You are on page 1of 3

Chương 2.

Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa (10 sinh – SK19)


THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP
Tiết 1: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Câu 1. Trình bày khái quát lược sử ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Được xuất bản năm 1942, đc viết dựa trên những tư liệu sưu tập của tổ chức nghiên cứu
Động vật học Luân Đôn mà ông làm thư kí nên đã tập hợp đc nhiều thông tin khoa học cơ
bản và lý thú về tiến hóa vào khoảng thời gian đầu TK XX
Thuyết tiến hoá tổng hợp là học thuyết tiến hoá hiện đại, tổng hợp các thành tựu khoa học
của học thuyết Darwin, di truyền học Mendel và nhất là di truyền học quần thể cùng một số
môn khoa học khác liên quan, do nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng xây dựng.
Câu 2. Hoàn thành bảng sau về các nội dung phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ
Tiêu chí Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
Là qtrinh hình thành các nhóm phân loại
Là qtrinh biến đổi cấu trúc di truyền của quần
trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
1. KN thể (biến đổi tần số alen và tần số các kiểu
Thực chất là chuỗi liên tiếp các sự kiện của
gen) theo hướng thích nghi dẫn đến loài mới
tiến hóa nhỏ

2. Quy
Phạm vi tương đối hẹp, thời gian tương đối Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong một
mô,
ngắn thời gian dài
phạm vi
3. Khả
năng
nghiên Ko thể mà phải nghiên cứu bằng tổng hợp,
Có thể
cứu so sánh
thực
nghiệm
Câu 3:
a. Tại sao Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản của loài
Quần thể là đơn vị tiến hóa, có nghĩa là loài mới đc hình thành từ quần thể của loài cũ
b. Tại sao loài không được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Phần lớn các loài đều sinh sản theo kiểu giao phối
Những biến đổi
c. Tại sao cá thể không được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Câu 4: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có 0,1AA: 0,4Aa: 0,5aa.
a. Tính tần số của A, a. Quần thể có cân bằng về di truyền hay không? Điều kiện để quần thể
cân bằng.
b. Khi quần thể cân bằng, thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
c. Tại sao nói, khi quần thể cân bằng di truyền thì quần thể không tiến hóa?
d. Nếu quần thể tự phối, xác định thành phần kiểu gen ở thế hệ F1, F2, Fn. Từ đó có nhận xét
gì về quá trình tự phối?

Tiết 2: Nhân tố tiến hóa (Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên)


A. Định hướng nội dung kiến thức.
1. Đột biến
- Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gen và đột biến NST.
Trong các dạng
đột biến, đột biến gen thường có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hóa so với đột biến NST.
- Đặc điểm của đột biến là phát sinh ngẫu nhiên, vô hướng và thường có tần số thấp (10-6 đến
10-4)
- Tác động của đột biến đến quần thể: Đột biến làm phát sinh các alen hoặc gen mới, làm thay
đổi tần số alen
và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, do có tần số rất thấp nên áp lực của đột biến
lên cấu trúc di
truyền của quần thể là không đáng kể.
- Vai trò của đột biến đối với tiến hóa:
+ Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, từ nguồn nguyên liệu sơ cấp
này, qua giao phối
tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
+ Trong các dạng đột biến, đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu (vì đột biến gen
phổ biến hơn đột
biến NST và thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến).
2. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Tần số alen của quần thể có thể thay đổi do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như: thiên
tai, lũ lụt, sự thu
hẹp kích thước quần thể.
- Đặc điểm tác động của các yếu tố ngẫu nhiên:
+ Làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách vô hướng.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen ra khỏi quần thể bất kể là alen có
lợi hay có hại.
+ Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc vào kích thước quần thể.
- Vai trò của biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên): Làm biến đổi tần số tương đối của
các alen và thành
phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên, làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.
- Hiệu ứng thắt cổ chai và hiệu ứng kẻ sáng lập:
+ Hiệu ứng thắt cổ chai quần thể: Tần số alen của quần thể có thể thay đổi do kích thước quần
thể giảm (vì bất
kì một lí do nào).
+ Hiệu ứng kẻ sáng lập: Khi một nhóm cá thể tách khỏi quần thể gốc di cư đến vùng đất mới,
sáng lập ra quần
thể mới thì tần số alen của quần thể mới có thể khác biệt với quần thể gốc do sự khác biệt về
kích thước mà
hoàn toàn không liên quan đến các nhân tố tiến hóa ở vùng đất mới.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHUẨN BỊ
Câu 1. Giả sử tại một locus có 2 alen là A và a. Trong mỗi thế hệ chỉ có A bị đột biến thành a
(đột biến thuận)
với tần số u. Ở thế hệ xuất phát tần số tương đối của A là p0. Tính
a. Tần số của alen A ở thế hệ thứ 1, thứ 2, thứ 3?
b. Thiết lập công thức tính tần số alen A ở thế hệ thứ n
Câu 2: Giả sử 1 lôcut có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có tần số tương đối của alen A là p0.
Quá trình đột biến
làm cho A → a với tần số u = 10−5 .
1
a. Để p0 giảm đi phải cần bao nhiêu thế hệ?
2
b. Từ kết quả trên em có nhận xét gì về vai trò của quá trình đột biến trong tiến hoá?
Câu 3.
a) Thế nào là áp lực của quá trình đột biến?
b) Giả thiết đột biến thuận (A a) với tần số u, đột biến nghịch (a A) với tần số v.
- Nếu v = 0 và u > 0 sẽ làm cho tần số A giảm dần. Qui ước tần số alen A ở thế hệ khởi đầu là
p0, hãy lập công
thức tính tần số pn của alen A sau n thế hệ.
- Nếu u > v > 0, thì tần số tương đối của các alen A và a sẽ đạt cân bằng khi nào? Khi đó tần
số tương đối của
alen A và alen a được tính như thế nào?
Câu 4. Một quần thể động vật 5.104 con. Tính trạng sừng dài do gen A quy định, sừng ngắn
do gen a quy định.
Trong quần thể trên có số gen A đột biến thành a và ngược lại, với số lượng bù trừ nhau. Tìm
số đột biến đó. Biết
A đột biến thành a với tần số v, với u = 3v = 3.10-3
Câu 5. Đưa ra nhận xét về:
- Tác động của đột biến lên quần thể
- Vai trò của đột biến với quần thể
Câu 6.
a. Đặc điểm tác động của yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể ?
b. Vai trò của biến động di truyền với quần thể thể hiện như thế nào ?
c. Tại sao nói tác động của các yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc vào kích thước quần thể ? Chứng
minh điều này
thông qua hiệu ứng thắt cổ chai và hiệu ứng kẻ sáng lập.
d. Tại sao khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào vòng
xoáy tuyệt chủng.
Câu 7: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu
được kết quả như
sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,49 0,42 0,09
F2 0,49 0,42 0,09
F3 0,4 0,2 0,4
F4 0,25 0,5 0,25
F5 0,25 0,5 0,25
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? Giải thích.
--------------Hết--------------

You might also like