You are on page 1of 7

ĐỀ THI HSG KHU VỰC DH,ĐBBB LẦN THỨ X, NĂM 2017

MÔN SINH HỌC- LỚP 10


Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (2,0 điểm) (Thành phần hóa học tế bào)
a. Hãy giải thích tại sao khi dùng thuốc thử lugol để nhận biết tinh bột thì ta thấy có màu xanh đậm
nhưng khi đun nóng lại mất màu và để nguội thì màu sắc nhận biết lại xuất hiện?
b. Cho các chất sau đây: pepsin, ADN và đường glucozo. Nếu tăng dần nhiệt độ thì mức độ biến đổi
cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm) (Cấu trúc tế bào)
a. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến hành phân chia liên tục tạo
các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng vinblastine hay vincristine (chiết xuất
từ cây dừa cạn) để gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có tác dụng
phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên
tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.
b. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian
người ta tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo
thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào teo thời gian cũng gia
tăng.Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
Câu 3 (2,0 điểm) (Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa))
a. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi.
b. Người ta đo hàm lượng của 2 chất trong lục lạp hình thành trong pha tối cây C 3 và được kết quả
sau:
- Khi chiếu sáng nồng độ 2 chất ít thay đổi.
- Khi tắt ánh sáng: Nồng độ 1 chất tăng, 1 chất giảm.
- Nồng độ CO2 bằng 0,1% thì hàm lượng 2 chất gần như không thay đổi.
- Khi giảm nồng độ CO2 xuống 0,03% thì nồng độ 1 chất tăng, 1 chất giảm.
Đó là 2 chất gì? Giải thích tại sao?
Câu 4 (2,0 điểm) (Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa))
a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở sinh vật nhân thực, có những giai đoạn nào tạo ra ATP? Giai
đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ra ATP ở giai đoạn đó.
b. Trình bày thứ tự của các chất nhận e trong chuỗi truyền điện tử tới O 2 ở quá trình hô hấp hiếu khí
ở sinh vật nhân thực. Sự sắp xếp như vậy có ý nghĩa gì trong quá trình tổng hợp ATP?
Câu 5 (2,0 điểm) (Truyền tin tế bào + Phương án thực hành)
a. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành
glucôzơ, còn hoocmôn testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng hợp enzim gây phát triển các tính
trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng tế bào đích đối
với hai hoocmôn này có gì khác nhau?
b. Tại sao khi bị đau, theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể sử dụng một chút thuốc phiện để
giảm cảm giác đau nhưng nếu sử dụng thuốc phiện thường xuyên lại gây nghiện?
Câu 6 (2,0 điểm) (Phân bào (Lý thuyết + bài tập))
a.
a1 . Nêu 2 sự kiện chính xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân dấn đến sự đa dạng di truyền mà
không xảy ra trong phân bào nguyên phân. Giải thích?
a2. Nêu các cơ chế di chuyển các NST về hai cực của tế bào trong quá trình phân bào.
b. Ở 1 loài động vật có bộ NST 2n= 8 ( mỗi cặp nhiễm sắc thể gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và
một chiếc có nguồn gốc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 36% số tế bào xảy
ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp NST số 1; có 44% số tế bào xảy ra trao đổi chéo tại hai điểm
cùng lúc ở cặp NST số 4. Các tế bào khác giảm phân bình thường không có trao đổi chéo. Theo lí
thuyết, loại tinh trùng mang tất cả các NST có nguồn gốc từ bố có tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 7 (2,0 điểm) (Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV)
a. Nêu mối quan hệ giữa vi khuẩn khử sunfat với vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. Hãy giải thích cơ sở
khoa học của việc sử dụng vi khuẩn khử sunfat trong việc xử lí nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại
nặng.
b. Do thói quen người ta thường dùng cụm từ lên men giấm, lên men mì chính....theo em dùng từ
như vậy có chính xác về mặt khoa học không? Tại sao?
Câu 8 (2,0 điểm) (Sinh trưởng, sinh sản của VSV)
a. Cho các loài vi sinh vật: hiếu khí bắt buộc, kị khí bắt buộc, kị khí tùy tiện, vi hiếu khí, kị khí chịu
khí. Nêu mối quan hệ của các loại vi sinh vật trên với oxi?
b. Nuôi cấy cùng một chung vi khuẩn trong hai môi trường khác nhau, môi trường A có chứa đầy đủ
chất dinh dưỡng, môi trường B nghèo chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường
A, các tế bào vẫn giữ được cấu trúc và hình dạng bình thường. Trong môi trường B, ngoài các tế bào
bình thường như ở môi trường A còn thấy xuất hiện một số tế bào “lạ” có màng tế bào gấp nếp vào
nhiều chỗ ở phía trong. Theo thời gian, người ta nhận thấy số lượng tế bào lạ đó tăng dần lên. Giải
thích kết quả của hiện tượng trên.
Câu 9 (2,0 điểm) (Virut)
a. Tại sao các phago không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn?
b. Virut HBV tổng hợp vật chất di truyền như thế nào?
Câu 10 (2,0 điểm) (Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch)
a. Dưỡng bào (tế bào mast) là một tác nhân quan trọng trong đáp ứng dị ứng, các tế bào này thường
phân bố ở đâu trong cơ thể? Hóa chất được giải phóng từ các dưỡng bào trực tiếp gây dị ứng là gì? Ở
hệ miễn dịch của động vật có xương sống có một loại tế bào có chức năng tương tự như tế bào mast,
đó là tế bào nào?
b. Tóm tắt cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó.

Người ra đề: Nguyễn Mạnh Hà, sđt: 0982814255


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG KHU VỰC LẦN THỨ X, NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC

Câu Nội dung Điểm


1 a.
- Thuốc thử lugol là dung dịch chứa 5% I2 và 10% KI.............................................. 0.25đ
- Các phân tử I2 sẽ liên kết với cấu trúc xoắn của mạch amilozo của tinh bột bằng
các liên kết hóa học yếu tạo hợp chất có màu xanh................................................... 0.25đ

- Khi đun nóng, chuỗi xoắn duỗi ra do các liên kết yếu trong cấu trúc bị phá vỡ và
không có khả năng liên kết với I2 nên mất màu......................................................... 0.25đ
- Khi hạ nhiệt độ, các liên kết yếu lại được hình thành nên cấu trúc xoắn tái lập và
I2 lại có khả năng liên kết, màu sắc nhận biết lại xuất hiện........................................ 0.25đ
b.
- Chất biến đổi sâu sắc nhất là pepsin vì:................................................................... 0.25đ
+ pepsin là enzim có bản chất là protein. Khi đun nóng các liên kết hidro bị bẻ
gãy. Mặt khác, pepsin cấu tạo từ nhiều loại axit amin cấu tạo nên, vì vậy tính đồng
0.25đ
nhất không cao  khó có khả năng hồi tính..............................................................
+ ADN khi bị đun nóng cũng biến tính do phá vỡ liên kết hidro giữa hai mạch đơn
của ADN. Do ADN có tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống các liên kết
hidro lại được hình thành  ADN hồi phục cấu trúc ban đầu................................... 0.25đ
+ Glucozo là một phân tử đường đơn, có nhiều liên kết cộng hóa trị bền vững 
không bị đứt gãy trong điều kiện sinh lí tế bào, bền vững với tác dụng đun nóng
của dung dịch.............................................................................................................. 0.25đ
2 a.
Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống do vậy sẽ dẫn đến
các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
+ Hệ thống lông nhung của ruột bị tổn thương, kém linh động, khả năng hấp thu
và vận động của ruột trở nên kém hơn rất nhiều và dẫn đến nôn mửa liên tục…….. 0.25đ
+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết kéo dài sợi tóc bị
tổn thương, các cấu trúc nuôi tóc không còn hoạt động dẫn đến rụng tóc…………. 0.25đ
+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không tổng hợp được vi
ống cho sự vận động của nhiễm sắc thể và các bào quan, cơ thể gầy đi rất nhiều…. 0.25đ
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng cho các sợi trục
của các tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học này bị tổn thương và không tổng
hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng teo dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các
hoạt động thần kinh………………………………………………………………… 0.25đ
b.
- Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H+
từ môi trường vào bên trong tế bào………………………………………………… 0.25đ
- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài cũng tăng lên cùng với sự
gia tăng lương chất X được vận chuyển vào trong tế bào………………………….. 0.25đ
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ ion H+……………… 0.25đ
- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H+ ra bên ngoài tế bào để làm gia
tăng nồng độ H+ bên ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng
với chất X vào trong tế bào (cơ chế đồng vận chuyển)………………………. 0.25đ
3 a.
Đặc điểm Quang hợp thải oxi Quang hợp không thải oxi
Chất cho electron H2O Hợ
chất có dạng H2A ( A Không 0.2đ
phải là oxi)………….. 0.2đ
Sự thải oxi Có thải oxi Không thải oxi……………. 0.2đ
Hệ sắc tố Diệp lục và các sắc tố khác Khuẩn diệp lục……………. 0.2đ
Bẫy năng lượng Hiệu quả Ít hiệu quả…………………..

Đại diện Thực vật, tảo, vi khuẩn Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục,
lam màu 0.2đ
tía……………………….
b. 0.2đ
- Chất đó là APG và RiBP…………………………………………………………..
- Giải thích:
+ Khi được chiếu sáng => pha sáng diễn ra tạo ATP và NADPH tạo lực khử cung
cấp cho pha tối nên quá trình cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra bình
thường, RiBP tiếp nhận CO2 và cố định nó tạo APG, APG bị biến đổi, bị khử và 0.2đ
cuối cùng tái tạo lại RiBP => nồng độ 2 chất ít thay đổi…………………………...
+ Khi tắt ánh sáng => pha sáng không diễn ra => không tạo ATP và NADPH nên
pha tối chỉ diễn ra quá trình cố định CO2 tạo APG => nồng độ APG tăng nhưng
không có lực khử được cung cấp từ pha sáng nên không xảy ra quá trình tái tạo 0.2đ
chất nhận CO2 đầu tiên => nồng độ RiBP giảm……………………………………
+ Khi nồng độ CO2 bằng 0.01% phù hợp với quá trình quang hợp nên quang hợp 0.2đ
diễn ra bình thường => nồng độ 2 chất gần như không đổi………………………...
+ Khi nồng độ CO2 xuống 0.03% => nồng độ CO2 thấp nên quá trình cố định CO2
không xảy ra => nồng độ APG giảm, mặt khác vẫn diễn ra quá trình tái tạo RiBP 0.2đ
từ APG do vẫn được cung cấp ATP và NADPH từ pha sáng => RiBP tăng...........
4 a.
- Trong hô hấp hiếu khí, ATP được tạo ra ở giai đoạn đường phân, chu trình crep
và chuỗi truyền điện tử……………………………………………………………... 0,25đ
- Giai đoạn vận chuyển e và hóa thẩm tạo ra nhiều ATP nhất……………………... 0,25đ
- Cơ chế:
+ Sự vận chuyển e trong hô hấp tạo ra động lực bơm H+ từ chất nền ti thể vào
xoang gian màng…………………………………………………………………… 0,25đ
+ Khi xảy ra sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía màng của ti thể, H+ theo
gradient nồng độ khuếch tán từ xoang gian màng vào chất nền ti thể thông qua
kênh ATP-Syntetaza tạo ra ATP tự ADP và Pvc………………………………….. 0,25đ
b.
- Thứ tự của các chất nhận e trong chuỗi truyền điện tử:
FMN – Fe*S – Q – Cyt b – Fe*S – Cyt c1 – Cyt c – Cyt a – Cyt a3 – O2………………. 0,25đ
- Các chất nhận e được sắp xếp với độ âm điện tăng dần giúp kìm hãm sự sụt
giảm năng lượng đột ngột của electron từ NADH và FADH2 đến O2, từ đó năng
lượng được giải phóng từ từ qua nhiều chặng nhỏ…………………………………. 0,25đ
- Nếu electron được giải phóng ra từ NADH và FADH2 được chuyền trực tiếp cho
O2 sẽ gây ra sự sụt giảm đột ngột năng lượng, gây đốt cháy tế bào. Ở một mức độ
ít nghiêm trọng hơn, sự thay đổi trật tự sắp xếp của các chất nhận e làm cho quá
trình truyền e bị gián đoạn, không tổng hợp được ATP nhờ hóa thẩm…………….. 0,5đ
5 a.
- Đối với hoocmôn ađrênalin:
+ Không trực tiếp qua màng, được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ quan đặc
trưng định vị trên màng tế bào -> phức hệ ađrênalin – thụ quan…………………...
0.25đ
+ Phức hệ ađrênalin – thụ quan hoạt hóa prôtêin G màng -> hoạt hóa enzim
ađêninxiclaza. Enzim này xúc tác chuyển hóa ATP -> cAMP. cAMP kích hoạt các
enzim phân giải glicôgen thành glucôzơ……………………………………………
0.25đ
- Đối với hoocmôn testôsterôn:
+ Thuộc loại hoocmôn sterôit, được vận chuyển qua màng vào trong TBC của tế
bào, liên kết với các prôtêin thụ quan nội bào -> phức hệ testôsterôn – thụ quan….
0.25đ
+ Phức hệ testôsterôn – thụ quan đi vào nhân tế bào và có tác động hoạt hóa các
gen quy định tổng hợp các enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục
thứ cấp ở nam giới…………………………………………………………………..
0.25đ
b.
- - Trong thuốc phiện có một loại chất là morphie. Chất này có hình dạng tương tự
endorphin và chất này có tác động tương tự endorphin là các phân tử tín hiệu do
tuyến yên tạo ra để gắn với thụ thể endorphin trên bề mặt tế bào thần kinh ở não
làm giảm cơn đau và gây ra trạng thái hưng phấn trong các thời điểm có stress như
luyện tập cường độ cao...............................................................................................
- Vì vậy, thuốc phiện làm dịu cơn đau và thay thế cảm giác đau bằng trạng thái 0.5đ
hưng phấn bằng cách gắn với các thụ thể đặc hiệu trên tế bào thần kinh nên người
ta có thể sử dụng một chút thuốc phiện khi bị đau để làm giảm cảm giác đau..........
0.25đ
- Khi sử dụng Morphin thường xuyên, cơ thể giảm hoặc ngừng sản xuất
Endorphine => lệ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài=> nghiện thuốc .................
0.25đ
6 a.
a1. Hai sự kiện chính tạo nên sự đa dạng di truyền ở giảm phân: quá trình trao đổi
chéo và phân li độc lập............................................................................................... 0.25đ
Giải thích:
- Sự trao đổi chéo giữa các cromatit không chị em ở các cặp NST tương đồng tại
kì đầu của quá trình giảm phân I tạo ra sự tổ hợp mới của các alen.......................... 0.125đ
- Sự phân li độc lập ngẫu nhiên về hai cực của các NST kép trong các cặp NST
tương đồng tại kì sau của quá trình giảm phân I tạo ra nhiều loại giao tử khác
nhau về nguồn gốc  sự tổ hợp khác nhau giữa các NST có nguồn gốc từ bố và
mẹ............................................................................................................................... 0.125đ

a2. Cơ chế di chuyển NST về hai cực của tế bào:


- Cơ chế “cõng”: các protein động cơ “cõng” các NST chạy dọc theo các vi ống và
đầu các vi ống giải trùng hợp khi protein động cơ chạy qua..................................... 0.25đ
- Cơ chế “guồng”: các NST bị “guồng” bởi các protein động cơ tại các cực của
thoi và các vi ống bị phân rã khi đi qua protein động cơ........................................... 0.25đ
b.
- 36% số tế bào có trao đổi chéo một điểm tại cặp NST số 1. Tỉ lệ giao tử có nguồn
gốc từ bố là:............................................................................................................. 0.25đ
- 44% số tế bào có xảy ra trao đổi chéo tại hai điểm cùng lúc ở cặp NST số 4.
Tỉ lệ giao tử có nguồn gốc từ bố là:...........................................................................
0.25đ

- 20% số tế bào còn lại không có trao đổi chéo Tỉ lệ giao tử có nguồn gốc từ bố
là:................................................................................................................................
. 0.25đ

- Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử có nguồn gốc từ bố là:................................................... 0.25đ


1,125% + 1,375% +1,25% =3,75%
7 a.
- Vi khuẩn khử sunfat hô hấp kị khí, lấy SO42- làm chất nhận electron cuối cùng:
SO42- + e + H+ H2S + H2O....................................................................... 0.25đ
+
- H2S là nguồn cung cấp electron và H cho quang hợp của vi khuẩn lưu huỳnh
màu tía......................................................................................................................... 0.25đ
- H2S có ái lực cao với nhiều kim loại nặng như Fe, Hg, Pb, Zn,... tạo thành các
sunphua kim loại không tan trong nước và kết lắng xuống bùn. Do đó có thể sử
dụng vi khuẩn khử sunfat để xử lí nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng........... 0.5đ
b. Dùng các cụm từ lên men giấm, lên men mì chính chưa chính xác vì:
- Chất nhận electron cuối cùng trong các quá trình đó là O2 phân tử còn chất nhận
electron cuối cùng của lên men là chất hữu cơ...........................................................
0.5đ
- Hai quá trình trên có chất nhận electron cuối cùng là Oxi và sản phẩm cuối cùng
là chất hữu cơ nên gọi là quá trình oxi hóa không hoàn toàn................................... 0.5đ
8 a. Mối quan hệ giữa các loài vi sinh vật với O2:
- Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc: chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường có O2,
do không có khả năng hô hấp kị khí hoặc lên men; có enzyme SOD và catalaza….. 0,2đ
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc: chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường không có
O2, bị đầu độc khi có O2 do không có enzyme SOD và Catalaza…………………... 0,2đ
- Vi sinh vật kị khí không bắt buộc: có thể phát triển khi môi trường có hoặc
không có O2; có enzyme SOD và Catalaza…………………………………………. 0,2đ
- Vi sinh vật vi hiếu khí: Sinh trưởng tốt ở nồng độ oxi thấp (< 2%) và bị đầu độc
ở nồng độ oxi cao; có enzyme SOD và Catalaza………………………………….. 0,2đ
- Vi sinh vật kị khí chịu khí: Sinh trưởng không cần O2 nhưng chịu đựng được sự
có mặt của O2; có enzyme SOD nhưng không có enzyme Catalaza………………. 0,2đ
b. Giải thích hiện tượng:
- Trong môi trường B nghèo dinh dưỡng, chọn lọc tự nhiên đã chọn lọc các tế bào 0,5đ
có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn………………………………..
- Các tế bào có màng được gấp nếp nhiều vào phía trong sẽ làm tăng tỉ lệ S/V, tăng
khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên tỉ lệ sống sót cao hơn. Những tế bào này sẽ 0,5đ
phân chia và tăng số lượng …………………………………………………………
9 a. Các phago không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn vì:
- Quần thể vi khuẩn đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên ưu tiên
duy trì các thể đột biến ở vi khuẩn mang thụ thể không còn được nhận biết bởi 1
loại phagơ nhất định nào đó ……………………………………………………….. 0.25đ
- Đối với phago tiềm tan, chúng sinh trưởng chung cùng với tế bào chủ, chung
sống hòa bình với vi khuẩn dưới dạng prophago nên không giết chết vi khuẩn…… 0.25đ
- Đối với phago độc cũng không thể tiêu diệt hết vi khuẩn, vì:
+ Vi khuẩn vẫn có cơ chế để bảo vệ: có những thụ thể thay đổi khiến cho phago
không thể nhận ra để hấp phụ………………………………………………………. 0.25đ
+ Ngay cả khi phago độc thành công vào bên trong tế bào vi khuẩn, tế bào chủ
nhận ra là ADN lạ và cắt vụn chúng bằng các enzym giới hạn nhận ra. Còn ADN
của vi khuẩn sẽ được cải biến về mặt hóa học để không bị tấn công bởi enzym này. 0.25đ
b.
- Virut HBV là virut AND kép phiên mã ngược…………………………………… 0.5đ
- AND của HBV nhân đôi theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: diễn ra trong nhân, AND kép của virut sử dụng ARN polimeaza
của tế bào để tạo thành các loại ARN, trong đó có các mARN và ARN tiền hệ gen. 0.25đ
+ Giai đoạn hai: diễn ra trong tế bào chất, ARN tiền hệ gen được dung làm khuôn
để tổng hợp AND hệ gen nhờ enzim phiên mã mà virut ngược mang theo………... 0.25đ
10 a.
- Các dưỡng bào thường phân bố nhiều nhất ở các vị trí mô gần bề mặt của cơ thể
như da, thành ruột, thành các đường hô hấp……………………………………….. 0,25đ
- Loại hóa chất giải phóng từ các tế bào mast trực tiếp gây đáp ứng dị ứng là
Histamin…………………………………………………………………………….. 0,25đ
- Tế bào thuộc hệ miễn dịch của động vật có xương sống có chức năng tương tự
như các tế bào mast đó là các bạch cầu ái kiềm. Khác với các tế bào mast thường
định vị tại các mô dễ tổn thương thì bạch cầu ái kiềm lưu hành trong máu với số
lượng rất ít………………………………………………………………………….. 0,5đ
b.
- Cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó:
+ Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên lần đầu, cơ thể tiết ra IgE gắn vào thụ thể của
các dưỡng bào (cơ chế tương tự đối với bạch cầu ái kiềm). Nếu gặp lại dị ứng
nguyên đó, kháng thể IgE sẽ nhận diện và liên kết chéo với dị ứng nguyên, kích
thích dưỡng bào giải phóng Histamin gây các triệu chứng dị ứng………………… 0,5đ
+ Histamin là tác nhân kích thích cơ trơn của phế quản, đường ruột, dạ dày, tử
cung, bàng quang co mạnh, đồng thời nó cũng làm các mao mạch giãn ra. Kết quả
là các mô nơi dưỡng bào mất hạt trở nên đỏ và sung tấy, gây cảm giác ngứa, đau
rát…………………………………………………………………………………… 0,5đ
Tổng 20,0đ

You might also like