You are on page 1of 14

Bài 2: Chất

1.Chất có ở đâu?

a.Vật thể:

- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.

VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các
chất: đường (tên hóa học là saccarozo), nước, xenlulozo,…;

- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn
hợp mộit số chất.

VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…

b. Chất có ở đâu?

Chất có trong tự nhiên ( đường, xenlolozo,…)

Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…

2. Tính chất của chất

- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi,…

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân
hủy, tình cháy,…

- Các cách nhận biết:

+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng
riêng,..

+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…

- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

+ Biết cách sử dụng chất


+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

3. Chất tinh khiết

- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…

- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác

VD: nước cất

- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Bài tập tự luyện


Bài 1: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Bài 2: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng
cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

A. Màu sắc.

B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng.

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Bài 3: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

A. Đường và muối.

B. Bột than và bột sắt.

C. Cát và muối.
D. Giấm và rượu

Bài 4: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:

A. Thêm muối

B. Thêm nước

C. Đông lạnh

D. Đun nóng

Bài 5: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất

B. Biết cách sử dụng chất

C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

D. Cả ba ý trên

Bài 6: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

A. 2 chất trở lên

B. 3 chất

C. 4 chất

D. 2 chất

Bài 4: Nguyên tử

1. Khái niệm

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

VD: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri

- Đường kính nguyên tử vào khoảng 10-8 cm

- Nguyên tử gồm:

+ Hạt nhân mang điện tích dương


+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

- Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)

2. Hạt nhân nguyên tử

- Được cấu tạo bởi proton và notron.

+ Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng
dâu (+)

+ Notron không mang điện, kí hiệu là n

- Trong một nguyên tử:

Số p = số e

- Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của e rất bé

- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

3. Lớp electron

- Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng
lứp, mỗi lớp có một số e nhất định

- Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron

Bài tập tự luyện


Bài 1: Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp
electron?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.


b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

A. Oxi (O); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O

B. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 32 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

C. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

D. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử

Bài 3: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của sắt là:

A. 26

B. 48

C. 56

D. 65

Bài 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. hạt proton, hạt nơtron

B. hạt proton, hạt electron

C. hạt nhân, proton và hạt electron

D. hạt nhân

Bài 25: Trong hạt nhân, hạt mang điện là

A. hạt nơtron

B. hạt proton

C. hạt proton, hạt electron

D. hạt electron

Bài 5: Nguyên tố hóa học


1. Nguyên tố hóa học là gì?

a. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong
hạt nhân

Số proton là đặc trưng của một nguyên tố hóa học

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố có tính chất giống nhau

b. Kí hiệu hóa học:

Dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái, chữ đầu được viết in
hoa.

VD: kí hiệu nguyên tố canxi là Ca, nguyên tố Xesi là Cs, nguyên tố kali là K,…

+ Quy ước: mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ một nguyên tử nguyên tố đó.

2. Nguyên tử khối

Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ

Khối lượng nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 g

- Quy ước: lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi
là đơn vị cacbon (đvC), kí hiệu là u

Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

Có thể so sánh độ nặng nhẹ giữa các nguyên tố bằng việc lập tỉ số giữa các
nguyên tử khối:

+ Nếu lớn hơn 1: nặng hơn

+ Nếu nhỏ hơn 1: nhẹ hơn

+ Nếu bằng 1: bằng nhau

VD: giữa nguyên tử oxi và photpho, nguyên tử nào nhẹ hơn:


Lập tỉ số < 1 ⇒ nguyên tử oxi nhẹ hơn photpho

Mỗi nguyên tố đều có nguyên tử khối riêng biệt ⇒ có thể xác định nguyên tố
thông qua nguyên tử khối

3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

Đến nay, có hơn 110 nguyên tố hóa học.

Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.

Bài tập tự luyện


Bài 1: Cho nguyên tử của nguyên tố C có 11 proton. Chọn đáp án sai

A. Đấy là nguyên tố Natri

B. Số e là 16 e

C. Nguyên tử khối là 23

D. Stt trong bảng tuần hoàn là 11

Bài 2: Cho nguyên tử khối của Bari là 137 . Tính khối lượng thực nguyên tố trên.

A. mBa=2,27.10-22g

B. mBa=2,234.10-24g

C. mBa=1,345.10-23kg

D. mBa=2,7298.10-21g

Bài 3: Chọn đáp án sai

A. số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học

B. nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt
nhân

C. 1 đvC = 1/12 mC

D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất


Hướng dẫn: nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số
p trong hạt nhân

Bài 4: Cho số khối của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên
tử là 58. Xác định nguyên tố đó và cho biết số notron

A. Kali, số n= 19

B. Kali, số n=20

C. Ca, số n=19

D. Ca, số n= 20

Bài 5: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn
không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối

A. Nguyên tố P và A=30

B. Nguyên tố Si và A= 29

C. Nguyên tố P và A=31

D. Nguyên tố Cl và A=35.5

Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử

1. Đơn chất:

a. Đơn chất là gì?

Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học

Phân loại: dựa trên tính chất của từng nguyên tố

- Đơn chất kim loại: có tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

VD: nhôm, đồng, kẽm, sắt,…

- Đơn chất phi kim: không có những tính chất như trên

VD: hidro, lưu huỳnh,…

b. Đặc điểm cấu tạo


Đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.

Đơn chất phi kim: các nguyên tử được liên kết theo một số nhất định và thường là
2.

2. Hợp chất

a. Hợp chất là gì?

Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên

Phân loại:

- Hợp chất vô cơ như: nước, muối ăn, axit sunfuric,…

- Hợp chất hữu cơ: metan, đường, xenlulzo,…

b. Đặc điểm cấu tạo:

Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kiên kết với nhau theo một tỉ lệ và
một thứ tự nhất định

3. Phân tử

a. Định nghĩa:

Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể
hiện tính chất hóa học của chất

Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử

b. Phân tử khối

Là khối lượng cảu phân tử tính bằng đơn vị cacbon

Cách tính: phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử
trong phân tử chất đó.

VD: phân tử khối của nước (H2O) là 1 x 2 + 16 = 18 đvC

4. Trạng thái của chất

Mỗi chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử hay những phân tử.

Tùy điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một chất có thể ở ba trạng thái:
- Rắn: các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ

- Lỏng: các hạt xếp sát nhau và trượt lên nhau

- Khí: cấc hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phai

Bài tập tự luyện


Bài 1: Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

h) Than chì tạo nên từ C.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

A. 4 đơn chất và 5 hợp chất.

B. 5 đơn chất và 4 hợp chất.

C. 3 đơn chất và 6 hợp chất.

D. 6 đơn chất và 3 hợp chất.

Bài 2: Cho dãy các chất có CTHH: HCl,H2, NaOH, KMnO4, O2,NaClO. Có bao
nhiêu hợp chất?

A. 1

B. 2

C. 3
D. 4

Bài 3: Hợp chất là những chất được tạo nên bởi bao nhiêu nguyên tố hóa học

A. nhiều hơn 2

B. 3

C. 4

D. 2

Bài 4: Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên; nước do 2 nguyên tố: oxi và hidro tạo
nên; tinh bột do 3 nguyên tố: cacbon, hidro và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho
dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?

A. Cacbon

B. hidro.

C. Sắt.

D. Oxi

Bài 5: Khí clo do nguyên tố clo tạo nên; muối ăn do kim loại natri và clo tạo nên;
muối natri hipoclorơ do 3 nguyên tố: natri, clo và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho
dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?

A. Oxi

B. Natri

C. Sắt.

D. Clo

Bài 9: Công thức hóa học

1. Công thức hóa học của đơn chất

- Với kim loại, kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.

VD: CTHH của đồng, sắt,… là Cu, Fe,…


- Với phi kim, có thêm chỉ số ở chân kí hiệu để chỉ số nguyên tử liên kết với nhau.
VD: CTHH của hidro, oxi,… là H2, O2,…

Nếu phân tử chỉ gồn 1 nguyên tử thì CTHH chính là kí hiệu hóa học

2. Công thức hóa học của hợp chất

Gốm kí hiệu hóa học của nguyên tố và chỉ số ở chân

Nếu chỉ số là 1 thì không cần ghi

CT dạng chung: AxBy ; AxByCz

trong đó A,B,C là kí hiệu hóa học

x, y, z là các chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất

VD: CTHH của nước là H2O, của muối ăn là NaCl

3. Ý nghĩa của CTHH:

Cho biết:

- Nguyên tố tạo ra chất

- Số nguyên tử mỗi nguyên tố

- Phân tử khối

VD: CTHH của nước là H2O cho biết:

- Nước gồm hidro và oxi

- Trong 1 phân tử nước có 1 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử hidro

- Phân tử khối của nước là 18

Bài tập tự luyện


Bài 1: Từ CTHH của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?

A. Có 2 nguyên tử tạo ra chất. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17

B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17


C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử 1N, 3 nguyên
tử H trong 1 phân tử của chất

D. PTK = 17

Bài 2: Chọn đáp án sai

A. CO là phân tử gồm nguyên tố C và nguyên tố O.

B. Ca là công thức hóa học của canxi.

C. Al2O3 có 2 nguyên tử nhôm và 2 nguyên tử oxi trong phân tử.

D. Fe3O4 gồm 3 nguyên tử Fe và 4 nguyên tử O

Bài 3: Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:

A. Ba, C, O

B. Ca, C, O

C. K, C, O

D. C, P, O

Bài 4:

Công thức hóa học đúng của: Khí clo, Dây đồng, Nhôm oxit là:

A. Cl2; Cu; Al2O3

B. Cl2; Cu2; Al3O2

C.Cl ; Cu; Al2O3.

D. Cl; Cu Al3O2

Bài 5: Công thức hóa học đúng của: Nước, Khí hiđro, bột lưu huỳnh là

A. H2O ; H ; S2

B. H2O ; H2; S2

C. H2O ; H ; S.
D. H2O ; H2; S

You might also like