phần lớn vsv có khả năng tự tổng hợp được các loại aa. Các aa liên kết 0.25
với nhau bằng lk peptit → pr. 0.25
- Các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 C và axit photphoric để tạo ra các
nuclêôtit → axit nuclêic. 0.25
- n Glucozo + AND – glucozo → pôlisaccarit. Glixêrol kết hợp với các
a. béo bằng lk este → lipit. 0.25

II 1 - Chưa có nhân chính thức 0.25


- TBC không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao 0.25
bọc.
- Kích thước nhỏ: 1 – 5 µm (≈ 1/10 kích thước TB nhân thực). 0.25
- TB nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn → tốc độ TĐC với MT diễn ra nhanh TB sinh 0.25
trưởng nhanh. Phân chia nhanh làm tăng nhanh số lượng tế bào.
2 - Chú thích :1. Roi. 2. Hạt dự trữ 3. Ribôxôm 0.5
4. Lông nhung 5. Chất nhiễm sắc
6. Vỏ nhầy 7. Thành tế bào 8. Màng tế bào
9. Tế bào chất 10. Plasmit
- Plasmid thường được sử dụng trong công nghệ gen: là ADN dạng vòng, 1
số chứa các gen kháng kháng sinh (gen đánh dấu), có khả năng nhân lên 0.5
độc lập với ADN vùng nhân.
III 1 Cấu trúc Nhân TB Chức năng
Hình cầu, đk khoảng 5µm được bao Bảo vệ nhân, 0.25
bọc bởi 2 lớp màng, TĐC với TBC 0.25
trên màng có nhiều lỗ nhân
Dịch nhân chứa NST là vật chất DT Điều khiển mọi hoạt động sống của 0.25
ở cấp TB TB
Hạch nhân có AND, ARN, pr, Tổng hợp các loại ARN cấu tạo nên 0.25
enzim… ribôxôm.
2 • Cấu trúc : Gồm các túi dẹp, xếp song song thành nhóm. Mặt ngoài màng
có đính các hạt riboxom. Ribôxôm được đình vào màng nhờ pr ribôforin. 0.25
• Chức năng: giao thông nội bào, tổng hợp pr enzim, tổng hợp pr ở ribôxôm
rồi đưa vào lòng túi, vận chuyển đến bộ máy Gôngi, sửa chữa đóng gói và 0.25
tiết ra ngoài.
• Ở người, lưới nội chất hạt phát triển mạnh ở các tế bào tích cực tổng hợp 0.25
và tiết chế prôtêin. Trong bào tương, mạng LNCH rất phát triển và phân
bố khắp khối TBC.
Ví dụ trong TB gan, mạng LNCH tập trung tại một vùng tạo nên thể Berg; 0.25
trong TB thần kinh, mạng LNCH tập trung thành thể Nissl.
(HS có thể lấy vd khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa)
3 Tế bào thực vật Tế bào động vật
Có thành xenlulozo bao ngoài Không có thành xenlulozo . 1.0
MSC. (0.25/3
Có lục lạp, quang tự dưỡng Không có lục lạp, hóa dị dưỡng ô)
Chất dự trữ là tinh bột Chất dự trữ là glicôgen.
Không có trung tử Có trung tử
Phân bào không có sao và phân Phân bào có sao và phân TBC bằng
TBC bằng vách ngang ở trung tâm. eo thắt ở trung tâm.
Hệ không bào phát triển Ít khi có không bào,
IV 1 - Dùng lưỡi dao lam tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía, đặt lên phiến kính 0.25
trên đó đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy
hút bớt nước còn dư ở phía ngoài.
- Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi, chỉnh cho vùng có mẫu vật vào chính
giữa hiển vi trường rồi quan sát ở vật kính x10. Chọn vùng có lớp tế bào 0.25
mỏng nhất để quan sát ở vật kính x40.
- Lấy tiêu bản ra khỏi KHV và dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch muối
loãng vào rìa của lá kỉnhồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của 0.25
lá kính hút dung dịch để đưa nhanh dd nước muối vào vùng có TB.
- Quan sát các tế bào khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để 0.25
thấy quá trình co nguyên sinh.
Giải thích : DD nước muối ưu trương → nước từ tế bào bị hút ra → CNS bị co 0.5
lại, các góc vẫn bám lấy thành TB.
2 - Gọi số tế bào ban đầu là a, số lần nguyên phân là k
- Số NST tương đương mà môi trường nội bào cần cung cấp là: a.2n.(2k - 1) =
1488 (1)
- Số NST có chứa ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội
bào là:
a.2n. (2k - 2) = 1440 (2) 0.5
- Lấy phương trình (1) trừ đi phương trình (2) ta có: a.2n = 48 (3) 0,5
- Mà ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Thay vào (3) ta có a = 6 0.5
- Thay a = 6 và 2n = 8 vào (1) ta có: 6.8.(2k - 1) = 1488 → 2k - 1 = 31 → k = 5
- Vậy số tế bào ban đầu tham gia nguyên phân là 6 và số lần nguyên phân là 5
lần liên tiếp
HẾT

You might also like