You are on page 1of 27

CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC, DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITO

Câu 1: Một nhà thực vật học đã tiến hành xác định thế năng áp suất (Ψp), thế năng trọng lực (Ψg) và thế
năng chất tan (Ψs) của dịch đất và một số vị trí (bộ phận) trong cơ thể cây bạch đàn. Các số liệu kết quả về
Ψp, Ψg và Ψs ở mỗi vị trí được biểu thị trong bảng dưới đây.
Thế năng Thế năng Thế năng
Vị trí áp suất trọng lực chất tan
(MPa) (MPa) (MPa)
A – 0,7 + 0,1 – 0,2
B + 0,5 0 – 1,1
C + 0,2 + 0,1 – 1,1
D – 0,8 + 0,1 – 0,1
E – 0,5 0 – 0,1
Dịch đất – 0,2 0 – 0,1
a) Hãy tính thế
năng nước (Ψw) của dịch đất và từng vị trí A, B, C, D và E trên cây bạch đàn.
b) Hãy cho biết mỗi vị trí A, B, C, D và E tương ứng với vị trí nào trong số những vị trí sau đây trên cây
bạch đàn: (1) mạch gỗ của rễ, (2) không bào lông hút, (3) không bào mô giậu, (4) mạch gỗ của lá, (5) vách tế
bào mô giậu? Tại sao có thể kết luận như vậy?
c) Một thử nghiệm được thực hiện như sau: Tiến hành cắt bỏ phần gốc của một số cây rồi đem nhúng phần
thân còn cánh lá nguyên vẹn vào chậu chứa dung dịch đồng sulphat (CuSO4) ở nồng độ gây độc. Kết quả
cho thấy khi dung dịch đồng sulphat thấm qua thân cây làm thân cây bị chết từ thấp lên cao, thấm đến lá thì
cấu trúc lá cũng chết nhưng khi toàn bộ lá đã chết thì mức chất lỏng của dung dịch đồng sulphat không còn
giảm nữa. Có thể rút ra kết luận gì từ kết quả thí nghiệm.
HD:
a. Thế năng nước (Ψw) = Thế năng áp suất (Ψp) + Thế năng trọng lực (Ψg) + Thế năng chất tan (Ψs)
- Ψw (A) = (– 0,7 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 0,2 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (B) = (+ 0,5 MPa) + (0 MPa) + (– 1,1 MPa) = – 0,6 MPa.
- Ψw (C) = (+ 0,2 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 1,1 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (D) = (– 0,8 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (E) = (– 0,5 MPa) + (0 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,6 MPa.
- Ψw (Dịch đất) = (– 0,2 MPa) + (0 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,3 MPa.
Đúng 6 ý được 0,5 điểm, đúng ít nhất 3 ý được 0,25 điểm, không được 3 ý thì không cho điểm
b. - A: vách tế bào của mô giậu; B: không bào lông hút; C: không bào của mô giậu; D: mạch gỗ của lá; E:
mạch gỗ của rễ.
- Trong cơ thể thực vật, dựa vào thế năng nước thì nước sẽ di chuyển từ nơi có thế năng nước cao đến nơi có
thế năng nước thấp hơn (hoặc dựa vào thế năng trọng lực thì thế năng trọng lực của các cấu trúc ở dưới cơ
thể thực vật thấp hơn ở trên cao) → B và E thuộc phần rễ. A, C và D thuộc phần lá của cây.
- Nồng độ chất tan trong không bào cao hơn vách tế bào → thế năng chất tan ở không bào nhỏ hơn vách tế
bào và mạch gỗ. Thế năng áp suất trong vách tế bào mô giậu lớn hơn thế năng áp suất trong mạch gỗ → B là
không bào lông hút. E là mạch gỗ của rễ. C là không bào của mô giậu. A là vách tế bào của mô giậu. D là
mạch gỗ của lá.
c. - Các tế bào sống không chịu trách nhiệm cho sự di chuyển lên của dung dịch vì dung dịch CuSO4 ở nồng
độ gây độc khi thấm đến bất kỳ vị trí nào thì giết chết tất cả tế bào sống mà nó tiếp xúc.
- Lá đóng một vai trò rất quan trọng là một động lực trong cơ chế vận chuyển. Lá còn sống thì dung dịch sẽ
tiếp tục đi lên. Khi tất cả lá chết đi, chuyển động này không còn nữa.
- Rễ không/ít có vai trò trong chuyển động của dung dịch lên lá trong trường hợp thử nghiệm này vì thân cây
đã hoàn toàn bị tách rời khỏi rễ.
Câu 2: a. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất
âm thay đổi như thế nào theo hướng từ ngọn xuống rễ? Giải thích.
b. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành như thế nào? Giả sử cây khoai tây đang trong giai
đoạn phát triển sử dụng tinh bột ở thân củ để ra hoa. Áp suất dương thay đổi như thế nào trong mạch rây từ
thân củ đến mô hoa?
c. Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thế nước trong đất đến sinh trưởng ở cây trồng, người ta trồng các cây
đậu tương đang phát triển tốt vào 2 lô A và B, mỗi lô có số lượng cây bằng nhau, mẫu đất của 2 lô có các chỉ
tiêu hoàn toàn giống nhau trừ nồng độ muối NaCl của mẫu đất ở lô B cao hơn lô A là 55mM, chế độ chăm
sóc như nhau. Sau một thời gian người ta nhận thấy những cây trồng trong lô B còi cọc hơn những cây trồng
trong lô A.
Hãy cho biết: Ở nhiệt độ 20oC, thế nước của mẫu đất ở lô B chênh lệch bao nhiêu MPa so với thế nước của
mẫu đất ở lô A? Biết rằng thế thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Ψs = -CRTi. Trong đó C là
nồng độ chất tan (mol.L-1), R là hằng số khí (0,008 L.Mpa.mol-1.K-1), T là nhiệt độ tuyệt đối (K), i là hệ số
Van – Hop của dung dịch. Biết rằng muối NaCl phân ly hoàn toàn nên i = 2.
d. Quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học không? Quá trình này có gây
hại cho cây trồng không? Giải thích.
e. Tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ 27o C trên các tế bào thực vật ở các vị trí khác nhau trong cây người ta
xác định được như sau:
- Tế bào 1 có tổng lượng chất tan tương đương 0,1 mol KCl
- Tế bào 2 có thế chất tan và thế áp suất lần lượt là - 0,45 Mpa và -0,2 atm.
+ Tế bào 3 có tổng lượng chất tan tương đương 0,07 mol MgCl2 và thế áp suất là 0,15 atm.
+ Tế bào 4 có áp suất thẩm thấu là 0,445 Mpa.
Dòng nước sẽ di chuyển qua các vị trí nêu trên như thế nào? Giải thích.
Biết rằng: 1 Mpa = 10 Bar; 1Bar = 1 atm ; R = 0,082 L.atm/mol.K
HD:
a. - Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp suất âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn ở thân do đặc tính phân cực của các phân
tử nước. Lực này duy trì dòng nước liên tục, hỗ trợ kéo nước lên.
+ Lực đẩy từ rễ do quá trình hấp thụ nước từ đất.
(Học sinh trả lời đủ 3 yếu tố: 0,5 điểm; 2 yếu tố: 0,25 điểm; 1 yếu tố: không cho điểm)
- Áp suất âm giảm dần theo hướng từ trên xuống do lực hút từ phần ngọn cây tạo áp suất âm và lực đẩy từ rễ
làm giảm áp suất âm. Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới, lực đẩy từ rễ lớn nhất
dưới gốc, giảm dần lên trên. Vì vậy ở rễ áp suất âm bé nhất, ở ngọn áp suất âm lớn nhất.
(Lưu ý: học sinh mô tả đúng lực hút mạnh nhất ở trên ngọn và giảm dần phía gốc là cho điểm).
b. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành trong quá trình vận chuyển đường từ nơi nguồn đến
nơi chứa. Đường được tạo ra ở nơi nguồn, vận chuyển chủ động vào trong mạch rây.
- Áp suất thẩm thấu trong mạch rây cao → hút nước từ mạch gỗ vào.
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch tăng, tạo áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi chứa.
- Đối với cây khoai tây đang sinh trưởng ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở mạch
gỗ ( phía gần thân củ) → và giảm dần về phía mạch gỗ ở chồi hoa.
c. Do các chỉ tiêu khác của lô đất A và B đều giống nhau có nghĩa là thế áp suất và thế thẩm thấu gây ra bởi
các chất tan khác (không phải NaCl) trong đất ở lô A và B là như nhau. Vì vậy, chỉ có sự tăng 55mM NaCl
là nguyên nhân làm giảm thế thẩm thấu dẫn đến làm giảm thế nước của lô B so với lô A.
- Thể thẩm thấu gây ra bởi 55mM NaCl tăng thêm của lô B là:
Ψs = -CRTi = - [0,055 x 0,008 x (273 + 20) x 2 ] = - 0,25784 MPa
Vậy thế nước của lô B nhỏ hơn – 0,25784 MPa so với ở lô A.
d. Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô hấp.
Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình thành
nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2 => có thể làm giảm
năng suất cây trồng.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH3, đây là
chất gây độc cho tế bào.
e. Nhiệt độ = 27+ 273 =300oK
- Thế năng nước bằng tổng các thế năng thành phần = thế chất tan + thế áp suất → thế năng nước đo được
ở các vị trí trên là:
Tế bào 1:
Thế chất tan = - i R C T = - 2. 0,082. 0,1. 300 = - 4,92 atm = - 4,92 Bar → Thế nước = - 4,92 Bar
Tế bào 2: Đổi - 0,45 Mpa = - 4,5 Bar
Thế nước = - 4,5 - 0,2 = - 4,7 Bar
Tế bào 3:
Thế nước = (-3 . 0,07.0,082 . 300) + 0,15 = -5,016 Bar
Tế bào 4:
ASTT = 0,445 Mpa = 4,45 Bar →Thế chất tan = - 4,45 Bar
- Nước di chuyển từ nơi có thể năng nước cao đến nơi có thể năng nước thấp, vậy con đường di chuyển của
nước qua các vị trí là:
TB 4 → TB 2→ TB 1 → TB 3
Câu 3: 1.1. Điều hòa đóng khí khổng là đáp ứng nhanh chóng nhất của thực vật trước điều kiện hạn. Một thí
nghiệm được tiến hành với các cây đậu (Pisum sativum) từ 1 đến 7 được trồng lần lượt thành một hàng và
cách đều nhau. Hệ rễ của từng cây từ 4 đến 7 được nối với hệ rễ của cây liền kề (4 nối với 5; 5 nối với 6; 6
nối với 7) bằng các ống thông. Các ống thông cho phép các chất có thể di chuyển trực tiếp từ cây này sang
cây khác mà không cần đi qua đất. Hệ rễ của các cây từ 1 đến 4 không được nối với nhau. Cây 4 được gây
hạn nhân tạo bằng cách tưới dung dịch manitol (dung dịch tạo áp suất thẩm thấu cao). Thí nghiệm được lặp
lại nhiều lần. Kết quả về độ mở khí khổng trung bình của các cây ở thời điểm bắt đầu và thời điểm 15 phút
sau khi tưới manitol được trình bày trên Hình 1.1 (dấu * biểu thị sự sai khác giữa hai thời điểm là có ý nghĩa
thống kê).

Hình 1.1.
a. Phân tích kết quả và đưa ra nhận xét về khả năng trao đổi thông tin giữa các cây.
b. Các cây 1, 2, 3 đều là cây đối chứng. Tại sao trong nghiên cứu này cần 3 cây đối chứng?
1.2. Khi phân tích thành phần hóa học ở tế bào mô giậu, người ta tìm thấy có nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ
có hàm lượng rất khác nhau. Theo em, hợp chất hóa học nào có hàm lượng lớn nhất, hợp chất hóa học nào
có hàm lượng thấp nhất, vai trò của các hợp chất đó?
Hướng dẫn chấm:
1.1. Các cây 4, 5, 6 có độ mở khí khổng giảm; Các cây 1, 2, 3 và 7 không bị giảm độ mở khí khổng.
- Cây có khả năng trao đổi thông tin về điều kiện hạn hán với nhau qua chất có thể dẫn truyền đi
trong rễ. Do được kết nối rễ, Cây 5 nhận tín hiệu từ Cây 4 và Cây 6 nhận tín hiệu từ Cây 5 đã đáp ứng điều
kiện hạn như Cây 4. Cây 7 có được nối với cây 6 nhưng thời gian ngắn, quãng đường xa nên còn chưa có
đáp ứng.
- Nghiên cứu để kiểm tra khả năng trao đổi tín hiệu giữa các cây nên khoảng cách giữa các cây là giá trị cần
xét đến. Trong nghiên cứu cần 3 cây đối chứng vì mỗi cây có giá trị đối chứng khác nhau: Cây 3 làm đối
chứng cho Cây 5; Cây 2 làm đối chứng cho Cây 6 và Cây 1 làm đối chứng cho Cây 7.
1.2. * Chất có hàm lượng lớn nhất: Nước
Vai trò của nước:
+ Dung môi hòa tan các chất
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa
+ Tham gia vào các phản ứng sinh hóa (VD: quang phân ly nước trong QH …)
+ Điều hòa nhiệt
+ Bảo vệ CHC (lớp vỏ hydrat hóa) …
* Chất có hàm lượng thấp nhất: các ion (muối) khoáng
Vai trò của các ion khoáng:
+ Hoạt hóa enzyme, tham gia cấu trúc enzyme → Ảnh hưởng đến toàn bộ các quá trình trong cây
+ Tham gia cấu trúc các hợp chất hữu cơ (sắc tố, hormone, …)
Câu 4: Để đánh giá ảnh hưởng của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N,P,K trong phân bón đối với một số
giống lúa, người ta tiến hành 3 thí nghiệm khác nhau về chế độ bón phân, các điều kiện khác như nhau. Kết
quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Hãy trả lời các câu hỏi sau:


a) Vì sao bón nhiều phân urê làm giảm năng suất và hàm lượng tinh bột?
b) Có thể thay phân bón urê (CO(NH2)2) bằng phân nitrat amôn (NH4NO3) mà không làm thay đổi năng suất
và chất lượng hạt gạo. Nêu cách tính và tính lượng nitrat amôn cần bón ở mỗi thí nghiệm 1, 2 và 3. Biết
rằng, hàm lượng N có trong phân urê và phân nitrat amôn chiếm tỉ lệ lần lượt tương ứng là 46% và 33%.
HD:
a) - Bón quá nhiều (dư thừa) phân urê khiến cây lúa có xu hướng sinh trưởng kéo dài thân, dễ bị đổ ngã, dễ
bị sâu bệnh, hình thành bông chậm, hạt dễ bị lép.
- Cây tích lũy nhiều hợp chất chứa N có xu hướng giảm tích lũy các hợp chất cacbohiđrat → năng suất và
hàm lượng tinh bột giảm.
b) - Lượng N có trong phân urê ở thí nghiệm 1: (20 x 46) /100 = 9,2 kg → lượng phân nitrat amôn cần bón
= (9,2 x 100)/33 = 27,8 kg
- Lượng N có trong phân urê ở thí nghiệm 2: (25 x 46) /100 = 11,5 kg → lượng phân nitrat amôn cần bón =
(11,5 x 100)/33 = 34,7 kg
- Lượng N có trong phân urê ở thí nghiệm 3: (30 x 46) /100 = 13,8 kg → lượng phân nitrat amôn cần bón =
(13,8 x 100)/33 = 41,8 kg
Câu 5: Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa
học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
HD:
* Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất:
- Qua quá trình cố định nitơ theo con đường vật lý -hoá học (do có sự phóng tia lửa điện trong không khí khi
mưa giông): N2 + 2O2 à NO2- à NO3-
- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim nitrogenaza):
2H 2H 2H
N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3.
- Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất:
+ Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt động của các vi khuẩn mùn hóa và
các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ.

Câu 6: 1. Tiến hành đo thế năng nước trong các bộ phận của một cây đang sinh trưởng bình thường (đánh
dấu vị trí 1 đến 6) và không khí xung quanh, được kết quả như bảng 1
Biết rằng Thế năng nước = Thế năng áp suất + Thế năng thẩm thấu.
a) Chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí này như thế nào? Giải thích.
b) Dựa vào chiều hướng dòng vận chuyển của nước giữa các vị trí trên, hãy nêu những yêu cầu về kỹ thuật
bón phân vô cơ qua rễ cho cây và ý nghĩa cảu việc áp dụng đúng yêu cầu kĩ thuật đó?
Vị trí Thế năng áp Thế năng thẩm Thế năng nước ở pha
suất thấu khí
1 0,6 -1,1
2 -0,5 -0,1
3 -0,8 -0,1
4 0,2 -1,1
5 -0,7 -0,2
6 - - -0,9
7. Không khí - - -0.95
HD:
a. - Thế nước = thế áp suất + thế thẩm thấu, nên thế nước ở các vị trí: 1 là -0,5; 2 là -0,6; 3 là -0,9;
5 là -0,9.
- Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp -> đi từ 1 -> 2 -> (3/4/5/6) -> 7. (7 có
thế nước thấp nhất ở pha khí)
b. – Bón phân hóa học sao cho thế nước trong đất lớn hơn thế nước trong câu -> bón xa gốc, bón
lượng ít, bón nhiều lần.
- Ý nghĩa:
+ Cung cấp đủ và thường xuyên khoáng chất cho cây trồng.
+ Tránh làm thay đổi đột ngột áp suất thẩm thấu của đất có thể gây chết cây trồng.
+ Tránh lãng phí và tránh ô nhiễm môi trường và nông sản.
Câu 7: Trồng 4 chậu cây trong các trường hợp sau:
Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày.
Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao.
Chậu 3: Để ngoài nắng gắt.
Chậu 4: Để trong phòng lạnh.
Kết quả chung của 4 chậu thí nghiệm trên là gì? Giải thích mỗi hiện tượng trên.
HD:
- Kết quả chung : Lá cây bị héo
- Giải thích kết quả :
+ Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày. Hô hấp của rễ bị ức chế, sự hấp thu nước giảm. Thiếu O2 rễ
bị đầu độc do sản phẩm của hô hấp yếm khí (rượu, axetanđehit...)
+ Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao. Môi trường có nồng độ cao hơn dịch bào, rễ
không hấp thu nước. Lá vẫn thoát hơi nước → lượng nước trong lá giảm.
+ Chậu 3: Để ngoài nắng gắt. Nước bốc hơi nhanh. Đất thiếu nước, không bù đủ lượng nước bị
mất.
+ Chậu 4: Để trong phòng lạnh. Nhiệt độ thấp, độ nhớt chất nguyên sinh tăng. Độ nhớt tăng gây
khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm.
Câu 8: Bảng dưới cho biết mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đến tốc độ thoát hơi
nước ở 1 loài cây trong khoảng thời gian 12 giờ khi độ che phủ của mây và cường độ ánh sáng
thay đổi thường xuyên.

a) Dựa vào dữ liệu trên em hãy phân tích mối liên quan giữa 3 nhân tố trên với tốc độ thoát hơi
nước. Theo em những dữ liệu này có ủng hộ giả thuyết rằng thực vật thoát hơi nước nhiều hơn khi
ánh sáng mạnh hơn không? Giải thích.
b) Giải thích cách thức tế bào bảo vệ hạn chế sự mất nước của cây trong điều kiện khô nóng. Cơ
chế này có tác động như thế nào đến quá trình sinh lý khác của cây?
Hướng dẫn
a. - Sự thoát hơi nước diễn ra nhanh nhất khi độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, dường như cũng tăng
lên khi phản ứng với ánh sáng.
- Giả thuyết được ủng hộ nếu sự thoát hơi nước thay đổi theo cường độ ánh sáng khi độ ẩm và
nhiệt độ bằng nhau.
- Các điều kiện này được thấy ở hai vị trí trong bảng; vào các giờ 11 và 12, các ghi nhận về nhiệt
độ và độ ẩm là như nhau, nhưng cường độ ánh sáng tăng rõ rệt từ 11 đến 12, cũng như tốc độ
thoát hơi nước. (0,25 điểm)
- Các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 3 và 4 giờ cho thấy những hiệu ứng tương tự. (0,25
điểm)
- Ngoài ra, các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 1 và 2 giờ thường ủng hộ giả thuyết. (0,25
điểm)
- Ở đây, cả nhiệt độ và độ ẩm đều giảm, vì vậy có thể mong đợi tốc độ thoát hơi nước giữ nguyên
hoặc có thể tăng lên vì nhiệt độ giảm là nhỏ; tuy nhiên, tốc độ thoát hơi nước giảm, cũng như
cường độ ánh sáng. (0,25 điểm)
b. -Trong điều kiện khô nóng, ion K+ sẽ được bơm khỏi tế bào bảo vệ, dẫn đến tăng thế nước bên
trong tế bào bảo vệ, tế bào bảo vệ dãn ra → đóng khí khổng. (0,25 điểm)
- Khi khí khổng đóng, cây không hấp thụ được CO2 từ không khí → hạn chế quá trình quang hợp.
(0,25 điểm)
Câu 9: a. Tại sao trong cây cần phải có 2 dòng vận chuyển vật chất? Nếu 2 dòng đó nhập vào một
thì sẽ gây tác hại như thế nào?
b. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
HD:
a. - Trong cây cần có 2 dòng vận chuyển vật chất vì 2 dòng này vận chuyển các chất có thành
phần khác nhau và chiều vận chuyển khác nhau. Dòng mạch gỗ thì vận chuyển nước và ion
khoáng từ rễ lên lá còn dòng mạch rây thì vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
- Nếu hai dòng đó nhập vào một thì sẽ dẫn tới các chất chỉ tập trung ở giữa thân cây mà không
đưa đến đích. Ví dụ dòng nước và ion khoáng chỉ đưa được từ rễ đến thân thì bị dòng chất hữu cơ
từ lá xuống cản. Điều này dẫn tới các chất khoáng và nước không được đưa đến lá để quang hợp
và các chất hữa cơ không được đưa xuống rễ nên rễ sẽ không có chất dinh dưỡng và rễ sẽ chết.
b. - Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ khác,
một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ
8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch
mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây
làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
+ Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm (8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội
bào thấp. Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với
saccarôzơ vào trong dịch mạch rây.
Câu 10:
a. Sự đóng mở khí khổng ở lá cây phụ thuộc vào một số yếu tố bên ngoài, được mô tả ở hình 1.2.
Trong số các nhân tố đã cho sau đây: (1) CO2, (2) ánh sáng, (3) Ca2+, (4) axit abxixic, (5) K+, (6)
nước. Hãy ghép mỗi chữ cái từ A đến D phù hợp với các nhân tố đã cho.
b. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất:
glucozo, NADPH, CH4, H2 ? Giải thích?
HD:
a. A: K+; B: Nước hoặc A: nước, B : K+; C: ánh sáng; D: axit abxixic.
b. - Nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ glucozo.
- Vì: quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng chất khử NADH. Chất này được tạo thành trong quá
trình hô hấp, nguyên tử H có trong C6H12O6.
Câu 11: a. Nước phân li trong cây xanh tham gia vào quá trình sinh lí nào của cơ thể thực vật?
b. Điểm khác biệt giữa quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá là gì?
HD:
a) Trong cây, nước có thể phân li theo các cách: H2O => H+ + OH- hoặc quang phân li nước:
H2O => 2H+ + 2e+ + ½ O2. H+ được tạo ra tham gia vào các quá trình:
• Dinh dưỡng khoáng của thực vật:
- Trao đổi ion trong việc hấp thu các ion khoáng ( H+ được bơm ra khỏi tế bào đẩy các ion
khoáng tích điện dương ra khỏi hạt keo đất để rễ hấp thụ).
- Duy trì pH của môi trường.
• Quang hợp: Tạo ATP và NADPH2.
• Hô hấp: Tạo ATP (bơm H+), cung cấp O2 cho hô hấp.
Sinh trưởng: H+ làm giãn thành tế bào giúp tế bào tăng sinh trưởng.
b) Điểm khác biệt giữa quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá:
Đặc điểm Nitrat hoá Phản nitrat hoá
+ - -
Quá tr?nh NH4 -> NO2 -> NO3 NO3- -> NO2- -> N2O ->
N2
VSV thanm Nitromonas, Pseudomonas
gia nitrobacter
Kiểu chuyển Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí
hoá của VSV
Ý nghĩa Tạo ra NO3- là nguồn Làm mất đạm của đất,
dinh dưỡng tốt nhất nhưng có lơị trong xử lí
cho cây. nước thải.
Câu 12:
Cây gọng vó (Drosera capensis) (Hình 1) là thực vật
bắt mồi có các lông với dịch tiết ở bề mặt lá. Thành
phần dịch tiết ở bề mặt lá bao gồm chất nhầy dính và
enzyme tiêu hóa. Các nhà khoa học tiến hành đo nồng
độ và hoạt tính enzyme trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố
khoáng (nitơ/phospho: N/P, nitơ/kali: N/K và
kali/phospho: K/P) trong mô lá của các cây kiểu dại
trong điều kiện (ĐK) không có ruồi quả (ĐK1), có mặt
ruồi quả (ĐK2) hoặc các cây gọng vó giảm khả năng Hình 1
tiết chất nhày dính trong điều kiện có mặt ruồi quả
(ĐK3). Các số liệu được biểu thị ở Bảng 1. Cho biết
hoạt tính enzyme trong dịch tiết được đo sau khi tiêu
hóa ruồi quả được 24 giờ, thời gian thí nghiệm được
thực hiện trong 1 tuần.
Bảng 1
Điều Khảo sát đặc điểm dịch tiết Tỉ số nguyên tố ở tổ chức
kiện mô lá
Nồng độ Hoạt tính N/P N/K K/P
enzyme enzyme (đơn
(mg/mL dịch vị/mg protein)
tiết)
ĐK1 25 0 48 1,5 38
ĐK2 300 20 30 2,8 10
ĐK3 150 5 45 1,6 36
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Hãy nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm về nồng độ và hoạt tính enzyme trong dịch
tiết của các cây gọng vó giữa điều kiện 2 so với điều kiện 1, giữa điều kiện 3 so với điều kiện 2.
b. Trong điều kiện môi trường không có mặt ruồi quả, cây gọng có khả năng sống sót hay không?
Giải thích.
c. Trong số ba loại nguyên tố khoáng (N, P và K); nguyên tố nào được cây gọng vó hấp thu nhiều
nhất, nguyên tố nào được cây gọng vó hấp thu ít nhất? Giải thích.
HD:
a. Điều kiện 2 so với điều kiện 1:
- Nhận xét:
+ Nồng độ enzyme ở điều kiện 2 cao gấp 12 lần so với điều kiện 1 (Nồng độ enzyme ở điều kiện
1 chỉ bằng 1/12 nồng độ enzyme ở điều kiện 2).
+ Hoạt tính enzyme ở điều kiện 2 cao hơn so với điều kiện 1 (20 đơn vị/mg protein > 0 đơn vị/mg
protein)
- Giải thích:
+ Điều kiện 2 có mặt ruồi quả → trong quá trình di chuyển (bay), chúng sẽ chạm vào các lông
trên bề mặt lá cây gọng vó → khởi phát con đường truyền tín hiệu dẫn đến đáp ứng tiết enzyme →
nồng độ enzyme trong dịch tiết ở điều kiện 2 cao hơn (so với điều kiện 1).
+ Điều kiện 2 có mặt ruồi quả → khi ruồi quả bị vây bắt bởi cây gọng vó, chúng đóng vai trò như
“cơ chất” đối với enzyme → enzyme tiến hành biến đổi cơ chất thành sản phẩm → hoạt tính
enzyme ở điều kiện 2 cao hơn (so với điều kiện 1 vốn không có cơ chất gắn vào enzyme).
Điều kiện 3 so với điều kiện 2:
- Nhận xét:
+ Nồng độ enzyme ở điều kiện 3 bằng 1/2 (thấp hơn) so với điều kiện 2.
+ Hoạt tính enzyme ở điều kiện 3 bằng 1/4 (thấp hơn) so với điều kiện 2.
Thí sinh không cần nêu số liệu chứng minh vẫn cho tối đa số điểm của phần này
- Giải thích:
+ Điều kiện 3 có cây gọng vó giảm khả năng tiết chất nhày dính khi có mặt ruồi quả → giảm hiệu
quả vây bắt ruồi quả → giảm kích thích quá trình tiết enzyme → nồng độ enzyme trong dịch tiết ở
điều kiện 3 thấp hơn (so với điều kiện 2).
+ Mặt khác, hiệu quả vây bắt ruồi quả giảm → giảm lượng “cơ chất” gắn vào enzyme → hoạt tính
enzyme thấp hơn (so với điều kiện 2).
b. Cây gọng vó có khả năng sống sót. Vì bản chất gọng vó vẫn là thực vật nên chúng có khả năng
quang hợp, tổng hợp nên nguồn cacbon hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của cây.
c. Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất.
Vì: Giữa điều kiện 2 so với điều kiện 1:
- Tỉ lệ N/P ở tổ chức mô lá ở điều kiện 2 nhỏ hơn điều kiện 1 → P được hấp thu nhiều hơn so với
N.
- Tỉ lệ N/K ở tổ chức mô lá ở điều kiện 2 lớn hơn điều kiện 1 → N được hấp thu nhiều hơn so với
K.
→ Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất.
Câu 13:
a. Trong một thí nghiệm, tốc độ dòng dịch
xylem được đo ở cả phần nhánh cây nhỏ
(twig) cũng như phần thân chính (trunk)
trên cùng một cây trong một ngày. Đồ thị
nào ở Hình 1a diễn tả chính xác thí
nghiệm đó? Giải thích.
b. NaCl gây ra 2 hiệu ứng căn bản đối với
tế bào thực vật là tress về thẩm thấu và
stress về ion, 2 hiệu ứng này đều kích
thích con đường truyền tín hiệu bắt đầu
bằng sự tăng nồng độ Ca2+ nội bào
([Ca2+]i). Ngược lại, sorbitol, một Hình 1a
rượu tạo thành từ đường, thường
được sử dụng như chất gây áp suất
thẩm thấu, chỉ gây ra stress về thẩm
thấu do sorbitol không ion hoá. x và
y là các đột biến ở cây Arabidopsis
bị khiếm khuyết về tăng [Ca2+]i gây
ra bởi NaCl . Hình 1b biểu thị sự gia
tăng [Ca2+]i phụ thuộc liều lượng
gây ra bởi NaCl
hoặc sorbitol ở các cây con của kiểu
dại (WT) và các đột biến x và y.
Trong hai thể đột biến x và y, thể đột
biến nào là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu, thể đột biến nào là
thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về ion? Giải thích.
HD:
a. Đồ thị hình D vì:
- Vào buổi sáng, nhựa cây bắt đầu chảy đầu tiên ở cành cây, khi sức căng xuất hiện ở gần lá và
sau đó ở thân cây.
- Vào buổi tối, dòng chảy giảm đi trước tiên ở cành cây, vì lượng nước mất đi từ lá giảm dần và
sau đó ở thân cây.
- Cành cây thể hiện sự thay đổi vận tốc dòng chảy trước thân cây vì động lực chính của dòng vận
chuyển là thế áp suất âm gây ra bởi thoát hơi nước ở lá, tạo thành lực kéo được truyền dọc theo
cột nước từ cành xuống thân bởi sự kết dính (cohesion) giữa các phân tử nước.
b. – thể đột biến x là là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về ion
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần, ở thể đột biến x có sự tăng nồng độ Ca2+ nội
bào tương tự như kiểu dại, chứng tỏ thể đột biến x vẫn phản ứng bình thường với stress về áp suất
thẩm thấu. Nhưng trong môi trường có nồng độ NaCl tăng dần, ở thể đột biến x, sự tăng nồng độ
Ca2+ nội bào thấp hơn nhiều so với kiểu dại => x là thể đột biến khiếm khuyết trong nhận biết
stress về ion.
- thể đột biến y là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần là môi trường chỉ có stress về thẩm thấu thì ở
thể đột biến y nồng độ Ca2+ nội bào thấp hơn kiểu dại, còn trong môi trường có nồng độ NaCl cao
thì nồng độ Ca2+ nội bào của thể đột biến y cao hơn thể đột biến x và thấp hơn kiểu dại -> chứng
tỏ thể đột biến y vẫn có khả năng nhận biết stress về ion, và chỉ bị khiếm khuyết trong nhận biết
về áp suất thẩm thấu.
Câu 14: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật sau đây trong canh tác nông nghiệp:
a. Khi bứng cây đi trồng người nông dân thường cắt bỏ bớt lá cây.
b.Trời rét người nông dân hay đem tro bếp bón ruộng.
c. Người nông dân sử dụng chế phẩm Nitragin tẩm với hạt đậu khi gieo trồng.
d. Ngay đêm trước khi dự báo có băng, những người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ
cây.
Hướng dẫn chấm
Cắt bớt lá để giảm thoát hơi nước → giảm sự mất nước của cây trong khi bộ rễ đang bị tổn
thương.
b.Trong tro bếp có nhiều nguyên tố khoáng P, Mg, S, K. trong đó có hàm lượng cao K cung cấp
cho cây và có một số vai trò:
+ K chống rét cho cây bằng dòng vận chuyển đường về cơ quan chứa → thúc đẩy quang hợp;
+ Giúp tăng cường tổng hợp Chl và các quá trình trao đổi chất khác;
+ Góp phần làm tăng nồng độ chất tan → phần lớn nước ở dạng liên kết yếu → tăng hiện tượng
hidrat hoá → giảm nhiệt độ đóng băng của nước.
+ Tạo màu đen cho ruộng → tăng hấp thụ nhiệt.
c. - Chế phẩm nitragin có chứa vi khuẩn Rhizobium là vi khuấn sống cộng sinh trong nốt sần rễ
cây họ đậu → tẩm chế phẩm này với hạt đậu khi gieo trồng sẽ thúc đẩy quá trình hình thành nốt
sần ở rễ cây họ đậu.
- Vi khuẩn rhizobium có khả năng cố định nitơ phân tử để tạo NH4+ để giảm kinh phí phân đạm.
d. - Khi tưới nước lên cây trồng cây sẽ hút đủ nước.
- Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hiđro → khi nhiệt độ xuống dưới 00C các phân
tử nước sẽ bị khóa bởi các liên kết hidro giữa chúng tạo mạng tinh thể nước đá, bao phủ bề mặt lá.
- Khi đó lớp băng sẽ giúp cách li lá với môi trường bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, giúp
bảo vệ cấu trúc bên trong cây và giúp các quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.
Câu 15: Khi ngập úng vài giờ, một số cây có hiện tượng sau: (1) Cây bị héo; (2) Tế bào rễ giảm
độ pH; (3) Tế bào chất tăng Ca2+. Em hãy vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trên.
HD:
(1) Cây héo: - Ngập úng vài giờ, thiếu oxi cho hô hấp hiếu khí → ATP giảm mạnh.
- Không đủ ATP → H+ không bơm được ra ngoài môi trường nhằm tạo điện thế màng để vận
chuyển chủ động các các ion khoáng hòa tan từ ngoài vào trong tế bào và không bào rễ →các ion
khoáng không được tích lũy trong không bào và tế bào chất nên không tạo được áp suất thẩm thấu
để hút nước.
- Đường vận chuyển về cơ quan chứa không được sử dụng hiệu quả do hô hấp kị khí sẽ tích lũy
nhiều axit pyruvic, chênh lệch đường giữa nguồn và nơi chứa bị ảnh hưởng, nước không giải
phóng vào mạch gỗ.
- Cây không hút được nước, lá vẫn thoát hơi nước → khí khổng đóng, lá héo.
(2) Giảm pH: H+ không được bơm ra ngoài → tăng H+ nội bào → giảm pH.
(3) Tăng Ca2+ nội bào:
- Ngập úng là điều kiện bất lợi của ngoại cảnh thúc đẩy con đường truyền tín hiệu. Do thiếu hụt
oxi là tín hiệu kích thích con đường truyền tin đáp ứng lại stress ngập úng.
- Ca2+ có vai trò là chất truyền tin thứ 2, khuếch đại tín hiệu và phát động các phản ứng khác, nên
được bơm ra từ lưới nội chất làm tăng Ca2+ nội bào tăng.
Câu 16: Một thí nghiệm bố trí đánh giá tỷ lệ mất nước ở chồi của 5 loài TV khác nhau thu được
kết quả như sau:
LOÀI Tổng lượng nước thoát (mm3/phút) Tổng diện tích lá (cm2)
A 50 75
B 10 50
C 25 50
D 5 40
E 40 30
a) Hãy đưa ra một số yếu tố cần giữ ổn định trong thí nghiệm này và giải thích tại sao?
b) Loài nào có tốc độ thoát hơi nước trên cm2 bề mặt lá cao nhất? Loài nào có khả năng phát triển
trong điều kiện khô nóng?
HD:
a. Một số yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, cường độ chiếu sáng, độ ẩm đất,..
- Vì những yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước, do đó nếu không giữ ổn định sẽ làm
giảm độ chính xác của kết quả thí nghiệm
b. - Loài E
- Vì có tỷ lệ thoát hơi nước so với S lá lớn nhất 4/3. Các loài còn lại A = 2/3, B= 0,2, C=0,5 và D
= 0,125 mm3/phút/cm2
- Loài D
- Vì có tỷ lệ thoát hơi nước so với S lá nhỏ nhất, nhờ đó bảo toàn nước tốt nhất trong điều kiện
khô hạn
Câu 17: 1. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fusicoccin làm hoạt hóa
các bơm proton màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất nước không điều tiết được.
Hãy nêu cơ chế làm hoạt hóa bơm proton dẫn đến sự héo lá một cách nghiêm trọng.
2. Tiến hành chọn đoạn thân cây có đường kính 225mm và đặt tấm giấy sáp không thấm nước vào
giữa 2 cấu trúc A và B (như hình 1). Cây được trồng vào trong dung dịch có chứa K42 , người ta
thu được kết quả nồng độ K42 tại các vị trí 1, 2, 3, 4 và 5 ở bảng sau.

Hình 1. Đoạn thân cây có cấu trúc A và B được tách nhau bởi giấy sáp.
Vị trí % K42 trong cấu trúc
A B
1 53 47
2 09 91
3 01 99
4 15 85
5 59 41
a. Xác định tên cấu trúc A và B.
b. Dựa vào kết quả thu được hãy rút ra kết luận về sự di chuyển của K42 trong cấu trúc A và B.
c. Giải thích kết quả thu được tại 2 vị trí 1 và 5.
3. Sơ đồ dưới đây cho thấy vai trò của vi khuẩn đất đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
Hãy xác định tên các vi sinh vật và chất hóa học tương ứng với các số từ 1 đến 6.
HD:
1. Hoạt hóa bơm proton của tế bào khí khổng sẽ làm cho tế bào khí khổng hấp thụ K+ 0,25
đ.
=> sức trương của tế bào hạt đậu tăng lên => lỗ khí mở => mất nước nghiêm trọng. 0,25
đ.
2. a. A là phloem và B là xylem. 0,5 đ
b. Dựa vào các vị trí 2,3,4 thấy nồng độ kali trong xylem cao hơn trong phloem
=> Kali được vận chuyển chủ yếu trong xylem. 0,25 đ
c. Tại 1 và 5 nồng độ kali ở 2 vị trí gần như giống nhau vì không có giấy sáp ngăn cách nên có
sự vận chuyển ngang kali từ xylem sang phloem 0,25 đ
3. 1. Vi sinh vật cố định nito, 2. Vi khuẩn amon hóa; 3. NH4+; 4. Vi khuẩn nitrat hóa; 5. Vi khuẩn
phản nitrat hóa; 6. N2 3/6 ý đúng 0,25 đ; 6 ý đúng 0,5 đ.
Câu 18: Hình dưới đây cho thấy nhiệt độ lá của 2 nhóm cây đậu phổ biến (Phaseolus vulgaris)
được bộc lộ với nguồn nhiệt bằng đèn hồng ngoại. Nhóm cây I (hình vuông trắng) được cung cấp
nước tối ưu và nhóm cây II (hình tam giác) được xử lý hạn trong 3 ngày trước khi thí nghiệm.

a) Giải thích sự thay đổi nhiệt độ của lá ở 2 nhóm cây sau khoảng 8 đến 15 phútbộc lộ với nguồn
nhiệt?
b) Vì sao sau 15 phútcây được bộc lộ với nguồn nhiệt thì nhiệt độ của lá cây ở nhóm I tăng dần
còn nhóm II thì không thay đổi?
HD:
a) - Sau khoảng 8 đến 15 phútbộc lộ với nguồn nhiệt:
+ Nhiệt độ lá cây của nhóm I giảm dần vì:khí khổng mở, sự thoát hơi nước làm cho nhiệt độ của
lá giảm.
+ Nhiệt độ lá cây của nhóm II tăng dần vì: cây nhóm II được xử lý hạn trong 3 ngày trước khi thí
nghiệm nên khí khổng đóng lại, làm cho quá trình thoát hơi nước giảm, do đó nhiệt độ của lá tăng
lên.
b) Sau 15 phútcây được bộc lộ với nguồn nhiệt:
- Nhiệt độ của lá cây ở nhóm I tăng dần vì: lượng nhiệt năng mà lá hấp phụ nhiều hơn lượng nhiệt
năng mà lá thải ra nên nhiệt độ lá tăng dần lên sau đó đạt mức cân bằng thì nhiệt độ lá không thay
đổi.
- Nhiệt độ của lá cây ở nhóm II không thay đổi vì: lá của cây được xử lý hạn hấp phụ một lượng
nhiệt năng nhìn chung bằng với lượng nhiệt năng mà chúng thải ra.
Câu 19: a) Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu 1,9 atm và áp suất trương nước 0,7 atm đem
ngâm vào các dung dịch đường có áp suất thẩm thấu: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4; 1,6.
Nêu những hiện tượng vận chuyển nước đối với tế bào trong các dung dịch nêu trên?
b) Sự thay đổi độ mở khí khổng, hàm lượng ion K+ và hàm lượng đường sacarozo trong tế bào
bảo vệ theo thời gian được thể hiện trong hình dưới đây.

Hãy cho biết độ mở khí khổng, hàm lượng K+, hàm lượng sacarozo trong tế bào bảo vệ tương
ứng với đường nào trong 3 đường (A, B, C)? Giải thích.
HD:
a. Sức hút nước của tế bào thực vật : S=P-T=1,9-0,7=1,2 atm
Xảy ra 3 trường hợp :
- TH 1 : dung dịch đường có áp suất thẩm thấu = 1,2 : tế bào không hút nước, thể tích không thay
đổi.
- TH 2 : dung dịch đường có áp suất thẩm thấu <1,2 (0,6; 0,8; 1,0): tế bào hút nước, thể tích tăng.
- TH 3 : dung dịch có áp suất thẩm thấu > 1,2 (1,4; 1,6): tế bào mất nước, co lại.
b. A: Hàm lượng K+ trong tế bào bảo vệ
B: Độ mở khí khổng
C: Hàm lượng saccarozo trong tế bào bảo vệ
Giải thích:
- B là độ mở khí khổng vì từ 7h30 sáng cường độ ánh sáng tăng dần → khí khổng bắt đầu mở to
và đạt cực đại vào thời điểm 13h00 (khi cường độ ánh sáng là mạnh nhất), nhờ cơ chế quang chủ
động, sau đó, khi cường độ ánh sáng giảm dần khí khổng bắt đầu đóng
- Đường A là hàm lượng K+ vì
+ Hàm lượng K+ tăng từ 7h30 đến 11h cùng sự tăng của đường B- độ mở khí khổng do có ánh
sáng kích thích mở các kênh K+, K+ từ ngoài được bơm vào trong tế bảo bảo vệ → làm tăng áp
suất thẩm thấu → tăng hút nước → khí khổng mở.
+ Sau 11:00, nồng độ K+ trong tế bào giảm xuống do tế bào bảo vệ quang hợp tổng hợp nên
đường (saccarozo) làm tăng áp suất thẩm thấu → K+ được bơm ra ngoài để làm duy trì áp suất
thẩm thấu của tế bào → K+ giảm dần.
- Đường C là hàm lượng saccarose vì
+ Cường độ ánh sáng tăng → cường độ quang hợp tăng → hàm lượng saccarozo tích lũy tăng lên
(11:00-17:00) và làm tăng độ mở khí khổng.
+ Từ 17h, ánh sáng giảm dần nên cường độ quang hợp giảm → hàm lượng saccarozo trong tế bào
giảm dần → ASTT của tế bào bảo vệ giảm → giảm hút nước → độ mở khí khổng giảm.
Câu 20:
1. Hình 1 thể hiện sự di chuyển của các chất
trong mạch gỗ và mạch rây của thực vật.
Cho các cơ chế vận chuyển:
I. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm.
II. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương.
III. Vận chuyển chủ động.
IV. Vận chuyển thụ động.
Trong các cơ chế trên, cơ chế nào là cơ chế
chính để tạo ra các dòng vận chuyển P, Q,
R, S? Giải thích.
2. Để khảo sát ảnh hưởng của sự thiếu sắt lên
hoạt động quang hợp ở thực vật người ta tiến
hành thực nghiệm như sau. Trồng 1 nhóm cây Hình 1
trong cùng điều kiện và các chất khoáng được
cung cấp đầy đủ. 10 ngày trước khi thực hiện thí nghiệm, người ta tách 50% số cây chuyển sang
dung dịch trồng không chứa sắt. Khi thực hiện thí nghiệm, người ta đưa tất cả các cây này vào
bóng tối trong 6 giờ sau đó bật đèn chiếu sáng Hình 2trong 16 giờ. Lượng triose phosphate tạo ra
được biểu diễn theo đồ thị hình 2.
a. Giải thích tại sao thực nghiệm phải được thực hiện ở điều kiện nồng độ CO2 duy trì ở mức cao?
b. Giải thích tại sao việc đảm bảo các cây trồng được trồng trong cùng điều kiện tới khoảng 10
ngày trước khi tiến hành thực nghiệm?

Hình 2
c. Ý nghĩa của việc đưa các cây thí nghiệm vào bóng tối trong vòng 6 giờ?
d. Giải thích tác động của việc thiếu sắt lên kết quả thí nghiệm?
e. Thiếu sắt dẫn tới giảm lượng CO2 hấp thu, giải thích hiện tượng này?
HD:
1. - Dòng P: vận chuyển chủ động. Do cơ quan nguồn có nồng độ đường (saccarôzơ) cao hơn
dịch bào trong phloem. (Sai)
- Dòng Q: vận chuyển thụ động. Sự tích lũy đường trong mạch rây làm tăng áp suất thẩm thấu,
nước được vận chuyển thụ động từ mạch rây sang mạch gỗ.
- Dòng R: vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm. Sự thoát hơi nước đã tạo nên một áp suất âm hút
nước trong mạch gỗ.
- Dòng S: vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương. Nước được thẩm thấu vào đầu nguồn mạch
rây đã tạo nên một áp suất dương đẩy dịch vận chuyển trong mạch.
2. a. Để CO2 không phải là nhân tố ảnh hưởng đến cường độ quang hợp vào lượng triose tạo ra.
b. Nhằm đảm bảo tất cả các khác biệt trong quá trình thực nghiệm đều do sự thiếu sắt gây ra.
c. Đảm bảo lượng triose phosphate là tương đồng ở tất cả các cây khi thực nghiệm bắt đầu.
d. Thiếu sắt dẫn đến các thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp bị thiếu hụt.
- Chuỗi vận chuyển điện tử (ETC) bất thường dẫn tới lượng ATP và NADPH tạo ra trong pha
sáng suy giảm dẫn tới lượng triose phosphate tạo ra trong pha tối suy giảm.
e. Thiếu sắt dẫn tới lượng CO2 hấp thu suy giảm là do lượng triose phosphate chuyển hóa thành
RidP (RuBP) ít, chất nhận CO2 ít nên lượng CO2 được hấp thu suy giảm.
Câu 21: 1. Tiến hành thí nghiệm: Lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, rửa sạch rễ và nhúng vào dung dịch
xanhmetylen. Sau một lúc lấy bộ rễ ra rửa sạch và nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Quan sát dung dịch
CaCl2 thấy dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
a. Hãy cho biết mục đích của thí nghiệm và giải thích?
b. Ý nghĩa của quá trình này?
c. Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và
tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.
2. Về quá trình hấp thụ nước ở rễ:
a. Trình bày các đặc điểm có lợi và không có lợi của các con đường hấp thụ nước.
b. Nêu vị trí, thành phần hóa học và vai trò của đai casparin.
c. Trình bày hai thí nghiệm để minh họa vai trò của đai caspary.
HD:
1. Thí nghiệm chứng minh cơ chế hút bám trao đổi.
Hút bám trao đổi xảy ra khi các ion khoáng bám trên bề mặt của rễ hoặc khi rễ tiếp xúc với các ion trên bề
mặt keo đất thì rễ có thể lấy các ion này bằng cách thế vào đó các ion khác.
- Giải thích:
+ Khi ngâm bộ rễ vào xanhmetylen à các phân tử xanhmetylen bám trên bề mặt rễ và dừng lại không đi vào
trong tế bào được vì màng sinh chất có tính thấm chọn lọc không cho xanhmetylen- là chất không cần thiết
đi qua.
+ Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử
xanhmetylen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch à dung dịch có màu xanh của xanh metylen.
b. - Ý nghĩa có thể rút ra: đất axit thì sẽ nghèo các ion khoáng vì đất axit chứa nhiều H+, mà H+ thì bám vào
keo đất à các ion khoáng sẽ ở trạng thái tự do à dễ bị rửa trôi. à Bề mặt keo đất sẽ ít các ion à khả năng
hút khoáng của rễ sẽ giảm.
c. Các biện pháp được sử dụng trong trồng trọt:
- Cần tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí của rễ cây để tạo ra CO2.
- Lựa chọn phân bón cho phù hợp với loại đất để tránh làm rửa trôi các cation khoáng.
2. a. Hấp thu nước qua rễ ở thực vật có hai con đường chính là con đường cộng bào (symplast) và con đường
vô bào (apoplast). Mỗi con đường có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
- Con đường cộng bào có thể kiểm tra chất tan nhờ tính thấm của màng sinh chất. Tuy nhiên nước đi theo
con đường này thì chậm do sức cản của chất nguyên sinh
- Con đường vô bào: nước có thể đi rất nhanh qua khoảng gian bào, tuy nhiên, dòng nước và chất tan lại
không được kiểm tra.
b. Đai casparin gồm các tế bào đã được lignin hóa, ngăn không cho dòng nước và chất tan đi qua. Đai
casparin nằm ở lớp nội bì, sát trụ rễ. Vai trò của đai casparin là kiểm tra thành phần chất tan và nước khi đi
theo con đường vô bào.
*Hai thí nghiệm để chứng minh cho vai trò của đai casparin:
- Lấy dung dịch X có thể ức chế quang hợp. Một nhóm thí nghiệm thì phun trực tiếp chất lên lá, một nhóm
còn lại tưới nước. Sau đó sẽ xem khả năng quang hợp của lá
- Có một hoa màu trắng. Nếu tưới dung dịch có màu vào chậu hoa thì hoa sẽ không đổi màu. Ngược lại, nếu
cắt ngang thân cây mà cắm vào à hoa sẽ đổi màu.
Câu 22: a. Bơm proton có vai trò như thế nào trong các quá trình sau: hấp thụ khoáng, mở khí khổng, vận
chuyển các chất nhờ dòng mạch rây?
b. Trong trồng trọt, có nên dùng thuốc tiêu diệt tận gốc các loại nấm ở thực vật không? Vì sao?
c. Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức chế quang hợp tan trong
nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của cây không bị giảm. Vì sao?
HD:
a. - Hấp thụ khoáng:
+ Bơm proton dùng năng lượng ATP để bơm H+ ra ngoài tế bào tạo nên một gradien H+ và hình thành điện
thế màng (phần bên ngoài tích điện dương hơn so với phần bên trong). Điện thế màng giúp rễ cây hấp thụ
ion dương khác như K+
+ Khi H+ di chuyển vào trong tế bào theo gradien qua một protein vận chuyển. Đồng thời, một một chất tan
khác như NO3- được vận chuyển ngược chiều gradien cùng với sự vận chuyển H+qua protein vận chuyển đó
(quá trình đồng vận chuyển)
- Đóng mở khí khổng: Trong tế bào khí khổng, điện thế màng được thiết lập do bơm H+ sẽ kích thích vận
chuyển K+ từ ngoài đi vào tế bào làm tăng áp suất thẩm thấu. Sự tăng áp suất thẩm thấu kéo theo nước vào tế
bào khiến khí khổng mở.
- Vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây: Bơm H+ tạo ra gradien H+. Qua protein đồng vận chuyển, H+di
chuyển theo gradien vào tế bào ống rây cùng với sự vận chuyển ngược chiều gradien của saccarozo, từ đó
giúp tế bào ống rây thu nhận saccarozo từ cơ quan nguồn.
b. Không nên dùng thuốc diệt tận gốc các loại nấm kí sinh vì:
- Chỉ nên loại trừ các loại nấm kí sinh gây hại, làm ảnh hưởng năng suất cây trồng.
Ví dụ nấm gây bệnh lúa von tiết Gibberelin gây ngã đổ ở lúa.
- Bên cạnh đó còn các loại nấm cộng sinh có lợi cho cây trồng.
Ví dụ nấm sợi cộng sinh với rễ cây giúp cây hút nước và muối khoáng tốt hơn.
- Việc dùng thuốc hóa học liều lượng cao để diệt tận gốc có thể gây nguy hại cho đất trồng và sức khỏe
người sử dụng, nên dùng các chế phẩm sinh học hay thiên địch.
c. Chất ức chế có thể hấp thụ vào rễ nhưng không đi vào mạch gỗ được do đai caspary ở nội bì ngăn lại→
chất ức chế không đến được tế bào quang hợp → cường độ quang hợp của cây không bị giảm.
Câu 23: Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực
vật thân thảo ở cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau đây:

- Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều
kiện môi trường?
- Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh?
2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây mù tạt tỏi (Alliaria petiolata) lên sự cộng sinh giữa một số loài cây gỗ
(giai đoạn còn non) và nấm, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trồng cây thích đường (Acer
saccharum) non trong các loại đất khác nhau và thu được kết quả như ở bảng sau:
Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi
Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi
Loại có cây mù tạt không có cây
có cây mù tạt không có cây mù
đất tỏi đã tiệt mù tạt tỏi đã tiệt
tỏi tạt tỏi
trùng trùng
Sự tăng
sinh
20% 230% 30% 40%
khối
của cây
Sự hình
thành 0% 20%
rễ nấm
Từ kết quả thí nghiệm trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Sự có mặt của cây mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây thích đường non? Giải
thích.
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh hay ngoại cộng sinh? Giải thích.
HD:
1. - Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các ion này được rễ cây
hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein. Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do
tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp thụ các ion này
giảm theo.
- Khi pH đất thấp, đất có nhiều ion H+. Loại ion này trao đổi với các ion khoáng dương trên bề mặt keo đất.
Kết quả là các ion (K+, Mg+, Fe3+ ) ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi.
2. a. Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh trưởng của loài cây thích đường non do làm giảm sự hình thành phức
hệ rễ nấm của loài cây này. Vì:
- Thích đường non chỉ có khả năng tăng sinh khối và hình thành rễ nấm khi được trồng trên đất không bị
xâm lấn. Mặt khác trên đất có mù tạt tỏi sinh trưởng và đất bị khử trùng thì sự hình thành rễ nấm của cây
thích đường non đều giảm
- Điều này cho thấy, cây mù tạt tỏi đã tiết ra đất các yếu tố làm ức chế sự hình thành phức hệ rễ nấm
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh (nội rễ nấm) vì:
- Nếu là ngoại rế nấm thì sựi sinh trưởng của cây thích đường ở đất có cây mù tạt tỏi đã tiệt trùng cũng sẽ
giống như ở đất không có cây mù tạt tỏi, trong thực tế ở đất có mù tạt tỏi đã tiệt trùng thì cây thích đường
sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở đất không có cây mù tạt tỏi nghĩa là có một số nấm đã cộng sinh từ trước
khi trồng ở trong rễ cây.
- Nội rễ nấm vẫn có lông hút, trong khi ngoại rễ nấm thì không có cấu trúc này. Vì vậy ở đất có mù tạt tỏi
sinh xâm lấn cây vẫn có thể tăng trưởng (nhưng chậm) và không hình thành rế nấm, còn nếu là ngoại cộng
sinh thì cây sẽ không sinh trưởng khi không có rế nấm.
Câu 24: a. Một potometer lý thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát hơi nước từ lá hay cành. Thiết bị
này được dùng để so sánh tốc độ mất nước từ 4 lá trên cùng 1 cây (cùng độ tuổi) có diện tích tương tự nhau
(A, B, C, D) lá cây này được xử lý bằng cách:
Lá A: phủ mặt trên lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc. Lá B: phủ mặt dưới lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá C: phủ vaselin dày, đặc cả 2 mặt lá. Lá D: không phủ vaselin lên mặt nào cả.
Kết quả thu được như sau:
Thời Thoát hơi Thoát hơi Thoát hơi Thoát hơi
gian/phút nước nước nước nước
lá A (ml) Lá B (ml) Lá C (ml) Lá D (ml)
1 10 2 0 13
2 29 5 1 36
3 51 8 1 60
4 68 10 2 79
5 84 12 2 95
6 95 14 2 108
Hãy tính tốc độ thoát hơi nước ở mỗi lá? Giải thích tại sao khác nhau.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có gây
hại cho cây trồng không? Giải thích?
HD:
a. Tốc độ thoát hơi nước:
Lá A: 95 : 6 = 15,8333 Lá B: 14 : 6 = 2,3333 Lá C: 2 : 6 = 0,3333 Lá D: 108 : 6 = 18 (ml)
- Giải thích:
Lá A: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá có nhiều KK nên thoát ra nhiều.
Lá B: Thoát hơi nước qua mặt trên của lá có ít KK nên thoát ra ít.
Lá C: Thoát hơi nước qua hầu như không xảy ra.
Lá D: Thoát hơi nước qua cả 2 mặt của lá nên thoát nhiều nhất.
b. - Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô hấp.
Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình thành
nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH3, đây là
chất gây độc cho tế bào.
Câu 25: a. Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây:
Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự giảm dần thế nước. Giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.
b. Một bác nông dân khi quan sát ruộng đậu tương của gia đình có nền đất ẩm ướt trong một thời gian kéo
dài, thấy có rất nhiều các lá ở phía dưới của cây chuyển thành màu vàng. Em hãy giải thích cho bác nông
dân hiểu nguyên nhân tại sao?
HD:
a. - Thế nước được đặc trưng bởi hàm lượng nước tự do trong môi trường. Môi trường nào có hàm lượng
nước tự do cao thì thế nước cao. Thứ tự: 1→ 2 → 4 → 3
- Giải thích:
+ Vị trí 1 là mạch gỗ, vị trí 2 là tế bào mô giậu, vị trí 4 là khoảng trống trong lá, vị trí 3 là không khí ngoài
lá.
+ Chỉ có vị trí 1 và 2 là nước tồn tại ở dạng lỏng, vị trí 3 và 4 nước tồn tại ở dạng khí nên thế nước thấp hơn.
+ Trong 2 vị trí 1 và 2, nồng độ chất tan ở vị trí 2 cao hơn nên thế nước thấp hơn. Trong 2 vị trí 3 và 4, vị trí
3 là không khí ngoài lá, ở vị trí này do không gian rộng hơn, có hoạt động đối lưu của không khí, gió... nên
mật độ các phân tử nước (độ ẩm) thấp hơn vị trí 4.
b. Sự ẩm ướt của đất qua một thời gian kéo dài dẫn đến 2 hệ quả
- Sự rửa trôi của các anion nitrate linh động.
- Ngăn cản khí oxygen vào trong đất, ức chế hô hấp rễ, từ đó ức chế quá trình cố định đạm của vi sinh vật
nốt sần.
- Sự thiếu nitrogen của cây sẽ dẫn đến hiện tượng vàng lá, các lá già bị vàng trước các lá non.
Câu 26: 1. Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước và số lượng lá. Hai cây
hoàn toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép
hờ). Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày, một trong hai cây bình thường
được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây và
tính toán thu được các thông số sau:
Chênh lệch
Vân tốc Nồng độ chất Nồng độ chất
giữa vận tốc
Thôn trung khoáng trong hữu cơ trong
cao nhất và
g số bình nước thoát ra nước thoát ra
thấp nhất
(ml/m2/h) (mM) (mM)
(ml/m2/h)
Cây I 17,6 9,2 0 0
Cây
3,3 0,3 0 0
II
Cây
1,7 0,6 0,03 0,27
III
Hãy xác định các cây I, II và III là cây nào trong ba cây trên (Là cây bình thường hay cây đột biến? Cây có
úp chuông thủy tinh hay không?). Giải thích.
HD:
- Cây I: Cây bình thường không úp chuông thủy tinh.
Cây chủ yếu thoát hơi nước qua khí khổng nên lượng nước thoát ra lớn và vận tốc trung bình lớn, nhưng có
hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa khiến thoát hơi nước giảm mạnh nên chênh lệch vận tốc lớn.
- Cây II: Cây đột biến.
Cây có khí khổng luôn khép hờ nên không thể thoát hơi nước qua khí khổng mà chỉ có thể qua tầng cutin với
lượng nước và tốc độ chậm hơn nhiều, không có hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa nên chênh lệch
vận tốc nhỏ.
- Cây III: Cây bình thường có úp chuông thủy tinh.
Cây bị úp chuông thủy tinh nên không khí trong chuông nhanh chóng bị bão hòa hơi nước, lúc này thoát hơi
nước qua khí khổng và tầng cutin đều ngừng trệ, nhưng rễ vẫn hút nước nên nước thoát ra khỏi lá qua thủy
khổng (ứ giọt). Dòng nước này có cả chất khoáng và chất hữu cơ do bị đẩy ra từ mạch dẫn.
Câu 27: Đến thời kỳ cây lúa làm đòng, thay vì bón phân hóa học một số nông dân đã bón tro bếp cho lúa.
Em hãy cho biết:
a. Trong tro bếp chứa loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu nào cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây lúa ở giai đoạn này.
b. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng khoáng này đối với cây trồng.
c. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng này cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những
cây đó nên bón phân này vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?
HD:
a. Nguyên tố Kali (K)
b. Vai trò sinh lý của K đối với cây:
- Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.
- Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng.
- Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
- Điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá cây.
- Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là các enzym quang hợp, hô
hấp, enzim tham gia sinh tổng hợp tinh bột, đường, xenlulose.
- Tăng khả năng chống chịu của cây.
c. Nguyên tố khoáng K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều
gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn… Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất
và chất lượng cao.
- Nên bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng quá trình vận chuyển các chất
hữu cơ (gluxit), tích lũy về cơ quan dự trữ -> tăng năng suất kinh tế.
Câu 28: 1. Nêu phản ứng của thực vật khi gặp điều kiện khô hạn và điều kiện lạnh?
2. Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation.
a. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó?
b. Hãy cho biết đất quá chua hoặc đất quá kiềm ảnh hưởng như thế nào đến cơ chế hấp thụ khoáng trên của rễ?
Giải thích?
HD:
1. *Phản ứng của TV với khô hạn:
- Tế bào bảo vệ mất nước à giảm sức trương à đóng lỗ khí
- Hàm lượng AAB tăng trong cây à giữ lỗ khí luôn đóng
- Làm giảm sinh trưởng bề mặt lá à giữ nước
- Các rễ ở gần bề mặt thiếu nước à giảm sinh trưởng, trong khi các rễ phía dưới sinh trưởng nhanh
*Phản ứng của TV với nhiệt độ thấp:
- Cây thay đổi thành phần lipit bằng cách tăng lượng axit béo không no để tăng tính linh động của màng sinh
chất
- Cây có khả năng chống nước đóng băng trong tế bào bằng cách tăng nồng độ chất tan trong tế bào (ví dụ:
đường) để làm giảm nhiệt độ đóng băng của nước trong tế bào vì nếu nước đóng băng sẽ làm vỡ các bào
quan…
2. - Các hạt keo đất chủ yếu tích điện âm à chúng mang các cation khoáng (K+, Na+, Ca2+ …) trên bề mặt
hạt keo.
- CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuyếch tán từ tb lông hút vào dung dịch đất và
kết hợp với các phân tử nước để hình thành axit yếu H2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành H+
và HCO3- theo sơ đồ sau:
CO2 + H2O à H2CO3 à H+ + HCO3-
- H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải phóng các cation khoáng tự do
àlông hút có thể dễ dàng hấp thụ vào rễ
*Đất chua: trong dung dịch đất sẽ có nhiều ion H+ à giải phóng nhiều cation khoángà rễ dễ dàng hấp thu
các cation khoáng chỉ phần nhỏ), còn phần lớn sẽ nhanh chóng bị rửa trôi xuống tầng đất sâu à cây thiếu
cation khoáng
Ngược lại, với đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H+ nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt
hạt keo đấtà đất kiềm là nguồn cation khoáng dồi dào để cây sử dụng
Câu 29: Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát cácđiều
kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất.
a. Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất ít nhất 2 biện
phápđể khắc phục
b. Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng
nào?
HD:
a. Hiện tượng cây ngô bị vàng lá là dấu hiệu thiếu hụt một hoặc nhiều hơn các nguyên tố khoáng sau: Fe, N,
K, Mg, S, Mo
-Hai phương pháp khắc phục: cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu cho đất và phun phân
bón chứa các nguyên tố khoáng đó lên lá cây.
b. Khi đất trồng bị kiềm tính với pH ≈ 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên tố N, S, Mo nhưng không
hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg.
Câu 30: a. Thực vật thích nghi với điều kiện sa mạc và các vùng có
độ ẩm thấp được gọi là thực vật chịu hạn. Hãy trình bày các
phương thức thích nghi của thực vật chịu hạn để đảm bảo cân bằng
giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?
b. Trong một thí nghiệm, thế nước của đất và sự sinh trưởng của
cây trên đất được đo trong 8 ngày. Các kết quả được hiển thị ở
hình bên biết rằng màu trắng và đen trên trục hoành tương ứng là
ngày và đêm.
- đồ thị nào thể hiện thế nước của đất, đồ thị nào thể hiện thế nước
trong lá? Giải thích?
- Thời điểm nào lá bắt đầu héo? Giải thích?
HD:
a. Thực vật chịu hạn có rất nhiều phương thức khác nhau để đảm bảo cân bằng giữa thoát hơi nước và hấp
thụ nước:
- Nhiều loài thực vật chịu hạn như thực vật sa mạc có chu trình sống ngắn, hoàn thành chu trình sống của
mình trong mùa mưa khi nước về
- Một số loài cây như trúc đào có lớp cutin dày, biểu bì có nhiều lớp làm giảm sự mất nước qua lớp cutin
đồng thời lỗ khí nằm sâu trong các khoang được gọi là hốc có nhiều lông nhỏ, các lông giúp cản trở dòng
không khí làm giảm tốc độ thoát hơi nước và bảo vệ lỗ khí không bị nóng, khô
- Một số loài thực vật chịu hạn không có lá trong suốt thời kì sinh trưởng giúp giảm cường độ thoát hơi
nước, chỉ khi có mưa nhiều thì lá non mọc ra để tăng cường độ quang hợp giúp cây tích lũy chất hữu cơ cần
cho sinh trưởng, sau đó khi đất khô lá lại rụng đi
- Một số loài thực vật khác thực hiện cố định CO2 theo con đường CAM, lỗ khí khổng chỉ mở ra vào ban
đêm để hấp thụ CO2, vào ban ngày lỗ khí đóng lại để giảm cường độ thoát hơi nước
- Một số loài thực vật như xương rồng, có lá biến thành gai giảm cường độ thoát hơi nước, khi đó thân của
chúng chứa lục lạp để tiến hành quang hợp
b. - Đồ thị Q thể hiện thế nước trong đất, đồ thị P thể hiện thế nước trong cây
- Vì đồ thị P có sự thay đổi thế nước giữa đêm và ngày, ban đêm thế nước cao do không có thoát hơi nước,
ban ngày thế nước thấp do quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh
- Tại thời điểm P trong đồ thị tương đương ngày số 6 thì lá bắt đầu héo
- vì thế nước trong đất giảm mạnh vào ngày thứ 6 làm cho cây không lấy được nước dẫn tới thế nước trong
cây giảm mạnh.
Câu 31: a. Khi phân tích nốt sần cây họ Đậu thấy có màu xám hay vàng. Phân tích lượng Nitrat thấy tăng
1,5 lần so với bình thường. Theo em, cây đậu đang thiếu nguyên tố nào? Giải thích.
b. Trồng 4 chậu cây trong các trường hợp sau:
Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày.
Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao.
Chậu 3: Để ngoài nắng gắt.
Chậu 4: Để trong phòng lạnh.
Kết quả chung của 4 chậu thí nghiệm trên là gì? Giải thích mỗi hiện tượng trên.
c. Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn?
HD:
a. Cây thiếu Mo.
Không tổng hợp được Leg –Hb = không có màu hồng.
Thiếu mo dẫn tới TV tích lũy nitrat trong mô vì Mo tham gia vào quá trình khử nitrat (thành phần cofacter
của Nitratreductase)
b. - Kết quả chung : Lá cây bị héo
- Giải thích kết quả :
+ Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày. Hô hấp của rễ bị ức chế, sự hấp thu nước giảm. Thiếu O2 rễ bị đầu độc
do sản phẩm của hô hấp yếm khí (rượu, axetanđehit...)
+ Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao. Môi trường có nồng độ cao hơn dịch bào, rễ không hấp thu
nước. Lá vẫn thoát hơi nước → lượng nước trong lá giảm.
+ Chậu 3: Để ngoài nắng gắt. Nước bốc hơi nhanh. Đất thiếu nước, không bù đủ lượng nước bị mất.
+ Chậu 4: Để trong phòng lạnh. Nhiệt độ thấp, độ nhớt chất nguyên sinh tăng. Độ nhớt tăng gây khó khăn
cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm.
c. - Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-
- Trong 2 dạng này thì NH4+ dễ làm cho đất bị chua vì:
+ Ion này có thể trao đổi với H+ trên bề mặt keo đất giải phóng ion H+ trở thành dạng tự do.
+ Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ chua của đất: NH4+ + H2O → NH3 +
H3 O+
Câu 32: Đồng hóa nitơ đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và sự phát triển của tế bào thực vật.
Tế bào thực vật cần nitơ vô cơ ở dạng ammonium (NH4 +) và nitrat (NO3-). Khi đi vào tế bào thực vật qua
phân tử vận chuyển nitrate gắn màng (NRT), NO3- có thể biến đổi NO2- bởi enzyme khử nitrate (nitrate
reductase - NR) và sau đó thành NH4+ và amino acids (AA). Hơn nữa NO2- có thể được chuyển thành nitric
oxide (NO), sau đó là S-nitrosoglutathione (GSNO) bằng phản ứng với glutathione (GSH), và cuối cùng ôxy
hóa glutathione (GSSG) và NH4+ nhờ sự xúc tác của S-nitrosoglutathione reductase 1 (GSNOR1).

a. Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là sản phẩm nhưng đóng vai trò gì trong hình trên?
b. Nồng độ NH4+ được kiểm soát bởi enzyme nào?
c. Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật?
HD:
a. - Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là một trong các sản phẩm nhưng đóng vai trò điều hòa
sự truyền tín hiệu cho sự hình thành NH4+ và đồng hóa NO3-.
b. - Nồng độ NH4+ chủ yếu được kiểm soát bởi enzyme NR do enzyme NR xúc tác phản ứng chuyển NO3 -
thành NO2_ và NO2- mới trực tiếp chuyển hóa thành NH4+. Ngoài ra, sau khi NO3- chuyển thành NO2_ ,
nồng độ NH4+ có thể được kiểm soát bởi enzyme GSNOR1.
c. - Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật: - Cung cấp nitơ phần
lớn cho thực vật nhằm tạo ra các acid amin cung câp cấp đạm cho thực vật.
- Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử cần thiết cho hoạt động tế bào trong đó enzyme xúc tác là một phần
không thể thiếu đảm bảo cho hoạt động bình thường của tế bào.
Câu 33: a. Giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây? Nguyên tố kali cho hiệu quả tốt nhất đối với
những loại cây trồng nào? Vì sao?
b. Giải thích ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh.
c. Nêu cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm tự do trong đất?
a. Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
- K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch mạch rây, từ đó
giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát sinh một áp suất
dương trong mạch rây.
- Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm (8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội bào thấp. Tận
dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào trong dịch mạch
rây.
* Những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn….
Vì Kali giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự trữ, tăng hàm lượng tinh bột. Đối với những cây
trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.
b. Trong quá trình trao đổi Nitơ có quá trình khử NO3- gồm:
NO3- → NO2- → NH3
Bước NO3- → NO2- cần lực khử NADPH, bước NO2- → NH3 cần lực khử FredH2.
Lực khử NADPH, FredH2 hình thành trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
c. Cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm là:
Rễ cây bài tiết các axit hữu cơ (như axit malic, axit xitric,…).
Các axit này liên kết với các ion nhôm tự do làm giảm hàm lượng nhôm tự do trong đất.
Câu 34: a. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho
sinh trưởng và phát triển của cây. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-
5) và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
b. Có 3 cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như
nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được
số liệu như sau:
Cây Số lượng nước thoát (ml) Số lượng dịch tiết (nhựa) (ml)
Hồng 6,2 0,02
Hướng dương 4,8 0,02
Cà chua 10,5 0,07
Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?
HD:
a. Các hạt keo đất như hạt đất sét thường tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K+, Na+,
Ca2+…) trên bề mặt hạt keo.
- Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H+, H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn
đến giải phóng nhiều cation khoáng. Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa
trôi vào tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua sẽ là đất nghèo cation khoáng.
- Đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H+ nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo đất, vì
vậy đất kiềm là đất giàu cation khoáng.
b. Qua bảng số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa động cơ phía trên và động cơ phía dưới: nếu
động cơ phía trên lớn thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại (VD minh họa lấy từ bảng).
- Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02 ml) nhưng lượng nước thoát ra khác nhau
(hồng 6,2 ml; hướng dương 4,8 ml) chứng tỏ các cây khác nhau chủ yếu là vai trò quyết định của động cơ phía
trên.
Câu 35: 1. Khi nói về quá trình trao đổi nước, khoáng ở thực vật, hãy giải thích ngắn gọn các câu sau:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
b. Tại sao không tưới nước cho cây khi trời nắng gắt?
c. Tại sao bón phân vi lượng phun ở dạng dung dịch qua lá có hiệu quả nhất?
d. Tại sao cây trên cạn khi ngập úng lâu sẽ chết?
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành như thế nào? Giả sử cây khoai tây đang trong giai
đoạn phát triển sử dụng tinh bột ở thân củ để ra hoa. Áp suất dương thay đổi như thế nào trong mạch rây từ
thân củ đến mô hoa?
HD:
1. Giải thích:
a. Các cây này thường thấp, dễ bị hiện tượng bão hòa hơi nước đồng thời áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ
rễ lên lá.
b. Khi trời nắng gắt nhiệt độ trên bề mặt đất cao, khi tưới nước bốc thành hơi nóng làm héo khô lá. Các giọt
nước đọng lại trên lá tác dụng như một thấu kính hội tụ thu năng lượng ánh sáng mặt trời làm cháy lá.
c. Dạng dung dịch hòa loãng với nồng độ thấp → lá sẽ hấp thụ trực tiếp, sử dụng nhanh, không bị phụ thuộc
đặc điểm, tính chất của đất → hiệu quả cao.
d. Đất nén chặt, thiếu oxi, hô hấp kị khí → tạo ra các sản phẩm gây độc và ảnh hưởng đến khả năng cung
cấp ATP cho cây. Lông hút đứt gãy, cây không lấy được nước.
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành trong quá trình vận chuyển đường từ nơi nguồn đến
nơi chứa.
- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, vận chuyển chủ động vào trong mạch rây.
- Áp suất thẩm thấu trong mạch rây cao → hút nước từ mạch gỗ vào.
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch tăng, tạo áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi chứa.
- Đối với cây khoai tây đang sinh trưởng ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở mạch
gỗ ( phía gần thân củ) → và giảm dần về phía mạch gỗ ở chồi hoa.
Câu 36: a. Nhận định “Dòng mạch rây là dòng vận chuyển từ trên lá xuống” là đúng hay sai ? Giải thích.
b. Trong một thí nghiệm người ta sử dụng lá của hai loài khác nhau với diện tích bề mặt và khối lượng lá
bằng nhau. Các lá đều được đặt trong một phòng kín có cùng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng
như nhau. Trọng lượng của lá được ghi lại sau mỗi giờ. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở đồ thị sau:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của lá hãy giải thích kết quả thí nghiệm ?
HD:
a. - Sai.
- Dòng mạch rây có thể vận chuyển từ trên lá xuống hoặc từ dưới lên phụ thuộc vào vị trí cơ quan sản xuất
hay cung cấp đường và cơ quan dự trữ hoặc tiêu thụ đường.
- Nhưng luôn chảy từ nguồn đường đến bồn chứa hoặc nơi tiêu thụ.
- Mỗi mạch libe luôn có một đầu nguồn và một đầu bồn chứa, hai đầu này có thể đổi chức năng cho nhau
theo mùa hoặc theo giai đoạn phát triển của cây một cách linh hoạt.
b. - Sau 5h khối lượng lá 1 giảm nhanh hơn so với lá 2 điều này chứng tỏ cường độ thoát hơi nước của lá 2
nhanh hơn lá 1.
Giải thích:
- Lá 1 có tầng cutin dày hơn lá 2
- Lá 2 có số lượng khí khổng nhiều hơn lá 1
- Lá 1 có khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới làm hạn chế quá trình thoát hơi nước.
Câu 37: a. Ngâm hạt lúa và hạt thầu dầu vào các môi trường khác nhau sau đó theo dõi sự tăng khối lượng
và tỉ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả thu được như sau:
Cách xử lí Khối lượng tăng Tỉ lệ nảy mầm (%)
(%)
Hạt lúa ngâm trong nước 98 100
Hạt lúa ngâm trong manitol 12 0
Hạt thầu dầu ngâm trong nước 11 0
Hạt thầy dầu nhúng nước nóng trước 110 80
khi ngâm trong nước
Biết rằng manitol là một loại đường mà thực vật không hấp thu.
Hãy giải thích tác động của nước, manitol và nước nóng trong thí nghiệm trên.
b.

Quan sát hình trên và cho biết tên cấu trúc A, B. Nêu vai trò của hai cấu trúc này đối với thực vật.
HD:
a. - Nước: xâm nhập vào các tế bào của hạt, làm tăng khối lượng hạt, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm
- Manitol: ngăn cản sự xâm nhập của nước vào tế bào (có thể do manitol tạo áp suất thẩm thấu nhất định của
môi trường bên ngoài tế bào), do đó khối lượng hạt tăng ít và không nảy mầm.
- Nước nóng có tác dụng làm mềm lớp vỏ của thầy dầu từ đó giúp dễ thấm với nước.
b. A- ngoại rễ nấm, B- nội rễ nấm
- Vai trò:
+ tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng chất
+ nấm tiết ra các nhân tố sinh trưởng kích thích rễ sinh trưởng và phân nhánh
+ nấm tiết ra các chất kháng sinh bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh trong đất
Câu 38: 1. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? Tại sao khi lúa nước
28
bước vào giai đoạn đứng cái (giai đoạn vươn lóng), người ta thường rút nước phơi ruộng?
Plant anatomy and physiology

2. Lá thứ 2 củaThe
một cây lúa
second leafmỳ non2)(Triticum
(Leaf of a youngaestivum) đangplant
and growing sinh of
trưởng
wheatđược cung aestivum)
(Triticum cấp dinh dưỡng
was fedthông
via a
qua một chiếc nắp hình chữ nhật được cắt đối xứng ở chính giữa phiến lá và được nối với một ống chứaa
rectangular flap cut symmetrically in the middle of the lamina and brought into a tube with
feeding
dung dịch có các solution
nguyên containing
tố phóng (63Ni), nickel
radioactive
xạ: niken mangan (63Ni),
(54Mn)
manganese 54Mn) and zinc (65Zn). After 1,
và kẽm ((65Zn). Sau 1, 2, 7 và 28 ngày,
2, 7 and 28 days, the contents of radioactive elements were measured in different parts of the
hàm lượng các nguyên tố phóng xạ được đo ở các phần khác nhau của cây. Nồng độ đo được trong nắp và
plant. Concentrations measured in the flap and Leaf 2 are shown in orange in the figure.
trong lá thứ 2 thể hiện màu da cam trong hình dưới đây.
1 Day 2 Days 7 Days 28 Days
Leaf 7
Leaf 6
Leaf 5
Leaf 4
Leaf 3
Leaf 2
Leaf 2 Flap
Leaf 1
Roots

Leaf 7
Leaf 6
Leaf 5
Leaf 4
Leaf 3
Leaf 2
Flap
Leaf 1
Roots

Leaf 7
Leaf 6
Leaf 5
Tube with flap inside Leaf 4
Leaf 3
Leaf 2
Flap
Leaf 1
Roots

Content [cpm (counts per minute) per plant part]

Hãy chỉ ra câuIndicate


nào sau đây đúngof
if each vớithe
kết following
quả thể hiện trong hình is
statements trên.
in agreement with the results shown
A. Các cây hấpabove.
phụ tất cả các loại nguyên tố trong dung dịch dinh dưỡng trước lần đo thứ nhất.
B. Phần lớn Niken được
A. The vận absorbed
plants chuyển tớithe
các cơ quan
entire đang
feeding sinh trưởng.
solution provided before the first measurement.
C. Mangan có độ di chuyển trong phloem cao hơn so với độ
B. Nickel is mostly transported to growing organs.
di chuyển của kẽm hoặc niken.
D. Lá 2 trở thành cơ quan cung cấp đường dư sau ngày thứ nhất.
HD: C. Manganese has higher phloem mobility than zinc or nickel.
. *Cây hút nướcD.bằng
Leafcơ chế
2 is thẩm into
turning thấuanên:
net sugar exporter after Day 1.
- Khi mới bón phân cây khó
A. True hút nước
B. True (do nồng
C. False độ khoáng ở trong dung dịch đất cao).
D. False
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
Original commentary
Correct answers
*Bước vào giai đoạn đứng cái người ta rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào phía dưới mô
phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
- Vì vậy rút nước phơi ruộng lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở những ruộng
lúa sinh trưởng mạnh.
2. A. Đúng.
B. Đúng. Ni được tích lũy đầu tiên trong lá 3, sau đó ở lá 4. Sau vài ngày, Ni được di chuyển lên lá 5-7.
C. Sai. Mn (được biết là có tính di động thấp) nằm ở lá thứ hai, trong khi Zn và Ni bị giảm ở lá 2 và xuất
hiện với số lượng đáng kể ở các bộ phận khác của cây.
D. Sai. Lá hai là lá trực tiếp được tiến hành thí nghiệm. Vào ngày 1, Ni đã được chuyển từ lá 2 sang 3 qua
phloem.
Câu 39:
1. Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây
sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B,
C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng
cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí?
Giải thích.
2. Một luống rau được bón các loại phân bình thường. Sau
một thời gian dài trời âm u và lạnh. Khi kiểm tra chất lượng
rau thấy hàm lượng NH#$ và NO-# cao và có nguy cơ gây
ngộ độc cho người sử dụng. Hãy giải thích.
HD:
1. - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin
- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
- Giải thích:
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế
bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm -
> đường C
+ Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa,
ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D.
+ Đường A và B cao hơn đường C nên ko phải đường thoát hơi nước qua cutin.
2. - Quát trình đồng hóa Nitơ ở TV gồm 2 giai đoạn:
+ Khử nitrat: !"#- → !"#- → NH#$ (cần NADPH và FredH2).
+ Đồng hóa amoni: NH#$ + cetoaxit (R-COOH) → axit amin.
- Trời âm u, thiếu ánh sáng, cây không quang hợp, không sinh NADPH để biến đổi !"#- → !"#-. Không
sinh FredH2 để biến đổi !"#- → NH#$. Dẫn đến dư thừa !"#- .
- Trời lạnh, nhiệt độ thấp → hô hấp giảm ảnh hưởng đến chu trình Krebs → thiếu R – COOH, thiếu nguyên
liệu đồng hóa amoni → dư thừa NH#$ .
- Dư thừa NH#$ và NO-# có thể gây ngộ độc cho người khi sử dụng.
Câu 40: a. Cho biết nơi sống và đặc điểm hình thái thân, rễ, lá của thực vật hạn sinh lá cứng?
b. Cho các nhóm thực vật: rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...), xương rồng, hoa đá,
thuốc bỏng, lô hội, phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
Hãy xếp các đại diện trên vào 3 nhóm thực vật: thủy sinh, hạn sinh mọng nước và hạn sinh lá cứng?
HD:
a. - Nơi sống: Sống ở nơi khô hạn hoặc nơi có nước nhưng cây khó hấp thụ.
- Đặc điểm hình thái:
+ Thân cứng, màu sẫm, vỏ dày.
+ Rễ rất phát triển.
+ Lá nhỏ, dày, cứng, nhiều khí khổng. Lá có thể biến thành gai hoặc vảy.
b. - Thực vật thủy sinh: Các loài rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...).
- Thực vật hạn sinh mọng nước: Các loài xương rồng, hoa đá, thuốc bỏng, lô hội.
- Thực vật hạn sinh lá cứng: Các loài phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
Câu 41: a. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp
suất âm thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn? Giải thích.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có gây
hại cho cây trồng không? Giải thích?
HD:
a. - Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp suất
âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn ở thân do đặc tính phân cực của các
phân tử nước. Lực này duy trì dòng nước liên tục, hỗ trợ kéo nước lên.
+ Lực đẩy từ rễ do quá trình hấp thụ nước từ đất.
- Áp suất âm tăng dần (âm hơn) theo hướng từ dưới lên do lực hút từ phần ngọn cây tạo áp suất âm và lực
đẩy từ rễ làm giảm áp suất âm. Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới, lực đẩy từ rễ
lớn nhất dưới gốc, giảm dần lên trên. Vì vậy ở rễ áp suất âm bé nhất, ở ngọn áp suất âm lớn nhất. (Lưu ý: học
sinh mô tả đúng lực hút mạnh nhất ở trên ngọn và giảm dần phía gốc là cho điểm).
b. - Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô hấp.
Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình thành
nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH3, đây là
chất gây độc cho tế bào.
Câu 42: 1. Ngâm tế bào của 1 loại mô thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ. Hãy cho biết, khi nào sức
căng trương nước của tế bào xuất hiện và biến thiên như thế nào?
2. Lập phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào?
HD:
1. - Khi tế bào nhận nước thì sức căng trương nước T của tế bào xuất hiện.
- T tăng khi tế bào tiếp tục hút nước.
- Tế bào mất nước thì T giảm
2. phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào:
S=P–T
S: sức hút nước của tế bào
P: Áp suất thẩm thấu của tế bào
T: sức căng trương nước của tế bào
(viết được phương trình được 0.25đ; chú thích được S, P, T được
Câu 43: Cả thực vật và côn trùng đều đối mặt với vấn đề bị mất nước khi chuyển từ dưới nước lên sống trên
cạn.
a. Chỉ ra một sự biến đổi giúp giảm mất nước được sử dụng chung bởi cả thực vật và côn trùng?
b. Côn trùng giới hạn sự mất nước bằng việc làm giảm tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích cơ thể
(S/V). Tại sao thực vật không sử dụng phương thức này để làm giảm sự mất nước?
c. Một số thực vật hạn sinh có lá cuộn lại, chiều hướng cuộn lá của chúng như thế nào và ý nghĩa của hiện
tượng này?
HD:
a. Cả thực vật và côn trùng đều có lớp chống thấm bao phủ bề mặt cơ thể và có hệ thống các lỗ khí có thể
điều khiển đóng/mở cho phép các khí ra vào cơ thể theo sự điều khiển, chủ động sự mất nước.
b. Thực vật không thể giới hạn sự mất nước bằng cách làm giảm tỉ lệ S/V vì chúng không chủ động di
chuyển để uống nước như côn trùng nên phải có hệ rễ với tổng diện tích lớn và chúng quang hợp nên cần
tổng diện tích lá lớn để hấp thu quang năng.
c. – Lá của chúng cuộn lại, mặt dưới của lá cuộn vào trong vì hầu hết lỗ khí của lá tập trung ở mặt dưới.
- Sự cuộn lá làm tăng thế nước ở khu vực quanh khu vực các lỗ khí ở dưới, hơi nước ra khỏi lỗ khí mà không
thoát được ra ngoài, tăng áp suất hơi nước và làm giảm tốc độ mất nước.
Câu 44: 1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau
của ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương
ứng.
a. Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem.
b. Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng của
cây (ở rễ).
2. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào
(symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng?
HD:
1. a. – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng giảm).
– Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thoát hơi nước nhiều từ lá (các tế bào thịt lá) → thế nước trong
lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào các tế bào thịt lá →
sự chênh lệch (gradient) thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp suất giảm) trong các các xylem.
b. – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm.
– Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất ở dưới,
giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất.
2. – Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào
Đặc điểm Con đường vô bào Con đường tế bào
Con đường Nước đi qua khoảng trống giữa Nước đi qua tế bào chất, qua
đi thành tế bào với màng sinh chất, không bào, sợi liên bào, qua tế
các khoảng gian bào đến lớp tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của
bào nội bì thì xuyên qua tế bào rễ
này để vào mạch gỗ của rễ
Tốc độ Tốc độ di chuyển của nước nhanh Tốc độ di chuyển của nước
dòng nước chậm do gặp lực cản của keo
chất nguyên sinh ưa nước và
các chất tan khác
Kiểm soát Các chất khoáng hòa tan không Các chất khoáng hòa tan được
chất hòa tan được kiểm soát chặt chẽ kiểm tra bằng tính thấm chọn
lọc của màng sinh chất
– Vai trò: Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho nước và các
chất khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm soát các chất hòa
tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại.
----- HẾT ----

You might also like