You are on page 1of 9

ĐÁP ÁN - ÔN TẬP TẾ BÀO NHÂN THỰC

1- Màng sinh chất Cấu tạo gồm ba thành phần: lipid, protein và
carbohydrate.
2 - Lưới nội chất hạt hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép
phospholipid, 1 đầu liên kết với màng nhân

3 - Lưới nội chất trơn các ống dẹp nối với nhau và thông với lưới nội
chất hạt

4- Bộ máy Golgi hệ thống các túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng
tách rời nhau

5. Không bào Chứa dịch không bào chứa các chất hữu cơ và
các ion khoáng
6. Lisosome Chứa các enzyme thủy phân
7. Nhân Màng kép, chứa chất nhiễm sắc, hạch nhân và
dịch nhân

Câu 1. Hà nam. Cấu trúc tế bào


Hình dưới là sơ đồ siêu cấu trúc của tế bào. Hãy chọn một trong các số từ A đến G để trả lời các câu hỏi
sau và giải thích cho từng ý.
a) Nếu bạn xử lý các tế bào bằng 3H-Uracil trong một
thời gian ngắn để nhận biết cấu trúc tế bào nhờ đồng
vị phóng xạ, cấu trúc nào (bào quan nào) sẽ có nhiều
hạt được đánh dấu đồng vị phóng xạ nhất?
b) GLUT4 là 1 loại protein màng vận chuyển tăng cường
glucose. Xác định thứ tự các bào quan tham gia quá
trình tổng hợp và vận chuyển GLUT4 từ mạch khuôn
DNA tới vị trí hoạt động.
c) Giả sử tế bào bị nhiễm 1 loại thuốc có ức chế khả năng
tổng hợp tubulin thì cấu trúc nào sẽ bị tác động? Điều
đó có thể gây ra những hậu quả như thế nào cho tế bào?
Da

G – nhân con - nơi chứa nhiều RNA để hình thành ribosome → chứa nhiều Uracil-H3 0,25
a (nucleotide hình thành RNA).
B – lưới nội chất trơn – nơi tổng hợp lipid. Mà các chất như cholesterol; phospholipid; 0,25
b vitamin K đều có bản chất là lipid.
E – ty thể. Vì protein có mạch khuôn không được mã hóa bởi gen trong nhân là các 0,25
c protein được tổng hợp trong ty thể với mạch khuôn được mã hóa bởi DNA ty thể.
C – vi ống. Vì tubilin là thành phần chính để cấu tạo nên các vi ống. 0,25
Khi đó, tế bào có thể sẽ chịu những tác động như sau:
+ Thay đổi hình dạng 0,25
d + Không vận động được lông, roi 0,25
+ Không di chuyển được các bào quan và các bóng bào. 0,25
+ Không hình thành được thoi phân bào để thực hiện phân bào. 0,25

Câu 2. Bgiang
a. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống
khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó dựa trên các tiêu chí:
cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
b. Hãy cho biết những trường hợp sau đây là do sự khiếm khuyết ở những bào quan nào? Giải thích.
- Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được.
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài),
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên glycerol.
- Bệnh viêm phổi ở những người thợ mỏ.
Da
Câu 2. Đáp án Điểm

- Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi. 0,25


- Phân biệt:
a Tiêu chí Vi ống Vi sợi
0,25
Cấu trúc - Tiểu đơn vị: α và β tubulin - Tiểu đơn vị actin 0,25
- Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị - Hai sợi polymer xoắn lấy
tubulin nhau
Hoạt động Các vi ống thể động và giúp Vi sợi actin tương tác với các
các NST chuyển động về các phân tử myosin làm cho vòng 0,25
cực trong quá trình phân chia actin co lại => rãnh phân cắt
tế bào. sâu hơn => phân chia tế bào
Các vi ống không thể động chất.
trượt lên nhau giúp tế bào dãn
dài về 2 cực.
b - Dị tật này có thể do nguyên nhân: gen qui định vi ống bị đột biến tạo ra vi 0,25
ống có hoạt động chức năng kém hoặc không hoạt động được.
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung
cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến 0,25
khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome.
+ Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại
peroxisome, cắt oleat là thành acetyl-CoA.
+ Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp
năng lượng cho tế bào.
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn. Glycerol 0,25
được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình
Krebs và chuỗi truyền electron.
- Hỏng bào quan lizoxom. Do người thợ mỏ làm việc trong môi trường có
nhiều ion kim loại nặng làm hỏng màng lizoxom → các enzim lizoxom phá 0,25
hủy các tế bào niêm mạc đường hô hấp và phổi → dễ bị nhiễm khuẩn gây
viêm phổi

Câu 3. Bắc Ninh


Hai mẫu tế bào người khác nhau (loại tế bào A và loại tế bào B) từ cùng một cơ thể người đã tiếp xúc với
một chất hóa học làm phá vỡ màng huyết tương của họ, sau đó các mẫu được quay tuần tự trong máy siêu ly
tâm để cô lập các lớp của các thành phần dưới tế bào. Dưới đây là biểu đồ cho thấy kết quả của thử nghiệm
này:
a. Mô tả sự khác biệt chính giữa tế bào A và tế bào B dựa trên biểu đồ này.
b. Dựa vào đâu để cho thấy sự khác nhau về chức năng giữa tế bào A và tế bào B.
c. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy dự đoán các tế bào A và B thuộc loại tế bào nào, giải thích vì sao.
d. Giải thích làm thế nào mà 2 loại tế bào này có thể có DNA giống hệt nhau nhưng lại có đặc điểm tế bào
khác nhau.
Hướng dẫn chấm
Nội dung trả lời Điểm
a. Tế bào A có ti thể, nhiều ribosome, không có lông mao và nhiều lysosome. Tế bào B có 0.5
số lượng ti thể nhiều gấp đôi tế bào A, khoảng ½ số ribosome, nhiều lông mao và rất ít
lysosome so với tế bào A.
b. Tế bào A là tế bào có chức năng liên quan đến tiêu hóa. Tế bào B có thể là 1 tế bào di 0.5
động hoặc thực hiện 1 số chức năng di truyền  Chức năng có thể quyết định cấu trúc tế
bào.
c. Tế bào A có thể là bạch cầu (tiêu hóa và tiêu diệt mầm bệnh) vì nó có nhiều lysosome, là 0.5
những túi chứa enzyme tiêu hóa. Ngoài ra các enzyme tiêu hóa là protein được tổng hợp ở
ribosome.
Tế bào B có thể là biểu mô lót hệ thống hô hấp ở người, vì nó có nhiều lông mao. Lông mao
loại bỏ bụi và vi trùng từ đường mũi, phế quản và phổi.
d. Hai tế bào này được lấy từ 1 cơ thể người  cả hai có DNA trong nhân giống nhau. 0.5
Nhưng chúng khác nhau cấu trúc và chức năng vì mỗi tế bào biểu hiện các gene khác nhau
và tạo ra các protein khác nhau. Cùng 1 loại DNA có thể tạo ra các protein khác nhau bằng
các cách kết hợp khác nhau của exon hoặc các gene tuân theo các cơ chế điều hòa khác
nhau.

Câu 4. VCVB. Trong tự nhiên, một số protein có thể phát ra ánh sáng. Ví dụ như protein huỳnh quang được
tìm thấy ở loài sứa Aequorea victoria, làm dù của chúng phát sáng màu xanh lục. Trong nghiên cứu, các nhà
khoa học có thể phân lập gen mã hoá protein này và ghép chúng với gen mã hóa protein từ sinh vật khác. Sự
biểu hiện của gen ghép tạo ra “protein dung hợp” và vẫn giữ được chức năng sinh học bình thường của
chúng, nhưng có thêm phần huỳnh quang cho phép các protein dễ dàng được theo dõi.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng kính hiển vi để theo dõi đường đi của protein
dung hợp thông qua một tế bào động vật có vú. Gen mã hoá protein có khả năng phát huỳnh quang được
ghép với gen mã hóa protein X của virut. Bảng dưới đây tóm tắt những thay đổi quan sát được tại 3 vị trí
trong tế bào sau khi cho lây nhiễm với virut.
Cường độ huỳnh quang tương đối theo thời gian (phút)
Vị trí đo
0 20 40 60 80 100 150 200
A 0.95 0.64 0.38 0.17 0.05 0.00 0.00 0.00
B 0.05 0.29 0.39 0.38 0.28 0.25 0.05 0.00
C 0.00 0.08 0.23 0.44 0.65 0.70 0.77 0.75
a. Xác định tên của mỗi cấu trúc A, B, C? Giải thích?
b. Nếu các tế bào được bổ sung một phân tử ức chế tổng hợp protein đặc hiệu vào lúc virut bắt đầu xâm
nhiễm, kết quả thí nghiệm trên sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Da
Nội dung Điểm
-A là lưới nội chất hạt, B là bộ máy Gôngi, C là màng tế bào 0.25
-Do tại thời điểm 0 phút cường độ huỳnh quang đạt cao nhất tại A sau đó (từ 20 phút trở đi) 0.25
giảm dần đến 0 chứng tỏ A là vị trí tổng hợp protein ban đầu.
-Do cường độ huỳnh quang sau đó xuất hiện ở B tăng dần từ 0 phút đến 40 phút, từ phút 40 0.25
trở đi giảm dần đến 0 -> protein được vận chuyển đến B nhưng sau đó lại được tiếp tục được
vận chuyển đi nơi khác.
-Do cường độ huỳnh quang xuất hiện muộn nhất ở C và tăng dần theo thời gian nên C là vị trí 0.25
đích mà protein được vận chuyển đến
-Do cường độ huỳnh quang đo được phụ thuộc vào lượng protein được tổng hợp. 0. 5

-Chất ức chế tổng hợp protein sẽ làm cường độ huỳnh quang không (hoặc rất ít) xuất hiện ở 0.5
lưới nội chất (A) và không xuất hiện ở bộ máy gôngi (B) và màng tế bào (C)

Câu 5. Hy. Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào


1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm,
người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin và
myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.
Da
- X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế xuất bào. 0,25
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen:
0,25

Hiện tượng này cũng có thể bình thường hoặc không:


- Bình thường: Cơ thể chưa có nhu cầu với chất X, chưa có tín hiệu để bài xuất X nên 0,25
X sẽ không được xuất bào: Ví dụ: X là chất trung gian hóa học trong truyền xung thần kinh
qua xinap, khi chưa có tín hiệu kích thích thì không thể có tín hiệu xuất bào.
- Bất thường:
+ Bộ khung xương tế bào bị hỏng làm cho các túi bóng chứa X không thể di chuyển tới 0,25
màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể trên màng sinh chất bị hỏng, không thể nhận diện được tín hiệu tương ứng
trên các túi, bóng chứa X nên không cho xuất bào.
- Bào quan đó là lưới nội chất trơn. 0,25
- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt bơm Ca 2+
trên màng LNCT  bơm Ca2+ từ xoang LNCT ra bào tương. 0,25
- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và miozin,
miozin trượt trên actin làm cơ co. 0,25
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca 2+ trên màng LNCT mở  Ca2+
từ bào tương đi vào xoang LNCT. 0,25

Câu 6. Một protein màng lưới nội chất H có 6 miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein ubiquitin
ligaza. Để nghiên cứu về miền A, người ta đánh dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C của protein H
(Hình 1), phân lập các micrôxôm (các mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí hỗn hợp micrôxôm với 3
điều kiện khác nhau:
• Mẫu 1: xử lí bằng chất hoạt động bề mặt để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất
• Mẫu 2: ủ trước trong TEV prôtêaza (một loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau đó
xử lí bằng chất hoạt động bề mặt
• Mẫu 3: xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza
Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung Bảng 2
kháng thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG. Mẫu 1 2 3
Tín hiệu
Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ prôtêin khi điện huỳnh quang Có Không Không
di được thể hiện ở Bảng 2.
a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích.
b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin cuộn gập
sai hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi lưới nội
chất và đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng dưới
đây có phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích.
(1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất.
(2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá.
(3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào.
Câu/Ý Nội dung Điểm
2a ở bên ngoài, vì ở mẫu 2  khi ủ trước trong TEV  không thu được tín hiệu 0,5
huỳnh quang  chuỗi FLAG đã bị cắt  miền A và FLAG phải hướng ra bên ngoài.
Do TEV không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid nên nếu nằm ở bên 0,5
trong thì phải thu được tín hiệu huỳnh quang ở mẫu 2.

1b b) vì miền FLAG nằm ở bên ngoài màng túi nội chất  nó sẽ đóng vai trò như 0,25
thành phần nhận biết để ubiquitin hoá  sự phân giải các protein trong màng túi nội
chất. 0,25
(1) không vì protein H không có miền ở bên trong lưới nội chất.
(2) có vì không có protein H để xảy ra sự ubiquitin hoá  không có sự phân giải 0,25
protein.
(3) không vì khi gen mã hoá protein H bị bất hoạt thì các protein được xuất ra 0,25
không bị phân giải  không gây chết tế bào do thiếu các protein cần thiết cho sự
hoạt động của tế bào.

Câu 7. DH 22. CVA BD


a/ Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng
việc tổng hợp một chất nhất định khi cần?
b/ Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao nhiều nhà
khoa học cho rằng "Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá"?
Da
a/ Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước:
- Khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào
với môi trường. 0,25
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên Mỗi ý
trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài
cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ
yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học.
- Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản
phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim
xúc tác cho phản ứng đầu tiên của chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó.
b/ Bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn:
- Ti thể chứa ADN giống với ADN của vi khuẩn
- Ti thể chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn
- Cơ chế tổng hợp protein trong ti thể tương tự ở vi khuẩn 0,25
- Ti thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn mỗi ý
- Nói ti thể có lẽ xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá bởi vì: Toàn bộ giới
sinh vật nhân thật gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ti thể; nhưng chỉ có một
nhóm sinh vật nhân thật (tảo và các thực vật) có lạp thể → lạp thể có lẽ xuất hiện sau
ti thể trong quá trình tiến hoá.

Câu 8. CVA>HN. 1. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm


H+) thường có mặt ở đâu? Nêu chức năng của chúng ở
mỗi cấu trúc đó?
2. Hình bên mô tả cấu trúc một phần của màng
tế bào.
a. Gọi tên các thành phần được ký hiệu lần lượt
là A, B, C, D, E.
b. Trình bày quá trình tổng hợp, vận chuyển và
gắn kết các thành phần A và B vào vị trí thực hiện
chức năng của chúng.
Da
Nội dung Điểm
a.
A, B, C, D, E lần lượt là glycoprotein, glycolipit, phospholipid, cholesterol, cacbohydrates. 0.25
b.
- Tại lưới nội chất, các protein màng và lipit được tổng hợp. Các cacbohydrates được bổ sung
cho protein để tạo thành glycoprotein. 0.25
- Bên trong bộ máy golgi, các glycoprotein tiếp tục được sửa đổi thành phần cacbohydrates;
lipid lấy thêm cacbohydrates để tạo thành glycolipit. 0.25
- Các protein xuyên màng, protein tiết và glycolipit được vận chuyển trong các túi tải đến
màng tế bào. Tại màng tế bào, các túi kết nối với màng, giải phóng protein tiết từ tế bào. Sự 0.25
kết nối các túi định vị cacbohydrates của glycoprotein màng và glycolipit ở phía ngoài của
màng tế bào.

Câu 9. Bgiang. 22
Insulin là một loại prôtêin xuất bào của các tế bào bêta ở đảo
nội tiết tuyến tụy. Trong một nghiên cứu để tìm hiểu về hoạt
động sinh tổng hợp insulin trong tế bào, các tế bào bêta được
xử lý với axit amin lơxin đánh dấu phóng xạ ( 3H-lơxin)
trong 30 phút, sau đó rửa sạch rồi tiếp tục ủ tế bào trong điều
kiện chứa lơxin không đánh dấu phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ
ở các vị trí I, II và III trong tế bào bêta được đo liên tục suốt
thí nghiệm, kết quả được mô tả ở hình bên .
a. Hãy cho biết mỗi vị trí I, II và III tương ứng với cấu trúc
nào sau đây: màng sinh chất, lưới nội chất, các túi nội bào từ
bộ máy Gôngi, bộ máy Gôngi và ti thể? Giải thích.
b. Chất hóa học X có tác dụng ngăn cản lưới nội chất tạo các
túi nội bào; chất hóa học Y làm mở kênh ion Ca 2+ trên màng sinh chất. Hãy dự đoán về sự thay đổi hoạt
động phóng xạ ở các vị trí I, II và III trong mỗi điều kiện sau đây? Giải thích.
(1) Thêm vào môi trường khi bắt đầu thí nghiệm (thời điểm 0 phút) một lượng chất hóa học X.
(2) Thêm vào môi trường khi kết thúc thí nghiệm (thời điểm 180 phút) một lượng chất hóa học Y.
Đa
+ Xác định các vị trí:
Vị trí 1: tương ứng với bộ máy Gongi
Vị trí 2: tương ứng với lưới nội chất 0,5
Vị trí 3: tương ứng với các túi nội bào từ bộ máy Gongi
+ Giải thích:
- Khi lơxin được đánh dấu phóng xạ vào trong tế bào, nó được sử dụng cho quá trình tổng hợp
protein trong các bào quan; kết quả thí nghiệm cho thấy sự biến đổi hoạt độ phóng xạ của 3H- 0,25
lơxin ở những cấu trúc nội bào theo thời gian → protein được vận chuyển trong tế bào.
- Protein tiết (insulin) được tổng hợp tại lưới nội chất, biến đổi và hoàn thiện trong bộ máy
Gongi, sau đó dự trữ trong các túi xuất bào, đến khi có tín hiệu thích hợp, các túi này sẽ hòa nhập
với màng sinh chất để xuất bào protein ra ngoài. 0,25
- Điều kiện 1:
+ Chất X làm hoạt độ phóng xạ tích lũy ở lưới nội chất ( vị trí II) và luôn duy trì ở mức cao. 0,25
+ Nguyên nhân: Chất X ngăn cản lưới nội chất tạo thành các túi nội bào → protein vẫn được tạo
thành từ quá trình dịch mã nhưng không được đưa vào các túi nội bào để đến bộ máy Gongi → 0,25
Hoạt độ phóng xạ tăng tại đây.
- Điều kiện 2: 0,25
+ Chất Y làm giảm hoạt độ phóng xạ của các túi nội bào từ bộ máy Gongi (vị trí III) xuống mức
thấp.
+ Nguyên nhân: chất Y làm mở kênh ion Ca2+ trên màng sinh chất → ion Ca2+ khuếch tán vào tế 0,25
bào tuyến tụy. Đây là chất truyền tin thứ 2 khởi phát con đường truyền tín hiệu nội bào, làm dung
hợp các túi nội bào với màng sinh chất → giảm hoạt độ phóng xạ ở đây.

Câu 10. Bninh. Câu 2 (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào.


a. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có một lớp phopholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính
thấm của màng này với glixerol và ion Na+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết
quả và giải thích.
b. Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không có các chất đi qua thì hiện tượng
đó sẽ có tác động gì đến chức năng của tế bào?
c. Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các quá trình của tế bào như phát triển và di truyền. Nó
có thể sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên men kể cả không phải nguồn carbon lên men. Với tính
chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến nấm men khác nhau gắn với chức năng nhất định của
các bào quan trong tế bào.
1. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài), đột biến có khiếm
khuyết ở bào quan nào?
2. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, đột biến có khiếm khuyết ở bào quan nào?
Đa
a. Glixerol dễ dàng thấm qua màng lipit kép vì glixerol là một chất tan trong lipit. Na+ không 0,25
thấm qua màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có thể
đi qua các kênh protein xuyên màng hoặc bơm protein.
b. 0,25
- Tế bào không thể hoạt động chức năng hoàn hảo hoặc có lẽ là sớm chết vì thành tế bào, chất
nền ngoại bào phải thấm để cho phép sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
- Các phân tử tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng và để tế bào sử dụng, cũng như các 0,25
phân tử cung cấp thông tin về môi trường của tế bào phải vào được tế bào.

- Các phân tử khác, như sản phẩm tế bào tổng hợp để xuất và các sản phẩm phụ của quá trình 0,25
hô hấp phải được đưa ra.

c. 0,25
1. - Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng
lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và
peroxisome.

- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat là 0,25
thành acetyl-CoA.
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho 0,25
tế bào.
2. - Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn. Glycerol được phân cắt tạo 0,25
thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

Câu II (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào


1. Hai protein màng, bao gồm một protein bám màng ngoại bào và một protein xuyên màng có vùng
liên kết với actin nội bào, được đánh dấu bằng huỳnh quang (màu xám) ở mỗi thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 370C.
- Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin, một chất
phá hủy actin, ở nhiệt độ 370C.
- Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 200C.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh quang trong một
thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh quang (xuất hiện màu xám trở lại).
Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định protein X, Y và kết quả tương ứng với các thí nghiệm. Giải
thích.
DA
1 - Ở điều kiện bình thường, protein bám màng ngoại bào có khả năng di chuyển, còn protein có
vùng liên kết actin nội bào không có khả năng di chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang một
thời gian, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại chỉ khi protein bám màng ngoại bào
được đánh dấu.
- Khi sử dụng cytochalasin, actin nội bào bị phá hủy, giúp protein xuyên màng có khả năng di
chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại đối với
cả hai loại protein.
- Khi thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ 200C thì các chuyển động màng hầu như dừng lại hoặc
rất chậm do sự cô đặc mật độ các phân tử màng. Như thế, đối với bất cứ protein nào, vùng bị
tẩy sẽ
không xuất hiện huỳnh quang trở lại.
- Như vậy suy ra:
Protein X: protein xuyên màng có vùng liên kết actin nội bào;
Protein Y: protein bám màng ngoại bào
Thí nghiệm 1: kết quả III.
Thí nghiệm 2: kết quả I.
Thí nghiệm 3: kết quả II.
2 a. Hydrolase là một loại enzyme có trong lysosome. Nó giúp tiêu hóa một số protein,
carbohydrate hoặc chất béo. Sự thiếu hụt hydrolase trong tế bào là do các lysosome hoạt động
kém.
b. Lactase được sản xuất bởi các tế bào ruột ở ruột non. Nó là một loại enzyme được xử lý
trong ER hạt và Golgi. Không tiết lactase có thể do vấn đề ở một trong ba vị trí: nhân tế bào,
ER hạt, hoặc golgi. Nguyên nhân có thể do một trong 3 vị trí trên không hoạt động (khả năng
cao là do bộ máy golgi khiến các tế bào không tiết được lactase).

You might also like