You are on page 1of 67

ARN - PROTEIN

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1. ARN
* Cấu tạo hoá học

-ARN là axit hữu cơ có chứa các nguyên tố hóa học C, H, O,


N, P; thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối
lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
-ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân
là một nuclêôtit thuộc 4 loại là A, U, G, X.
* Cấu trúc không gian

Mỗi phân tử ARN chỉ có 1 mạch polinucleotit có chiều từ 5’  3’ do các nucleotit liên kết với
nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hoá trị được hình thành giữa phân tử đường của
nucleotit này với phân tử axit photphoric của nucleotit kế tiếp tạo thành.
Gồm 3 loại:
o mARN có cấu trúc mạch thẳng,
o tARN có cấu trúc cuộn xoắn thành các thùy: một thuỳ mang bộ ba đối mã (anticodon) sẽ
bổ sung với mã sao (codon) trên mARN, mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã đặc trưng; một
thuỳ gắn với riboxom,; một thuỳ có chức năng nhận diện enzim gắn axit amin tương ứng
với tARN. Trong phân tử tARN, ở những vùng mà mạch của nó vặn lại lể tạo xoắn kép thì
các nucleotit ở vùng đó cũng ghép cặp và liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên
tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.
o rARN có cấu trúc mạch đơn và phức tạp (có những đoạn cuộn lại để tạo xoắn kép, tại đó
các nucleotit cũng ghép cặp và liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo NTBS).
* Chức năng

- ARN thông tin (mARN): Có vai trò truyển đạt thông


tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp.
- ARN vận chuyển (tARN): Có chức năng vận chuyển
axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein, mỗi loại
tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin.
- ARN riboxom (rARN): Là thành phần tạo nên
riboxom – nơi tổng hợp protein.
2. Quá trình phiên mã (quá trình tổng hợp ARN)
- Thời điểm, địa điểm: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân
tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn.
- Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
- Các yếu tố chính tham gia:
+ Một đoạn phân tử ADN (gen).
+ Các nucleotit A, U, G, X tự do trong môi trường nội bào.
+ Các loại enzim và nguồn năng lượng ATP…
* Quá trình tổng hợp:
Bước 1. Khởi đầu:
Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’
→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN:
Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong
môi trường nội bào liên kết với các nucluotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường
- Bước 3. Kết thúc:
Khi enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử
ARN: được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
* Kết quả, ý nghĩa:
- Từ gen ban đầu tạo ra ARN tham gia quá trình tổng hợp prôtêin ngoài nhân tế bào
3. Prôtêin
* Cấu trúc hóa học
- Prôtêin là một hợp chất hữu cơ được cấu thành từ 4 nguyên tố chính
là C, H, O, N và có thể có thêm S và P.
- Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn, về
kích thước có thể dài tới 0,1µm, về khối lượng có thể đạt tới hang triệu
đvC.
- Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đươn
phân là các axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau nhưng các loại axit
amin này đều có cấu trúc chung gồm nguyên tử C trung tâm, nhóm
axit amin, nhóm cácbon và gốc R.
*Cấu trúc không gian

Prôtêin có 4 dạng cấu trúc không gian:


+ Bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin
+ Bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn
(dạng α) hoặc tạo thành những phiến gấp nếp (dạng gấp ß)
+ Bậc 3: hình dạng không gian 3 chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn
xếp tạo thành kiểu đặc trung cho từng loại prôtêin.
+ Bậc 4: cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều
chuỗi axit amin cùng hoặc khác loại kết hợp với nhau.
2. Chức năng
Đối với tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng:
- Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của tế bào, từ đó hình thành
nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Protein tạo nên enzim có chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ
thể.
- Protein tạo nên phần lớn các hoocmon có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất
trong tế bào và cơ thể.
- Protein tạo nên các kháng thể có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn gây
bệnh.
- Protein tham gia vận chuyển các chất, tạo ra sự vận động của tế bào và cơ thể.
- Protein là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ
thể.
Như vật, protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc, từ đó biểu hiện thành các tình trạng của cơ
thể và tham gia vào mọi hoạt động sống của tế bào.
4. Quá trình dịch mã (quá trình tổng hợp prôtêin)

- Vị trí: diễn ra trong tế bào chất của tế bào tại các riboxom.
- Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
- Các yếu tố chính tham gia:
+ Các axit amin
+ mARN
+ tARN
+ Riboxom
a, Diễn biến

* Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin


- Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự do trong môi trường nội bào
được hoạt hoá và liên kết với tARN tương ứng → phức hợp a.a – tARN.
* Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit (3 bước)
- Bước 1. Mở đầu
+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần
bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).
+ aa mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX- khớp với
mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần
lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
- Bước 2. Kéo dài chuỗi pôlipeptit
+ aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên
mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa
axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
+ Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở
đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của
nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành
liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất.
+ Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở
đầu được giải phóng.
Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của
phân tử mARN. Như vậy, chuỗi pôlipeptit liên tục được kéo dài.
- Bước 3. Kết thúc
+ Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA, UAG,
UGA) thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm
tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và
giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.
Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom
riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm
hay pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
* Kết quả: một chuỗi pôlipeptit được tạo ra theo trình tự mã hóa
của gen thông qua mARN.
Câu hỏi
vận dụng
Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng các loại ARN
(Đề thành phố năm 2019 - 2020)
Câu 2: Vì sao mARN được xem là bản sao của
gen cấu trúc?
(Đề thành phố năm 2013 - 2014) (Đề số 36)
- Trình tự các nucleotit của mARN bổ sung với trình tự
các nucleotit trên mạch khuôn của gen cấu trúc (mạch
tổng hợp mARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các
nucleotit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) trử một
chi tiế là T được thay bằng U.
- mARN là cấu trúc trung gian truyền đạt thông tin di
truyền lưu giữ trong gen cấu trúc thành thông tin về
cấu trúc protein thông qua quá trình dịch mã tại các
riboxom ở tế bào chất.
Câu 3: Cho biết tính hợp lý trong cấu tạo mạch đơn
của ARN với chức năng di truyền của chúng
(Đề thành phố năm 2015 – 2016)
Tính hợp lý trong cấu tạo mạch đơn của ARN với chức năng di truyền của chúng thể hiện như
sau:
- Có khả năng hình thành các liên kết hidro thông qua nguyên tắc bổ sung với các phân tử
axitnucleic cùng loại hay khác loại (ARN hay ADN) làm tăng tính đặc hiệu trong hoạt động
chức năng của nó như:
+ Sự liên kết giữa các ARN với nhau dẫn đến sự tổ hợp các tiểu phần lớn và nhỏ để tạo ra
riboxom hoàn chỉnh thực hiện quá trình tổng hơp protein.
+ Sự liên kết giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao trên mARN để xác định vị trí a.a
trong chuỗi polipeptit
+ Sự bắt cặp bổ sung giữa các bazơ nitơ trong thành phần ARN của thể cắt nối và trên phân
tử tiền mARN giúp định vị chính xác vị trí mà các ribozim sẽ xúc tác sự cắt nối ARN
- Nhờ có cấu trúc mạch đơn nên 1 vùng trên phân tử có thể bắt cặp bổ sung với 1 vùng khác
của phần tử đó tạo nên một cấu trúc không gian đặc thù là điều kiện tạo ra chức năng nhất
định như tARN có các thùy thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 4. Căn cứ vào đâu để chia ARN làm 3 loại?
Nêu chức năng từng loại của ARN. (Đề số 9)
Căn cứ vào chức năng, ARN được chia thành 3 loại mARN,
tARN và rARN.
Chức năng của từng loại:
- ARN thông tin (mARN): Có vai trò truyển đạt thông tin quy
định cấu trúc protein cần tổng hợp.
- ARN vận chuyển (tARN): Có chức năng vận chuyển axit
amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein, mỗi loại tARN chỉ
vận chuyển một loại axit amin.
- ARN riboxom (rARN): Là thành phần tạo nên riboxom – nơi
tổng hợp protein.
Câu 5. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?
(Đề số 5)
ARN được tổng hợp dựa trên các nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mãu là một mạch
đơn của gen, mạch này được gọi là mạch khuôn hoặc mạch gốc (có chiều 3’ 5’)
- Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit A, U, G, X tự do trong môi trường nội bào bắt cặp và
liên kết với các nucleotit trên mạch khuôn của gen để hình thành mạch ARN theo nguyên
tắc:
+ U của môi trường nội bào bắt cặp và liên kết với A trên mạch khuôn bằng 2 liên kết
hidro.
+ A của môi trường nội bào bắt cặp và liên kết với T trên mạch khuôn bằng 2 liên kết
hidro.
+ G của môi trường nội bào bắt cặp và liên kết với X trên mạch khuôn bằng 3 liên kết
hidro.
+ X của môi trường nội bào bắt cặp và liên kết với G trên mạch khuôn bằng 2 liên kết
hidro.
Câu 4: Trình bày quá trình phiên mã.
Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian
là các ARN để truyền đại thông tin di truyền?
Ý 2: Vì
- Đối với sinh vật nhân thực thì ADN tồn tại ở trong nhân
trogn khi qua trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần một
vật chất trung gian truyền thông thông tin từ nhân ra tế bào
chất.
- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di
truyền cho ADN.
- ADN có cáu trúc mạch kép kiên kết với nhau bằng liên kết
hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã.
Câu 5. (Đề thành phố năm 2014 - 2015)
Phân giải một đoạn ARN tinh sạch bởi hai enzim khác nhau đã cho 2
tập hợp các đoạn như sau:
- Phân giải do enzim 1: G, pXAUUG, AUXUXG-OH, AAUXXAG.
- Phân giải do enzim 2: pX, X, X, X, X, U, U, G-OH, AU, AGAU, GGAAU.
Hãy tái lập phân tử ARN và giải thích.
Đoạn ARN đó có trình tự:
pXAUUG GAAUXXAG AUXUXG-OH
* Giải thích:
- Căn cứ vào kết quả phân giải của enzim 1 ta thấy phân tử ARN
có thể có trình tự là pXAUUG......AUXUXG-OH vì p ở đầu 5’ và OH ở
đầu 3’
- Căn cứ kết quả phân giải enzim 2 ta thấy có đoạn GGAAU và
AGAU vậy G phải nằm sau pXAUUG và trước AAUXXAG, tiếp theo
là AUXUXG-OH.
Câu 6: Trình bày cấu trúc và chức năng của prôtêin.
(Đề thành phố năm 2013 – 2014; 2017 - 2018)
* Cấu trúc của prôtêin: theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân, đơn
phân cấu tạo nên prôtêin là các axit amin.
- Bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
- Bậc 2: chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở protein
dạng sợi bện lại với nhau kiểu dây thừng.
- Bậc 3: là dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc hai cuộn xếp tạo thành kiểu
đặc trưng cho từng loại protein.
- Bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi axit amim
cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
* Chức năng của prôtêin: Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa
các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận
chuyển, cung cấp năng lượng...  liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế
bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
Câu 7. (Đề thành phố năm 2016 - 2017)
a. Nêu chức năng của các yếu tố tham gia vào quá trình sinh
tổng hợp prôtêin trong tế bào.
b. Vì sao prôtêin có tính đa dạng và tính đặc thù
c. Tại sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ
thể ?
d. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin ở
những thế hệ tế bào tiếp theo có thay đổi không? Vì sao?
Ý a:
- ARN
+ mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng
hợp
+ tARN: Vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
+ rARN: Cấu tạo nên ribôxom.
- Ribôxom: Lắp ráp các axitamin do tARN mang tới theo khuôn của
mARN.
- Các axitamin: là nguồn nguyên liệu dể tổng hợp prôtêin.
- ATP: Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp prôtêin.
- Các enzim đặc hiệu: Xúc tác cho các phản ứng.
Ý b:
- Prôtêin được cấu tạo từ nhiều đơn phân. Thành phần, số
lượng và trình tự sắp xếp của các đơn phân tạo nên tính đa
dạng và đặc thù của Prôtêin
- Tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin còn được biểu hiện ở
các dạng cấu trúc không gian bậc 1, 2, 3, 4 của Prôtêin
Ý c:
- Nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì
nói Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng đối với tế bào và cơ
thể như: là thành phần cấu trúc của TB, xúc tác và điều hòa
các quá trình trao đổi, bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất,
cung cấp năng lượng…
 Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ
hoạt động sống của TB,biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Ý d:
Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin ở
những thế hệ tế bào tiếp theo không bị thay đổi. Vì:
Protein có cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian tương đối bền
vững
Thông tin quy định cấu trúc đặc thù của protein được lưu giữ
trong các gen của ADN, nhờ sự tự nhân đôi theo đúng mẫu ban
đầu mà ADN và gen giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế
hệ tế bào nên protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 8: (Đề thành phố năm 2018 - 2019)
a. Trình bày tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. Cấu trúc của prôtêin của
thể bị biến đổi bới những nguyên nhân nào?
b. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã
như thế nào? Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong các quá trình trên thì
có thể dẫn đến đột biến gen không? Vì sao?
c. Một chuỗi pôlinuclêôtit nhân tạo được sử dụng làm khuôn tổng hợp chuỗi
pôlipeptit có trình tự nuclêôtit là: 3’TTTAXAATXTAXAATXTAXAATXXXX5’.
Xác định số axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp. Cho biết bộ
ba mã mở đầu là 5’AUG3’, và bộ ba mã kết thúc là 5’UAA3’, 5’UAG3’,
5’UGA3’.
a. - Prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp
các axit amin; cấu trúc không gian và số chuỗi axit amin.
- Nhờ các đặc trưng đó tạo nên vô số các loại prôtêin khác
nhau từ 20 loại axit amin  prôtêin có tính đa dạng rất cao .
- Biến đổi về cấu trúc không gian do gặp phải các điều kiện vật
lí, hoá học bất thường( nhiệt độ cao, PH quá kiềm hay quá
axit…..)
- Biến đổi về cấu trúc hoá học:
+ Do đột biến phát sinh trong quá trình tự sao của ADN
+ Do quá trình phiên mã nhầm lẫn.
+ Do quá trình dịch mã nhầm lẫn.
b. Nguyên tắc bổ sung:
- Trong tự nhân đôi của ADN: Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên hai
mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X và ngược lại.
- Trong phiên mã: Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc của
gen theo nguyên tắc bổ sung: A - Tg; U - Ag; G - Xg; X - Gg.
- Trong dịch mã: Các nuclêôtit trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các
nuclêôtit của bộ ba tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X và
ngược lại.
* NTBS bị vi phạm:
- Trong nhân đôi ADN thì gen có thể bị đột biến.
- Trong phiên mã, dịch mã thì gen không bị thay đổi cấu trúc. Vì nguyên tắc bổ
sung bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của
gen, chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của
protein...
c. - Trình tự nucleotit ở đoạn mARN tương ứng là:
5’AAAUGUUAGAUGUUAGAUGUUAGGGG...3’
 Quá trình dịch mã bắt đầu từ 5’ AUG 3’ và kết thúc khi gặp 5’ UAG
3’.
Thứ tự các bộ 3 là: 5’AUG-UUA-GAU- GUU- AGA-UGU-UAG...3’
1 2 3 4 5 6 7
 Số axit amin trên chuỗi pôlipeptit là: 7- 1= 6 (aa).
Câu 9. Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng
thịt trâu khác với thịt bò? (Đề số 21)
Vì:
- Thành phần chính của thịt là protein. Protein của trâu do gen của trâu
quy định tổng hợp; protein của bò do gen của bò quy định tổng hợp.
- Trâu và bò đều ăn cỏ thì chúng có cùng một loại nguyên liệu axit amin
giống nhau. Tuy nhiên, do gen của tế bào trâu khác với gen của tế bào
bò nên đã tổng hợp protein của trâu khác với protein của bò.
- Trong thế giới sinh vật, gen mang thông tin di truyền quy định cấu trúc
của protein, từ đó quy định cấu trúc của cơ thể sinh vật. Nếu gen có
cấu trúc khác nhau thì protein sẽ có cấu trúc khác nhau.
Câu 10. (Đề thành phố năm 2020 - 2021)
Cho đoạn trình tự nuclotit của một gen được dùng làm khuôn để tổng hợp chuỗi
polypeptit, đoạn gen này mang bộ ba mã mở đầu cho quá trình tổng hợp
protein.
Mạch 1:… A GATGTA GTAX GGAATT GATXXA GTAAGTXATT X...
Mạch 2: ... T X T A X A T X A T G X X T T A A X T A G G T X A T T X A G T A A G...
a. Xác định mạch làm khuôn cho quá trình tổng hợp ARN của gen. Viết trình tự
nucleotit của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen này và đánh số (3’ hoặc 5’)
cho các đầu tận cùng, đồng thời gạch chân dưới bộ ba mở đầu cho quá trình tổng
hợp protein.
b. Hãy viết lại trình tự nucleotit của đoạn gen đã cho và dùng mũi tên để xác định
chiều tổng hợp ARN, gạch chân dưới mã mở đầu và kí hiệu các đầu tận cùng (3’
hoặc 5’) trên hai mạch của đoạn gen này.
a. Cả 2 mạch đều có thể được dùng làm khuôn.
Giả sử mạch 1 là mạch khuôn:
3’A GATGTA GTAX GGAATT GATXXA GTAAGTXATT X5’
 ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên có trình tự là:
5’UXUAXAUXAUGXXUUAAXUGGUXAUUXAGUAAG3’
Giả sử mạch 2 là mạch khuôn:
3’T X T A X A T X A T G X X T T A A X T A G G T X A T T X A G T A A G’
 ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên có trình tự là:
5’AGAUGUAGUAXGGAAUUGAUXXAUAGUXAUUX3’
b. TH1: mạch 1 là mạch gốc
TH2: mạc 2 là mạch gốc
Câu 11. (Đề thành phố năm 2020 - 2021)
1. Nêu các loại liên kết và tương tác hoá học có vai trò
quan trọng trong sự hình thành và duy trì mỗi bậc cấu
trúc của protein.
2. Cấu trúc mạch đơn của phân tử mARN, tARN, và rARN
phù hợp với chức năng tổng hợp protein như thế nào?
Tại sao nói tARN thích hợp với vai trò “dịch” trình tự
nucleotit trên mARN thành trình tự axit amin trong
chuỗi polipeptit?
1. Các loại liên kết hoá học và tương tác tham gia duy trì
cấu trúc prôtêin :
- Liên kết peptit: là liên kết giữa nhóm COOH của một axit
amin với nhóm NH2 của axit amin bên cạnh.
- Liên kết hiđrô: là liên kết giữa các nhóm peptit gần nhau.
- Tương tác kị nước
Ngoài ra, còn có liên kết ion và liên kết disulfide, lực Van
der Waals.
2. - Cấu trúc mạch đơn của phân tử mARN, tARN, và rARN phù
hợp với chức năng tổng hợp protein vì:
+ Có khả năng hình thành các liên kết hidro thông qua NTBS với
các phân tử axit nucleic cùng hay khác loại tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động chức năng của các ARN.
+ Sự liên kết rARN với nhau đưa đến sự tổ hợp các tiểu phần lớn
và nhỏ tạo ra riboxom hoàn chỉnh để tổng hợp protein; Sự liên
kết giữa bộ ba đối mã (anticodon) của tARN với bộ ba mã sao
(codon) của mARN để tổng hợp chuỗi polipeptit.
+ Có cấu trúc mạch đơn nên một vùng trên phân tử có thể bắt cặp bổ sung
với một vùng khác của chính phân tử đó để tạo nên cấu trúc không gian đặc
thù để thực hiện chức năng nhất định. Ví dụ: tARN có các thuỳ thực hiện chức
năng khác nhau, trong đó thuỳ mang bộ ba đối mã liên kết bổ sung với bộ ba
sao mã trên mARN để trực tiếp thực hiện quá trình dịch mã.
- Nói tARN thích hợp với vai trò “dịch” trình tự nucleotit trên mARN thành
trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit vì: tARN là phân tử thích ứng chuyển
mã với chức năng dịch chính xác mã di truyển, nhơ tARN với anticodon mà
sự liên kết giữa một axit aminh có kích thước nhỏ có thể hình thành với một
codon có kích thước lớn để đảm bảo mã bộ ba được dịch mà không bị cản trở
bởi sự không tương đồng về cấu hình phân tử hay khoảng cách không gian.
PHẦN 2: bài tập
1. Công thức về ARN
𝑁
- Tổng số ribônuclêôtit: rN = rA + rU + rG + rX =
2
- Khối lượng: rM = rN.300 (đvC)
- Chiều dài: rL = Lgen= rN.3,4 Å
- Số liên kết hóa trị:
+ Giữa các ribônu: rN - 1 (liên kết)
+ Trong các ribônu: rN (liên kết)
+ Tổng số liên kết hóa trị trong phân tử ARN: (2.rN – 1) = Ngen – 1 (liên kết)
𝑟𝑁
- Số bộ ba mã sao có trong một phân tử mARN: (bộ ba)
3
𝑟𝑁
- Số bộ ba mã hóa axit amin có trong một phân tử mARN: – 1 (bộ ba)
3
- Số bộ ba mã hóa cho chuỗi axit amin hoàn chỉnh có trong một phân tử
𝑟𝑁
mARN: – 2 (bộ ba)
3
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN bổ sung với số nuclêôtit mỗi loại trên
mạch gốc của gen:
AARN = Tgốc
UARN = Agốc
GARN = Xgốc
XARN = Ggốc
𝑟𝐴%+𝑟𝑈%
- Agen= Tgốc + Agốc =rA + rU  %A =
2
𝑟𝐺%+𝑟𝑋%
- Ggen= Xgốc + Ggốc =rG + rX  %G =
2
2. Công thức về phiên mã:
Gọi k là số lần phiên mã
- Số phân tử ARN tạo ra sau p lần phiên mã: k
- Số ribônu môi trường cung cấp cho gen phiên mã: rNmt = k.rN
𝑟𝑁 𝑚𝑡 𝑟𝐴𝑚𝑡 𝑟𝑈𝑚𝑡 𝑟𝐺𝑚𝑡 𝑟𝑋𝑚𝑡
- Số lần phiên mã k = = = = =
𝑟𝑁 𝑟𝐴 𝑟𝑈 𝑟𝐺 𝑟𝑋
- Số liên kết hiđrô bị phá hủy khi gen thực hiện p lần phiên mã:
rHph =p.Hgen = k.(2A+3G) (liên kết)
- Số liên kết hóa trị giữa các ribônu được hình thành trong các phân tử
ARN được tạo ra khi gen phiên mã p lần:
rHTđ = k.(rN – 1) (liên kết)
2. Công thức về prôtêin và
dịch mã
- Số axit amin có trong một chuỗi axit amin chưa hoàn chỉnh
𝑟𝑁
(vừa tạo ra sau dịch mã): − 1 (axit amin)
3
- Số axit amin có trong một chuỗi axit amin hoàn chỉnh được
𝑟𝑁
tạo ra sau dịch mã: : − 2 (axit amin)
3
- Chiều dài của 1 chuỗi peptit = Tổng axit amin.3 (Å)
- Khối lượng của 1 chuỗi peptit = Tổng axit amin.110 (đvC)
- Số liên kết peptit của 1 chuỗi peptit = Tổng axit amin - 1
- Số axit amin mà môi trường cần cung cấp cho quá trình hình
thành một chuỗi axit amin chưa hoàn chỉnh vừa tạo ra sau dịch
mã:
𝑟𝑁
− 1 (axit amin)
3
- Số axit amin mà môi trường cần cung cấp cho quá trình hình
thành một chuỗi axit amin hoàn chỉnh được tạo ra sau dịch mã:
𝑟𝑁
: − 2 (axit amin)
3
BÀI TẬP VẬN DỤNG
B1. Một gen dài 0,51 micromet, phân
tử mARN tổng hợp từ gen này có hiệu
số giữa G và U là 20%, hiệu số %
giữa X và A là 40%. Xác định số
nucleotit mỗi loại của gen
(Đề 18)
B2. Trên mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có 300
ađênin, 600 timin, 400 guanin, 200 xitôzin. Gen
phiên mã 5 lần, hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ARN.
b. Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các
nuclêôtit trong quá trình phiên mã.
B3. Một chuỗi polipeptit gồm 499 axit amin
được tổng hợp từ một phân tử mARN có
tổng số nucleotit loại A và loại U bằng 600.
Xác định chiều dài và số lượng nucleotit
từng loại của gen đã tổng hợp phân tử ARN
trên? Biết trên mARN bộ ba cuối cùng
không quy đinh axit amin. (Đề số 19)
B4. Khi giải mã, trên một phân tử mARN có 8
riboxom trượt qua 1 lần. hãy xác định
- Có bao nhiêu chuỗi axit amin được tổng hợp.
- Cấu trúc các chuỗi polipeptit có giống nhau
hay không? Vì sao?
B5. Một gen có tổng số 2400 nucleotit. Trên mạch
gốc của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 2:3:3:4. Gen sao mã 10
lần, hãy xác định:
a. Số nucleotit mỗi loại của mạch gốc
b. Số nucleotit mỗi loại của phân tử ARN
c. Số liên kết hoá trị được hình thành giữa các
nucleotit trong quá trình sao mã.
B6. Một phân tử mARN có tổng số 600 nucleotit.
Khi giải mã, trên phân tử mARN này có 10 riboxom
trượt qua 1 lần. Tính
a. Số bộ ba có trên phân tử mARN
b. Số axit amin có trên mỗi chuỗi axit amin
c. Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá
trình giải mã
B7. Một gen có tổng số 1500 nucleotit. Gen sao mã 3
lần. Các phân tử ARN được tạo ra tiến hành giải mã,
trên mỗi phân tử mARN có 5 riboxom trượt qua 1 lần.
Hãy tính:
a. Số phân tử ARN được tạo ra
b. Số chuỗi axit amin được tổng hợp
c. Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình
giải mã
B8. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nucleotit. Đoạn
ADN này gồm 2 gen. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ 2
là1020Å.
a. Tính chiều dài của mỗi gen
b. Tính số axit amin của mỗi phân tử protein được tổng hợp
từ các gen đó.
c. Nếu mỗi gen trên đều có 5 riboxom trượt qua một làn thì
số lượt ARN vận chuyển tham gia giải mã là bao nhiêu?
B9. Phân tử mARN có 147 ribônuclêôtit loại xitôzin và
chiếm 20% tổng số ribônuclêôit của toàn mạch được
tổng hợp từ gen B. Cho biết B có tổng hai loại nuclêôtit A
và T bằng 40% tổng số nuclêôtit của gen. Khi gen B
phiên mã đòi hỏi số ribônuclêôtit gấp 4 lần số nuclêôtit
của gen. Quá trình phiên mã đã phá hủy bao nhiêu liên
kết hiđrô và hình thành bao nhiêu liên kết cộng hóa trị?
B10. Gen C có 1050 nuclêôtit loại G và số nuclêôtit loại A
chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Quá trình phiên mã
của gen đã phá hủy tất cả 12150 liên kết hiđrô. Xác định:
a. Có bao nhiêu ribônuclêôtit tự do thuộc các loại mà môi
trường nội bào cần phải cung cấp cho quá trình phiên mã
của gen C?
b. Số liên kết hóa trị giữa axit và đường được hình thành
trong quá trình phiêm mã?

You might also like