You are on page 1of 10

Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-

1 9 2022

Họ, tên học sinh:........................................................................................ Lớp 9A………

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT


Câu 1. Hợp chất hữu cơ là gì?
A. Là hợp chất của cacbon.
B. Là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua...).
C. Là hợp chất của cacbon và hidro.
D. Là hợp chất của cacbon và hidro (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua...).
Câu 2. Có bao nhiêu loại mạch cacbon?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức… ?
A. phân tử. B. cấu tạo. C. hợp chất. D. hữu cơ.
Câu 4. Chọn phát biểu đúng?
A. Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố oxi.
B. C6H12O6 là hợp chất hữu cơ.
C. Trong hợp chất hữu cơ oxi có hóa trị bằng III.
D. Trong hợp chất hữu cơ hiđro có hóa trị bằng II.
Câu 5. Trong hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bằng
A. II. B. IV. C. III. D. I.
Câu 6. Một phân tử hidrocacbon chứa bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. cacbon. B. hiđro. C. oxi. D. nitơ.
Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 9. Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết
A. thành phần phân tử.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.


C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.
Câu 10. CH2 = CH2 là công thức cấu tạo của chất nào sau đây?
A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Etan.
Câu 11. Số liên kết kém bền có trong phân tử axetilen là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Tính chất vật lí cơ bản của metan là
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 13. Số liên kết đơn và liên kết đôi trong phân tử khí etilen là
A. bốn liên kết đơn và hai liên kết đôi. B. ba liên kết đơn và hai liên kết đôi.
C. bốn liên kết đơn và một liên kết đôi. D. hai liên kết đơn và hai liên kết đôi.
Câu 14. Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?
A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 15. Trong phân tử axetilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. hai liên kết đôi. B. một liên kết đôi. C. một liên kết đơn. D. một liên kết ba.
Câu 16. Trong quá trình chín, trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí gì?
A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Khí cacbonic.
Câu 17. Chất được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại là
A. H2. B. C2H2. C. C2H5OH. D. C2H4.
Câu 18. Chất nào sau đây dùng để sản xuất nhựa PE (Polietilen)?
A. Metan. B. Etilen. C. Rượu etylic. D. Axit axetic.
Câu 19. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của etilen?
A. Điều chế P.E. B. Điều chế rượu etylic và axit axetic.
C. Dùng để kích thích trái cây mau chín. D. Điều chế khí gas.
Câu 20. Trên nhãn của một chai rượu ghi 18o. Ý nghĩa của con số này là gì?
A. Trong 100ml rượu 18o có 18ml nước và 82ml rượu etylic nguyên chất.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

B. Trong 100ml rượu 18o có 18ml rượu etylic nguyên chất và 82ml nước.
C. Trong 100g rượu 18o có 18g nước và 82g rượu etylic nguyên chất.
D. Trong 100g rượu 18o có 18g rượu etylic nguyên chất và 82g nước.
Câu 21. Rượu etylic và axit axetic có công thức phân tử lần lượt là
A. C2H4O, C2H6O2. B. C2H6O, C2H4O2. C. C3H6O, C2H4O2. D. C3H6O, C3H4O2.
Câu 22. Một phân tử glixerol có bao nhiêu nhóm -OH ?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 0.
Câu 23. Axit axetic có công thức cấu tạo là
A. CH3 - O - CH3. B. CH3 - CH3. C. CH3 - COOH. D. CH3 - CH2 - OH.
Câu 24. Trong 100 ml rượu 40° có chứa
A. 40 ml nước và 60 ml rượu etylic nguyên chất.
B. 40 ml rượu etylic nguyên chất và 60 ml nước.
C. 40 gam rượu etylic nguyên chất và 60 gam nước.
D. 40 gam nước và 60 gam rượu etylic nguyên chất.
Câu 25. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Rượu etylic là chất lỏng, không màu. B. Rượu etylic tan vô hạn trong nước.
C. Rượu etylic sôi ở 78,3°C. D. Rượu etylic nặng hơn nước.
Câu 26. Độ rượu là
A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 27. Công thức cấu tạo của rượu etylic là
A. CH2 – CH3 – OH. B. CH3 – O – CH3. C. CH2 – CH2 – OH2. D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 28. Nhận xét nào đúng về nhiệt độ sôi của rượu etylic?
A. Rượu etylic sôi ở 100°C.
B. Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
C. Rượu etylic sôi ở 45°C.
D. Rượu etylic sôi ở 78,3°C.
Câu 29. Rượu etylic được ứng dụng làm gì?
A. Điều chế bột than. B. Cồn sát khuẩn trong y tế.
C. Kích thích quả mau chín. D. Sản xuất nhựa PVC.
Câu 30. Chất béo có ứng dụng gì?

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

A. Tráng gương, ruột phích.


B. Là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
C. Sản xuất giấy.
D. Làm đồ mĩ nghệ.
Câu 31. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic?
A. Pha giấm ăn.
B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng.
C. Sản xuất cồn.
D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo.
Câu 32. Ứng dụng nào sau đây không phải của chất béo?
A. Sản xuất glixerol.
B. Là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
C. Sản xuất xà phòng.
D. Sản xuất giấm.
Câu 33. Ứng dụng nào sau đây không phải của rượu etylic?
A. Làm nhiên liệu cho động cơ ô tô.
B. Làm nhiên liệu cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.
C. Sản xuất khí axetilen.
D. Pha chế các loại rượu uống.
Câu 34. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ
A. 3-6%. B. 1-8%. C. 2-5%. D. 2-10%.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU


Câu 35. Cho các chất: CH3COOH , CO , C2H6 , BaCO3 , C2H5ONa . Số hợp chất hữu cơ , hợp chất vô cơ
lần lượt là
A. 1 và 4 . B. 2 và 3 . C. 4 và 1 . D. 3 và 2 .
Câu 36. Có thể viết được bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với chất có công thức phân tử C4H10?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Công thức nào sau đây đúng?

A. B.

C. D.
Câu 38. Trong các chất sau: CH4 , CO , C3H6 , CaCO3 , C2H5OH . có bao nhiêu chất là hợp chất hữu cơ?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 39. Có thể viết được bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với chất có công thức phân tử C3H7Cl?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất hiđrocacbon ?
A. C2H6O, C4H9Cl, C2H4O2. B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 41. Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. CH4, C2H6, CO. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO2. D. C2H2, C2H6O, BaCO3.
Câu 42. Có thể viết được bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với chất có công thức phân tử C3H8?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ?
A. C2H6, C4H10, CH4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 44. Phương trình nào sau đây đúng?
A. C2H4 + Br2 → C2H3Br + HBr. B. C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
C. C2H4 + 2Br2 → C2H4Br4. D. C2H4 + 2Br2 → C2H2Br2 + 2HBr.
Câu 45. Để phân biệt CH4 và C2H2 , ta dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch Br2. C. khí H2. D. khí O2.
Câu 46. Sản phẩm tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn khí metan là

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

A. CO2. B. CO2 và H2O. C. CO. D. CO và H2O.


Câu 47. Cho các chất: CH3 – CH2 – CH3 ; CH2 = CH – CH3 ; CH ≡ C – CH3 ; CH3 – CH = CH – CH3 ; CH2
= CH – C ≡ CH ; CH3 – CH2 – CH2 – CH3 . Số chất có thể làm mất màu dung dịch Br2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6
Câu 48. Khi đốt khí etilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 49. Phản ứng đặc trưng của metan là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy
Câu 50. Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
A. nước. B. khí hiđro. C. dung dịch brom. D. NaCl.
Câu 51. Trong các chất sau đây chất làm mất màu dung dịch brom là
A. CH3 - C ≡ C - CH3. B. CH3 - CH3.
C. CH3 - CH2 - CH2 - CH3. D. CH3 - CH2 - CH3.
Câu 52. Để phân biệt CH4 và C2H4 , ta dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch Br2. C. khí H2. D. khí O2.
Câu 53. Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4 ; C6H6. B. CH4 ; C2H6. C. CH4 ; C2H4. D. C2H4 ; C2H2.
Câu 54. Phản ứng đặc trưng của khí etilen là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
Câu 55. Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 56. Trong công nghiệp, axetilen được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
A. Nhiệt phân CaCO3. B. CaC2 + H2O.
C. Lên men dung dịch C2H5OH. D. C2H4 + H2O.
Câu 57. Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2O → Ca(OH)2 + Y. Y có thể là chất nào sau đây?
A. CO2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
Câu 58. Phương trình hóa học nào sau đây đúng?
A. CaC2 + H2O → CaOH + C2H2 B. Ca2C + H2O → 2Ca + CO + H2
C. CaC2 + H2O → CaO + C2H2 D. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
Câu 59. Khí nào sau đây khi cháy không gây ô nhiễm môi trường?
A. CH4. B. H2. C. C4H10. D. CO.
Câu 60. Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

A. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

B. Cung cấp thiếu oxi hoặc không khí cho sự cháy.


C. Không cung cấp oxi hoặc không khí cho sự cháy.
D. Đốt càng nhiều nhiên liệu càng tốt.
Câu 61. Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy .
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi .
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả 3 yêu cầu trên.
Câu 62. Có bao nhiêu phương trình phản ứng xảy ra khi cho lượng dư kali vào ống nghiệm đựng rượu 18o ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 63. Hóa chất dùng để phân biệt axit axetic và rượu etylic là
A. kim loại K. B. quỳ tím. C. khí oxi. D. kim loại Cu.
Câu 64. Dãy chất đều tác dụng được với kim loại Na là
A. CH3 – CH2 – OH ; CH3 – CH3. B. CH3 – CH2 – OH ; CH3 - COOH.
C. CH3 – CH3 ; CH3 – COO – C2H5. D. CH3 – COOH ; CH3 – CH3.
Câu 65. Cho từ từ dung dịch CH3COOH vào ống nghiệm đựng sẵn ít bột Fe2O3. Hiện tượng quan sát được

A. sủi bọt khí không màu. B. xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
C. xuất hiện dung dịch màu vàng nâu. D. xuất hiện dung dịch trong suốt.
Câu 66. Thủy phân chất béo (RCOO)3C3H5 trong môi trường kiềm thu được
A. C3H5(OH)3 và RCOOH. B. C3H5OH3 và RCOOH.
C. C3H5(OH)3 và RCOONa. D. C3H5OH3 và RCOONa.

Câu 67. Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?
A. CH3COOH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CH2. D. CH3OH.
Câu 68. Trong các chất sau chất nào có tính axit?
A. CH3 - OH. B. CH3 - CH2 - COOH. C. CH4. D. CH3 – O - CH3.
Câu 69. Khí CO2 được tạo ra từ phản ứng giữa
A. CH3COOH và NaOH. B. CH3COOH và Na2CO3.
C. C2H5OH và Na2CO3. D. CH3COOH và Mg.
Câu 70. Kim loại nào sau đây tác dụng được với rượu etylic?
A. Na. B. Mg. C. Cu. D. Fe.
Câu 71. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm hay môi trường axit ta luôn thu được
A. O2. B. C3H5(OH)3. C. H2O. D. CO2.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

Câu 72. Dãy chất tác dụng với axit axetic là


A. ZnO ; Cu(OH)2 ; Cu ; CuSO4 ; C2H5OH. B. CuO ; Ba(OH)2 ; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.
C. Ag ; Cu(OH)2 ; ZnO ; H2SO4 ; C2H5OH. D. H2SO4 ; Cu(OH)2 ; C2H5OH ; C6H6 ; CaCO3.
Câu 73. Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại nào sau đây?
A. Na. B. Zn. C. K. D. Cu.
Câu 74. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
A. NaOH ; Na ; CH3COOH ; O2. B. Na ; K ; CH3COOH ; O2.
C. C2H4 ; K ; CH3COOH ; Fe. D. Ca(OH)2 ; K ; CH3COOH ; O2.
Câu 75. Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được
A. glixerol và muối của một axit béo. B. glixerol và axit béo.
C. glixerol và axit hữu cơ. D. glixerol và muối của các axit béo.
Câu 76. Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại
A. phản ứng oxi hóa - khử. B. phản ứng hóa hợp.
C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng trung hòa.
Câu 77. Tổng hệ số cân bằng của phương trình điều chế axit axetic trong công nghiệp: C4H10 + O2 →
CH3COOH + H2O là bao nhiêu?
A. 12. B. 13. C. 10. D. 14.
Câu 78. Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 + H2O → X . X có thể là chất nào sau đây?
A. CH3OH. B. C3H5(OH)3. C. C2H5OH. D. CH3COOH.
Câu 79. Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách
A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh. B. lên men dung dịch rượu etylic.
C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Trang
Trường THPT Lương Thế Vinh Quận HÓA HỌC Năm học 2021-
1 9 2022

III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG


 Cho nguyên tử khối: H = 1 ; C = 12 ; O = 16 ; Na = 23 ; K = 39 ; Ca = 40 ; Fe = 56 ; Br = 80
 Cho công thức tính thể tích khí ở điều kiện chuẩn: V (lít) = 24,79 .

Câu 80. Biết rằng 0,1 lít khí axetilen (ở đkc) thì có thể làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch brom. Nếu
dùng 0,1 lít khí etilen (đkc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là
A. 200ml. B. 100ml. C. 400ml. D. 50ml.
Câu 81. Cho 2,479 lít khí etilen (đkc) phản ứng vừa đủ với dd brom 0,1M. Thể tích dung dịch brom đã tham
gia phản ứng là
A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 82. Đốt cháy hoàn toàn 6,1975 lít khí etilen ở đkc cần dùng lượng oxi (ở đkc) là
A. 20,585 lít. B. 18,5925 lít. C. 24,79 lít. D. 37,185 lít.
Câu 83. Trung hòa 500 ml dung dịch axit axetic 0,2M bằng dung dịch KOH 0,2M. Thể tích dung dịch
KOH cần dùng là
A. 250ml. B. 500ml. C. 1000ml. D. 750ml.
Câu 84. Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đkc) là
A. 6,1975ml. B. 12,395ml. C. 24,79ml. D. 4,958ml.
Câu 85. Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch axit axetic 0,5M. Thể tích dung dịch axit
axetic cần dùng là
A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml.
Câu 86. Hòa tan 5,6 gam Fe vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích H2 thoát ra (ở đkc) là
A. 4,958 lít. B. 2,479 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.
Câu 87. Cho 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung
dịch NaOH cần dùng là
A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml.
Câu 88. Hòa tan 10 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra (ở đkc) là
A. 2,24 lít. B. 2,479 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.

Trang

You might also like