You are on page 1of 4

ĐỀ SỐ 17

Câu 1 (1,0 điểm)

Nội dung Điểm


- Polysaccharide đó là Cellulose. 0,25
- Vai trò trong cơ thể thực vật là cấu trúc thành tế bào. Thành tế bào quy định hình 0,25
dạng ổn định của tế bào thực vật.
- Trong tế bào nấm, chất này được thay thế bằng Chitin. 0,25
- Đơn phân cấu tạo Chitin là glucosamine hoặc galactosamine. 0,25

Câu 2 (1,0 điểm)


Nội dung Điểm
1. Pepsin biến đổi mạnh nhất, vì có bản chất là protein xoắn bậc cao, có các loại
liên kết yếu, khi nhiệt độ tăng lên các liên kết hóa học bị phá vỡ làm nó bị hạ bậc
(bậc 4  bậc 2 hoặc 1), dẫn đến enzyme mất hoạt tính. Mặt khác protein được cấu 0,25
tạo bởi nhiều loại amino acid nên tính đồng nhất không cao.
- DNA khi nung nóng cũng bị biến tính do bị phá vỡ các liên kết hydrogen giữa 2
mạch đơn, nhưng do tính đồng nhất trong liên kết hydrogen của DNA cao nên khi 0,25
hạ nhiệt độ xuống các liên kết hydrogen lại được hình thành nên nó dễ phục hồi
cấu trúc ban đầu.
- Glucose là phân tử đường đơn, chỉ có các liên kết hóa trị bền vững, nên khi tăng
nhiệt độ cấu trúc không thay đổi.

2.
 Số nucleotide của gen ở mỗi loài vi khuẩn
* Ở gene của loài vi khuẩn 1
- Xác định tỉ lệ từng loại nucleotide của gene
G% = C% = 10% → A% = T% = 40%
A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) → G= C= (10% : 40%).600 = 150 (Nu)
Ở gene của loài vi khuẩn 2: 0,25
G – A = 150 G = C = 450
2G + 2A = 1500 A = T = 300
 Loài vi khuẩn sống trong nước nóng tốt hơn
- Số liên kết hydrogen ở gene của loài vi khuẩn 1:
H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650
- Số liên kết hydrogen ở gene của loài vi khuẩn 2:
H = 2A + 3G = 2 x 300 + 3 x 450 = 1950 0,25
- Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G =
C nhiều hơn, số liên kết hydrogen nhiều hơn (có cùng số nucleotide) nên gene
(DNA) ít bị biến tính hơn.
Câu 3 (2, 0 điểm)

Nội dung Điểm


1. - Khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Golgi dẫn đến làm
hỏng tổ chức mô, vì:
+ Bộ máy Golgi có vai trò lắp ráp protein và glucose thành sợi glycoprotein và 0,25
được phân phối đến chất nền ngoại bào.
+ Tại chất nền ngoài bào, sợi glycoprotein kết hợp với các chất vô cơ, hữu cơ khác
có vai trò liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô. 0,25
+ Bộ máy Golgi hỏng nên không thể lắp ráp protein và glucose thành sợi
glicoprotein có chủ yếu trong chất nền ngoại bào để thu nhận thông tin, liên kết
các tế bào lại với nhau tạo nên các mô.

2. - Vai trò của lưới nội chất trơn: tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy 0,25
chất độc hại.
- Vai trò lưới nội chất hạt: tổng hợp protein tiết ra ngoài TB và protein cấu tạo
màng TB. 0,25
- Lưới nội chất trơn phát triển ở:
+ TB tuyến nhờn của da, vì có chức năng chính là tổng hợp lipid.
+ TB gan, vì có chức năng loại bỏ các loại độc tố. 0,25
+ TB kẽ tinh hoàn, vì có chức năng tổng hợp testosteron (steroid).
- Lưới nội chất hạt phát triển ở tế bào thùy tuyến yên, vì nó có chức năng tổng hợp 0,25
protein.
3. Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển oygen vì
nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt oxygen. Trên thực tế, hồng cầu được
thiết kế chuyên vận chuyển oxygen nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng. 0,5

Câu 4 (1,0 điểm)


Nội dung Điểm
a.- Glucose khếch tán từ trong tế bào ra ngoài .
- Nước thẩm thấu từ ngoài vào trong tế bào .
- Fructose khếch tán từ ngoài vào trong tế bào . 0,25
- Sucrose không di chuyển được qua màng.
b. Dung dịch này là dung dịch nhược trương vì :
- Tổng nồng độ chất tan của dung dịch là 0,04M thấp hơn nồng độ chất tan của tế
bào là 0,07M 0,25
- Dung dịch có nồng độ sucrose thấp hơn tế bào mà sucrose không được vận
chuyển qua màng tế bào.
c. Tế bào trở nên căng hơn vì nhận thêm nước vào thể tích sẽ tăng lên, 0,25
d. Cuối cùng thì 2 dung dịch sẽ có cùng nồng độ chất tan mặc dù sucrose không
được vận chuyển qua màng nhưng sự thẩm thấu nước vào tế bào sẽ tạo cân bằng 0,25
nồng độ.
Câu 5 (1,0 điểm)

Nội dung Điểm


1. Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose mà phải đi
vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì:
- Bởi vì phân tử glucose có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên kết
là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay. 0.25
- Năng lượng chứa trong phân tử glucose quá lớn so với nhu cầu năng lượng của
các phản ứng đơn lẻ trong tế bào.
- Mặt khác, phân tử glucose được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra
ATP, ATP là hợp chất cao năng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này
dễ nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống. 0.25
- ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa các
enzyme đã thích nghi với việc dùng năng lương ATP cung cấp cho các hoạt động
cần năng lượng của tế bào.

2. - Quang hợp diễn ra theo hai pha là pha sáng và pha tối, trong đó sản phẩm của
pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và sản phẩm của pha tối cung cấp 0.25
nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy nếu một pha nào đó bị ngưng trệ thì pha còn lại
không diễn ra được.
- Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không hình thành được
NADPH và ATP. Khi không có NADPH, ATP thì không có nguyên liệu cho pha 0.25
tối → Pha tối không diễn ra.

Câu 6 (2,5 điểm)

Nội dung Điểm


1. - NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển
trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối 0,5
loạn.
- Sau khi phân chia xong NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để thực hiện việc 0,5
nhân đôi DNA, tổng hợp RNA và protein trong chu kì tế bào sau được thuận lợi.

0,5

2. a. - Thời gian các kì của quá trình nguyên phân:


Kì trước + Kì giữa + Kì sau + Kì cuối = (2 + 1 + 1 + 2)18/2 = 54 phút
- Thời gian của cả chu kì tế bào: 54 x 19/6 = 171 phút
0,5
- Vì tế bào đầu tiên được tách ra khi kết thúc kì trung gian của chu kì tế bào, ta có:
14giờ 15phút = 855phút = 54phút + 4 x 171phút + 117phút
→ Sau 14giờ 15phút các NST của tế bào đã nhân đôi 5 lần.
- Gọi bộ NST của loài là 2n. (n: nguyên, dương)
0,5
Ta có: 2n x 25 – 2 x 2n = 420
2n = 420 : 30 = 14 NST
b. Gọi k là số lần phân chia để tạo 128 tế bào
2k = 128 → k = 7
- Thời gian để tế bào trên thực hiện 7 lần phân chia:
(171 x 7) – 117 = 1080phút = 18h
Câu 7 (1,5 điểm)

Nội dung Điểm


1. - Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật chia thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa
lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 0,5
- Ứng dụng:
+ Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng
+ Dùng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật 1,0
…..
2. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì trong sữa chua lên
men tốt, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường acid (pH thấp) ức chế vi sinh vật gây 0,5
bệnh.

You might also like