You are on page 1of 1

1.

KHÁI NIỆM QUẦN THỂ TỰ PHỐI


A. Quần thể ( population )
Theo A.V. Yablokov (1986) quần thể là một nhóm các cá thể cùng loài có khả năng giao phối tự
do với nhau, chiếm cứ một khu phân bố xác định và trải qua một khoảng thời gian tiến hóa lâu
dài để hình thành nên một hệ thống di truyền độc lập và một ổ sinh thái riêng.
VD: Những con mối sống trong tổ mối ở góc vườn
B. Đặc trưng di truyền của quần thể

- Vốn gen: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các
kiểu gen của quần thể
- Tần số alen:
Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời
điểm xác định
- Tần số kiểu gen của quần thể:
Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể

C. Khái niệm quần thể tự phối


Quần thể tự phối là quần thể mà trong các cá thể không có sự giao phối ngẫu nhiên với nhau,
con được sinh ra do quá trình tự thụ phấn (hay giao phối cận huyết). Đây là dạng đặc trưng hầu
như chỉ có ở quần thể thực vật
Cấu trúc di truyền cảu quần thể tự phối biến đổi qua các cá thể theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp
và tăng dần tỉ lệ đồng hợp, nhưng không làm thay đổi tần số alen
Ở quần thể tự phối diễn ra các kiểu tự phối cho ra những kết quả kiểu gen khác nhau.
Thế hệ bố mẹ
( P)→ thế hệ con (F1)
AA x AA → AA
aa x aa →aa
Aa x Aa →14 AA ;12 Aa ;14 aa

You might also like