You are on page 1of 15

SINH TRƯỞNG Ở VI SINH VẬT

Sinh trưởng ở VSV là sự tăng về số lượng TB của quần thể VSV. Phụ thuộc vào giống, điều kiện
nuôi cấy
I. Sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục
Là kiểu nuôi cấy mà trong suốt quá trình nuôi, người ta không bổ sung các chất dinh dưỡng cũng
như lấy đi sản phẩm chuyển hóa của VSV
Trong nuôi cấy không liên tục
Trong nuôi cấy không liên tục, đường cong sinh trưởng của quần thể VSV gồm 4 pha
+ Pha tiềm phát: pha lag pha này tính từ khi bắt đầu nuôi cấy đến khi VSV đạt được tốc độ sinh
trưởng cực đại. Trong pha này VK chưa phân chia nghĩa là chưa có khả năng sinh sản nhưng thể
tích và khối lượng TB tăng lên rõ rệt do quá trình tổng hợp các chất như các đại phân tử pr,
enzyme, axit nu mạnh mẽ. Sự tổng hợp mạnh mẽ các chất chuẩn bị cho phân phân chia liên tục
Độ dài của pha lag phụ thuộc vào tuổi của giống và thành phần MT. Các TB mới sinh có
tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các TB già, MT càng lạ với VSV thì thời gian pha lag càng lâu do
VK cần có thời gian để thích ứng với các điều kiện MT mới
+ Pha lũy thừa :pha log trong pha này, số lượng TB VK tăng theo cấp số nhân. Tốc độ phân chia
TB đạt cực đại và ổn định. Số lượng TB VK tăng lên theo cấp số nhân. Tốc độ phân chia của TB
đạt cực đại và ổn định. Số lượng TB của quần thể tăng theo phương trình
Nt = N0. 2n (1) Trong đó Nt là số lượng TB VK ở thời điểm t
N0 là số TB ban đầu n là số lần phân chia của mỗi TB
Khi quần thể vào pha log, tốc độ phân chia của TB không đổi và đạt cực đại. Do đó nếu gọi
khoảng thừoi gian giữa 2 lần phân chia TB là thời gian thế hệ thì thời gian thế hệ trong pha này
là ngắn nhất, không đổi được tính theo công thức:
g=t/n (2) Trong đó: g là thời gian thế hệ ; t là thời gian TB phân chia;
n là số lần phân chia của TB trong thời gian t
Người ta còn sử dụng hằng số tốc độ phân chia µ để chỉ số lần phân chia của TB VK trong 1 giờ.
Nó được tính theo công thức µ =1/g (3)
Khi thay 2 hoặc 3 vào 1 ta có : Nt = N0 .2t/g= N0. 2µt
+ Pha cân bằng: pha ổn định trong pha này quần thể VK ở trạng thái cân bằng động, số TB mới
sinh ra bằng số TB cũ chết đi. Kết quả là số TB không thay đổi. Nguyên nhân tồn tại của pha ổn
định là do sự tích lũy của sản phẩm độc của trao đổi chất (rượu, axit hữu cơ) và việc cạn kiệt các
chất dinh dưỡng (thường là chất dinh dưỡng có nồng độ thấp nhất). Nguyên nhân thứ nhất rất
phức tạp và khó phân tích, nguyên nhân thứ 2 được nghiên cứu kĩ hơn
+ Pha suy vong: Số lượng TB có khả năng giảm theo lũy thừa (mặc dù số lượng TB tổng cộng
có thể không giảm). Đôi khi các TB bị tự phân hủy nhờ enzyme của bản thân. Ở các TB sinh bào
tử quá trình phức tạp hơn do có sự hình thành bào tử. Nguyên nhân của pha tử vong chưa thật rõ
ràng nhưng có liên quan đến điều kiện bất lợi của MT. Khi nồng độ các chất độc trong MT tăng
lên, chất dinh dưỡng cạn kiệt, các TB buộc phải phân giải các chất dự trữ dần dẫn đến tử vong
* Sinh trưởng kép: Khi nuôi cấy VSV trong MT có 2 nguồn dinh dưỡng khác nhau, đường cong
sinh trưởng của quần thể có 2 pha lag, 2 pha log. Người ta gọi là sinh trưởng kép.
Nguyên nhân của sinh trưởng kép là do khi sinh trưởng trong MT có 2 nguồn C khác nhau,
đầu tiên TB sẽ đồng hóa nguồn C nào mà chúng “ưa thích” nhất. Đồng thời cơ chất này sẽ kìm
hãm enzyme cần cho việc đồng hóa cơ chất thứ hai. Chỉ sau khi nguồn C thứ nhất cạn thì nguồn
C thứ 2 mới có thể cảm ứng tổng hợp nên các enzyme cần trogn việc chuyển hóa nó
Sinh trưởng kép là hiện tượng phổ biến và có thể giải thích bằng cơ chế kiềm chế nói chung
và đặc biệt bằng hiệu ứng glucozo
* Sinh trưởng thêm: Trong pha suy vong nhiều TB bị chết và tự phân hủy nhờ các ezyme trong
TB. Sự phân hủy này giải phóng chất dinh dưỡng cung cấp thêm cho các TB còn sống sót tiếp
tục sinh trưởng thêm vài lần nữa.
2. Sinh trưởng của quần thể VSV trong điều kiện nuôi cấy liên tục
Nuôi cấy liên tục là kiểu nuôi cấy mà trong suốt quá trình nuôi người ta thường xuyên bổ sung
chất dinh dưỡng và dịch nuôi cấy cũng như lấy đi các chất độc và thu lấy sinh khối VSV
Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, quần thể luôn sinh trưởng ở pha log, làm cho quá trình sinh
trưởng diễn ra liên tục. Kiểu nuôi cấy này có ưu điểm làm cho tốc độ sinh trưởng của VSV cao
nhất trong điều kiện cụ thể và có thể kiểm soát được, do đó thu được nhiều sinh khối nhất.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
a. Ảnh hưởng của các nhân tố hóa học đến sinh trưởng của VSV
Chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV theo các nhóm tác động sau
* Các chất dinh dưỡng: Có vai trò cung cấp đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng,
phát triển của TB VSV. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho VSV chia thành các nhóm
- Nguồn Cacbon: VSV sử dụng C để làm bộ khung cấu trúc, cấu tạo nên các chất hữu cơ. Do vậy
C là nguyên tố không thể thiếu. Các nhóm VSV khác nhau lấy C từ những nguồn khác nhau.
VSV dị dưỡng lấy C từ nguồn hữu cơ, VSV tự dưỡng lấy C từ nguồn CO 2. Khác với động vật và
thực vật VSV có khả năng đồng hóa nhiều nguồn C khác nhau. Một số loài sống tự dưỡng nhưng
nếu có nguồn C hữu cơ nó chuyển sang sống dị dưỡng. Ngay cả các loài VSV dị dưỡng, chúng
có thể sử dụng các nguồn C rất đặc biệt như dầu mỏ. Tính đa dạng về dinh dưỡng biểu hiện tính
thích nghi cao độ của VSV với MT
- Nguồn Nito, Photpho và Lưu huỳnh: Các nguyên tố này tham gia cấu tạo axit nucleic, pr và
các chất khác trong TB. Vì thế đây là những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho VSV. Một số
thu nhận từ chất vô cơ sau đó chuyển thành hữu cơ, một số lấy trực tiếp dưới dạng hữu cơ trong
MT
-Oxi: Không phải là chất dinh dưỡng với VSV tuy nhiên chat này rất quan trọng. Dựa vào nhu
cầu oxi chia thành các nhóm VSV:
+ VSV kị khí bắt buộc: chỉ sống được trong MT không có oxi. Oxi là chất ức chế sinh trưởng.
Nguyên nhân do oxi vào TB, nó sẽ oxi hóa các chất tạo hợp chất peroxit (H 2O2, O2-). Các chất
này gây độc với TB, trong khi đó các TB này không có enzim phân giải H 2O2 peroxidaza,
catalaza nên không tồn tại được trong MT hiếu khí. Các loài VK sống trong dạ dày trâu bò thuộc
nhóm này
+ VSV hiếu khí bắt buộc: chỉ sống được trong MT có oxi. Các loài thuộc nhóm này thu nhận
năng lượng theo con đường hô hấp hiếu khí, lấy oxi làm chất nhận e cuối cùng. Hầu hết VSV
thuộc nhóm này
+ VSV kị khí không bắt buộc: sống được trong MT có oxi hoặc không. MT có oxi chúng thu
nhận năng lượng theo hô hấp kị khí. Nếu MT không có oxi chúng sẽ lên men hoặc hô hấp kị khí.
VD nấn men, Ecoli
+ VSV vi hiếu khí: Là VSV hiếu khí nhưng đòi hỏi lượng oxi thấp (2-10%). Nếu nồng độ oxi
>20% chúng sẽ bị chết do chúng có enzim phân giải H 2O2 nhưng với hàm lượng thấp, trong MT
có nồng độ oxi cao thì chúng không phân giải hết H2O2. VD VK giang mai, VK tả
+ VSV kị khí chịu oxi: Là những VSV sống được trong MT có oxi nhưng không sử dụng oxi làm
chất nhận electron cuối cùng.VD VK lactic
*Các nhân tố sinh trưởng: Là những chất hữu cơ có vai trò không thể thiếu với VSV như aa,
VTM, bazonito. Dựa vào khả năng tổng hợp nhân tố sinh trưởng chia thành
- VSV nguyên dưỡng: Là những VSV có khả năng tổng hợp được nhân tố sinh trưởng. Chúng
sống được trên MT chỉ có nguồn C, nguồn NL phù hợp và các chất khoáng cần thiết (MT cơ
bản )
- VSV khuyết dưỡng: Là những VSV không có khả năng tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
Chúng chỉ sống được trên MT đã có nhân tố sinh trưởng đó. Vì thế VSV khuyết dưỡng dùng làm
sinh vật chỉ thị để xác định sự có mặt của nhân tố sinh trưởng nào đó
- Trong TH: 2 loài VSV khuyết dưỡng nếu nuôi riêng trong MT tối thieur thì chúng không sinh
trưởng được nhưng nuôi chung chúng lại sinh trưởng tốt. Do đó 2 loài khuyết dưỡng có khả năng
cộng sinh cùng tồn tại. Có thể mỗi loài cùng khuyết dưỡng về 1 NTST nhưng nhân tố này được
tổng hợp từ nhân tố kia và ngược lại. Hiện tượng này gọi là đồng dưỡng
*Các chất ức chế sinh trưởng: Là các chất hóa học có khả năng kìm hãm sự sinh trưởng hay gây
chết với VSV. Thuộc nhóm này có nhiều chất khác nhau với cơ chế khác nhau. Tùy đặc tính,
chia thành
- Chất ức chế không chọn lọc: Đây là những chất ức chế VSV không có tính chọn lọc, tác động
theo kiểu gây chết. Thuộc nhóm này là etanol, chất OXH mạnh, halogen
Bảng: Các chất ức chế sinh trưởng theo kiểu không chọn lọc
Chất ức chế sinh Cơ chế tác động Ứng dụng
trưởng
Phenol và ancohol Biến tính protein Dùng làm chất tẩy uế, sát trùng
Halogen (I2, Cl2, Br2..) Biến tính protein Dùng làm chất tẩy uế, làm sạch nước
Chất OXH (H2O2, Biến tính protein Dùng làm chất tẩy uế, sát trùng vết
O3…) thương
Làm sạch nước. Khử
trùng các thiết bị y tế, thiết bị chế biến
thực phẩm
Chất hoạt động bề mặt Giảm sức căng bề mặt của Dùng làm chất tẩy rửa
nước và hư hại màng sinh
chất
Các kim loại nặng Biến tính protein Dùng để tẩm các vật liệu băng bó khi
phẫu thuật
Andehit Biến tính và làm bất hoạt pr Dùng khi tẩy uế, ướp xác
- Chất ức chế có chọn lọc: Có tác dụng ức chế sinh trưởng VSV một cách đặc hiệu, chỉ tác động
đến 1 hoặc một nhóm loài mà không tác động đến các loài khác. Thuộc nhóm này có chất kháng
sinh.
Kháng sinh là những chất hữu cơ do VSV tổng hợp nên, có tác dụng ức chế sinh trưởng của VSV
khác. Các chất kháng sinh ức chế sinh trưởng của VSV theo những cơ chế sau:
+ Ức chế tổng hợp thành TB: penicilin, ampicillin + Phá hoại màng sinh chất:
polimixinB..
+ Ức chế tổng hợp pr: streptomixin, gentamixin, chloramphenicol..
+ Ức chế tổng hợp axit nucleic: ciprofloxaxin, kháng sinh quinolone..
b. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lí đến sinh trưởng của VSV
* Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến hoạt động của enzim và pr khác trong TB. Do vậy có thể coi nhiệt độ
là một trong những nhân tố quan trọng nhất với sự sinh trưởng của VSV. Dựa vào ảnh hưởng của
nhiệt độ chia thành: - Nhóm ưa lạnh: sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 150C hoặc thấp hơn. Trong nhóm
này còn có loài chịu lạnh sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20-40 0 nhưng vẫn sống trong điều kiện O0.
Nhóm này phân bố chủ yếu ở vùng cực và đại dương
- Nhóm ưa ấm: sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25-37 0C không sinh trưởng ở dưới 10 0. Đa số VSV
sống trong đất, nước, kí sinh trên cơ thể người và động vật có vú
- Nhóm ưa nhiệt: sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 450C nhưng vẫn sống trong điều kiện 55-650. Nhóm
này có trong các đống phân ủ, cỏ khô tự đốt nóng, suối nước nóng
- Nhóm ưa siêu nhiệt: sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 85-1100C . Nhóm này phân bố ở vùng nóng
bỏng của biển hoặc đáy đại dương. Những loài này màng có cấu trúc khác như AND, pr đều có
những điểm đặc biệt để chúng hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao
* pH: Ảnh hưởng đến tính thấm của các ion qua màng TB, hoạt động chuyển hóa vật chất qua
màng TB, hoạt tính của enzim, quá trình tổng hợp ATP. Dựa vào pH thích hợp chia thành các
nhóm:
- VSV ưa axit: Sinh trưởng tốt ở pH 4-6, một số sinh trưởng được ở pH =2. Đa số nấm thuộc
nhóm này, ngoài ra còn một số loài VK như VK lactic
- VSV ưa kiềm: Sinh trưởng tốt ở pH > 9, một số sinh trưởng được ở pH =11.
- VSV ưa trung tính: Sinh trưởng tốt ở pH 6-8, một số sinh trưởng được ở pH =2. Đa số VK và
động vật nguyên sinh thuộc nhóm này
* Độ ẩm và áp suất thẩm thấu: Lượng nước tự do trong MT là đại lượng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của VSV. Các VSV sống trong nước chịu tác động của áp suất thẩm thấu. Khi TB VK
sống trong MT có áp suất thẩm thấu cao, TB sẽ bị mất nước, co nguyên sinh và chết. Nếu trong
MT có áp suất thẩm thấu thấp (MT nhược trương), Tb sẽ bị trương nước. Tuy nhiên nhờ có thành
peptidoglycan mà TB không bị vỡ, VK vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Các loài động
vật nguyên sinh sống trong nước ngọt không có thành TB, thích nghi với MT nhược trương nhờ
hoạt động của không bào co bóp. Các không bào này thu gom lượng nước đi vào Tb và đẩy ra
ngoài, nhờ vậy TB không vỡ. Nói chung đa số VSV không sống được trong MT có áp suất thẩm
thấu cao, trừ VK ưa mặn
Các loài VSV sống trên cạn chịu tác động của độ ẩm (tỷ lệ % bốc hơi trong không khí). Nói
chung VSV không sống được trong MT khô hạn (trừ nấm, VK ưa khô hạn)
* Bức xạ: Các tia bức xạ có mức năng lượng lớn, do vậy có thể làm chết TB hoặc gây ĐB. Gồm:
Bức xạ ion hóa: tia gama, tia X..có tác dụng phá hủy AND của VSV. Dùng khử trùng các dụng
cụ y tế, phòng thí nghiệm, bảo quản thực phẩm
- Bức xạ không ion hóa: tia tử ngoại có tác dụng kìm hãm phân chia AND, phiên mã, gây ĐB.
Dùng khử trùng các bề mặt vật thể, dung dịch trong suốt, các khí…
4. Sinh sản của VSV
a. Sinh sản vô tính ở VSV: Gồm các hình thức:
* Phân đôi: là hình thức phổ biến ở VK. Trong đó, cơ thể mẹ phân đôi thành 2 phần, mỗi phần
phát triển thành 1 cơ thể mới. Ở VK sự hình thành cơ thể mới bằng cơ chế trực phân (phân bào
không tơ). Khi TB đạt kích thước nhất định AND tiến hành nhân đôi, mỗi AND con đính trên
mezoxom. Sau đó TB hình thành vách ngăn chia TB ban đầu thành 2 TB con. Ở nấm men và
VSV nhân thực, sinh sản phân đôi được thực hiện theo cơ chế nguyên phân (phân bào co tơ)
* Nảy chồi: Trên cơ thể mẹ hình thành 1 chồi, chồi lớn dần và phát triển thành cơ thể mới, có thể
đính vào mẹ hoặc tách ra. Nảy chồi có cả ở VSV nhân sơ, nhân thực (nấm men)
* Sinh sản bằng bào tử: (xạ khuẩn). Đỉnh các sợi khí sinh phân cắt thành các chuỗi bào tử, các
bào tử phát tán gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành cơ thể mới
Ứng dụng:
Câu 1. VK được chọn làm mô hình để nghiên cứu sinh trưởng của VSV vì:
- Kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản, chưa phân hóa cao, nghiên cứu sự sinh trưởng trên cả quần
thể
- Sinh sản vô tính bằng trực phân, vòng đời ngắn, sự tăng khối lượng dẫn đến sự phân chia
- Sự sinh trưởng của VK được nghiên cứu sâu và khái quát ở dạng toán học
-Những kiến thức chung về VK có thể áp dụng với các sinh vật khác.
 Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể VK trải qua pha
tiềm phát
(lag), có thể coi đây là pha tĩnh được không, tại sao?
ĐA. Không mặc dù ở pha này số lượng TB VK không tăng lên vì:
- Đây là pha cảm ứng của TB VK, trong đó các TB cảm ứng cơ chất mới, khởi động các gen cần
thiết, tổng hợp enzim chuẩn bị cho quá trình tăng trưởng
- Trong pha này diễn ra sự tăng trưởng của TB VK. TB tăng cường tổng hợp enzim, tổng hợp
các chất hữu cơ khác nhau, hình thành cấu trúc mới, tăng kích thước TB, chuẩn bị nguyên liệu
cần thiết cho sự phân chia. Về mặt sinh học đây hoàn toàn không phải pha tĩnh.
 Khi nhiễm bệnh vi khuẩn vào cơ thể động vật, chúng tăng trưởng theo hàm số mũ nhưng
đối vơi
virut thì không, sau 1 thời gian không thấy tăng số lượng hạt VR, sau đó tăng ồ ạt theo hình bậc
thang.
Nguyên nhân là VK sau khi làm quen thì VK tăng theo cấp số mũ ở pha lũy thừa. Còn VR, sau
khi xâm nhập vào TB chủ, nó phải nhờ TB chủ tổng hợp axit nu và vỏ capsit để hình thành VR
mới nên giai đoạn này không thấy tăng. Sau đó, VR phá màng TB chủ giải phóng ồ ạt (số lượng
tăng nhiểu). Quá trình lại tiếp tục xảy ra. Quần thể VK chỉ tăng trưởng kiểu bậc thang khi
tất cả các TB đồng pha. Các TB phân chia cùng lúc và sau 1 thời gian thế hệ, số lượng Tb trong
quần thể tăng gấp đôi
 Trong điều kiện kị khí, TB chỉ cần 1 lượng nhỏ NAD+. Nếu toàn bộ NAD+ bi khử thành
NADH,
thì quá trình oxi hóa glucozo có xảy không? cách khắc phục
Quá trình oxi hóa glucose (giai đoạn đường phân) cần nguyên liệu là NAD+. Do đó, nếu chuyển
toàn bộ NAD+ thành NADH thì quá trình này không xảy ra do thiếu nguyên liệu. VSV sẽ tai tạo
NAD+ bằng cách chuyển e và H+ cho các phân tử hữu cơ trong TB (axetandehyde, axit pyruvic)
tạo thành các sản phẩm kị khí như rượu, axit lactic. Đây là quá trình lên men kị khí
Câu 2. Nuôi cấy liên tục có lợi thế gì và nhược điểm gì so với nuôi cấy liên tục?
ĐA. Khi nuôi cấy VSV trong hệ liên tục (hệ mở), tức là thường xuyên thêm chất dinh dưỡng mới
vào môi trường và loại bỏ chất độc ra khỏi dịch nuôi cấy. Do đó, có thể duy trì pha sinh trưởng
cấp số mũ trong thời gian dài.
Ưu điểm: Cơ bản nuôi cấy liên tục làm cho tốc độ sinh trưởng riêng của VSV đạt cao nhất do đó
thu được lượng sinh khối cao nhất - Nghiên cứu cụ thể sự thay đổi cơ chất trong quá
trình sinh trưởng
- Tiết kiệm được thời gian sản xuất (không có thời gian chết) - Làm tối ưu hóa
dễ dàng điều kiện nuôi cấy bằng cách thêm chất dinh dưỡng và thay đổi các thông số hoạt động
Nhược điểm: -Sản xuất các sản phẩm thứ cấp không ổn định. – Dễ bị lẫn tạp
- Sau một thời gian dài có thể bị biến mất một số tính chất của giống nguyên thủy
- Đối với VSV có hệ sợi thì dễ bị nhớt và sự không đồng đều của giống. Thời gian của thế hệ phụ
thuộc vào chủng VSV và điều kiện của giống
Câu 3. Các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn?
- Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng penicilin mà vẫn vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư
kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, tại sao?
* Cơ chế tác động của kháng sinh lên VK: Ức chế tổng hợp thành TB; phá hủy màng sinh chất;
ức chế nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã
* Không làm được vì phenicilin ức chế sự hình thành peptidoglican của VK lactic làm VK không
sinh trưởng được vì vậy, không lên men được sữa để tạo sữa chua
Câu 4. Etanol (nồng độ 70%) và phenicilin thường dùng để diệt khuẩn trong y tế. Giải thích tại
sao vi khuẩn khó biến đổi chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi để chống lại phenicilin ?
ĐA.- Etanol có tác động gây biến tính pr, kiểu tác động là không chọn lọc và gây chết
- Phenicilin có tác dụng ức chế sinh trưởng của VSV một cách đặc hiệu, chỉ tác động đến 1 hoặc
1 số nhóm loài mà không tác động đến các loài khác. Nó ức chế tổng hợp petidoglican của VK.
Nhiều VK mang gen kháng thuốc kháng sinh (trên plasmit) mã hóa enzim penicilinaza, cắt vòng
β-lactam của phenicilin và bất hoạt kháng sinh này
 Phân biệt ngoại độc tố và nội độc tố của vi khuẩn về bản chất hóa học, tính độc,
khả năng
chịu nhiệt, phương thức hình thành và loại vi khuẩn tạo ra chúng

Nội độc tố Ngoại độc tố

Quan hệ tế bào-độc tố Là một bộ phận của tế bào Giải phóng ra khỏi tế bào

Nguồn gốc Các vi khuẩn Gram (-) Chủ yếu là các vi khuẩn Gram (+)

Bản chất hóa học Lipit, không tan trong nước Prôtêin hòa tan trong nước

Tính chịu nhiệt Bền nhiệt Kém chịu nhiệt

Độc tính Trung bình Rất cao

Tính kháng nguyên Thấp Rất cao

Chuyển hóa thành độc Không Có


tố

Khả năng tạo vacxin Thấp Rất cao

Câu 5. Cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên môi trường dịch thể có thành phần tính theo đơn vị
g/l 
NH4Cl -1 ; FeSO4.7H2O -0,01 ; K2HPO4 -1 ; CaCl2 -0,01 ; MgSO4.7H2O -0,2 ; H2O -1lit
Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo, Cu, Zn) mỗi loại 2.10-5. Bổ sung vào mỗi MT các chất như sau
Chất bổ sung Các loại môi trường
M1 M2 M3 M4
Glucozo 0 5g 5g 5g
Axit nicotinic 0 0 0,1mg 0
Cao nấm men 0 0 0 5g
Sau 2 giờ nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của VK ở
MT3,MT4 còn trên MT1, MT2 không có vi khuẩn phát triển
a. Các MT 1, MT2, MT3, MT4 thuộc về các loại MT gì ?
b. Axit nicoticic có vai trò gì với vi khuẩn Proteus vulgaris  ?
c. MT3 lúc bắt đầu nuôi cấy có chứa N 0 =102 VK trong 1ml. Sau 6 giờ, MT tại pha cân bằng có
Nt =106 VK/1ml. Trong điều kiện nuôi cấy này, thời gian thế hệ là 25 phút. Hãy cho biết VK có
trải qua pha tiềm phát không ? Nếu trải qua pha này thì thời gian bao nhiêu lâu ?
ĐA. a. M1 là MT tối thiểu; M2, M3 là MT tổng hợp; M4 là MT bán tổng hợp
b. Axit nicoticic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó (MT1, MT2) VK không phát triển được
c. Số lần phân chia TB của VK là 106=102.2n →n =13,3
- Thời gian của pha log = 13,3 x 25 = 332,5 phút.
- Thời gian của pha tiềm phát là 6x60 -332,5 = 27,5 phút
Câu 6. A. Khi trực khuẩn Streptococus aureus phát triển trong MT lỏng, người ta thêm vào dịch
nuôi cấy Lisosim, VK có tiếp tục sinh sản không? Vì sao?
b. VK Lactic chủng 1 tổng hợp được axit Folic (Vitamin) và không tổng hợp được
pheninalanin(axitamin)
Còn VK Lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 VK này trong MT thiếu axit folic và
pheninalanin không, tại sao?
ĐA. a. Lisozim làm tan thành TB VK, VK mất thành →tế bào trần không phân chia được, không
sinh sản được và dễ bị phân hủy dưới ảnh hưởng của MT
b. 2 chủng VK trên là khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển vì thiếu nhân tố sinh
trưởng. Nếu nuôi chung sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng hình thành cầu tiếp
hợp→ bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo chủng nguyên dưỡng thì chúng có thể sống
được trong MT tối thiểu
Câu 7. Nuôi cấy E.coli trong MT có fructozo và sorbitol là nguồn C, thu được kết quả
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Số lượng TB vi khuẩn 102 102 104 106 108 108 109 109 1011
Vẽ đồ thị biểu diễn và giải thích quá trình tăng trưởng của quần thể vi khuẩn
ĐA. Giải thích: Đường cong sinh trưởng thể hiện sự sinh trưởng kép xảy ra khi MT nuôi cấy có
2 nguồn C
- Lúc đầu VK tổng hợp enzim phân giải các hợp chất dễ đồng hóa hơn là fuctozo. Sau khi cạn
fuctozo, VK lại được sorbitol cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải sorbitol
Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết thúc pha lũy thừa thứ nhất, TB lại mở đầu
pha tiềm phát thứ hai sau đó là pha lũy thừa thứ 2
Câu 8. Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy VSV (MT D) gồm các thành phần sau: NaCl
5g/l; NH4)2PO4: 0,2g/l; KH2PO4:1g/l; MgSO4: 0,2g/l; CaCl2: 0,1g/l. Tiến hành nuôi các VK A,
B, C trong các MT nuôi cấy khác nhau thu được kết quả:
MT nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C
MT D, 10g cao thịt bò, để trong tối Mọc Không mọc Không mọc
MT D, để trong tối có sục khí CO2 Không mọc Mọc Không mọc
MT D, chiếu sáng, có sục khí CO2 Không mọc Mọc Mọc
- MT D là MT tổng hợp vì đã biết được thành phần và hàm lượng các chất trong đó
- Chủng A sống được trong bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ, kiểu dinh dưỡng là hóa dị
dưỡng
- Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO 2, kiểu dinh dưỡng là hóa tự
dưỡng
- Chủng C sống được trong MT có ánh sáng và CO2, kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng
Câu 9. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loài VK người ta nuôi cấy
chúng trong MT dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống 1: Các chất vô cơ để biết rõ thành phần, hàm lượng, 10g glucozo: VK không phát triển
- Ống 2: Các chất vô cơ để biết rõ thành phần, hàm lượng, glucozo, 300ml nước chiết thịt bò;
KNO3 : VK phát triển ở mặt thoáng của ống nghiệm
- Ống 3: Các chất vô cơ để biết rõ thành phần, hàm lượng, glucozo, 300ml nước chiết thịt bò;
KNO3, sục khí oxi: VK phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
- MT trong ống nghiệm 1 là MT tổng hợp; Ống 2, 3 là bán tổng hợp
- Nước chiết thịt bò cung cấp nhân tố sinh trưởng axit amin cho VK
- Kiểu hô hấp của VK trên là hóa dị dưỡng, hô hấp hiếu khí cần oxi
Câu 10. Tiến hành thí nghiệm sau: Có 2 bình A, B chứa dung dịch hồ tinh bột hoặc đơn phân
của tính bột
- Thí nghiệm 1: Lấy 5ml dung dịch tử bình A cho vào ống nghiệm. Sau đó thêm 0,5 ml dung
dịch thuốc thử Felling. Quan sát thấy dung dịch có kết tủa đỏ
- Thí nghiệm 2: Lấy 5ml dung dịch tử bình B cho vào ống nghiệm. Sau đó thêm 0,5 ml dung
dịch thuốc thử Felling. Quan sát thấy dung dịch không có kết tủa đỏ
* Cho nấm men Saccharomyces cerevisiae vào bình A và B đậy kín. So sánh hiện tượng, giải
thích
TN1: dung dịch chứa đường khử glucozo; TN2: dung dịch chứa hồ tinh bột
- Trong điều kiện kị khí: Bình A có quá trình lên men rượu do có glucozo và MT kị khí, có CO 2
bay ra, có mùi rượu
- Trong điều kiện kị khí: Bình B không có quá trình lên men rượu
* Thí nghiệm 3: đun sôi bình B với HCl loãng trong 35 phút ở 100 0C. Sau đó trung hòa bằng
NaOH vừa đủ. Sau khí để nguội, người ta cho them 1 chủng VK lactic vào và đậy kín, pH trong
bình thay đổi thế nào
- Hồ tinh bột + HCl đk nhiệt độ sẽ chuyển thành glucozo
Trong điều kiện kị khí, VK lactic tiến hành lên men tạo axit lactic làm pH giảm
* Trong thí nghiệm 3, nếu sục khí liên tục vào bình B, kết quả thí nghiệm thay đổi thế nào. Khi
có oxi, VK lactic sẽ chết vì vậy quá trình lên men bị dừng lại, pH không đổi
Câu 11. Mỗi VSV thích nghi với một pH nhất định cho sự sinh trưởng nhưng 1 số VSV vẫn tồn
tại khi MT có sự thay đổi pH khá mạnh. Nguyên nhân là do mặc dù pH của MT biến đổi nhưng
pH nội bào hầu như không thay đổi vì ion H+ khó thấm qua màng sinh chất
VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm vận chuyển Na+ thay cho H+
khiến pH nội bào không đổi
 Etanol nồng độ 70% và penicilin đều được dung để diệt khuẩn trong y tế. VK khó biến
đổi để
chống lại etanol nhưng lại có thể biến đổi được để chống lại penicilin vì:
- Etanol có tác dụng gây biến tính protein, kiểu tác động không chọn lọc và không cho sống sót
nên VK khó có thể biến đổi để chống lại
- Penicilin ức chế tổng hợp peptidoglycan ở thành TB VK nên tác động có chọn lọc. Nhiều VK
mang gen kháng sinh (thường trên plasmit) mã hóa enzim penicilinaza cắt vòng beta-lactam của
penicillin và làm bất hoạt chất kháng sinh này
Câu 12. Người ta để dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (Chostridium tetani) ở cuối pha cân bằng
thêm 15 ngày (dịch A) dịch nuôi cấy VK này ở pha lũy thừa (dịch B). Đun cả 2 ống dịch ở 80 0C
trong 20 phút. Sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên MT phân lập dinh dưỡng có
thạch ở hộp petri rồi đặt vào tủ ấm 350C trong 24 giờ.
a, Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B? Khi đun dịch VK đến 80 0C thì các TB dinh
dưỡng bị chết chỉ còn nội bào tử . Do đó số khuẩn lạc trong đĩa A nhiều hơn ở đĩa B vì các nội
bào tử ở dung dịch A nhiều hơn dung dịch B nên chúng không bị tiêu diệt
b, Nếu để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày sau pha cân bằng thì VK sẽ hình thành nội bào tử
Câu 13. Làm thế nào để nhận biết VSV khuyết dưỡng, ứng dụng của chúng?
- Phương pháp: Tạo MT nuôi cấy trong đó mỗi MT nuôi cấy thiếu một nhân tố sinh trưởng. Ở
những MT không thấy khuẩn lạc xuất hiện thì VSV khuyết dưỡng với nhân tố sinh trưởng đó
- Ứng dụng: Sử dung VSV khuyết dưỡng để xác định loại thực phẩm giàu hoặc nghèo chất dinh
dưỡng nào hay không có chất dinh dưỡng nào
- Hiểu được VSV khuyết dưỡng về nhân tố sinh trưởng nào đó mà người ta có thể tạo MT nuôi
cấy thích hợp cho VSV phục vụ cho sản xuất sinh khối.
Câu 14. Nuôi cấy VK E.coli trong MT có cơ chất là glucozo cho đến khi ở pha log đem cấy
chúng sang các MT sau: (các MT đều là hệ thống kín)
Môi trường 1 Môi trường 2 Môi trường 3
Cơ chất Glucozo Mantozo Glucozo và mantozo
Đường Gồm 3 pha: pha lũy thừa, Đường cong gồm 4 pha: Đường cong gồm 4 pha: 1 Pha tiềm
cong pha cân bằng, pha suy Pha tiềm phát, pha lũy phát, 2 pha lũy thừa, 1 pha cân bằng, 1
sinh vong. Pha tiềm phát thừa, pha cân bằng, pha pha suy vong.
trưởng không xảy ra vì MT cũ suy vong. Vì mantozo là -VK sẽ sử dụng glucozo trước, không có
và mới đều có cơ chất là cơ chất mới nên VK phải pha tiềm phát và sinh trưởng theo pha
glucozo nên VK không trải qua giai đoạn thích lũy thừa
cần phải thích ứng với cơ ứng, tiết enzim phân giải - Hết glucozo, VK chuyển sang MT mới
chất cơ chất nên cần phải có là mantozo nên phải có sự thích ứng với
pha tiềm phát MT và trải qua 4 pha ở mantozo

Câu 15. Cho vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani vào 5 ống nghiệm như sau
Ống 1 Môi trường cơ bản Trong suốt
Ống 2 Môi trường cơ bản, riboflavin Trong suốt
Ống 3 Môi trường cơ bản, axit lipoic Trong suốt
Ống 4 Môi trường cơ bản, riboflavin, axit lipoic Vẩn đục
Ống 5 Môi trường cơ bản, riboflavin, axit lipoic, NaClO Trong suốt
a. Nhận xét về đặc điểm dinh dưỡng của vi khuẩn uốn ván.
Là VK khuyết dưỡng với riboflavin và axit lipoic
b. Nêu vai trò của , riboflavin, axit lipoic, NaClO
Riboflavin và axit lipoic là nhân tố sinh trưởng cần thiết; NaClO là chất ức chế sinh trưởng
Câu 16. Một HS phân lập được 3 dòng vi khuẩn (A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này trong 4
MT có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O 2 và chất KNO3. Kết quả thu được như
sau:
(Ghi chú: + vi khuẩn phát triển; - vi khuẩn bị chết)
Môi trường Loài A Loài B Loài C
Có đủ O2 và KNO3 + + -
Có KNO3 + - +
Có O2 + + -
Không có O2 và KNO3 - - +
a. Kiểu hô hấp của 3 loài trên:
Loài A: kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc)
Loài B: hiếu khí bắt buộc Loài C: kị khí bắt buộc
b. Khi MT có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO 3, loài VK A sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa năng
lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?: loài A sẽ thực hiện hô hấp kị
khí và chất nhận e cuối cùng là NO3- (phản nitrát hóa)
c. Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện trên Trái đất từ giai đoạn nguyên thủy, đó là loài
nào, vì sao? Loài C vì Trái đất nguyên thủy chưa có oxi mà loài C là hô hấp kị khí bắt buộc
Câu 17. Cơ sở kháng lại chất sát trùng và biện pháp khử trùng với virut không có vỏ ngoài, nội
bào tử vi khuẩn, Mycobacterium, VK Gram âm
- VR không có vỏ ngoài chỉ có lõi axit nucleic và vỏ capsit nên chúng kháng được tất cả những
biện pháp nhằm vào màng sinh chất, chỉ có biện pháp nhắm vào potein mới diệt được chúng
- Nội bào tử được bao bọc bởi một lớp pr rất bền, chỉ có các biện pháp làm biến tính pr mới có
hiệu quả
- Mycobacterium được bao bọc bởi lớp vỏ sáp nên có khả năng ngăn cản các chất sát trùng,
không cho chúng ngấm vào trong TB. Biện pháp chỉ thuốc sát trùng làm hỏng lớp sáp mới có
hiệu quả
- VK Gram âm có lớp màng ngoài là lipopolisacarỉt hạn chế sự xâm nhập của nhiều chất. Biện
pháp sử dụng thuốc sát trùng phá hủy màng ngoài
* Để tiêu diệt VK người ta sử dụng các thuốc kháng sinh tác động lên thành peptidoglican hoặc
tác động lên riboxom (RBX khác của người) để ngăn cản quá trình dịch mã của VK
Câu 18. So sánh hình thức dinh dưỡng của VK lưu huỳnh màu tía và VK nitrat hóa
- VK lưu huỳnh màu tía: quang tự dưỡng; VK nitrat hóa: hóa tự dưỡng
- Giống nhau: đều là VSV tự dưỡng và sử dụng nguồn C chủ yếu là CO2
- Khác: VK lưu huỳnh màu tía: sử dụng NL ánh sáng
VK nitrat hóa sử dụng nguồn NL từ các phản ứng oxi hóa các chất vô cơ
Câu 19. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loài VSV có thể phát triển trên MT với thành phần
được tính bằng g/l như sau: KH2PO4: 1; (NH4)3PO4: 1,5; MgSO4:0,2; CaCl2:0,1; NaCl:5
a. MT trên là loại MT tổng hợp
b. Xác định kiểu dinh dưỡng của VSV : quang tự dưỡng
c. Cho biết nguồn C, nguồn NL, nguồn N Nguồn C là CO 2; nguồn NL là ánh sáng; Nguồn N là
(NH4)3PO4
Câu 20. Nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) thu sinh khối ở cuối pha cân bằng rồi
đem thanh trùng. Sau đó cấy vào MT phù hợp, trực khuẩn có phát triển được không, tại sao?
Trực khuẩn vẫn phát triển
- Giải thích: Trực khuẩn uốn ván có khả năng tạo bào tử (nội bào tử) khi gặp điều kiện bất lợi.
Nội bào tử hình thành khi đem dịch chứa VK thanh trùng. Khi gặp điều kiện thuận lợi (nuôi cấy
trong MT phù hợp) những bào tử này sẽ nảy mầm và hình thành TB sinh dưỡng, tiếp tục sinh
trưởng và phát triển trên MT nuôi cấy
Câu 21. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại VK người ta nuôi cấy
chúng trong MT dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau và nhiệt độ phù hợp
Ống 1 Chất vô cơ, đường glucozo Không phát triển
Ống 2 Chất vô cơ, đường glucozo, nước chiết thịt bò Phát triển ở mặt thoáng ống
nghiệm
Ống 3 Chất vô cơ, đường glucozo, nước chiết thịt bò, Phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
KNO3
a. Tên MT: MT 1: MT tổng hợp có đường; MT 2, 3 là MT bán tổng hợp
b. - Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng
Kiểu hô hấp của VK trên là hiếu khí không bắt buộc. Phía trên có oxi hô hấp hiếu khí; phía dưới
không có
oxi hô hấp kị khí
Câu 22. Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật, số VK tăng lên theo cấp số mũ
Sau khi virus sinh tan lây nhiễm vào cơ thể động vật, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây
nhiễm một thời gian, sau đó, số VR tăng lên đột ngột và cuối cùng tăng theo kiểu bậc thang
Nguyên nhân là do VK sinh sản bằng hình thức nhân đôi ở bên ngoài TB chủ nên số lượng VK
tăng liên tục theo thời gian. Còn VR thì khi mới lây nhiễm vào cơ thể chủ, ban đầu có thể động
vật không có dấu hiệu lây nhiễm vì lúc này VR còn đang hoạt động tổng hợp và nhân lên trong
TB chủ. Sau khi nhân lên, nó mới phá vỡ Tb và giải phóng ra ngoài ồ ạt, vì vậy, ta thấy số lượng
Tb tăng đột ngột. Sau đó VR xâm nhập vào các TB khác, hoạt động tổng hợp các thành phần bên
trong TB nên ta lại thấy số lượng VR không tăng, sau một thời gian, VR giải phóng ra ngoài làm
lượng VR tăng lên….đồ thị kiểu bậc thang
Câu 23. Cho các VSV: VK lam, VK khử sunfat, nấm men rượu, VK lactic đồng hình. Hoàn
thành bảng
Kiểu phân giải Chất nhận điện tử cuối Sản phẩm khử
cùng
VK lam Hô hấp hiếu khí O2 CO2, H2O
-2
VK khử sunfat Hô hấp kị khí SO4 H2S
Nấm men rượu, VK Lên men Chất hữu cơ Etanol, axit lactic
lactic đồng hình

 Để bảo quản thực phẩm lâu dài, người ta thường ngâm: muối, đường, ngâm chua, phơi
khô. Cơ sở
khoa học Ngâm muối, đường, ngâm chua: có hiện tượng co nguyên sinh do dịch TB chủ yếu là
nước chui qua màng nguyên sinh, màng xenlulo thoát ra ngoài. Làm chất nguyên sinh bị co lại,
tách khỏi màng xenlulozo, màng sinh chất bị biến đổi hình dạng theo hình dạng khối nguyên sinh
chất
Phơi khô: có sự bốc hơi nước, nước trong TB bị thoát ra ngoài. Trong 2 TH trên, TB bị khô,
VSV không còn thuận lơi để phát triển, thực phẩm bảo quản được lâu
 Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men được nuôi trong môi trường không có
oxi. TB
đột biến này có tiến hành quá trình đường phân được không?
Không. Vì muốn có quá trình đường phân phải có ATP và NAD +; Không có NAD+ được tạo ra
trong quá trình lên men hoặc trong quá trình hô hấp (chuỗi chuyển điện tử) thì đường phân
không xảy ra
Câu 24. 3 đồ thị A, B, C biểu diễn đường cong sinh trưởng của 1 loài VK

a. Đồ thị A biểu diễn đường cong tăng trưởng của QT VK trong điều kiện nuôi cấy không liên
tục, có đủ 4 pha: pha tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong
- Đồ thị B biểu diễn đường cong tăng trưởng của QT VK trong điều kiện nuôi cấy liên tục, có 2
pha: pha tiềm phát, lũy thừa (pha lũy thừa kéo dài)
- Đồ thị C biểu diễn đường cong tăng trưởng của QT VK trong điều kiện nuôi cấy có 2 nguồn C
khác nhau, đường cong tăng trưởng kép
b. Vị trí 1: pha tiềm phát Của nguồn cung cấp C số 1 (VD đường glucozo)
Vị trí 2: pha lũy thừa
Vị trí 3: pha tiềm phát Của nguồn cung cấp C số 2 (VD đường lactozo hay sorbitol)
Vị trí 4: pha lũy thừa
- Giải thích: Ở pha tiềm phát, TB VK phải điều chỉnh để thích nghi với MT, chúng đẩy nhanh
quá trình tổng hợp enzim để sử dụng cơ chất trong MT. VK phải điều chỉnh để thích nghi với
nguồn C là glucozo trước (dễ sử dụng), khi MT cạn kiệt glucozo thì VK mới sử dụng lactozo
hoặc sorbitol
c. Nếu không muốn xảy ra hiện tượng ở vị trí 3 của đồ thị C thì MT nuôi cấy phải được bổ sung
chất dinh dưỡng giống như MT số 1 để tạo thành MT nuôi cấy liên tục, đồng thời phải rút bớt
sản phẩm chuyển hóa
Câu 25. Khi trực khuẩn Streptococus aureus phát triển trên MT lỏng, người ta cho thêm
lizozim vào dịch nuôi cấy. Vi khuẩn không tiếp tục sinh sản. Vì lizozim làm tan thành TB VK
biến thành VK trần, làm VK không phân chia được và dễ tan trong nước
 Nếu phá bỏ thành của TB cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn sau đó cho chúng phát
triển ở MT
đẳng trương thì các VK đều có hình cầu →thành TB quy định hình dạng của TB
 VK có những đặc điểm thích nghi với MTS:
- Tỷ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh và biểu hiện ĐB
- Thành TB duy trì được áp suất thẩm thấu
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi
 Các VK gây bệnh có độc lực cao hơn khi hình thành lớp màng nhầy vì lớp màng nhầy
giúp VK
chống lại các hiện tượng thực bào, bảo vệ VK trước các điều kiện bất lợi của cơ thể chủ sinh ra.
Do đó VK duy trì và phát huy được độc lực mạnh hơn
Câu 26. Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu.
Ống 1 chứa dung dịch Ống 2 chứa dịch VK cấy Ống 3 chứa hỗn hợp dịch của ống 1 và 2
phago cấy lên đĩa thạch lên đĩa thạch cấy lên đĩa thạch
Đĩa 1 không có khuẩn Đĩa 2 có khuẩn lạc - TH1 ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng
lạc sau đó tạo ra những vết trong suốt trên bề
mặt thạch - TH2 xuất hiện khuẩn
lạc
Phago có lối sống kí VK sống ở MT dinh TH1: Phago độc, ban đầu VK vẫn phát
sinh nội bào bắt buộc, dưỡng nhân tạo nên xuất triển, nhưng khi phago tăng nhiều, phá vỡ
không sống ở MT nhân hiện khuẩn lạc TBVK thì không còn khuẩn lạc, VK bị
tạo tiêu diệt
TH2: Phgo ôn hòa, không hoạt động

Câu 27. Từ sữa tươi, người ta phân lập được VK Lactobacilus bulgaricus. VK này được nuôi ở
450C và pH =5,6 trong MT có thành phần (tính bằng g/l) như sau: Glucozo 10; K 2HPO4 3,5;
NH4Cl 0,5; MgSO4.7H2O 0,05; FeSO4.7H2O 0,005; CaCl2.2H2O 0,05; MnCl 2.4H2O
0,005; H2O 1 lít
- MT trên là MT tổng hợp, MT tối thiểu
- Không thấy có khuẩn lạc trên MT này, chỉ có khuẩn lạc khi người ta bổ sung vào MT
riboflavin, các điều kiện khác giữ nguyên. Vậy VK ở MT trên là VK khuyết dưỡng với
riboflavin
- Khuẩn lạc cũng không phát triển khi người ta bổ sung vào MT riboflavin nhưng nuôi ở 15 0C.
Vậy VK trên thuộc nhóm ưa ấm, sinh trưởng ở 20-450 và không tạo bào tử
Câu 28. Có 2 bình thủy tinh cùng chứa 25cm 3 MT nuôi cấy giống nhau. Người ta lấy VK
Pseudomonas fluorescens từ cùng 1 khuẩn lạc cấy vào 2 bình. Trong quá trình nuôi cấy, bình A
cho lên máy lắc liên tục ; bình B để yên. Sau 1 thời gian nuôi cấy, ở 1 bình nuôi ngoài chủng gốc
người ta còn phân lập được thêm 2 chủng có đặc tính và hình thái, đặc điểm di truyền khác hẳn
chủng gốc. Trong bình còn lại, người ta chỉ thu được chủng gốc.
Nguyên nhân là ở bình được đưa lên máy lắc, MT đồng nhất . Trong bình không được lắc, MT
không đồng nhất : phía trên bề mặt giàu oxi, phía giữa ít oxi còn ở đáy không có oxi. Sự khác
biệt về MTS là yếu tố để CLTN chọ lọc ra các chủng VK thích ứng với từng vùng nuôi cấy. Vậy
bình B có thêm VK mới.
TN này chứng minh điều kiện MT thay đổi giúp phân hóa s vật để hình thành nên đặc điểm
thích nghi
Câu 29. Cho cùng một dòng nấm men vào 2 bình A và B chứa dung dịch glucozo. Bình A đậy
kín, bình B không đậy nắp. Sau 1 thời gian :
Chỉ tiêu Bình A Bình B
Lượng O2 sử dụng Không Có
Lượng CO2 sinh ra Ít Nhiều
Lượng rượu sinh ra Có Không
Lượng nấm men sinh Ít Nhiều
ra
PTPU C6H12O6 →2C2H5OH + C6H12O6 →6CO2 + 6H2O+38ATP
2CO2+2ATP
Giải thích Nếu không có oxi nấm men thực Nếu có oxi nấm men thực hiện quá
hiện quá trình lên men, sinh ít NL trình hô hấp hiếu khí, sinh nhiều NL
nên sinh khối ít nên sinh khối nhiều
Câu 30. Khi nghiên cứu về VK mủ xanh (1), VK đường ruột (2) và VK uốn ván (3) người ta
nuôi chúng vào MT thạch loãng với các thành phần gồm: nước chiết thịt và gan 30g/l; glucozo
2g/l; thạch 6g/l. Sau 24 giờ nuôi ở nhiệt độ phù hợp thu được kết quả
- MT trong các ống nghiệm trên là MT bán tổng hợp
Vì nước chiết thịt và gan không xác định được thành phần
và số lượng. Glucozo và thạch đã xác định rõ
- Kiểu hô hấp của VK
+ VK mủ xanh: hô hấp kị khí (VSV kị khí bắt buộc)
+ VK đường ruột: hô hấp kị khí (VSV kị khí không bắt buộc)
+ VK uốn ván hô hấp hiếu khí (VSV hiếu khí)
Câu 31. Trong tự nhiên, VK Nitrosomonas và VK Nitrobacter thường có mặt tự do trong đất và
có mặt đồng thời với nhau. Chúng đều là các VK hóa dưỡng vô cơ, sống kị khí bắt buộc, chúng
chuyển hóa các hợp chất chứa nito trong đất.
- Trong đất mùn nhiều NH3 Nitrosomonas đã OXH NH3 thành axit nitrit theo PTPU:
NH3 +O2 Nitrosomonas 2HNO2 + 2H2O
Sau đó HNO2 gặp các bazo tạo thành muối nitrit: HNO2 + NaOH →NaNO2 + H2O
- VK Nitrobacter sẽ OXH muối nitrit thành muối nitrat hòa tan. NaNO2+1/2O2→NaNO3 +Q
- Nhờ hoạt động nối tiếp của các VK này mà các hợp chất chứa nito trong đất ở dạng chưa hòa
tan chuyển hóa thành dạng hòa tan và cây xanh có thể hấp thụ được. Nhờ đó chúng khép kín chu
trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
* Hai loại VK này hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau: khi nồng độ NH 3 cao tạo MT kiềm có
hại cho Nitrobacter thì Nitrosomonas sử dụng NH3 và chuyển thành axit tạo điều kiện thuận lợi
cho Nitrobecter hoạt động.
* Nếu dựa vào nguồn năng lượng (ánh sáng hay hóa học), nguồn C (CO 2 hay hữu cơ) và chất cho
điện tử (vô cơ hay hữu cơ), chia thành các kiểu dinh dưỡng
- Quang tự dưỡng vô cơ (VK lam, VK lưu huỳnh QH) – ánh sáng, CO2, vô cơ
- Quang tự dưỡng hữu cơ cơ (VK lưu huỳnh không QH) – ánh sáng, CO2, hữu cơ
- Quang dị dưỡng hữu cơ (VK nước) – ánh sáng, hữu cơ, hữu cơ
- Hóa tự dưỡng vô cơ (VK OXH amoniac) – NL hóa học, CO2, vô cơ
- Hóa tự dưỡng hữu cơ ( nhiều loại VK) – NL hóa học, CO2, hữu cơ
Câu 32. Người ta cho 80 ml nước chiết thịt vô trùng vào 2 bình tam giác A và B. Sau đó, cho
vào mỗi bình 0,5g đất vườn được lấy cùng vị trí và thời điểm. Cả 2 bình được đậy kín bằng nút
cao su, đun 1000C trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy ở nhiệt độ 30-35 0C. Sau một ngày lấy
bình B ra đun sôi 1000C trong 5 phút và đưa vào buồng nuôi cấy. Sau 3 ngày mở 2 bình thì thấy
bình A có mùi thối còn bình B hầu như không có mùi. Nguyên nhân do trong đất có nhiều VSV
và bào tử của VSV. Ở 1000C thì TB sinh dưỡng bị chết còn nội bào tử thì không.
- Ở bình A: Sau khi đun lần 1 thì các TB sinh dưỡng bị chết còn nội bào tử. Các nội bào tử nảy
mầm sau khi bình A nguội, chúng sẽ nảy mầm và phát triển thành VK phân giải protein trong
nước thịt ở đk kị khí. Nước thịt là MT thừa Nito thiếu Cacbon nên VK sẽ khử amin giải phóng
NH3, H2S để sử dụng cacbonhidrat làm nguồn NL. Khi mở bình A thì mùi H 2S và NH3 bay ra
gây khó chịu
- Bình B : Các nội bào tử nảy mầm hình thành TB sinh dưỡng sau 1 ngày nuôi cấy sẽ bị tiêu diệt
khi đun sôi lần 2. Protein trong nước thịt không bị phân giải nên không gây mùi thối
Câu 33. Các câu sau đúng hay sai
1. Nước đun sôi 1000C là đủ để diệt tất cả các mầm bênh: Sai, vì chưa có khả năng diệt các nội
bào tử
2. Nước Javen sẽ mất tác dụng khi bị lạm dụng dùng thường xuyên. Đúng vì VSV sẽ sinh phát
sinh các thể ĐB có khả năng chống lại tác dụng của nước Javen
3. Xà phòng là chất diệt khuẩn Sai, về bản chất tác động loại khuẩn là do tác động cơ học khi
xà phòng tạo bọt và bị rửa trôi đi
4. Vi sinh vật gây bệnh là VSV kí sinh Đúng, vì chúng kí sinh để lấy dinh dưỡng của chủ đồng
thời tiết chất độc vào chủ
Câu 34. Người ta pha chế 1 dung dịch nuôi cấy VSV (MT E) gồm: H 2O; NaCl; (NH4)2PO4;
KH2PO4, MgSO4; CaCl2. Tiến hành nuôi cấy các chủng VK A, B, C, D trong các đk và thu được
kết quả
MT nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C Chủng D
MT E + 10g cao thịt bò, để trong Mọc Không mọc Không mọc Không mọc
tối
MT E, để trong tối, sục CO2 Không mọc Mọc Không mọc Không mọc
MT E , chiếu sáng, sục CO2 Không mọc Mọc Mọc Không mọc
MT E + 10g cao thịt bò, chiếu Không mọc Không mọc Không mọc Mọc
sáng
→Chủng A sống được trong bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → hóa dị dưỡng
→Chủng B sống được trong bóng tối và đòi hỏi phải có CO2 → hóa tự dưỡng
→Chủng C sống trong đk có ánh sáng và CO2 → quang tự dưỡng
→Chủng D sống được trong đk có ánh sáng và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → quang dị dưỡng
(Một VK chỉ cần axitamin methionine như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và sống trong các hang
động không có ánh sáng. VK này sử dụng kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng vì chúng sẽ sử dụng
NL trong phản ứng hóa học và nguồn C từ hữu cơ axitamin methionine)
Câu 35. Trong hồ, ao, người ta thường gặp các VSV: VK hiếu khí như Pseudomonas, tảo lục,
VK lam, KH sunfat, VK kị khí bắt buộc, VK lưu huỳnh màu tía.
- Sự phân bố VSV trong ao, hồ: + Lớp mặt là tảo lục, VK lam + Lớp kế tiếp là
Pseudomonas;
+ Lớp trung gian là VK lưu huỳnh màu tía; + Lớp đáy là VK sunfat, VK kị khí bắt buộc
- Phương thức sống của tảo lục, VK lam , Pseudomonas là VSV hiếu khí, quang hợp thải oxi
VK lưu huỳnh màu tía là VK kị khí, quang hợp không thải oxi, sử dụng các chất vô cơ như H2S,
S làm nguồn cung cấp electron

Người ta tiến hành nuôi cấy nấm men rượu bằng cách trộn lẫn TB nấm men vào dung dịch
glucozo có nồng độ 10g/l. Sau đó chia thành 2 bình A và B. Trong bình A cho 1 dòng khí gồm
N2, O2 đi vào. Trong bình B người ta cho 1 dòng khí N 2. Các thiết bị phân tích cho phép thực
hiện một tổng kết định lượng sau
Lô I II
Thể tích oxi đã sử dụng
Thể tích CO2 sinh ra

You might also like