You are on page 1of 9

Chuyên Tuyên Quang

Câu 3. (2,0 điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG
TB (ĐỒNG HÓA)

Ở thực vật bậc cao:

1. Nếu một chất độc làm ức chế enzim Rubisco của chu trình Calvin thì điều gì sẽ
xảy ra đối với pha sáng? Giải thích?

2. Trong pha sáng của quang hợp, chất cho điện tử đầu tiên là chất gì và cuối pha
sáng các điện tử sẽ tập trung trong chất nào? Giải thích?

Câu 4. (2,0 điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG
TB (DỊ HÓA)

1. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim?
Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim
thì làm thế nào có thể phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?

2. Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không
chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?

Câu 5. (2,0 điểm): TRUYỀN TIN TẾ BÀO VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH

1. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu
enzyme phospholipase C. Enzyme này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng
trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G – protein đồng thời kích hoạt một con
đường với chất truyền tin thứ hai. Bạn hãy đề xuất một nguyên nhân có thể dẫn đến vô
sinh khi thiếu enzyme phospholipase C? (Gợi ý: Phospholipace C phân giải PIP2).

Câu 6. (2,0 điểm): PHÂN BÀO.

1. Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt động
chung của các thành phần đó.

2. Nêu chức năng của các prôtêin: Cyclin, kinaza, Shugoshin, Condensin,
Kinetochoes trong quá trình phân bào
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
Câu 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hoá) (2,0 điểm).
a. Phân biệt hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II trong pha sáng của quang
hợp về trung tâm phản ứng, thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử, con đường vận
chuyển điện tử và sản phẩm.
b. Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối của cây mía:

2 3 3 chu trình Canvin 5

CO2
CO2

1 4
4
ATP
I II
- Cho biết tên của chu trình trên. Vị trí xảy ra quá trình I và quá trình II trong tế bào.
- Viết tên các chất từ số 1 đến số 5 trên sơ đồ. Chỉ rõ mỗi chất chứa bao nhiêu nguyên tử
cacbon.
- Nếu đưa cây mía trồng ở nơi có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ và ánh sáng vừa phải thì chúng
có tổng hợp chất hữu cơ theo con đường trên không? Tại sao?
Câu 4. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hoá) (2,0 điểm).
1. Cho hình sau đây:

Biết hình 1 thể hiện enzim hoạt động bình thường. Nêu điểm khác nhau cơ bản về sự tác
động của chất X và chất Y đến hoạt động của enzim trong hình 2 và hình 3. Bằng cách
nào có thể xác định một chất Z tác động đến enzim giống như chất X hay chất Y?
2. a. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH,
FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?

b. Trong tế bào nhân thực, sự biến đổi thuận nghịch NAD + NADH diễn ra ở những
quá trình sinh học nào? Giải thích.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm).
a. - Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ
thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan
trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào
chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca2+?
- Epinephrin kích thích phân giải glycogen bằng cách hoạt hóa enzim glycogen
phosphorylaza trong bào tương. Nếu epinephrin được trộn với glycogen phosphorylaza và
glycogen trong ống nghiệm thì glucozo -1- phosphat có được tạo ra không? Tại sao?
Câu 6. Phân bào (2,0 điểm).
1. Trong chu kì tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Trình bày vai trò của
các điểm kiểm soát đó?
2. a. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân bình thường theo lí
thuyết sẽ thu được mấy loại giao tử? Viết kiểu gen của các loại giao tử đó?
b. Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân dẫn đến sự đa dạng di
truyền mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích?

CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM


Câu 3. (2 điểm) Đồng hóa
a. Methylene blue (MB) có màu xanh và bị mất màu khi ở dạng bị khử (MBH 2). Khi
cho lục lạp tách rời (vẫn thực hiện được các chức năng như trong cơ thể) vào môi trường
có chứa MB và chiếu sáng thì màu xanh biến mất.
- Hãy giải thích kết quả trên.
- Trong quang hợp tự nhiên, hợp chất nào sẽ thay thế MB nói trên?
b. Một trong những cơ chế điều hòa việc cố định CO 2 trong chu trình Canvin là hoạt
động của các enzim phụ thuộc pH. Các enzym này tăng hoạt tính ở pH cao. Hãy giải thích
vai trò thúc đẩy cố định CO2 của chúng dưới ánh sáng.
Câu 4. (2 điểm) Dị hóa
a. Có nhiều cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzym có thể phục hồi, trong đó có
chất ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh. Phân biệt hai cơ chế này và nêu cách
nhận biết mỗi cơ chế dựa vào hoạt động của enzym thông qua hai yếu tố Km (hằng số
Michalis Menten) và Vmax (vận tốc cực đại).
b. Trạng thái ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm mức
trao đổi chất. Trong tế bào của động vật ngủ đông có một loại prôtêin không kết cặp với
cơ chế hóa thẩm.
- Prôtêin này nằm ở vị trí nào?
- Giải thích vai trò của loại prôtêin này.
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào – phương án thực hành
Insulin được biết đến như một loại hoocmôn có chức năng làm giảm nồng độ glucôzơ
trong máu và dự trữ trong các loại mô đặc biệt tại gan, cơ và mô mỡ. Các bệnh nhân đái
tháo đường cũng được bác sĩ tiêm insulin vào máu để chữa trị.
a. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu cơ chế tác động của Insulin vào các tế bào đích
để hoạt động chức năng.
b. Insulin sẽ gắn lên loại thụ thể nào? Trình bày thí nghiệm chứng minh và giải thích.
Câu 6. (2 điểm) Phân bào
a. Giải thích tại sao những sai hỏng liên quan đến con đường tế bào chết theo chương
trình có thể dẫn đến trẻ sinh ra có màng chân hay màng tay?
b. Giải thích vì sao sự phân chia của dòng tế bào ung thư Hela bị mất kiểm soát?

CHUYÊN SƠN LA
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá trình quang hợp ở
thực vật? Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối của quang hợp? Nếu
sử dụng CO2 có 18O làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản
phẩm nào của quang hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối
hoàn toàn có thể lấy từ quá trình hô hấp?

Câu 4 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H + ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực
vật?
c. Tại sao nếu không có oxi thì sự tổng hợp ATP trong
ti thể của tế bào bị đình trệ? Trong phương trình tổng
quát của quá trình hô hấp, O2 cuối cùng có mặt trong
CO2 hay H2O? Giải thích.

Câu 5 (2 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành


1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan
trọng trong truyền tin tế bào.
Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó
trong quá trình truyền tin của tế bào.
Câu 6 (2 điểm): Phân bào
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Trong chu kì tế bào có sự tham gia của nhân tố điều chỉnh, là phức hệ prôtêin gọi
là cyclin- Cdk (cyclin dependant kinase).
a. Mối quan hệ giữa Cyclin và Cdk được thể hiện như thế nào?
b. Ở tế bào động vật có vú sử dụng nhiều loại cyclin tham gia điều chỉnh hoạt
tính Cdk (như cyclin A, B, D, E). Hãy phân biệt thời điểm hình thành, thời gian tồn
tại và vai trò của prôtêin cyclin A và cyclin B trong quá trình phân bào.

CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ


Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)

Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và
cộng sự nhờ việc sử dụng thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới đây:

Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấu trong một bình thủy tinh có
chiếu sáng. Nguồn carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO3- được đánh dấu phóng xạ
14
C. Cứ sau mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm
chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem phân tích những
tính chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:

Thời gian
Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
(giây)

0 HCO3-

5 3 – Phosphoglycerate

10 G3P + triosephosphate

15 G3P + triosephosphate + glucose

20 G3P + triosephosphate + glucose + RiDP

a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong thực
nghiệm kể trên?

b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy
G3P được chuyển hóa thành triosephosphate.

c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải
cơ chế của hiện tượng.

d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời
gian 1 phút, thu 5 lần trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực
nghiệm, nguồn cung cấp HCO3- rất cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp
HCO3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút đầu, nồng độ RiDP và G3P không
đổi, trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO 3- , nồng độ G3P suy giảm nhanh
chóng về một mức cân bằng. Còn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một hàm lượng tối đa
(3 phút 30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự
biến đổi nồng độ RiDP và G3P

Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)

Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch
chứa ty thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ
sau:

Sự thay Thêm O2
đổi nồng 60
+
độ H
40
-9
(10 mol)
20
0
0 60 120 180 240 300

Thời gian (s)

b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi
pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?

c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH
của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành

5.1. Truyền tin tế bào: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên
quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn
năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP
phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo
hoặc mất ngủ.

Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào


a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh
hưởng đến sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến
đó có khả năng xảy ra ở gen mã hóa loại protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và
tạo điều kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha
G2 sẽ bắt đầu nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích tại sao?
c) Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các
tế bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha S thì
các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?

You might also like