You are on page 1of 35

HỆ THỐNG LÍ THUYẾT, CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

ĐỂ ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI


NỘI DUNG DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ TIẾN HÓA

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những thập kỷ qua, Sinh học đã phát triển rất nhanh và đạt được
nhiều thành tựu mới về lý thuyết cũng như thực tiễn. Một trong những nội dung
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà sinh học đó là di truyền học quần thể và
tiến hoá. Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây các đề thi học sinh giỏi
(HSG) các cấp (tỉnh, quốc gia, quốc tế) nội dung ở phần di truyền học quần thể
được đề cập nhiều hơn, và thường có những nội dung mang tính ứng dụng thực
tiễn.
Chương trình sinh học THPT hiện nay, phần di truyền di truyền học quần
thể và phần nguyên nhân và cơ chế tiến hóa đang được tách thành hai chương
riêng biệt và cách xa nhau trong phân phối chương trình. Điều này gây ra những
khó khăn nhất định cho cả giáo viên và học sinh trong việc hiểu và vận dụng
linh hoạt nội dung kiến thức di truyền học quần thể và tiến hóa. Cụ thể: Các
công thức phần di truyền học quần thể đã có trong sách giáo khoa chỉ áp dụng
được trong trường hợp quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa,
nghĩa là quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, nên quần thể
ngẫu phối luôn đạt trạng thái cân bằng (không tiến hóa). Nhưng trong thực tế,
quần thể luôn chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
Ngoài ra, hình thức thi của các kì thi cũng rất khác nhau: Kì thi HSG cấp
tỉnh, cấp quốc gia thi theo hình thức tự luận, kì thi HSG Olympic quốc tế chủ
yếu thi theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên
phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi
hình thức thi. Và cho dù thi dưới hình thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh
phải nhớ, hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học.
Trên thực tế, cũng đã có nhiều đề tài viết về nội dung di truyền học quần
thể, nhưng chưa có đề tài nào hệ thống lại kiến thức, bài tập phần di truyền quần
thể và tiến hoá tương đối đầy đủ, phù hợp với thi HSG các cấp.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Hệ thống lí thuyết, câu hỏi và bài tập
để ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung di truyền học quần thể và tiến hoá.
2. Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa lí thuyết, câu hỏi và bài tập phần di truyền học quần thể và
tiến hoá giúp giáo viên giảng dạy và học sinh ôn thi HSG các cấp tốt hơn, nhằm
giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi HSG.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống lí thuyết, các dạng bài tập về di truyền quần thể và tiến hóa.
1
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Hệ thống hóa lý thuyết phần di truyền học quần thể và tiến hóa
1.1. Kiến thức cơ bản
1.1.1. Quần thể
- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo
thành các thế hệ mới.
- Quần thể có các đặc trưng cơ bản : tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu phân bố và
mật độ cá thể.
- Về mặt di truyền: Mỗi quần thể được đặc trưng về vốn gen, tần số các alen, tần
số kiểu gen và kiểu hình.
Quần thể không phải là một tập hợp cá thể ngẫu nhiên, nhất thời. Mỗi
quần thể là một cộng đồng có một lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu
gen đặc trưng và tương đối ổn định.
- Tuỳ theo hình thức sinh sản của các loài mà có quần thể sinh sản hữu tính và
vô tính.
Quần thể sinh sản hữu tính gồm các dạng sau :
+ Quần thể tự phối điển hình: là các quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật
lưỡng tính tự thụ tinh.
+ Quần thể giao phối: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong
một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với
nhau sinh ra thế hệ sau.
Quần thể giao phối bao gồm:
Quần thể giao phối cận huyết: bao gồm những các cá thể có cùng quan hệ
huyết thống giao phối với nhau.
Quần thể giao phối có lựa chọn: các cá thể động vật có xu hướng lựa chọn
kiểu hình khác giới thích hợp với mình.
Quần thể ngẫu phối: diễn ra sự bắt cặp giao phối ngẫu nhiên giữa các cá
thể đực và cái trong quần thể. Đây là dạng quần thể tồn tại phổ biến ở động vật.
1.1.2. Tần số alen và tần số kiểu gen
- Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên
tổng số các alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
- Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen
đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
Giả sử ta xét 1 gen có 2 alen, ví dụ A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen
khác nhau là AA, Aa, aa. Với số lượng tương ứng là D AA, H Aa, R aa.
Ta có:
+ Tần số tương đối của kiểu gen AA: d = D/N
+ Tần số tương đối của kiểu gen Aa: h = H/N
+ Tần số tương đối của kiểu gen aa: r = R/N
Trong đó N = D + H + R và d + h + r = 1
+ Tần số tương đối của alen A: p = d + h/2
+ Tần số tương đối của alen a: q = r + h/2
Trong đó p + q = 1

2
1.1.3. Quá trình di truyền trong quần thể tự phối/nội phối
a. Dấu hiệu đặc trưng của một quần tự phối/nội phối
- Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân hoá thành các dòng thuần có
kiểu gen khác nhau.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm
dần tỉ lệ dị hợp, tăng dần tỉ lệ đồng hợp nhưng tần số các alen không thay đổi.
b. Thành phần kiểu gen của quần thể tự phối
Trong quần thể, thành phần dị hợp thể Aa qua tự phối hay nội phối sẽ diễn
ra sự phân li, trong đó các thể đồng hợp trội AA và lặn aa được tạo ra với tần số
ngang nhau trong mỗi thế hệ.
Quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ, không làm thay đổi tần số tương
đối của các alen nhưng làm thay đổi tần số tương đối các kiểu gen theo hướng giảm
dần tần số kiểu dị hợp, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.
- Trong trường hợp quần thể ban đầu gồm toàn cá thể dị hợp Aa
Thành phần kiểu gen ở thế hệ n tự phối là :
n
n  1
1 1 
  2
Aa =  2  ; AA = aa = .
2
- Nếu quần thể ban đầu có kiểu gen dAA + hAa + raa = 1 thì sau n thế hệ tự
thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể là :
 1  n  1 
 1 n  1  1 n 
d  2 h   Aa +  r  2 h
 2  AA + h  2   2 
aa = 1
1.1.4. Quần thể ngẫu phối
a. Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể ngẫu phối
- Các cá thể giao phối tự do với nhau.
- Quần thể ngẫu phối rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
- Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài về
tần số alen, tần số kiểu gen và vốn gen.
- Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu
hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó.
- Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần
kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Trên thực tế, quần thể luôn có sự biến động tần số tương đối của các alen
bởi các nhân tố tiến hoá như áp lực của quá trình đột biến, áp lực của quá trình
chọn lọc tự nhiên...
b. Định luật Hacđi - Vanbec
- Nội dung : Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các
thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật
Hacđi - Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức :
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
3
Trong đó : p là tần số alen A ; q là tần số alen a ; p + q = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật :
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có
sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến
thuận phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di - nhập gen).
- Ý nghĩa :
+ Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. Giải thích tại sao trong
thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. Trong tiến
hoá, mặt ổn định cũng có ý nghĩa quan trọng không kém mặt biến đổi, cùng giải
thích tính đa dạng của sinh giới.
+ Cho phép xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen từ kiểu hình
của quần thể ® có ý nghĩa đối với y học và chọn giống.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền quần thể
a. Nhân tố tiến hoá: Là các nhân tố làm biến đổi tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể.
b. Vai trò và đặc điểm của các nhân tố tiến hóa
NTTH Vai trò Đặc điểm
1. Đột - Tạo nguồn - ĐBG làm phát sinh alen mới.
biến nguyên liệu cho - ĐB phát sinh ngẫu nhiên, vô hướng.
quá trình chọn lọc - Đa số các đột biến tự nhiên thường là có hại, và
- Làm biến đổi phần lớn các alen đột biến ở trạng thái lặn.
TSTĐ các alen và - Tần số đột biến tự nhiên là rất thấp (10-6 – 10-4),
thành phần kiểu ngoài ĐBG thuận còn có đột biến nghịch nên áp lực
gen của quần thể. của quá trình đột biến là không đáng kể.
- Mặc dù tần số đột biến gen là rất thấp, tuy nhiên do
quần thể có nhiều gen nên tỉ lệ giao tử mang đột
biến về gen này hoặc gen khác là khá lớn.
- Giá trị của một đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen
(kiểu gen) và điều kiện môi trường
2. Giao - Tạo nguồn - Không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
phối nguyên liệu cho - Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần tỉ lệ dị hợp
không quá trình chọn lọc giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.
ngẫu và tiến hoá. - Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên
nhiên - Làm thay đổi tần dẫn đến làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di
số các kiểu gen. truyền của quần thể.
3. Chọn - Làm biến đổi - Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu
lọc tự TSTĐ của các hình và gián tiếp lên kiểu gen làm biến đổi thành
nhiên alen, tần số các phần kiểu gen của quần thể.
4
(CLTN) kiểu gen quần thể. - Đào thải các đột biến và biến dị có hại, tích luỹ
- Quy định chiều các đột biến và biến dị có lợi.
hướng, nhịp điệu - Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và
biến đổi thành sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau
phần kiểu gen của trong quần thể.
quần thể. - CLTN tiến hành theo hướng nhất định.
4. Biến - Làm thay đổi - Dễ xảy ra đối với các quần thể có kích thước nhỏ.
động di TSTĐ alen và - Làm thay đổi TSTĐ các alen một cách ngẫu
truyền thành phần kiểu nhiên, không định hướng.
(các yếu gen của quần thể - Làm thay đổi nhanh chóng TSTĐ các alen trong
tố ngẫu một cách ngẫu quần thể, thậm chí làm biến mất hoàn toàn một
nhiên) nhiên. alen nào đó bất kể đó là alen có lợi hay có hại.
- Có thể góp phần - Có thể cố định các gen có hại trong quần thể.
thúc đẩy sự phân - Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể
hoá vốn gen của làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền của
quần thể cách li. quần thể.
5. Di - Làm thay đổi tần - Di nhập gen là hiện tượng lan truyền gen từ quần
nhập số tương đối của thể này sang quần thể khác ở các quần thể không
gen các alen và thành cách li hoàn toàn.
(dòng phần kiểu gen của - Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và
gen) quần thể. thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu
- Có thể làm nhiên.
phong phú thêm - Sự trao đổi các cá thể giữa các quần thể có thể tạo
(nhập gen) vốn ra “dòng gen” lưu thông giữa các quần thể.
gen của quần thể. - Mức độ biến đổi TSTĐ các alen và thành phần
kiểu gen trong quần thể phụ thuộc vào số lượng cá
thể và giao tử di cư.
- Có thể làm phong phú thêm (nhập gen) hoặc
nghèo đi (di gen) vốn gen của quần thể.

1.2. Một số câu hỏi, bài tập kiểm tra khái niệm
Câu 1.
Phân biệt quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối về sự biến đổi tần số các
alen, tần số các kiểu gen qua các thế hệ và tính đa dạng.
Hướng dẫn:
Các chỉ tiêu Quần thể tự phối Quần thể ngẫu phối
phân biệt
Tần số alen Không thay đổi qua các thế hệ Không thay đổi qua các
(trong những điều kiện nhất định). thế hệ (trong những điều
kiện nhất định).
Tần số các Thay đổi theo hướng tăng dần tần Tần số các kiểu gen không
kiểu gen (cấu số kiểu gen đồng hợp, giảm dần thay đổi trong những điều
trúc di truyền) tần số kiểu gen dị hợp kiện nhất định và đặc
5
Quần thể phân hóa thành các dòng trưng cho mỗi quần thể
thuần có các kiểu gen khác nhau
Tính đa hình Thấp hơn. Cao hơn.
kiểu gen và
kiểu hình
Câu 2.
Giả sử một quần thể có 200 locus gen trong đó có 100 locus gen cố định,
và mỗi locus trong số các locus còn lại có 2 alen. Chúng ta có thể tìm được bao
nhiêu alen khác nhau trong toàn bộ vốn gen của quần thể. Giải thích.

Hướng dẫn:
- 100 locus gen cố định, có nghĩa là mỗi locus có 1 alen → có 100 alen.
- 100 locus mỗi locus gen có 2 alen → có 100 x 2 = 200 alen
→ trong quần thể có tổng số: 100 + 200 = 300 alen.
Câu 3.
Trong một quần thể người, có một locus gồm 2 alen gây nguy cơ mắc
bệnh thoái hóa thần kinh lây nhiễm, 20 người có kiểu gen AA, 70 người có kiểu
gen Aa, 10 người có kiểu gen aa. Hãy sử dụng phương trình Hacdi – Vanbec để
xác định xem quần thể này có đang tiến hóa hay không?
Hướng dẫn:
- Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,2 AA : 0,60 Aa : 0,1 aa.
- Tần số alen A: (20 + 70/2)/(20 + 70 + 10) = 0,55
Tần số alen a = 0,45
Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng:
(0,55)2 AA + 2.0,55.0,45 Aa + (0,45)2 aa = 1
→ 0,3025 AA + 0,495 Aa + 0,2025 aa = 1
Như vậy quần thể đang không ở trạng thái cân bằng → quần thể đang tiến hóa.
Câu 4.
Cấu trúc di truyền của quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu P: 100% Aa.
Sau 3 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào nếu:
a. Đây là quần thể sinh sản sinh dưỡng?
b. Đây là quần thể tự thụ phấn?
c. Đây là quần thể giao phấn ngẫu nhiên?
Hướng dẫn:
a. Quần thể sinh sản sinh dưỡng có cấu trúc di truyền đồng nhất và không thay
đổi qua các thế hệ → ở thế hệ F3 cấu trúc di truyền của quần thể vẫn là 100%Aa.
b. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn 3 thế hệ là:
 1   1 
 1  23  1  1  23 
  AA + 3 Aa +   aa = 1
 2  2  2 
   

6
0,4375AA + 0,125Aa + 0,4375aa = 1
c. Khi giao phấn ngẫu nhiên cấu trúc di truyền của quần thể sẽ đạt trạng thái cân
bằng ở các thế hệ sau.
Cấu trúc di truyền của quần thể giao phấn ngẫu nhiên 3 thế hệ:
0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
Câu 5.
Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0,4; Aa = 1; aa =
0,4 phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc nào?

Hướng dẫn:
- Chọn lọc ưu thế thể dị hợp, nếu kiểu hình của Aa là trung gian giữa AA và aa
thì đây là chọn lọc ổn định.
Giải thích: chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, dạng chọn
lọc này duy trì ổn định kiểu hình trung gian và đào thải các thể có kiểu hình
nằm ở hai bên đường cong phân phối chuẩn.
- Chọn lọc ưu thế thể dị hợp, nếu kiểu hình Aa là cực đoan hơn so với AA và aa
thì đây là chọn lọc vận động.
Giải thích: chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, dạng chọn
lọc này sẽ duy trì các cá thể có kiểu hình vượt trội so với 2 dạng còn lại.
2. Hệ thống các dạng bài tập và bài tập minh họa.
2.1. Dạng bài tập về quần thể tự phối
Nếu quần thể ban đầu có kiểu gen dAA + hAa + raa = 1 thì sau n thế hệ tự
thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể là :
 1  n  1 
 1    1   1  
d  2 n h  AA + h   Aa +  r  2 n h  aa = 1
 2  2  2 
Ví dụ:
Một quần thể thực vật, xét một locus có 2 alen (A quy định hoa đỏ, a quy
định hoa trắng) có thành phần kiểu gen như sau: 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
Hãy xác định cấu trúc di truyền (thành phần kiểu gen) và tỉ lệ kiểu hình
của quần thể sau 3 thế hệ tự phối.
Hướng dẫn:
Sau 3 thế hệ tự phối thành phần kiểu gen của quần thể là :
  1 3 
1
Kiểu gen AA = 0,3 + 0,4 ´   2   = 0,475
 2 
3
1
Kiểu gen Aa = 0,4 ´   = 0,05
2
  1 3 
1
Kiểu gen aa = 0,3 + 0,4 ´   2   = 0, 475
 2 

7
Thành phần kiểu gen : 0,475AA + 0,05Aa + 0,475 aa = 1
Tỉ lệ kiểu hình: 52,5% lông dài : 47,5% lông ngắn
2.2. Dạng bài tập về quần thể ngẫu phối
Dạng 1: Sự cân bằng của quần thể với một locus có 2 alen nằm trên NST
thường
Ở trạng thái cân bằng, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ tuân theo
phương trình Hacdi – Vanbec:
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Trong đó : p là tần số alen A ; q là tần số alen a ; p + q = 1.

Ví dụ 1:
Một số quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền như sau:
a. 0,42 AA: 0,48 Aa: 0,10 aa c. 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa
b. 0,34 AA: 0,42 Aa: 0,24 aa d. 0,01 AA: 0,18 Aa: 0,81 aa
Quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền? Xác định tần số tương đối
của các alen ở mỗi quần thể. Sau bao nhiêu thế hệ quần thể có cấu trúc di truyền
chưa cân bằng đạt được trạng thái cân bằng di truyền?

Hướng dẫn:
Cấu trúc di truyền của quần thể đạt được trạng thái cân bằng khi thỏa mãn
đẳng thức Hacđi – Vanbec: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Hoặc thoả mãn công thức x.z = , trong đó, x, y, z lần lượt là tần số các kiểu
gen AA, Aa, aa.
- Quần thể a, b có cấu trúc di truyền chưa cân bằng.
- Quần thể c, d có trạng thái cân bằng di truyền.
0,50
- Quần thể c có tần số các alen pA = 0,25 + = 0,5 ; qa = 1 – 0,5 = 0,5
2
0,18
- Quần thể d có tần số các alen pA = 0,01 + = 0,1 ; qa = 1 – 0,1 = 0,9
2
* Chỉ sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể có cấu trúc di truyền chưa cân bằng sẽ
đạt được trạng thái cân bằng về di truyền.
Ví dụ 2.
Ở người, bệnh bạch tạng được xác định do gen d nằm trên NST thường
gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 1/10000. Giả sử quần thể đó
đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
a. Xác định tỷ lệ% số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp.
b. Một cặp vợ chồng Nam và Anh đều có kiểu hình bình thường, dự định sinh
con. Khả năng họ sinh con bình thường là bao nhiêu?
c. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa đầu lòng bị bệnh thì xác xuất để đứa tiếp theo bị
bệnh là bao nhiêu ?

8
Hướng dẫn:
a. Qui ước: D – da bình thường d – bạch tạng
Gọi p là tần số alen D, q là tần số alen d (p + q = 1); p, q > 0.
Quần thể người trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên cấu trúc di truyền
của quần thể theo hệ thức: p2DD + 2pqDd + q2dd =1
Người bị bạch tạng có kiểu gen dd có tần số 1/10000
Ta có q2 = 1/10000 → q = 1/100 = 0,01 → p = 1 – 0,01 = 0,99
Tỷ lệ người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp = 2pq = 2.0,01.0,99 = 0,0198 = 1,98%
b. Cả hai đều có kiểu hình bình thường, có kiểu gen DD hoặc Dd.
Xác suất để họ sinh con bị bệnh là:
1 0, 0198 1 0, 0198
. . .  9,8.10-5
2 0,9999 2 0,9999
→ Xác suất để họ sinh con bình thường là:
1 0, 0198 1 0, 0198
1- . . .  0,9999
2 0,9999 2 0,9999
c. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa đầu lòng bị bệnh thì bố mẹ phải có kiểu gen dị hợp
(Dd x Dd) → xác xuất để đứa tiếp theo bị bệnh là 1/4.
Dạng 2: Xác định số loại kiểu gen trong quần thể.
- Nếu gọi k là số alen của một gen (trên NST thường)
→ số kiểu gen:

- Nếu 1 gen có k alen trên NST X mà không có trên Y, thì số kiểu gen trong
quần thể là:

- Nếu gen trên NST thường: Nếu gọi y là số kiểu gen → số kiểu giao phối là:

Nếu gen nằm trên NST giới tính: Số kiểu giao phối = Số kiểu gen cá thể
♂×số kiểu gen cá thể ♀.
- Nếu có n gen phân li độc lập trên NST thường, mỗi gen có k alen thì số kiểu
gen trong quần thể là:

- Nếu gen 1 có k1 alen, gen 2 có k2 alen, 2 gen cùng nằm trên 1 NST thường thì
số kiểu gen trong quần thể là:

9
Ví dụ:
Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một
gen có 2 alen trên NST X (không có alen tương ứng trên Y).
a. Xác định số kiểu gen của quần thể.
b. Xác định số kiểu giao phối của quần thể.

Hướng dẫn:
a. Gen có 3 alen trên NST thường → số kiểu gen = 3(3+1)/2 = 6
Gen có hai alen trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y:
Giả sử gen trên NST X có hai alen A và a thì số kiểu gen là: X A XA , XA Xa, Xa
Xa, XAY, Xa Y = 5
Vậy số kiểu gen trong quần thể là: 6.5 = 30
b. Số kiểu giao phối = 6×3×6×2 = 216
Dạng 3: Sự cân bằng của quần thể đối với một locus có nhiều alen trên NST
thường
Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng có thể được tính
theo công thức sau :
(p1A1 + p2A2 + ....+ pnAn)2 = 1
Trong đó : p1, p2, ....pn là tần số tương đối của các alen tương ứng A 1, A2,...An và
p1 + p2 + .... + pn = 1
Ví dụ:
Sự di truyền hệ nhóm máu ABO ở người do 3 alen chi phối là I A = IB > IO
Giả thiết trong quần thể người tỷ lệ các nhóm máu là: A = 0,13; B = 0,45; AB =
0,06; O = 0,36
a. Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu.
b. Nếu một vợ chồng đều có nhóm máu B dự định sinh con thì xác xuất
họ sinh con gái có nhóm máu O là bao nhiêu?

Hướng dẫn:
a. Quần thể người có sự đa hình cân bằng các kiểu gen qui định kiểu hình thuộc
hệ nhóm máu ABO. Có thể coi cấu trúc di truyền của quần thể người về hệ
nhóm máu ABO ở trạng thái cân bằng.
Gọi p là tần số alen IA, q là tần số alen IB, r là tần số alen IO trong đó p + q
+ r = 1; p, q, r > 0.
Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng là (pIA + qIB + rIO)2 = 1
Hay p2IAIA + 2pqIAIB + q2IBIB + 2prIAIO + 2qrIBIO + r2IOIO =1
Nhóm máu A có kiểu gen IAIA + IAIOcó tần số là p2 + 2pr = 0,13
Nhóm máu B có kiểu gen IBIB+ IBIOcó tần số là q2 + 2qr = 0,45
Nhóm máu AB có kiểu gen IAIB có tần số là 2pq = 0,06
Nhóm máu O có kiểu gen IOIOcó tần số là r2 = 0,36
Tần số tương đối của các alen có thể xác định như sau:
r2 = 0,36 → r = 0,6

10
p2 + 2pr + r2 = 0,13 + 0,36 → (p + r)2 = 0,49 → p + r = 0,7
→ p = 0,7 – 0,6 = 0,1
q = 1- 0,7 = 0,3
b. Tần số kiểu gen có nhóm máu B trong quần thể là: 0,09 IBIB+ 0,36IBIO = 0,45
Vợ chồng có kiểu hình nhóm máu B, có tỉ lệ kiểu gen:
0,09/0,45 IBIB : 0,36/0,45 IBIO = 1/5 IBIB : 4/5IBIO
Xác xuất cặp vợ chồng này sinh con có nhóm máu O là:
4/5.4/5.1/4 = 4/25 = 0,16
Dạng 4: Sự cân bằng của quần thể khi có sự khác nhau về tần số gen ở các
cơ thể đực và cái (gen trên NST thường)
Trên thực tế có thể có những trường hợp giá trị của p và q ở các phần đực
và cái trong quần thể khác nhau. Điều đó thấy rõ trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc
biệt là phần đực ít hơn phần cái.
Ta xét trường hợp 1 gen với 2 alen (A và a). Giả thiết rằng :
- Tần số tương đối của A ở phần đực trong quần thể là p 1, ở phần cái trong quần
thể là p2.
- Tần số tương đối của a ở phần đực trong quần thể là q 1, ở phần cái trong quần
thể là q2
Trong đó: p1 + q1 = 1; p2 + q2 = 1
Khi đó tần số các alen của quần thể ở trạng thái cân bằng được tính như sau:
pA = (p1 + p2)/2 qa = (q1 + q2)/2
Trạng thái cân bằng được xác lập sau 2 thế hệ ngẫu phối.
Ví dụ:
Trong một quần thể động vật có tần số alen A trong giới đực là 0,8, trong
giới cái là 0,4. Hãy xác định tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu
gen của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Hướng dẫn:
- TSTĐ của alen A ở trạng thái cân bằng: pA = (0,8 + 0,4)/2 = 0,6
→ TSTĐ của alen a = 0,4
- Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng:
0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa
Dạng 5: Sự cân bằng của quần thể khi có nhiều gen phân li độc lập với nhau
Thành phần kiểu gen của quần thể theo nhiều gen sẽ bằng tích thành phần
kiểu gen của các gen khác nhau khi xét riêng lẻ.
Chẳng hạn trong trường hợp 2 gen, mỗi gen có 2 alen (A, a và B, b).

Ví dụ:
Một quần thể bò có 10000 con, trong đó số bò lông trắng, ngắn là 36 con.
Số bò có lông vàng trong quần thể là 9101 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1
gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau.
Lông vàng, dài là các tính trạng trội.
a. Tính tần số tương đối của các alen
11
b. Tỉ lệ bò lông dài trong quần thể là bao nhiêu?
c. Tính số lượng bò có màu lông vàng, ngắn.
Hướng dẫn:
a. Quy ước: A – lông vàng, a – lông trắng, B – lông dài, b – lông ngắn.
- Bò lông trắng chiếm tỉ lệ: (10000 – 9101)/10000 ≈ 0,09
→ tần số alen a = 0,3; A = 0,7
- Bò lông trắng, ngắn aabbb = 36/10000 = 0,0036 → Tỉ lệ bò lông ngắn =
0,0036:0,09 = 0,04
→ tần số alen b = 0,2; B = 0,8
b. Thành phần kiểu gen của quần thể:
(0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa)(0,64BB : 0,32Bb : 0,04bb) = 1
Bò lông vàng dài chiếm tỉ lệ: (0,49 + 0,42)(0,64 + 0,32) = 0,8736
c. Số lượng bò có màu lông vàng, ngắn: (0,49 + 0,42).0,04.10000 = 364 con
Dạng 6: Sự cân bằng của quần thể khi gen nằm trên vùng không tương đồng
của NST X
Trong trường hợp một gen có 2 alen, nằm trên NST X không có đoạn
tương đồng trên NST Y, thì quần thể ở trạng thái cân bằng có thành phần kiểu
gen như sau:

Ví dụ:
Ở một đảo cách li có 5800 người sinh sống, trong đó có 2800 đàn ông.
Trong số đàn ông này có 196 người đàn ông bị bệnh mù màu đỏ - xanh lá cây.
Bệnh mù màu này do một alen lặn nằm trên NST X. Kiểu mù màu này không
ảnh hưởng gì đến sức sống và khả năng thích nghi của cơ thể.
a. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng.
b. Xác xuất để có ít nhất một trong số các người phụ nữ trên đảo này bị bệnh mù màu
là bao nhiêu?
c. Một cặp vợ chồng Adam và Eva từ quần thể này đều có kiểu hình bình thường. Xác
xuất họ sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
a. Quy ước: A – bình thường. a – mù màu.
Nam giới có kiểu gen XAY hoặc XaY → Tần số alen alen a = 196/2800 = 0,07;
Tần số alen A = 0,93
→ Thành phần kiểu gen của quần thể:
0,932/2XAXA + 2.0,93.0,07/2XAXa + 0,072/2XaXa + 0,93/2XAY + 0,07/2XaY = 1
b.
- Tỉ lệ người phụ nữ bình thường trên đảo là: 1 – 0,072 = 0,9951
- Xác xuất để có ít nhất một trong số các người phụ nữ trên đảo này bị bệnh mù màu
là: 1 – 0,99513000
c. Xác xuất người mẹ bình thường có kiểu gen dị hợp là:
2.0,93.0,07/(0,932+2.0,93.0,7) = 0,13
Bố bình thường có kiểu gen: XAY
12
P XAXa x XAY
F1 1/4 XaY
Xác xuất họ sinh con bị bệnh là: 0,13.1.1/4 = 0,033
Dạng 7: Đối với quần thể ngẫu phối, có xảy ra nội phối.
- Tần số các thể đồng hợp tử cao hơn lý thuyết là kết quả của nội phối.
Nội phối làm tăng đồng hợp tử bằng với mức giảm dị hợp tử.
Ví dụ:
Tần số các kiểu gen AA, Aa và aa ở một quần thể cách ly là 0,375, 0,25 và
0,375. Tính tần số alen; xác định xem quần thể có ở trạng thái cân bằng không?
Giải thích.
Hướng dẫn:
Trước hết phải tính tần số alen:
p(A) = 0,375 + 1/2(0,25) = 0,5
q(a) = 1 - 0,5 = 0,5.
Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì tần số dị hợp tử phải là 2pq = 2(0,5)(0,5)
= 0,5 hoặc 50%; tần số các đồng hợp tử đều là (0,5)2 = 0,25.
→ Quần thể không ở trạng thái cân bằng, số dị hợp tử giảm đúng bằng số tăng
các đồng hợp tử.
Chú ý: Nội phối có thể làm thay đổi tần số kiểu gen, nhưng tần số alen không
thay đổi.
- Nếu trong một quần thể có (f) cá thể nội phối thì tần số các kiểu gen có thể
tính bằng (p2 + fpq) (AA) + (2pq - 2fpq) (Aa) + (q2 + fpq) (aa).
Tần số đồng hợp tử do nội phối bằng fpq và do giao phối ngẫu nhiên bằng
q2 và p2.
Ví dụ:
Trong một quần thể ruồi có 20% số cá thể nội phối. Cho q = 0,4, hãy tính
tần số các kiểu gen.
Hướng dẫn:
Ta có f = 0,2; q = 0,4 và p = 0,6.
Tần số kiểu gen AA = p2 + fpq = 0,36 + 0,048 = 0,408
Tần số kiểu gen Aa = q2 + fpq = 0,16 + 0,408 = 0,208
Tần số kiểu gen aa = 2pq - 2fpq = 0,48 - 0,096 = 0,384
- Hệ số nội phối được tính bằng: 1 - (tần số dị hợp tử quan sát được/tần số
dị hợp tử theo lý thuyết).
Ví dụ:
Trong một quần thể yến mạch hoang dại, tần số đồng hợp tử trội, dị hợp
tử và đồng hợp tử lặn là 0,67, 0,06 và 0,27. Tính hệ số nội phối.
Hướng dẫn:
Trước hết hãy tính tần số các alen:
p = 0,67 + 1/2(0,06) = 0,7
13
q = 1 - 0,7 = 0,3
Bây giờ, hãy tính tần số dị hợp tử theo lý thuyết:
2pq = 2(0,3)(0,7) = 0,42
Hệ số nội phối = 1 - (0,06/0,42) = 0,86
Đây là hệ số nội phối cao cho thấy hầu hết yến mạch trong quần thể này
sinh sản bằng cách tự thụ phấn.
Chú ý: Có cách khác nữa để tính hệ số nội phối là: (tần số dị hợp tử theo lý
thuyết - tần số dị hợp quan sát được)/tần số dị hợp tử theo lý thuyết.
2.2. Dạng bài tập về các nhân tố tiến hóa
Dạng 1: Bài tập liên quan đến nhân tố đột biến.
Gọi tần số đột biến thuận (A → a) là u, tần số alen A ban đầu là po, tần số
alen của A ở thế hệ n là pn, n là số thế hệ; tần số đột biến nghịch (a → A) là v.
- Trong trường hợp không có đột biến nghịch:
Thế hệ F1: p1 = po – u.po = po(1 – u) (1)
Thế hệ F2: p2 = p1 – u.p1 = po(1 – u) 2
(2)
Thế hệ Fn: pn = po(1 – u) n
(3)
Vì u rất nhỏ so với 1 (trung bình là 10 – 10 ), cho nên biểu thức (1 – u)n có thể
-6 -4

thay bằng đại lượng e-un, do đó từ (3) suy ra:


pn = po.e-un Þ qn = 1 - po.e-un
- Trong trường hợp có đột biến thuận và đột biến nghịch:
p1 = po – upo + vqo = po – upo + v(1 – po) = po (1 – u - v) + v
p2 = p1 – up1 + vq1 = p1(1 – u + v) + v = po (1- u – v)2 + v(1 – u – v) + v
...
pn = po (1- u – v)n + v(1 – u – v)n-1 + v(1 – u – v)n-2 ...+ v(1 – u – v)2 + v(1 – u –
v) + v
Vậy: pn = po (1 – u – v)n + (4)
Ở trạng thái cân bằng di truyền mới tần số các alen:
q= p=

Ví dụ 1:
Tần số alen A trong quần thể ở thế hệ ban đầu là 0,6. Hãy tính tần số
tương đối của các alen sau 10000 thế hệ. biết rằng tần số đột biến A thành a là
10-6 và không có đột biến nghịch.
Hướng dẫn:
pn = po.e-u.n = 0,6. = 0,594
Ví dụ 2:
Nếu tần số đột biến A thành a là 10-4, a thành A là 10-6 thì cân bằng mới
sẽ đạt được khi tần số tương đối của các alen là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

14
p= = 0,99
q = 0,01
Ví dụ 3:
Tần số alen A ban đầu là 0,6 sau bao nhiêu thế hệ thì tần số tương đối của
A là 0,3? Biết rằng, tần số đột biến A thành a là 10-4, a thành A là 10-6.

Hướng dẫn:
Ta có: 0,3 = 0,6 (1 – u – v)n +
n = 7030 thế hệ

Dạng 2: Bài tập liên quan đến nhân tố di nhập gen.


Tốc độ di nhập gen (M).
M = số giao tử mang gen di nhâp/số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể
= Số cá thể mang gen nhâp cư/tổng số cá thể của quần thể nhận
Lượng biến thiên tần số tương đối của alen A trong quần thể nhận được sau sau
một thế hệ có sự di nhập gen được tính theo công thức:
Dp = M(P – p)
- P là TSTĐ của alen A ở quần thể cho.
- p là TSTĐ của alen A ở quần thể nhận.
Ví dụ:
Tần số tương đối cuả alen A ở quần thể I là 0,8 còn ở quần thể II là 0,3. Tỉ
lệ số cá thể nhập cư từ quần thể II vào quần thể I là 0,2. Sau một thế hệ nhập cư,
lượng biến thiên tần số alen A trong quần thể I là bao nhiêu? Tần số tương đối
của các alen trong quần thể I là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Dp = M(P – p) = 0,2(0,3 – 0,8) = - 0,1
Giá trị này cho thấy tần số alen A trong quần thể nhận giảm đi 0,1:
cụ thể pA = 0,8 – 0,1 = 0,7; qa = 0,3

Dạng 3: Bài tập liên quan đến nhân tố chọn lọc tự nhiên.
Áp lực của CLTN tác động vào cả hai pha: pha đơn bội (chọn lọc giao tử)
và pha lưỡng bội trong chu kì sống của sinh vật bậc cao.
* Chọn lọc giao tử
Giá trị thích nghi của pha đơn bội phụ thuộc vào các yếu tố như : khả
năng sống của các giao tử, sự cạnh tranh của chúng khi thụ tinh. Dưới dạng
chung, chọn lọc giao tử được xác định bằng cách sau :
Quần thể có cấu trúc : p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Nếu giá trị thích nghi (w) của giao tử mang A lớn nhất (w = 1), còn của giao tử
mang a kém 1 (w < 1), nghĩa là 1 – S (S là hệ số chọn lọc — để chỉ mức độ chọn
lọc loại bỏ một alen hay kiểu gen nào đó, cụ thể ở đây là alen a).
15
Lượng biến thiên tần số (q) của a sau một thế hệ chọn lọc được xác định
bằng :
1 1
n  (1)
qn q
q có giá trị âm, điều đó cho thấy dưới tác dụng của chọn lọc giao tử q bị
giảm. Nếu chọn lọc như thế diễn ra qua hàng loạt thế hệ thì q bị giảm dần và
cuối cùng alen a bị loại bỏ khỏi quần thể.
Chọn lọc dạng đơn bội rất có ý nghĩa đối với vi sinh vật và các sinh vật có
pha đơn bội chiếm ưu thế. ở sinh vật bậc cao, chọn lọc giao tử biểu hiện rõ hơn
ở động vật.
* Chọn lọc pha lưỡng bội:
Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền :
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
- Xét trường hợp điển hình khi giá trị thích nghi của các kiểu gen AA và Aa
bằng 1, còn của aa = 1 – S (trường hợp tính trội hoàn toàn) thì sau một chu kì
chọn lọc, lượng biến thiên tần số của alen a được xác định :
Sq 2 (1  q)
q 
1  Sq 2 (2)
q âm nên q bị giảm sau chu kì chọn lọc.
- Trong trường hợp S = 1 (thể đồng hợp aa gây chết hay tạo ra sự bất thụ cho cá
thể) thì công thức (2) chuyển thành dạng :
q 2
q  (3)
1 q
Khi S = 1, q sau n thế hệ chọn lọc được xác định :
q
qn  (4)
1  nq
Khi biết giá trị ban đầu của q thì việc xác định số thế hệ (n) mà chọn lọc đòi hỏi
để làm giảm tần số alen a xuống qn theo công thức sau :
1 1
n  (5)
qn q
Ví dụ 1:
Một đột biến a ở một loài thực vật làm cho kiểu gen aa mất khả năng sinh
sản, kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Một
quần thể ban đầu của loài này có thành phần kiểu gen 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16
aa = 1.
Hãy xác định tần số alen A sau 3 thế hệ.
Hướng dẫn:
Tần số alen a của quần thể ban đầu: 0,16 + 0,48/2 = 0,4
Tần số alen a của quần thể sau 3 thế hệ: q3 = 0,4/(1 + 3.0,4) = 0,18
→ Tần số alen A là: 1 – 0,18 = 0,82
16
Ví dụ 2:
Quần thể ban đầu có tần số a là 0,96, thì sau bao nhiêu thế hệ chọn lọc tần
số alen a là 0,03. Biết rằng, hệ số chọn lọc đối với kiểu gen aa là S = 1.
Hướng dẫn:
Số thế hệ diễn ra sự chọn lọc liên tiếp là :
1 1
n   32
0,03 0,96

3. Hệ thống câu hỏi, bài tập phần di truyền học quần thể và tiến hóa.
Tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập để ôn tập, cũng cố và nâng
cao kiến thức phần di truyền học quần thể và tiến hóa, được sắp xếp theo lôgic
nhất định.
Giáo viên hoặc học sinh, khi ôn tập có thể lựa chọn, sắp xếp lại các câu hỏi,
bài tập cho phù hợp với hình thức và nội dung đơn vị kiến thức của mỗi kì thi.
Hệ thống câu hỏi, bài tập xin giới thiệu ở phần phụ lục.

PHẦN III. KẾT LUẬN

- Chuyên đề có thể giúp cho giáo viên và học sinh liên kết được nội dung di
truyền học quần thể (phần di truyền học trong SGK lớp 12) với phần quần thể
trong tiến hóa (phần tiến hóa trong SGK sinh học 12), giúp học sinh hiểu sâu
hơn các nội dung của di truyền quần thể trong tiến hóa và vận dụng linh hoạt
kiến thức trong việc làm các câu hỏi, bài tập.

17
- Chuyên đề đã hệ thống hóa kiến thức, bước đầu xây dựng được hệ thống các
dạng bài tập di truyền quần thể và tiến hóa (có mở rộng nội dung kiến thức), phù
hợp với từng hình thức thi giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và ôn tập của
học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
- Do giới hạn của đề tài, nên mặc dù đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập
nhưng tôi chưa phân loại rõ ràng cho từng mục tiêu và từng hình thức thi. Vì
vậy, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện tiếp SKKN để việc áp dụng SKKN mang lại hiệu
quả cao hơn.
- Trong thời lượng có hạn, đề tài khó tránh được những thiếu sót. Tôi mong các
bạn đồng nghiệp, quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn
thiện hơn.
Ý kiến góp ý xin gửi theo địa chỉ mail: dieplamson@gmail.com.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CAMPBELL . REECE (2015), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Thị Dung (2013), SKKN “Kinh nghiệm dạy học sinh giải bài tập di
truyền học quần thể khi quần thể chịu sự tác động của một số nhân tố tiến
hoá”, THPT Trần Phú, Thanh Hóa.

18
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2016),
Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2006),
Sách giáo viên Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hồng Giang (2011), SKKN “Phương pháp giải một số dạng
bài tập phần quần thể ngẫu phối – tự phối”, THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam.
6. Ngô Thị Mỹ Hạnh (2013), SKKN“Phương pháp giải một số dạng bài tập
di truyền quần thể sinh học 12”, THPT Mang Thít, Vĩnh Long.
7. Nguyễn Thị Hòa (2008), Luận văn Thạc sĩ sư phạm sinh học “Rèn luyện
kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 THPT trong dạy học sinh
học”, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Mai Sỹ Tuấn, Lê Hồng Điệp (2010), Nâng cao và phát triển sinh học 12,
NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Đình Trung, Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp (2007), Rèn luyện kĩ
năng sinh học 12, NXB Giáo dục.
10. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn
Mẫn, Vũ Trung Tạng (2010), Sinh học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt
Nam.
11. Bộ GDĐT (2013, 2014...) Đề thi đại học, cao đẳng.
12. Bộ GDĐT (2015, 2016...) Đề thi THPT quốc gia.
13. Bộ GDĐT (2010 - 2019) Đề thi HSG quốc gia.
14. Sở GD& ĐT Thanh Hóa (2014, 2015, 2016, 2017), Đề thi HSG lớp 12
tỉnh Thanh Hóa.
15. IBO (2008 – 2018), Đề thi IBO.

PHỤ LỤC

HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP


PHẦN DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ TIẾN HÓA

I. CÂU HỎI, BÀI TÂP CƠ BẢN


A. Câu hỏi, bài tập tự luận

19
1. Quần thể là gì? Có những dạng quần thể nào? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể
về mặt di truyền học.
2. Phân biệt quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối về sự biến đổi tần số các
alen, tần số các kiểu gen qua các thế hệ và tính đa dạng.
3. Phát biểu nội dung định luật Hacđi – Vanbec. Nêu ý nghĩa và những điều kiện
nghiệm đúng của định luật này.
4. Giả sử một quần thể có 200 locus gen trong đó có 100 locus gen cố định, và
mỗi locus trong số các locus còn lại có 2 alen. Chúng ta có thể tìm được bao
nhiêu alen khác nhau trong toàn bộ vốn gen của quần thể. Giải thích.
5. Trong một quần thể người, có một locus gồm 2 alen gây nguy cơ mắc bệnh
thoái hóa thần kinh lây nhiễm, 20 người có kiểu gen AA, 70 người có kiểu gen
Aa, 10 người có kiểu gen aa. Hãy sử dụng phương trình Hacdi – Vanbec để xác
định xem quần thể này có đang tiến hóa hay không?
6. Cấu trúc di truyền của quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu P: 100% Aa. Sau 3
thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào nếu:
a. Đây là quần thể sinh sản sinh dưỡng?
b. Đây là quần thể tự thụ phấn?
c. Đây là quần thể giao phấn ngẫu nhiên?
7. Nêu tóm tắt vai trò của đột biến làm cho nó là một nhân tố tiến hoá. Tại sao
phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại? Tại sao đột biến gen có hại vẫn có vai
trò trong tiến hoá?
8. Tại sao đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá
trình tiến hoá?
9. Tại sao thể ĐB ở mỗi gen thường là rất hiếm gặp?
10. Giá trị thích nghi của một ĐB phụ thuộc vào những yếu tố nào?
11. Nêu vai trò của giao phối trong tiến hoá.
12. Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình tiếp hợp. Ưu thế của sinh sản giao phối
trong tiến hoá là gì?
13. Vì sao quần thể giao phối có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình?
14. Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản
hữu tính sẽ bị suy giảm? Giải thích.
15. Phân biệt quá trình đột biến và quá trình giao phối
16. Nêu mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối trong tiến
hoá nhỏ.
17. So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
18. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá
được thể hiện như thế nào ? Cho ví dụ.
19. Tác dụng của CLTN đối với alen trội hay alen lặn có hại ở quần thể lưỡng
bội diễn ra nhanh hơn?
20. CLTN đối với alen lặn có hại trên NST thường hay NST giới tính diễn ra
nhanh hơn?
21. CLTN đối với alen lặn có hại ở quần thể lưỡng bội tự phối hay giao phối
diễn ra nhanh hơn?

20
22. Vì sao chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn trường
hợp chọn lọc chống lại alen trội ?
23. Quần thể kém đa hình hay quần thể đa hình có khả năng thích nghí cao hơn?
24. Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0; Aa = 1; aa = 0
phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc nào?
25. Tại sao nói quá trình đột biến có sự mâu thuẫn với quá trình chọn lọc tự
nhiên?
26. Phân biệt quá trình đột biến với quá trình chọn lọc tự nhiên.
27. Biến động di truyền là gì? Ý nghĩa của biến động di truyền đối với vốn gen
của quần thể.
28. So sánh tác động của biến động di truyền với tác động của chọn lọc tự nhiên
đối với cấu trúc di truyền của quần thể.
29. Một alen lặn có thể nhanh chóng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể khi nào?
30. Tần số tương đối của các alen trong quần thể có thể biến đổi đột ngột trong
những trường hợp nào?
31. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối sau n thế hệ (F n) sẽ như thế nào trong
2 trường hợp sau:
a. Thế hệ ban đầu có 100% Aa
b. Thế hệ ban đầu có cấu trúc di truyền xAA + yAa + zaa = 1
32. Ở bò: AA quy định lông đỏ, Aa quy định lông khoang, aa quy định lông
trắng. Một quần thể bò có 4500 con lông đỏ, 3200 con lông khoang, 2300 con
lông trắng. Hãy xác định
a. Tần số các alen trên trong quần thể và cấu trúc di truyền của quần thể.
b. Quần thể này đã ở trạng thái cân bằng di truyền chưa?
33. Thế hệ ban đầu có 3 cá thể có kiểu gen aa, 2 cá thể có kiểu gen Aa. Cho 5 cá
thể trên tự thụ phấn liên tục qua 2 thế hệ, sau đó lại cho giao phấn ở thế hệ thứ 3.
Biết gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hạt trắng, các hạt tạo
thành đều được đem gieo tạo các cây đều sống và sinh sản bình thường. Xác
định tỷ lệ hạt đỏ và hạt trắng của thế hệ thứ 4.
34. Giả sử trong một quần thể động vật giao phối (không có chọn lọc và đột
biến), tần số tương đối của 2 alen A = 0,8 ; a = 0,2.
a. Tần số tương đối A, a ở thế hệ F5 khi giao phối ngẫu nhiên là bao nhiêu?
b. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể khi giao phối ngẫu nhiên.
c. Tỷ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), đồng hợp trội (AA) trong quần thể
khi ngẫu phối là bao nhiêu?
d. Nếu A quy định màu lông đen trội hoàn toàn so với a quy định màu lông
trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình của quần thể khi xảy ra giao phối ngẫu nhiên.

35. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen:
7 AA : 2 Aa : 1 aa.
a. Nếu quần thể xảy ra quá trình tự thụ phấn, hãy thành phần kiểu gen của quần
thể ở thế hệ F3?

21
b. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột
biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên). Xá định
thành phần kiểu gen của quần thể F3.
c. Khi xảy ra giao phấn ngẫu nhiên và tự do thì sau bao nhiêu thế hệ quần thể đạt
trạng thái cân bằng theo định luật Hacdi – Van bec?
36. Một quần thể bò có thành phần kiểu gen như sau :
0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
a. Quần thể này có đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec
không?
b. Tính tần số tương đối của các alen. Sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối quần thể
sẽ đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec ? Xác định cấu trúc
của quần thể ở trạng thái cân bằng.
c. Nếu A quy định lông dài, a quy định lông ngắn, hãy xác định cấu trúc di
truyền (thành phần kiểu gen) và tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 3 thế hệ tự
phối.
37. Cho một quần thể có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là (1AA: 2Aa: 2aa). Giả thiết
không có đột biến mới phát sinh, khả năng sống và sinh sản của các kiểu gen
như nhau và quần thể được cách ly tuyệt đối. Hãy xác định:
a. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 trong trường hợp tự phối bắt buộc.
b. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 trong trường hợp ngẫu phối.
38. Ở một loài thực vật giao phấn, màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định:
A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Biết không xảy ra
đột biến, chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. Quần thể nào dưới đây ở trạng thái
cân bằng Hacdi – Vanbec?
a. Quần thể 1: 100% cây cho hoa đỏ.
b. Quần thể 2: 100% cây cho hoa trắng.
c. Quần thể 3: 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng.
39. Tính trạng tràng hoa dài ở cây thuốc lá được di truyền lặn, đơn gen. Nếu
trong một quần thể tự nhiên có 49% cây có tràng hoa dài, thì xác suất để kết quả
của phép lai phân tích giữa cây hoa ngắn chọn một cách ngẫu nhiên từ quần thể
với cây hoa dài trong quần thể này cho ra đời con F 1 có kiểu hình đồng nhất là
bao nhiêu ?
40. Ở gà, màu lông nâu do cặp gen AA quy định, lông vàng do cặp gen Aa quy
định và cặp gen aa quy định lông trắng. Trong một quần thể gà, có 160 con gà
lông trắng, 490 con gà lông nâu và 350 con gà lông vàng.
a. Quần thể gà trên có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không ? Tại sao ?
b. Nếu quần thể trên đã ở trạng thái cân bằng di truyền thì trong những điều kiện
nào cấu trúc di truyền của quần thể bị thay đổi?
Nếu quần thể trên chưa cân bằng thì trong điều kiện nào quần thể trở về trạng
thái cân bằng di truyền ? Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể ?
41. Ở ruồi giấm có gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen. Trong
một quần thể có 50% số ruồi kiểu gen Aa (xám) và 50% ruồi có kiểu gen aa
(thân đen). Các cá thể giao phối tự do ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ sau có tỉ lệ
kiểu hình như thế nào?
22
42. Xét 1 gen có 2 alen A và a.
Tần số alen a ở quần thể I là 0,3; tần số alen a ở quần thể II là 0,4.
Biết rằng hai quần thể trên đều ngẫu phối. Hãy xác định cấu trúc di truyền
của quần thể ở thế hệ tiếp theo. Quần thể nào có tỷ lệ dị hợp cao hơn?
43. Ở người, bệnh bạch tạng được xác định do gen d nằm trên NST thường gây
ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 1/10000. Giả sử quần thể đó
đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
a. Xác định tỷ lệ% số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp.
b. Một cặp vợ chồng Nam và Anh đều có kiểu hình bình thường, dự định sinh
con. Khả năng họ sinh con bình thường là bao nhiêu?

B. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Ở loài giao phối, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên là
A. quần thể B. cá thể C. nòi D. giống
2. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi  Vanbec là : Trong những điều kiện
nhất định thì
A. tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối được duy trì ổn
định qua các thế hệ.
B. tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu
phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ các loại kiểu hình của quần thể ngẫu
phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ổn định.
3. Điểm giống nhau giữa quần thể tự phối và quần thể giao phối là
A. đều đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. đều có tần số tương đối của các alen không đổi qua các thế hệ.
C. đều có thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
D. đều có tần số các kiểu hình không đổi qua các thế hệ.
4. Định luật Hacđi  Vanbec có ý nghĩa là :
1. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua
thời gian.
2. Cho phép xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen từ kiểu hình
của quần thể  có ý nghĩa đối với y học và chọn giống.
3. Xác định được tỉ lệ kiểu hình từ tần số các kiểu gen.
4. Giải thích tại sao trong tự nhiên quần thể luôn biến đổi.
Câu trả lời đúng là
A. 1, 2. B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.
5. Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con
lông đen. Biết kiểu gen BB quy định lông vàng, Bb quy định lông lang trắng
đen, bb quy định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. B = 0,2 ; b = 0,8. B. B = 0,6 ; b = 0,4.
C. B = 0,8 ; b = 0,2. D. B = 0,4 ; b = 0,6.

23
6. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3
thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
7. Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền ?
A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
8. Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá
thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen
dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800.
9. Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa :
0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là :
A. A = 0,73 ; a = 0,27. B. A = 0,53 ; a = 0,47.
C. A = 0,27 ; a = 0,73. D. A = 0,47 ; a = 0,53.
10. Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền
về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt
phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể
sẽ thay đổi theo hướng
A. tần số alen A và alen a đều giảm đi.
B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi.
C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên.
D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.
11. Đột biến gen có vai trò quan trọng trong tiến hoá là vì
A. khi gặp môi trường bất lợi, đột biến luôn tạo ra các biến dị có lợi giúp sinh
vật thích nghi.
B. nó tạo ra các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
C. nó trực tiếp tạo ra các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến
hoá.
D. nó luôn tạo ra các tính trạng mới.
12. Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của CLTN vì
A. làm thay đổi lớn cấu trúc di truyền.
B. nhanh chóng tạo ra các loài mới.
C. phổ biến, ít gây chết và ít làm rối loạn sinh sản cơ thể.
D. tạo ra sự thay đổi nhiều ở số lượng NST.
13. Giao phối ngẫu nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì
A. chỉ có quá trình giao phối mới giúp quần thể duy trì nòi giống.
B. nó nhân rộng và phát tán các alen đột biến.
C. giao phối ngẫu nhiên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. nó phát tán các alen đột biến và tạo ra các biến dị tổ hợp.
14. Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì
A. CLTN diễn ra nhiều hướng khác nhau.
B. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối rất lớn.
C. nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn.
24
D. tính có hại của đột biến đã được trung hòa.
15. Yếu tố ngẫu nhiên
A. luôn đào thải hết các alen có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
B. luôn làm tăng vốn gen của quần thể.
C. làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
16. Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là
A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
B. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
D. thúc đẩy sự cách li di truyền.
17. Chọn lọc nhân tạo không có vai trò nào sau đây ?
A. Giải thích sự hình thành các loài vật nuôi, cây trồng mới từ một loài ban
đầu.
B. Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng luôn thích nghi cao độ với nhu cầu của
con người.
C. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống
vật nuôi, cây trồng.
D. Giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi trong mỗi loài.
18. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là
A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
B. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần
thể, định hướng quá trình tiến hoá.
C. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng
xác định.
D. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
19. Phát biểu nào dưới đây về CLTN là không đúng ?
A. Dưới tác dụng của CLTN các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay
thế những quần thể kém thích nghi.
B. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
C. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ
kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần
thể.
D. CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các
đột biến trung tính, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
20. Một alen đột biến rất hiếm gặp trong quần thể nhưng sau một thời gian
ngắn lại trở nên rất phổ biến. Nguyên nhân có thể là do
A. môi trường sống liên tục thay đổi theo một hướng xác định.
B. tốc độ đột biến tạo ra gen này trở nên cao bất thường.
C. đột biến lặp đoạn mang gen này.
D. môi trường sống xuất hiện nhiều tác nhân đột biến.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm


25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 – 10 A B B B B B A D D C
11 – 20 B C D B C A A B D A

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP NÂNG CAO


A. Câu hỏi, bài tập tự luận
1. Cân bằng di truyền theo định luật Hacđi — Vanbec sẽ bị ảnh hưởng như thế
nào khi xảy ra các tình huống sau :
a. Trong một công viên, vịt nhà đã giao phối với một vịt trời.
b. Một đột biến đã làm xuất hiện một con sóc đen trong đàn sóc xám.
c. Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn những chim ưng tinh mắt.
d. Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ.
2. Trong một quần thể người Việt Nam, tần số bị chứng bạch tạng đã được xác
định vào khoảng 1/10000.
a. Giả sử quần thể đang ở trong trạng thái cân bằng di truyền thì tần số người
bình thường mang gen bạch tạng là bao nhiêu ?
b. ở Nghệ An, có chị An và anh Tâm đều bình thường và họ dự định sinh con.
Xác xuất để họ sinh con bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu ? Xác suất để họ sinh
2 đứa con mà cả hai đứa đều bị bệnh là bao nhiêu ?
c. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa đầu lòng bị bệnh thì xác xuất để đứa tiếp theo
bị bệnh là bao nhiêu ?
d. Tần số tương đối của alen quy định bạch tạng trong quần thể này có thể bị
biến đổi do những nhân tố nào ? Giải thích rõ mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân
tố đó ; (biết rằng người bạch tạng có sức sống và khả năng sinh sản như người
bình thường).
3. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả
năng tiết ra chất này là do gen lặn m gây nên. Giả sử rằng tần số alen m trong
quần thể người là 0,6. Có 5 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất
mathanetiol) chuẩn bị sinh con.
a. Xác suất để cả 5 cặp vợ chồng trên đều là những người dị hợp Mm là bao
nhiêu?
b. Nếu cả 5 cặp vợ chồng đều là những cặp dị hợp tử Mm thì xác suất để 5 đứa
con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là bao nhiêu ?

4. Gen lặn c gây bệnh u xơ nang ở người. Có 20 người (tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ
1 : 1) làm một cái bè và chèo đến một hoang đảo xây dựng nên một thế hệ mới ở
nơi đây, một đảo hoàn toàn cách biệt với thế giới. Hai người trong số đó mang
alen lặn c (họ là những người dị hợp tử ).
a. Tần số người bị bệnh u xơ nang trên đảo sẽ là bao nhiêu nếu giả thiết rằng tần
số của alen này không thay đổi trong quá trình thiết lập quần thể dân cư trên
đảo?
b. Một người phụ nữ có bố đến từ quần thể này và mẹ được chẩn đoán là bị u xơ
nang thì xác xuất người phụ nữ này bị bệnh là bao nhiêu?
26
5. Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi.
Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người
đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen m bằng 0,6.
a. Tính xác xuất để một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con bị bệnh
tiết chất nặng mùi nói trên.
b. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một
người con gái có khả năng tiết chất nặng mùi nói trên.
6. Trong một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một lôcut
có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao
nhất ? Giải thích.
7. Lông mọc trên đốt ngón tay giữa là một tính trạng đơn gen do alen trội M quy
định. Người đồng hợp tử lặn (mm) không biểu hiện kiểu hình này. Khi thống kê
ở 1000 gia đình cả bố và mẹ đều có lông đốt ngón tay giữa, người ta thấy 1652
người con có kiểu hình này và 205 người con không có kiểu hình này. Hãy giải
thích kết quả theo nguyên lý di truyền học Menđen.
8. Xét 1 gen có 2 alen A và a. Tần số alen a ở quần thể I là 0,3; tần số alen a ở
quần thể II là 0,4.
Biết rằng hai quần thể trên đều ngẫu phối. Hãy xác định cấu trúc di truyền
của quần thể ở thế hệ tiếp theo. Quần thể nào có tỷ lệ dị hợp cao hơn?
9. Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một
gen có 2 alen trên NST X (không có alen tương ứng trên Y).
a. Xác định số kiểu gen của quần thể.
b. Xác định số kiểu giao phối của quần thể.
10. Sự di truyền hệ nhóm máu ABO ở người do 3 alen chi phối là IA = IB > IO
Giả thiết trong quần thể người tỷ lệ các nhóm máu là: A = 0,13; B = 0,45; AB =
0,06; O = 0,36
Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu.
11. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các nhóm máu
như sau : Nhóm A = 0,40 ; Nhóm B = 0,27 ; Nhóm AB = 0,24 ; Nhóm O =
0,09
a. Xác suất để sinh ra đứa trẻ có nhóm máu B từ ông bố mang nhóm AB và bà
mẹ mang nhóm máu B là bao nhiêu ?
b. Trong quần thể có ông Phương và bà Mai đều có nhóm máu B sinh được 2
người con là Bình và An. Xác suất để cả Bình và An đều có nhóm máu O là
bao nhiêu ?
12. Trường hợp không biết ai là cha có thể dùng nhóm máu ABO để xác định.
Tần số các alen nhóm máu trong quần thể như sau : p(A) = 0,2, p(B) = 0,5 ; r(O) =
0,3. Nhóm máu có thể được xác định bằng quy trình thông dụng.
a. Trong trường hợp nhóm máu của mẹ là A và của con là AB, xác suất để một
người đàn ông được chọn ngẫu nhiên từ quần thể được xác định không phải là
bố đứa trẻ IAIB chỉ dựa trên nhóm máu của anh ta là bao nhiêu ?
b. Trường hợp nhóm máu của mẹ là A của đứa trẻ là O thì xác suất để một người
được chọn ngẫu nhiên từ quần thể được chứng minh không phải là cha, chỉ
hoàn toàn dựa trên nhóm máu của anh ta sẽ bằng bao nhiêu?
27
13. Ở loài ốc Cepaea nemoralis, màu sắc vỏ do một lôcut gen đa alen quy định.
Trong đó mối quan hệ trội lặn giữa 3 alen quy định màu nâu (V N), màu hồng
(VH) và màu vàng (VV) là VN > VH > VV. Trong một mẫu quần thể ở trạng thái
cân bằng, người ta xác định được số các kiểu hình ốc như sau : 237 ốc màu nâu,
231 ốc màu hồng và 32 ốc màu vàng. Hãy xác định tần số (tính theo %) của các
alen.
14. Ở một quần thể Ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng
diệt sâu hại cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể này,
có một lôcut gồm 3 alen : alen A1 quy định tính trạng cánh có vết xẻ sâu, alen
A2 quy định cánh có vết xẻ nông, còn alen A3 quy định cánh không có vết xẻ.
Các alen có quan hệ trội, lặn hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3. Ngoài ra, sự
có mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của con vật.
Trong 1000 con Ong mắt đỏ phân tích ngẫu nhiên từ quần thể, người ta thấy 250
con cánh không xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lai giữa 10 con cánh xẻ sâu này
với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu.
a. Tần số kiểu hình cánh xẻ nông và tần số về khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa
hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là bao nhiêu?
b. Từ quần thể Ong mắt đỏ nêu trên (câu 8), người ta chọn ngẫu nhiên 1000 cá
thể cánh xẻ nông và đem đến nuôi ở một vùng sinh thái vốn trước đó chưa có
loài ong này. Sau một thời gian, chúng hình thành nên một quần thể mới ở trạng
thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình cánh xẻ là 84%. Hãy cho biết tần số
mong đợi của các alen trong quần thể mới này là bao nhiêu ? Biết rằng trong
điều kiện mới không có đột biến xảy ra.
15. Một quần thể bò có 10000 con, trong đó số bò lông trắng, ngắn là 36 con. Số
bò có lông vàng trong quần thể là 9101 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1 gen
có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau.
Lông vàng, dài là các tính trạng trội.
a. Tỉ lệ bò lông dài trong quần thể là bao nhiêu?
b. Xác xuất để bắt gặp một cặp bò bố mẹ đều có kiểu hình lông vàng, dài có khả
năng sinh con trắng ngắn là bao nhiêu?
c. Một bác nông dân sở hữu một cặp bò bố mẹ đều có kiểu hình lông vàng, ngắn
được mua từ quần thể trên, xác xuất cặp bò này sinh con trắng ngắn là bao
nhiêu?
Bài 16. Khi có sự khác nhau về tần số các alen ở cơ thể đực và cái thì việc xác
định tần số tương đối của các alen chung cho cả quần thể như thế nào? Sau bao
nhiêu thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Áp dụng xét 1 gen có 2 alen A và a cho quần thể ngẫu phối có tần số alen
a của phần đực là 0,5 của phần cái là 0,3. Xác định tần số alen chung cho cả
quần thể.
Bài 17*.
Bệnh mù màu ở người do gen lặn nằm trên NST X qui định. Tỷ lệ người
nam mắc bệnh này là 1%.
a. Tính tần số các alen.

28
b. Hãy tính trong quần thể người tỷ lệ người nữ bình thường nhưng mang gen
bệnh là bao nhiêu?
Bài 18*. Ở một đảo cách li có 5800 người sinh sống, trong đó có 2800 đàn ông.
Trong số đàn ông này có 196 người đàn ông bị bệnh mù màu đỏ - xanh lá cây.
Bệnh mù màu này do một alen lặn nằm trên NST X. Kiểu mù màu này không
ảnh hưởng gì đến sức sống và khả năng thích nghi của cơ thể.
a. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng.
b. Xác xuất để có ít nhất một trong số các người phụ nữ trên đảo này bị bệnh mù
màu là bao nhiêu?
c. Một cặp vợ chồng Adam và Eva từ quần thể này đều có kiểu hình bình
thường.
- Xác xuất họ sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh là bao nhiêu?
- Xác xuất họ sinh đứa con trai bình thường là bao nhiêu?
- Xác xuất họ sinh 2 đứa con mắc bệnh là bao nhiêu?
19*. Tần số các kiểu gen A1A1, A1A2 và A2A2 ở một quần thể cách ly là 0,375,
0,25 và 0,375. Tính tần số alen; xác định xem quần thể có ở trạng thái cân bằng
không? Giải thích.
20*. Trong một quần thể ruồi có 20% số cá thể nội phối. Cho q = 0,4, hãy tính
tần số các kiểu gen.
21*. Trong một quần thể yến mạch hoang dại, tần số đồng hợp tử trội, dị hợp tử
và đồng hợp tử lặn là 0,67, 0,06 và 0,27. Tính hệ số nội phối.
22*. Tần số đột biến alen A thành a là 10-5. Tần số alen A của quần thể ban đầu
là 0,4 thì cần bao nhiêu thế hệ để tần số alen A là 0,2? Từ đó có thể rút ra nhận
xét gì? Biết rằng không xảy ra đột biến nghịch.
23*. Tần số alen A trong quần thể ở thế hệ ban đầu là 0,6. Hãy tính tần số tương
đối của các alen sau 10000 thế hệ. biết rằng tần số đột biến A thành a là 10-6 và
không có đột biến nghịch.
24*. Tần số alen A ban đầu là 0,6 sau bao nhiêu thế hệ thì tần số tương đối của
A là 0,3? Biết rằng, tần số đột biến A thành a là 10-4, a thành A là 10-6.
25*. Nếu tần số đột biến A thành a là 10-4, a thành A là 10-6 thì cân bằng mới sẽ
đạt được khi tần số tương đối của các alen là bao nhiêu?
26. Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích nghi của
các kiểu gen như sau :
Kiểu gen AA Aa aa
Số lượng cá thể 500 400 100
Giá trị thích nghi 1,00 1,00 0,00
a. Hãy tính tần số các alen A, a và cho biết quần thể này có cân bằng Hacđi —
Vanbec không?
b. Trên thực tế người ta dùng phương pháp nào để biết được quần thể này có
đang ở trạng thái cân bằng không? Ứng dụng phương pháp bạn nêu để xác
định xem quần thể có ở trạng thái cân bằng không?
c. Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen nào khỏi quần thể ?
Tốc độ đào thải alen này nhanh hay chậm ? Vì sao ? Alen bị đào thải có mất

29
hẳn khỏi quần thể không ? Vì sao ? (Biết rằng 100% kiểu gen aa bị chết ở độ
tuổi trước sinh sản do bệnh tật).
27. Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích nghi của
các kiểu gen như sau :

Kiểu gen AA Aa aa
Số lượng cá thể 360 480 160

a. Hãy cho biết quần thể đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào? Nếu
giá trị thích nghi của các kiểu gen là: 0,8 ; 1,0 ; 0,6
b. Nếu alen lặn gây bệnh gây chết ở trạng thái đồng hợp, trong trường hợp nào
quần thể có thể duy trì được tần số alen a cao trong quần thể?
28*. Trong một quần thể lưỡng bội sống một năm trên đảo có tần số p(A) = 0,9
và q(a) = 0,10. Giả sử rằng quần thể này gồm 50 cây trong năm 2000. Xác suâts
để alen a bị mất (tức là p(A) = 1) một cách hoàn toàn ngẫu nhiên giữa năm 1999
và năm 2000 là bao nhiêu?
29*.
a. Một quần thể xuất phát ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,6.
Sau đó do điều kiện môi trường thay đổi, các cá thể bị tác động bởi chọn lọc
(nhưng quần thể không bị tác động bởi các nhân tố tiến hóa khác) dẫn đến sự hình
thành một thế hệ mới có thành phần kiểu gen là 0,44 AA, 0,46 Aa và 0,10 aa. Hãy
xác định hệ số chọn lọc đối với mỗi kiểu gen ở quần thể xuất phát.
b. Giả sử quần thể xuất phát nêu ở phần (a) di chuyển đến sống trong một môi
trường mà ở đó các cá thể có kiểu gen aa bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên với
hệ số là 0,5, trong khi các cá thể có kiểu gen AA và Aa đều có giá trị thích nghi
bằng 1. Tần số alen a trong quần thể ở thế hệ sau là bao nhiêu? Giải thích.
30*.Trong một quần thể đặc biệt, tần số các alen được tính trước và sau khi có
chọn lọc xảy ra như sau:

a1 a1 A1 a2 a2 a2
Tần số trước khi có chọn 0,25 0,50 0,25
lọc (thế hệ Fo)
Tần số sau khi có chọn 0,35 0,48 0,17
lọc (thế hệ F1)

a. Tính hệ số chọn lọc của mỗi kiểu gen (a1a1, a1a2 , a2 a2).
b. Chọn lọc chống lại kiểu gen nào là mạnh nhất?
B. Bài tập trắc nghiệm
1. Ở một loài động vật, các kiểu gen : AA quy định lông đen ; Aa quy định lông
đốm ; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di
truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm
trong quần thể này là
A. 16%. B. 64%. C. 32%. D. 4%.

30
2. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a
quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000
cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng
số cây hạt tròn của quần thể này là
A. 42,0%. B. 57,1%. C. 25,5%. D. 48,0%.
3. Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P)
là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau
(F1) thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lí thuyết là
A. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.
4. Ở mèo, lông nhung do một alen lặn trên NST thường quy định. Một người
nuôi mèo có một đàn mèo 500 con, trong đó có 80 con lông nhung. Một lần khi
người nuôi mèo đi vắng, vợ ông ta bán đi tất cả 80 con mèo lông nhung đó vì
gặp khách trả giá cao. Sau khi trở về và biết chuyện, người nuôi mèo rất buồn,
song không còn cách nào khác là tiến hành giao phối ngẫu nhiên giữa các con
mèo còn lại. Tỉ lệ mèo có kiểu hình lông nhung được mong đợi ở thế hệ kế tiếp
là bao nhiêu ?
A.ít hơn 2 % B. 4 % C. 8 %. D. 16 %
** Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ các nhóm máu là :
nhóm A = 0,27 ; nhóm B = 0,40 ; nhóm AB = 0,24 ; nhóm O = 0,09.
Sử dụng thông tin này để trả lời các câu hỏi 5, 6, 7.
5. Tần số tương đối của alen IA và IB lần lượt là
A. 0,3 và 0,4 B. 0,4 và 0,3 C. 0,2 và 0,5 D. 0,4 và 0,4
6. Tần số nhóm máu A có kiểu gen dị hợp là
A. 0,18 B. 0,24 C. 0,09 D. 0,16
7. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A, dự định sinh con. Xác suất họ sinh
con có nhóm máu O là
A. 0,11 B. 0,25 C. 0,0625 D. 0,0081
8. ở một quần thể Ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng diệt
sâu hại cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể này, có
một lôcut gồm 3 alen : alen A1 quy định tính trạng cánh có vết xẻ sâu, alen A2
quy định cánh có vết xẻ nông, còn alen A3 quy định cánh không có vết xẻ. Các
alen có quan hệ trội, lặn hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3. Ngoài ra, sự có
mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của con vật.
Trong 1000 con Ong mắt đỏ phân tích ngẫu nhiên từ quần thể, người ta thấy 250
con cánh không xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lai giữa 10 con cánh xẻ sâu này
với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu. Tần số
kiểu hình cánh xẻ nông và tần số về khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể
có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là
A. 0,56 và 0,750. B. 0,56 và 0,144.
C. 0,56 và 0,563. D. 0,16 và 0,563.
9. Từ quần thể Ong mắt đỏ nêu trên (câu 8), người ta chọn ngẫu nhiên 1000 cá
thể cánh xẻ nông và đem đến nuôi ở một vùng sinh thái vốn trước đó chưa có
loài ong này. Sau một thời gian, chúng hình thành nên một quần thể mới ở trạng
31
thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình cánh xẻ là 84%. Hãy cho biết tần số
mong đợi của các alen trong quần thể mới này là bao nhiêu ? Biết rằng trong
điều kiện mới không có đột biến xảy ra.
Tần số alen A1 Tần số alen A2 Tần số alen A3
A. 0,00 0,40 0,60
B. 0,00 0,60 0,40
C. 0,16 0,48 0,36
D. 0,20 0,60 0,20
10. Trong một quần thể, 90% alen ở lôcut Rh là R. Alen còn lại là r. Bốn mươi
trẻ em của quần thể này đi đến một trường học nhất định. Xác suất để tất cả các
em đều là Rh dương tính sẽ là
A. 400.81 B. 0.9940 C. 400.75 D. 1—0,8140
11. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen D và d, 51% các cá thể
có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có
kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống trở lại như cũ. Tần
số của alen d sau 1 thế hệ là
A. 0,41. B. 0,3. C. 0,7. D. 0,58.
12. Bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST giới tính X quy định không
có alen trên Y. Giả sử một quần thể người cân bằng về di truyền có tỉ lệ người
nam mắc bệnh là 6%. Có bao nhiêu người nữ máu đông bình thường nhưng
mang gen bệnh trong 10000 người nữ của quần thể ?
A. 600. B. 940. C. 1128. D. 8836.
13. Giả sử có hai quần thể gà rừng sống ở hai bên sườn phía Đông (quần thể 1)
và phía Tây (quần thể 2) của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở trạng thái cân bằng di
truyền. Quần thể 1 có tần số một alen lặn rất mẫn cảm nhiệt độ (kí hiệu là tsL) là
0,8 ; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một "hẻm
núi" hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía
Tây phong phú hơn, một số lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và
chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy vậy, trong môi trường
sống ở sườn phía Tây, do nhiệt độ môi trường thay đổi, alen tsL trở thành một
alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay đổi
khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp
tử trưởng thành di cư sang từ quần thể 1. Tần số alen tsL ở quần thể mới và ở
quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi là bao nhiêu ?
A. 0,80 và 0,57 C. 0,24 và 0,11
B. 0,56 và 0,17 D. 0,24 và 0,05
** Một quần thể bò có 10000 con, trong đó số bò lông trắng, ngắn là 36 con.
Số bò có lông vàng trong quần thể là 9101 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1
gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác
nhau. Lông vàng, dài là các tính trạng trội.
Sử dụng thông tin này để trả lời câu hỏi 14, 15.
14. Tỉ lệ bò lông dài trong quần thể là
A. 0,49 B. 0,81 C. 0,64 D. 0,96
15. Số lượng bò có màu lông vàng, ngắn là
32
A. 846 con B. 364 con C. 184 con D. 8736 con
16. Khi khảo sát hệ nhóm máu A, B, O của một quần thể người tại một vùng có
14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 nhóm máu B. 5800
có nhóm máu AB. 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen I A,
IB, IO trong quần thể là
A. IA = 0,4 ; IB = 0,5 ; IO = 0,1.
B. IA = 0,5 ; IB = 0,4 ; IO = 0,1.
C. IA = 0,6 ; IB = 0,3 ; IO = 0,1.
D. IA = 0,3 ; IB = 0,6 ; IO = 0,1.
17. Trong quần thể, với hai gen phân li độc lập, gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ
hai có 4 alen. Sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa là
A. 16 tổ hợp kiểu gen C. 10 tổ hợp kiểu gen
B. 60 tổ hợp kiểu gen D. 30 tổ hợp kiểu gen
18. ở một loài thực vật thụ phấn chéo, gen A quy định cây cao, alen a quy định
cây thấp ; B quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng. Thống kê một quần thể của
loài này người ta thu được kết quả sau: 63% cây cao, hoa đỏ : 21% cây cao, hoa
trắng : 12% cây thấp, hoa đỏ ; còn lại là các cây thấp, hoa trắng.
Tần số các alen quy định chiều cao cây trong quần thể là
A. A = 0,7 ; a = 0,3 B. A = 0,4 ; a = 0,6
C. A = 0,5 ; a = 0,5 D. A = 0,6 ; a = 0,4
19. ở người hệ nhóm máu MN do một gen có 3 alen quy định, trong đó 2 alen
đồng trội là M và N. Kiểu gen MM quy định nhóm máu M, kiểu gen NN quy
định nhóm máu N, kiểu gen MN quy định nhóm máu MN. Kết quả khảo sát một
quần thể gồm 1000 người, trong đó 250 người nhóm máu M, 600 người nhóm
máu MN, 150 nhóm máu N. Tần số alen M trong quần thể này là
A. 0,35 B. 0,50 C. 0,55 D. 0,25
20. Một quần thể giao phối có tần số alen A ở giới đực là 0,7 ; tần số alen a ở
giới cái là 0,5. Tần số alen A và a của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di
truyền là
A. A = 0,4 ; a = 0,6 B. A = 0,5 ; a = 0,5
C. A = 0,6 ; a = 0,4 D. A = 0,55 ; a = 0,45
21. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong
quần thể sinh vật ?
A. Đột biến và di — nhập gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và di — nhập gen.
C. CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và CLTN.
22. Chọn lọc quần thể sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây ?
A. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về các
mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản.
B. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất,
nhưng không quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên.
C. Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém
thích nghi.
33
D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần
thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.
23. Sự di cư của các cá thể từ quần thể cho đến quần thể nhận làm thay đổi tần
số alen ở quần thể nhận. Mức độ biến đổi về tần số alen ở quần thể nhận sau khi
có di nhập gen phụ thuộc vào
A.tỉ lệ cá thể nhập cư trên tổng số cá thể của quần thể sau nhập cư.
B. kích thước của quần thể nhận.
C. sự khác biệt về tần số alen giữa quần thể cho và quần thể nhận.
D.A và C đúng.
24. Giả sử có hai quần thể người X và Y kích thước lớn sống cách li với nhau.
Tần số alen IO quy định nhóm máu O ở quần thể X là 0,7 và ở quần thể Y là 0,4.
Sau đó, một nhóm cá thể từ quần thể X đã di cư sang quần thể Y và chiếm 5%
dân số của quần thể Y mới. Tần số alen I O ở quần thể Y mới sau một thế hệ giao
phối kể từ khi có sự di cư được mong đợi là bao nhiêu ?
A. 0,125 B. 0,335 C. 0,415 D. 0,435
25. Trong một quần thể kích thước lớn ở một loài giao phối, để làm giảm tần số
một alen a từ 0,98 xuống 0,04 chỉ do áp lực của quá trình chọn lọc ở pha lưỡng
bội, theo lí thuyết, sẽ cần bao nhiêu thế hệ ? Biết rằng hệ số chọn lọc đối với cặp
alen A, a là S = 1.
A. 14 B. 24 C. 32 D. 36
26. CLTN có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến
đổi nhanh nhất khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
27. Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây nhiều khả năng làm giảm sự đa dạng
di truyền trong quần thể rõ rệt hơn cả ?
A. Đột biến gen gây chết. B. Tái tổ hợp di truyền.
C. Chọn lọc bình ổn. D. Sự di cư (xuất cư) của các cá thể.
28. Giả sử ở người có một bệnh di truyền gây nên bởi một alen lặn ở trạng thái
đồng hợp tử. Trong một quần thể sống trên đất liền, bệnh này xuất hiện với tần
số 1/1000 người. ở một quần thể thứ hai gồm 12000 dân sống trên một hòn đảo
gần đó, bệnh xuất hiện với tần số 1/14 người. Tất cả những người sống trên đảo
đều là hậu duệ của 30 người đầu tiên di cư đến đảo từ quần thể trên đất liền. Đây
là một ví dụ điển hình về hiện tượng
A.hiệu ứng sáng lập. B. hiệu ứng thắt cổ chai.
C. giao phối không ngẫu nhiên. D. tác động của CLTN.
29. Trong một quần thể Aa biểu hiện kiểu hỡnh trung gian giữa AA và aa, giá trị
thích nghi của kiểu gen AA = 0,0 ; Aa = 1,0 ; aa = 0,0 phản ánh quần thể đang
diễn ra
A. chọn lọc định hướng.
B. chọn lọc ổn định.
C. chọn lọc gián đoạn hay phân li.
34
D. sự ổn định và không có sự chọn lọc nào.
30. Một nghiên cứu trên quần thể cỏ trồng trong một vùng có lượng mưa không
đều cho thấy các cây có alen quy định lá cong sinh sản tốt hơn trong những năm
khô hạn, trong khi đó các cây có alen quy định lá phẳng sinh sản tốt hơn trong
các năm mưa nhiều. Tính trạng lá cong và lá phẳng do các alen của cùng một
lôcut gen quy định. Tình trạng này có xu hướng
A. gây nên sự biến động di truyền trong quần thể cỏ.
B. gây nên hiện tượng dòng gen (trao đổi gen) trong quần thể cỏ.
C. dẫn đến sự chọn lọc định hướng trong quần thể cỏ.
D. bảo tồn sự đa dạng (biến dị) trong quần thể cỏ.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 – 10 C B A C A A A C B B
11 – 20 A C C D B A B D C C
21 – 30 A D D C B B D A B D

35

You might also like