You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ BÀI THI KẾT THÚC HỌC KỲ II 2022-2023

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Môn học: Thực tập Hóa hữu cơ: CHE1191
(Dành cho sinh viên lớp Dược học)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên sinh viên:………………………………………… Điểm (bằng số) Điểm (bằng chữ)


Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………...
Mã sinh viên:………………………………………………..
Số thứ tự: ……………………………………………………

BÀI LÀM (khoanh tròn vào các đáp án phù hợp nhất)
Câu 1: Chiết suất của một chất lỏng tinh khiết phụ thuộc vào:
A. bước sóng ánh sáng, dung môi và nhiệt độ
B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ đo
C. chỉ phụ thuộc vào bước sóng đo
D. bước sóng, nhiệt độ đo
Câu 2: Để làm khô aniline có thể sử dụng các chất làm khô nào được liệt kê dưới đây:
[A.] CaCl2NaOH; Na2SO4KOH; CaO C. H2SO4; CaCl2; MgSO4
A.[B.] P2O5; NaOH rắn; CaO D. CaCl2; Na2SO4; (NH4)2SO4
Câu 3: Dung môi được sử dụng để chiết cần đạt yêu cầu nào sau đây:
A. không hòa tan trong dung môi gốc và hòa tan chất cần chiết tốt hơn dung môi gốc

B. không hòa tan trong dung môi gốc và phản ứng hóa học tốt với chất cần chiết
C. hòa tan chất cần chiết ít hơn dung môi gốc và không hòa tan trong dung môi gốc
D. hòa tan tốt trong dung môi gốc và không phản ứng hóa học với chất cần chiết
Câu 4: Để biết quá trình chưng cất lôi cuốn aniline đã kết thúc hay chưa có thể quan sát giọt ra khỏi sinh
hàn. Nếu giọt ra khỏi sinh hàn trong suốt thì aniline đã được cất ra hết. Điều này có thể được giải
thích:
A. Do aniline đã hết nên không tạo huyền phù với nước, do đó giọt cất ra trong suốt
B. Do aniline đã hết nên không tạo nhũ tương với nước, do đó giọt cất ra trong suốt
[C.] Do aniline không rất ít tan trong nước nên giọt cất ra cần trong suốt
C.[D.] Do aninline tan hoàn toàn trong nước nên giọt cất ra trong suốt
Câu 5: Quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước trong bài tinh chế anilin kết thúc, dung dịch thu được:
A. Hỗn hợp đồng nhất aniline và nước
B. Hỗn hợp tách thành hai lớp aniline ở lớp trên, nước ở lớp dưới
C. Hỗn hợp tách thành hai lớp: aniline ở lớp dưới, nước và phần aniline tan được ở lớp trên
D. Hỗn hợp tách thành hai lớp: aniline và toluene ở lớp trên, nước ở lớp dưới.
Câu 6: Trong bài điều chế acid benzoic từ toluene và KMnO4; sau khi đun 4 h, hỗn hợp sau phản ứng
gồm:
A. Kali benzoate; MnO2; KMnO4 dư; nước
B. Acid benzoic; MnO2; KMnO4 dư; nước
C. Kali benzoate; MnO2; KMnO4 dư; nước, KOH
D. Acid benzoic; MnO2; toluene dư; nước
Câu 7: Dung môi lựa chọn để kết tinh lại phải những có tiêu chí trong các tiêu chí sau đây:
A. Không phản ứng hóa học với chất cần kết tinh, có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ nóng chảy của
chất cần kết tinh.
B. Hòa tan tốt chất cần kết tinh ở trạng thái nóng và kém tan ở trạng thái lạnh, cCó nhiệt độ sôi cao
hơn nhiệt độ nóng chảy của chất cần kết tinh
[B.] Không phản ứng hóa học với chất cần kết tinh, Hòa hòa tan tốt chất cần kết tinh ở trạng thái
nóng và kém tan ở trạng thái lạnh

1
[C.] Không phản ứng hóa học với chất cần kết tinh, Hhòa tan có chọn lọc chất cần kết tinh ở nhiệt độ
cao và không hòa tan tạp chất, ở nhiệt độ thấp thì ngược lại.
Câu 8: Trong quá trình kết tinh lại, việc để nguội từ từ hỗn hợp sau khi lọc nhằm mục đích?
C.[D.] Tăng lượng sản phẩm sau kết tinh lạiC. Tinh thể sẽ tinh khiết hơn
D.[E.] Tinh thể sẽ khô hơn D. Hạt tinh thể to hơn
Câu 9: Khi bị bỏng bởi H2SO4 đặc cần:
A. Rửa nhiều lần bằng nước lạnh, rửa lại vết thương bằng dung dịch NaOH loãng.
B. Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 15 phút, rửa lại bằng dung dịch Na2CO3 bão hòa
C. Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 15 phút, rửa lại bằng dung dịch NaHCO3 2%
D. Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 15 phút, rửa lại bằng dung dịch Ca(OH)2 2%
Câu 10: Nhãn chai có hai kí hiệu sau cho biết điều gì
A. Chất dễ cháy và gây nguy hiểm cho sức khỏe
B. Chất gây nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường
C. Chất độc và gây nguy hiểm cho môi trường
D. Chất gây nguy hiểm cho sức khỏe và ăn mòn

Câu 11: Mục đích của việc sử dụng đá bọt trong chưng cất là:
A. Tăng khả năng phân tách C. Làm giảm áp suất hơi
B. Làm tăng áp suất hơi D. Ngăn chặn hiện tượng quá sôi
Câu 12: Trong bài điều chế acid benzoic từ toluene và KMnO4, mục đích chính của việc lắc hỗn hợp phản ứng
trong quá trình đun sôi?
A. Hạn chế sự hình thành MnO2
B. Làm giảm sự bay hơi của toluene
C. Hạn chế sự đóng cắn của MnO2 dưới đáy bình cầu, nếu không sẽ gây ra sự sôi bùng (sôi đột ngột).
D. Giúp cho acid benzoic hình thành được tinh khiết hơn
Câu 13: Để thực hiện quá trình kết tinh lại, cần hòa tan chất cần kết tinh trong dung môi đến:
A. Dung dịch bão hòa ở trong dung môi nóng
B. Dung dịch quá bão hòa ở trong dung môi nóng
C. Dung dịch bão hòa ở trong dung môi lạnh
D. Dung dịch loãng ở trong dung môi nóng
Câu 14: Giá trị chỉ số khúc xạ (chiết suất) của:
A. Một chất lỏng không phụ thuộc vào độ tinh khiết
B. Tất cả các chất lỏng đều lớn hơn 2
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ khi đo
D. Một chất lỏng là tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chất lỏng và tốc độ áng sáng trong không khí
Câu 15: Những chất hữu cơ nào có thể tinh chế bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơn nước?
A. Benzene, acid benzoic C. Aniline, tinh dầu xả
B. Benzene, ethanol D. Aniline, acid benzoic
Câu 16: Giá trị nhiệt độ nóng chảy của một chất rắn?
A. Luôn là một khoảng giá trị, khoảng đó càng hẹp chứng tổ chất càng tinh khiết
B. Luôn phụ thuộc vào nhiệt độ đo
C. Không phụ thuộc vào thành phần tạp chất khi đo
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ khi đo
Câu 17: Chọn thứ tự phù hợp các bước kết tinh lại acid benzoic
A. Hòa tan – Tẩy màu (nếu cần thiết) – Lọc nóng và kết tinh – Lọc hút và sấy khô
B. Tẩy màu (nếu cần thiết) – Lọc nóng và kết tinh - Hòa tan – Lọc hút và sấy khô
C. Hòa tan – Lọc nóng và kết tinh - Tẩy màu (nếu cần thiết) – Lọc hút và sấy khô
D. Lọc nóng và kết tinh – Lọc hút và sấy khô - Hòa tan – Tẩy màu (nếu cần thiết)
Câu 18: Trong kỹ thuật chưng cất lôi cuốn hơi nước nói chung và trong bài tinh chế anline nói riêng khi
sử dụng cổ nối ba có đường kính rộng (~29 mm):
A. Bầu thủy ngân của nhiệt kế cần đặt ở mép dưới của cổ nối ba
B. Bầu thủy ngân của nhiệt kế cần đặt ở chính giữa của cổ nối ba
C. Nhiệt kế phải nhúng vào dung dịch đang sôi
D. Không cần nhiệt kế
Câu 19. Trong kỹ thuật chưng cất đơn, các phân đoan thu được theo:
2
A. Độ phân cực C. Nhiệt độ nóng chảy
B. Nhiệt độ sôi D. Chiết suất
Câu 20. Có các loại sinh hàn sau: (a) sinh hàn không khí; (b) sinh hàn nước; và các loại nguồn nhiệt sau: (c)
cách thuỷ; (d) trực tiếp. Hãy lựa chọn loại sinh hàn và nguồn nhiệt thích hợp để chưng cất các chất sau:
Đối với benzene (Đs 80°C):
A: (a),(c) B: (a),(d)
C: (b),(c) D: (b), (d)
Đối với nitrobenzene (Đs 210°C):
A: (a),(c) B: (a),(d)
C: (b),(c) D: (b), (d)
Câu 21. Toluene có Đs 110,6°C, aniline có Đs 184°C. Có thể dùng phương pháp chưng cất nào để phân tách hai
chất lỏng này ra khỏi nhau?
A. chưng cất phân đoạn, sinh hàn nước, nguồn nhiệt trực tiếp
B. chưng cất phân đoạn, sinh hàn nước, nguồn nhiệt cách thuỷ
C. chưng cất đơn, sinh hàn nước sau đó sinh học không khí, nguồn nhiệt trực tiếp
Câu 22: Có thể hiểu khái niệm đĩa lý thuyết trong phương pháp chưng cất phân đoạn:
A. Là một hình tròn giống hình chiếc đĩa có sẵn trong cột chưng cất
B. Là thiết diện tưởng tượng trong cột chưng cất, tại đó tồn tại các cân bằng nhiệt giữa các cấu tử
C. Là thiết diện thấy rõ trong cột chưng cất, tại đó tồn tại các cân bằng pha giữa các cấu tử
D. Được tính bằng số bầu hình tròn nhìn thấy được trong cột chưng cất.
Câu 23. Khi tiến hành chiết aniline ra khỏi nước bằng toluene, pha hữu cơ nằm ở:
A. Phía trên C. Trộn lẫn với pha nước
B. Phía dưới D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Trong phương pháp chưng cất phân đoạn một chất lỏng sôi ở nhiệt độ không đổi là:
A. chất lỏng tinh khiết
B. chất lỏng tinh khiết hoặc hỗn hợp đẳng phí
C. hỗn hợp đẳng phí
D. hỗn hợp hai chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau
Câu 25: Dung môi nào cần được chưng cất bằng nguồn nhiệt trực tiếp:
A. diethyl ether, t.s. 35 oC
B. nước, t.s. 100 oC
C. ethanol, t.s. 78 oC
D. acetone, t.s. 56 oC
Câu 26: Nếu một chất phân hủy khi đun nóng đến nhiệt độ sôi của nó phương pháp chưng cất thích hợp chất
này là:
A. chưng cất đơn
B. chưng cất lôi cuốn hơi nước
C. chưng cất phân đoạn
D. cả 3 phương pháp đều phù hợp
Câu 27: Hợp chất hữu cơ sau được chiết vào pha nước từ một pha hữu cơ; sau đó được tách từ pha nước này
vào một pha hữu cơ khác bằng cách thêm lần lượt:
Câu 27: Hãy chọn phương án thích hợp để chiết hợp chất hữu cơ sau vào pha nước từ một pha hữu cơ; sau đó
lại được tách từ pha nước này vào một pha hữu cơ khác.

A. natri hydroxide; natri bicarbonate


B. ammonia; natri hydroxide
C. acid hydrochloric; natri hydroxide
D. natri bicarbonate; natri hydroxide
Câu 28: Một sinh viên cân được 2,3 g acid benzoic lẫn tạp chất và thực hiện kết tinh lại. Khối lượng tinh thể
acid benzoic nhận được sau khi kết tinh lại là 0,41 g. Hiệu suất thu hồi acid benzoic của thí nghiệm kết
tinh lại là:

3
Câu 28: Một sinh viên nhận được 2,3 g acid benzoic lẫn tạp chất và thực hiện việc kết tinh lại. Khối lượng tinh
thể acid benzoic nhận được sau khi kết tinh lại là 0,41 g. Hiệu suất thu hồi acid benzoic của thí nghiệm
kết tinh lại là:
A. 42%
B. 18%
C. 12%
D. 5,5%
Câu 29: Trong tổng hợp acid benzoic từ sự oxy hóa toluene (d 0.867 g/ml) với hiệu suất phản ứng oxy hóa là
80% và hiệu suất thu hồi sau kết tinh là 90% thể tích toluene cần thiết để tổng hợp được 1g acid benzoic
là:
A. 1,21 ml
B. 0,80 ml
C. 0,52 ml
D. 1,05 ml

-------------------------------Hết-------------------------------

You might also like