You are on page 1of 60

Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

Phần 1
HÓA HỌC LỚP 8

CHƯƠNG I: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

1. Vật thể: Vật thể do một hay nhiều chất tạo nên, chia thành hai dạng:
- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên,
ví dụ: không khí, nước, cây mía, …
- Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ: quyển vở,
quyển SGK, cái ấm, cái xe đạp …
2. Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó
có chất.
Mỗi chất có những tính chất nhất định, gồm:
a) Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng …
b) Tính chất hoá học: Chính là khả năng biến đổi từ chất này thành chất
khác: ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được…
Để biết được tính chất của chất ta phải: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí
nghiệm…
Việc nắm tính chất của chất giúp chúng ta:
- Phân biệt chất này với chất khác (nhận biết các chất).
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất;
+ Chất nguyên chất = Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính
chất vật lí và hoá học nhất định.
+ Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn vào nhau, có tính chất thay đổi (phụ
thuộc vào thành phần của hỗn hợp).
- Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau
về tính chất vật lí của chúng; - Tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp = phương pháp vật
lý thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm …

Trường PT Thái Bình Dương -1- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
3. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, đại diện cho nguyên tố
hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học.
- Nguyên tử gồm 1 hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay
nhiều electron mang điện tích âm.
- Hạt electron kí hiệu: e. Điện tích: 1-.
Cấu tạo của hạt nhân: gồm hạt cơ bản proton và nơtron.
* Hạt proton: kí hiệu: p. Điện tích dương: 1+.
* Hạt nơtron: kí hiệu: n. Không mang điện.
* Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân gọi là các nguyên tử
cùng loại.
* Vì nguyên tử luôn trung hòa về điện nên: số proton = số electron.
* Vì khối lượng của e nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của n và p vì
vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử: mnguyên tử ≈ mhạt
nhân.

4. Nguyên tố hóa học


- Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số hạt
proton trong hạt nhân. Số proton trong hạt nhân là đặc trưng của nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học là cách biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hóa học bằng 1
hoặc 2 chữ cái (chữ cái đầu viết hoa). Ví dụ:
Stt Tên Kí hiệu Nguyên Stt Tên Kí hiệu Nguyên
nguyên tố hóa học tử khối nguyên tố hóa học tử khối
1 Hiđro H 1 13 Săt Fe 56
2 Heli He 4 14 Flo F 19
3 Thủy ngân Hg 201 15 Kẽm Zn 65
4 Nitơ N 14 16 Agon Ar 40
5 Natri Na 23 17 Bạc Ag 108
6 Niken Ni 59 18 Nhôm Al 27
7 Cacbon C 12 19 Asen As 75
8 Canxi Ca 40 20 Thiếc Sn 119
9 Đồng Cu 64 21 Chì Pb 207
10 Crom Cr 52 22 Vàng Au 197
11 Coban Co 59 23 Lưu huỳnh S 32
12 Clo Cl 35,5 24 Silic Si 28

Trường PT Thái Bình Dương -2- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
- Có hơn 100 nguyên tố trong vỏ trái đất (118 nguyên tố) trong đó 4
nguyên tố nhiều nhất lần lượt là: oxi, silic, nhôm và sắt.
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
Một đơn vị cacbon = 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon;
Khối lượng của nguyên tử Cacbon = 12 đơn vị cacbon (đvC)
= 1,9926.10- 23 g
Một đơn vị cacbon = 1,9926.10- 23 : 12 = 0,166.10 -23 g.
Áp dụng:
1/ * Khi viết “Na” có ý nghĩa:
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố natri.
- Một nguyên tử natri.
- Có nguyên tử khối = 23 đvC.
* Cl có ý nghĩa:
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố clo.
- Một nguyên tử clo.
- Có nguyên tử khối = 35,5 đvC.
2/ Tính khối lượng = gam của nguyên tử: nhôm, canxi, hiđro
- Khối lượng tính của nguyên tử nhôm: 27 x 0,166.10 -23 = 4,482.10 -23g.
- Khối lượng tính của nguyên tử canxi: 40 x 0,166.10 -23 = 6,64.10 -23g.
- Khối lượng tính của nguyên tử hiđro: 1 x 0,166.10 -23 = 0,166.10 -23g.
3/ Hãy so sánh xem nguyên tử canxi nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so
với:
a) Nguyên tử kẽm
b) Nguyên tử cacbon
Ta có:
M Ca 40 8
a)   Vậy nguyên tử Ca nặng = 8/13 nguyên tử Zn
M Zn 65 13
M Ca 40 10
b)    3,33 Vậy nguyên tử Ca nặng = 10/3 nguyên tử Zn
M C 12 3

Trường PT Thái Bình Dương -3- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
4/ Tính phân tử khối của H2, O2, H2O, NaCl:
Ta có:
Khí hiđro có hạt hợp thành gồm 2H liên kết với nhau nên có:
Phân tử khối = 2.1 = 2 (đvC)
Khí oxi có hạt hợp thành gồm 2O liên kết với nhau nên có:
Phân tử khối = 2.16 = 32 (đvC)
Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với 1O nên có:
Phân tử khối = 2 x 1 + 16 =18 (đvC)
Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1Na liên kết với 1Cl nên có:
Phân tử khối = 23 + 35,5 = 58,5 (đvC)
5. Đơn chất và Hợp chất – Phân tử
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
+ Đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự
nhất định.
+ Đơn chất phi kim các nguyên tử liên kết với nhau theo từng nhóm xác
định thường là 2 nguyên tử.
- Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên. Trong
hợp chất các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ nhất
định không đổi.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể
hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng
nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
- Tùy theo điều kiện về nhiệt độ và áp suất mà vật chất có ba trạng thái tồn tại:
rắn, lỏng và khí.
6. Công thức hóa học
Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hay nhiều kí hiệu hóa
học và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu hóa học.
Công thức hóa học của đơn chất:
Tổng quát: Ax. Với A là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
X là chỉ số, cho biết 1 phân tử của chất gồm bao nhiêu nguyên tử A.

Trường PT Thái Bình Dương -4- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
* Với kim loại x = 1 (không ghi ) – ví dụ: Cu, Zn, Fe, Al, Mg, …
* Với phi kim; thông thường x = 2. (trừ C, P, S có x = 1)
 Ví dụ
Stt Tên chất CTHH Stt Tên chất CTHH
1 Khíhiđro H2 5 Khíflo F2
2 Khíoxi O2 6 Brom Br2
3 Khí nitơ N2 7 Iot I2
4 Khí clo Cl2 8 Khí ozon O3

Công thức hóa học của hợp chất:


Tổng quát: AxByCz …
Với A, B, C… là kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
x, y, z …là số nguyên cho biết số nguyên tử của A, B, C…
 Ví dụ
Stt Tên chất CTHH Stt Tên chất CTHH
1 Nước H2O 6 Kẽmclorua ZnCl2
2 Muối ăn (Natriclorua) NaCl 7 KhíMetan CH4
3 Canxicacbonat (đá vôi) CaCO3 8 Canxioxit (vôi sống) CaO
4 Axit sunfuric H2SO4 9 Đồng sunfat CuSO4
5 Amoniac NH3 10 Khí cacbonic CO2

Ý nghĩa của công thức hóa học: Công thức hóa học cho biết:
1. Nguyên tố nào tạo nên chất.
2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
3. Phân tử khối của chất.
Ví dụ: H2O: có 3 ý nghĩa:
- Do nguyên tố H & O tạo nên.
- Có 2H & 1O trong một phân tử nước (có 2H liên kết với 1O).
- PTK = 2 x 1 + 16 = 18 (đvC).
7. Hóa trị
7.1. Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng
liên kết của nguyên tố này với nguyên tố khác, được xác định theo hóa trị của
H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.
Ví dụ: Trong hợp chất HCl: H (I) và Cl (I)
H2O => O (II); NH3 => N (III); H2SO4 => SO4 (II)
Trường PT Thái Bình Dương -5- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của
hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.
x b b'
Tổng quát: AxaByb  
<=> x.a = y.b <=> y a a'

Lấy x = b hay b/, y = a hay a/ (Nếu a/, b/ là những số nguyên đơn giản hơn so
với a & b).
7.2. Vận dụng
a/ Tính hóa trị của nguyên tố
Ví dụ: Tính hóa trị của nguyên tố N trong N2O5
Giải: gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong N2O5.
VI II
N 2 O5
Theo quy tắc về hóa trị ta có: 2a = 5.II = 10
a= V
b/ Lập CTHHH khi biết hóa trị của hai nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
Ví dụ 1: Lập CTHH cuả hợp chất gồm S (IV) & O (II)
VI II
Giải: CTHH có dạng: S x Oy

Theo qui tắc hóa trị: x.IV = y. II


x II 1
  ;  x = 1; y = 2
y IV 2
Do đó CTHH của hợp chất là SO2

Ví dụ 2: Lập CTHH cuả hợp chất gồm Na (I) & SO4 (II)
I II
Giải: CTHH có dạng: Na x ( SO4 ) y

Theo qui tắc hóa trị: x.I = y.II


x II 2
   x=2&y=1
y I 1
Do đó CTHH của hợp chất là Na2SO4

Trường PT Thái Bình Dương -6- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC


1. Sự biến đổi chất
1.1. Hiện tượng vật lí: Là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ
nguyên là chất ban đầu.
1.2. Hiện tượng hóa học: Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
2. Phản ứng hóa học: Là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
* Chất ban đầu (chất tham gia) là chất bị biến đổi trong phản ứng.
* Chất mới được tạo ra là sản phẩm.
* Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng  Tên các sản phẩm

Vd: Lưu huỳnh + Sắt   Sắt Sunfua; Đường   Nước + than


o o
t t

3. Định luật bảo toàn khối lượng


Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm
bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Giả sử có phản ứng: A + B C + D
Công thức về khối lượng: (theo ĐLBTKL)

mA  mB  mC  mD

4. Phương trình hóa học (PTHH)


4.1. Phương trình hóa học
* Phương trình bằng chữ: KhíHiđro + khíOxi  Nước.
* Sơ đồ phản ứng: H2 + O2  H2O
* Chọn hệ số để số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.
Viết thành PTHH: 2H2 + O2  2H2O
4.2. Các bước lập phương trình hóa học: có 3 bước
- Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản
phẩm.

Trường PT Thái Bình Dương -7- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công
thức.
- Viết phương trình hóa học.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O  2 H3PO4
4.3. Ý nghĩa của PTHH
PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng
cặp chất trong phản ứng hóa học.
Vd 1 2H2 + O2  2H2O
Số phân tử H2 : số phân tử O2 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 2
Nghĩa là cứ 2 phân tử H2 cháy với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử H2O.

CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC


1. Mol
1.1. Mol là lượng chất gồm N nguyên tử, hay N phân tử chất đó.
N được gọi là số Avôgađro.
N = 6 . 1023 nguyên tử, hay phân tử.
Ví dụ: + 1 mol nguyên tử sắt gồm có N hay 6.1023 nguyên tử sắt.
+ 1 mol phân tử H2O gồm có N hay 6.1023 phân tử H2O.
1.2. Khối lượng mol (M) là khôí lượng tính bằng gam của N nguyên tử, hay N
phân tử một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất
đó.
Ví dụ: + Khối lượng mol nguyên tử Hiđro: H = 1 đvC => MH = 1g

+ Khối lượng mol phân tử Hiđro: H2 = 2 đvC => M H2 = 2g

1.3. Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1mol của bất kỳ chất khí nào cũng
có thể tích bằng nhau.
Nếu ở nhiệt độ 00C & áp suất là 1atm (đktc) thì thể tích đó là 22,4 lít
3
(dm ).
Ở nhiệt độ thường là 200C & áp suất là 1atm thì thể tích đó là 24 lít.

Trường PT Thái Bình Dương -8- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
2.1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) & khối lượng chất (m)
m
n
M
Với M là khối lượng mol của chất, m là khối lượng chất (g), n là số mol (mol).
2.2. Chuyển đổi giữa lượng chất & thể tích của chất khí (V) ở (đktc)

V
n mol
22,4

* Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và
áp suất) thì chúng có cùng số mol chất & có cùng số phân tử.
* Thể tích mol chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ & áp suất của chất khí.
3. Tỷ khối của chất khí
3.1. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B để biết được khí A nặng hơn
hay nhẹ hơn khí B

MA
d A/B =
MB

3.2. So sánh khối lượng mol của A & không khí để biết khí A nặng hơn hay
nhẹ không khí

MA M
d A/ KK   A
M KK 29

4. Tính theo công thức hóa học


4.1. Biết CTHH của hợp chất, xác định thành phần phần trăm về khối lượng
của các nguyên tố hóa học tạo nên chất.
- Gồm 3 bước:
1. Tìm khối lượng mol của hợp chất.
2. Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
3. Tìm thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Trường PT Thái Bình Dương -9- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Ví dụ: Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
Fe2O3 (Sắt (III) oxit)?

Giải: M Fe2O3 = 56 x 2 + 16 x 3 = 160 (g)


Có 2 mol Fe & 3 mol O trong 1 mol Fe2O3
Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe2O3 là:
m Fe 2.56
% Fe = . 100 = .100 = 70%
M Fe2O3 160

mO 3.16
%O= .100= .100%=30
M Fe2O3 160

hoặc %O = 100% - %Fe= 100% - 70% = 30%


4.2. Biết thành phần các nguyên tố, xác định CTHH của hợp chất
Ví dụ: Một hợp chất có thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố là:
% Cu = 40; % S = 40 & % O = 20. Hãy xác định CTHH của hợp chất, biết
khối lượng mol là 160g.
Giải: + Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là:
40
mCu  .160  64(g)
100
20
mS = .160=32(g)
100
mO = 160 - (64+32) = 64(g)
+ Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất là:
nCu = 64 : 64 = 1(mol)
nS = 32 : 32 = 1(mol)
nCu = 64 : 16 = 4(mol)
+ Một phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S & 4 nguyên
tử O. CTHH của chất: CuSO4
5. Tính theo phương trình hóa học
Các bước tiến hành:
1. Viết phương trình hóa học.

Trường PT Thái Bình Dương -10- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.
3. Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất
tạo thành.
4. Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n x M) hoặc thể tích
khí ở đktc (V = n x 22,4).
Ví dụ 1: Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 g
CaCO3.
Giải:

CaCO3   CaO + CO2


o
t

1 mol 1 mol 1 mol


0,5 mol 0,5 mol
mCaCO3 50
nCaCO3    (0,5mol )
M CaCO3 100

 mCaO = nCaO x MCaO = 0,5 x 56 = 28 (g)


Ví dụ 2: Hãy tìm thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra nếu có 4 g khí oxi
tham gia phản ứng cháy với cacbon.
Giải:

+ O2   CO2
o
t
C
1 mol 1 mol 1 mol
0,125 mol 0,125 mol
mO2 4
nO2    0,125 (mol )
M O2 32

V CO2  nCO2  22, 4  0,125  22, 4  2,8 (l )

Trường PT Thái Bình Dương -11- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG IV: OXI - KHÔNG KHÍ


1. Tính chất của oxi
1.1. Tính chất vật lí của Oxi
Khí Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước,
nặng hơn không khí; hóa lỏng ở -1830C, Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
1.2. Tính chất hóa học của Oxi
a) Tác dụng với phi kim
+ Với lưu huỳnh: Lưu huỳnh cháy trong không khí hoặc trong Oxi với
ngọn lửa nhỏ, có màu xanh nhạt, tạo ra khí lưu huỳnh đioxit (SO2) & rất ít lưu
huỳnh trioxit (SO3).

 
0
t
PTHH: S + O2 SO2
+ Với Photpho: Photpho cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa
sáng chói, tạo ra bột khói trắng tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho
pentaoxit P2O5.

 
0
t
PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
b) Tác dụng với kim loại: Sắt cháy trong không khí hoặc trong Oxi sáng chói,
không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là
sắt (II, III) oxit Fe3O4 (sắt từ oxit).

 
0
t
PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4
c) Tác dụng với hợp chất: KhíMetan cháy trong không khíhoặc trong Oxi tỏa
nhiều nhiệt.

PTHH: CH4 + 2O2 


 CO2 + 2H2O
t0

Khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ
cao, nó dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.
Trong các hợp chất, nguyên tố Oxi luôn có hóa trị II.
2. Oxit
Oxit là một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi.
Ví dụ: Đồng (II) oxit CuO; Cacbonđioxit CO2
a) Công thức hóa học: M xaOyII  x.a  y.II

Trường PT Thái Bình Dương -12- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
b) Phân loại oxit

Oxit axit Oxit bazơ

Định Thường là oxit của phi kim và Là một oxit kim loại và tương
nghĩa tương ứng là một axit. ứng là một bazơ.

+ SO2 tương ứng với axit + Na2O: tương ứng là Natri


sunfurơ H2SO3. hiđroxit NaOH.
+ N2O5 tương ứng với axit + CaO: tương ứng là Canxi
nitric HNO3. hiđroxit Ca(OH)2.
Ví dụ
+ CO2 tương ứng với axit + CuO: tương ứng là Đồng (II)
cacbonic H2CO3. hiđroxit Cu(OH)2.
+ P2O5 tương ứng với axit + MgO: tương ứng là Magie
photphoric H3PO4. hiđroxit Mg(OH)2.

Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

* Nếu phi kim có nhiều * Nếu kim loại có nhiều hóa


hóa trị trị

Tên oxit axit = Tên phi kim


+ (có tiền tố chỉ số nguyên
Tên oxit bazơ = Tên kim loại
Cách gọi tử phi kim) (có tiền tố chỉ
+ (hóa trị) + oxit
tên số nguyên tử Oxi) + oxit

Vd:
Vd:
CO: Cacbon monooxit
FeO: Sắt (II) oxit.
SO2: Lưu huỳnh đioxit
Fe2 O3: Sắt (III) oxit
SO3: Lưu huỳnh trioxit
HgO: Thủy ngân oxit.
P2O5: Đi phôtpho pentaoxit

Trường PT Thái Bình Dương -13- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG V: HIĐRO - NƯỚC


1. Hiđro
1.1. Tính chất vật lí: Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị,
nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
1.2. Tính chất hóa học

2H2 + O2   2H2O
0
t
+ Tác dụng với Oxi:

  Cu + H2O
0
400 C
+ Tác dụng với Đồng (II) oxit: H2 + CuO
* Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử
Oxi).
2. Một số loại phản ứng hóa học

Tên phản Định nghĩa Ví dụ


ứng

Là phản ứng hóa học


trong đó chỉ có một
 
0
t
Phản ứng 4P + 5O2 2P2O5
chất mới được sinh ra
hóa hợp
từ hai hay nhiều chất
ban đầu.

Phản ứng Là phản ứng hóa học


CaCO3 
 CaO + CO2
t0
phân hủy trong đó từ một chất
sinh ra hai hay nhiều
chất mới.

Là phản ứng hóa học


giữa đơn chất & hợp
Phản ứng Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu
chất, trong đó nguyên
thế tử của đơn chất thay Mg + H2SO4  MgSO4 + H2
thế nguyên tử của một
nguyên tố trong hợp
chất.

Trường PT Thái Bình Dương -14- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
3. Nước
3.1. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng không mùi, không màu, không vị, sôi ở 1000C (p = 1atm hay
760 mmHg), hóa rắn ở 00C, khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml hay 1kg/ lít.
- Nước có thể hòa tan được nhiều chất: rắn, lỏng, khí.
3.2. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với kim loại: Nước có thể hòa tan một số kim loại như: K, Na,
Ba, Ca ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit) và khí H2.
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
Natri hiđroxit

b) Tác dụng với oxit bazơ: Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như:
K2O, Na2O, BaO, CaO ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit).
Na2O + H2O  2NaOH
Natri hiđroxit

CaO + H2O  Ca(OH)2


Canxi hiđroxit

c) Tác dụng với oxit axit: Nước có thể tác dụng với các oxit axit tạo ra axit
tương ứng.
H2O + SO3  H2SO4
Axit Sunfuric

5. Axit – Bazơ – Muối

Axit Bazơ Muối


Phân tử axit gồm có Phân tử bazơ gồm Phân tử muối gồm có
một hay nhiều nguyên có một nguyên tử kim một hay nhiều nguyên tử
tử H liên kết với gốc loại liên kết với một kim loại liên kết với một
Định
axit, các nguyên tử H hay nhiều nhóm hay nhiều gốc axit.
nghĩa có thể thay thế bằng hiđroxit (-OH).
các nguyên tử kim
loại.
Công HxX M(OH)m MxXm
- Với X là gốc axit. - Với M là kim loại - Với M là kim loại
thức
x có số trị bằng m có số trị X là gốc axit
hóa hóa trị của gốc axit. bằng hóa trị của kim
học loại
Trường PT Thái Bình Dương -15- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

Axit Bazơ Muối


a) Axit không có oxi: a) Bazơ tan được a) Muối trung hòa:
HCl, HF, H2S trong nước gọi là Là muối mà trong gốc
b) Axit có oxi: kiềm: NaOH; KOH; axit không có nguyên tử
H2SO4; HNO3; H3PO4 Ca(OH)2; Ba(OH)2 Hiđro có thể thay thế
b) Bazơ không tan bằng nguyên tử kim loại.
trong nước: Vd: Mg3(PO4)2; ZnSO4.
Fe(OH)2; Al(OH)3; b) Muối axit:
Cu(OH)2 ... Là muối mà trong đó
Phân
gốc axit còn nguyên tử
loại Hiđro chưa được thay
thế bằng nguyên tử kim
loại.
*Hóa trị của gốc axit
bằng số nguyên tử Hiđro
đã được thay thế bằng
nguyên tử kim loại.
Vd: NaHCO3; CaHPO4
a) Axit không có oxi Tên bazơ = Tên kim Tên muối = Tên kim
Tên axit = Axit + tên loại + (hóa trị) + loại + (hóa trị) + tên
phi kim hiđroxit gốc axit
+ hiđric Ví dụ: - Gốc axit Cl có tên
Ví dụ NaOH: Natri (…clorua)
HCl: Axit Clohiđric hiđroxit. NaCl : Natri clorua
HF : Axit Flohiđric FeCl2 : Sắt (II) clorua
H2S : Axit Sunfuhiđric Fe(OH)2: Sắt (II) - Gốc SO4 có tên …
b) Axit có oxi hiđroxit. sunfat
Tên axit = Axit + tên Fe2(SO4)3 : Sắt (III)
Tên phi kim + (r)ic Fe(OH)3: Sắt (III) sunfat
gọi Ví dụ: hiđroxit. Na2SO4 : Natri sunfat
H2SO4: Axit Sunfuric - Gốc SO3 có tên
HNO3: Axit Nitric Al(OH)3: Nhôm (…sunfit)
H2SO3: Axit Sunfurơ hiđroxit. Fe2(SO3)3 : Sắt (III)
H3PO4: Axit sunfit
Photphoric Cu(OH)2: Đồng Na2SO3 : Natri sunfit
H2CO3: Axit Cacbonic hiđroxit. Tên muối axit Thêm
tiền tố chỉ số nguyên tử
H trước gốc axit.
Mg(H2PO4)2
Magie đihiđro photphat

Trường PT Thái Bình Dương -16- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH


1. Dung dịch
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung
dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi & chất tan.
Ví dụ: Cho 1 thìa đường hòa tan trong nước tạo thành nước đường.
Ta có: Đường là chất tan;
Nước là dung môi;
Nước đường là dung dịch
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
2. Độ tan của một chất trong nước
2.1. Chất tan & chất không tan
- Có chất không tan trong nước. Ví dụ: cát, bột gạo, đá, dầu ăn, ...
- Có chất tan trong nước. Ví dụ: muối ăn, đường, rượu, …
- Có chất tan nhiều trong nước. Ví dụ: rượu, đường, …
- Có chất tan ít trong nước. Ví dụ: không khí, muối ăn, …
2.2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối
* Axit: hầu hết axit tan được trong nước, trừ H2SiO3 (Axit silixic)
* Bazơ: chỉ có KOH, NaOH, Ba(OH)2 tan trong nước, Ca(OH)2 ít tan; các
bazơ còn lại không tan.
* Muối:
- Các muối của Na, K đều tan.
- Các muối Nitrat đều tan.
- Muối clorua: chỉ có bạc clorua (AgCl) không tan.
- Muối sunfat phần lớn tan được chỉ có BaSO4; PbSO4 không tan. (Xem phụ
lục).

Trường PT Thái Bình Dương -17- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2.3. Độ tan của một chất trong nước
Độ tan của một chất trong nước là số gam chất tan tan được trong 100g
nước để tạo thành dung dịch bã o hòa ở một nhiệt độ xác định.
Vd: Ở 250C độ tan của đường là 204g, nghĩa l ở 25 o C, 100g nước hòa tan tối
đa 204g đường tạo ra dung dịch bão hòa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
a) Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.
b) Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ & tăng áp suất.
3. Nồng độ dung dịch
3.1. Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan
có trong 100g dung dịch.
Công thức:

mct ( g )
C%= .100%
mdd ( g )

Trong đó: mct là khối lượng chất tan (g).


mdd là khối lượng dung dịch (g).
mdd = mct + mnước (g)
Áp dụng: 1) Hòa tan 15g NaCl vào 45g H2O. Tính C% của dung dịch?

Giải: mdd =m NaCl +mH2O


= 15 + 45 = 50(g)
15
C% NaCl = .100 = 25%
50
2) Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%?
Giải: Khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%:
mdd xC% 14x150
mH2SO4 = = =21(g)
100% 100

Trường PT Thái Bình Dương -18- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
3) Tính C% của dung dịch bã o hòa muối ăn ở 20 C biết SNaCl =36g?
0

Giải: Ở 200C, 36g NaCl tan trong 100g nước tạo ra 136g dung dịch bão hòa.
Hay: => 136g dung dịch bão hòa có 36g NaCl.
100g dung dịch bão hòa có x g NaCl.
36
Vậy: C%= .100 = 26,47%
136
3.2. Nồng độ mol (CM) của dung dịch l số mol chất tan có trong một lít dung
dịch.
Công thức:

n
CM = (mol/lit)
V
Trong đó: n là số mol chất tan; V là thể tích dung dịch (lít)
Áp dụng:
1) Trong 200ml dung dịch CuSO4 có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol
của dung dịch?
Giải: 200 ml = 0,2 lít
16
n CuSO4 = =0,1(mol)
160
0,1
CM = = 0,5 (mol/lít) hay (M)
0, 2
2) Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5 M với 3 lít dung dịch đường 1 M. Tính CM
của dung dịch đường thu được?
Giải: V1 = 2 lít; C1 = 0,5 M ; V2 = 3 lít ; C2 = 1M. Tính
n1 = CM . V = 0,5 . 2 = 1(mol)
n2 = CM . V = 1 . 3 = 3(mol)
n1 +n 2 1+3 4
CM = = = =0,8(M)
V1 +V2 2+3 5

Trường PT Thái Bình Dương -19- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
3) Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M?
Giải: Vdd = 2,5 l; CM = 0,9 M. Tính mct = ?
nNaCl = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)
mNaCl = 2,25 . 58,5 = 131,625 (g)
Vậy, cần 131,625g NaCl để pha chế thành 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.
4. Cách pha chế dung dịch
Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện theo 2 bước
sau:
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
Ví dụ: Pha chế 200 g dung dịch NaCl 20%.
Bước 1: + Tìm khối lượng NaCl cần dùng: mNaCl  200  20  40 ( g )
100
+ Tìm khối lượng H2O cần dùng: mH O = 200 – 40 = 160 (g)
2

Bước 1: + Cân 40 g NaCl khan cho vào cốc.


+ Cân 160 g H2O (hoặc đong 160 ml nước) cho dần vào cốc và khuấy
cho đến khi NaCl tan hết. ta được 200 g dung dịch NaCl 20%.

Trường PT Thái Bình Dương -20- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Phần 2
HÓA HỌC LỚP 9

CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT


KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT


1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học
a) Tác dụng với H2O: BaO + H2O  Ba(OH)2
Vậy: Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO…) tác dụng với nước
tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
b) Tác dụng với axit: CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
Vậy: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
c) Tác dụng với oxit axit: BaO + CO2  BaCO3
Vậy: Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO…) tác dụng với oxit axit
tạo thành muối.
2. Oxit axit có những tính chất hóa học
a) Tác dụng với H2O: P2O5 + 3H2O  2H3PO4
Vậy: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

b) Tác dụng với bazơ: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O


Vậy: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

c) Tác dụng với oxit bazơ: (tham khảo phần oxit axit)
Vậy: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.

Trường PT Thái Bình Dương -21- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

II. PHÂN LOẠI OXIT


1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành
muối và nước. Vd: BaO, CaO, Na2O,….
2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành
muối và nước. Vd: SO2, CO2,….
3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác
dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Vd: Al 2O3,
ZnO,…
4. Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit
không tác dụng với axit, bazơ, nước. Vd: CO, NO,…

Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG

A. CANXI OXIT
Canxi oxit có công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống.
Canxi oxit thuộc loại oxit bazơ.

I. CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT


 Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao
(khoảng 2585oC).
 Canxi oxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.
1. Tác dụng với H2O
CaO + H2O  Ca(OH)2
Canxi oxit ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
2. Tác dụng với axit
CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit
CaO + CO2  CaCO3

Trường PT Thái Bình Dương -22- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Vì vậy, canxi oxit sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự
nhiên.
Kết luận: Canxi oxit là oxit axit.
II. SẢN XUẤT CANXI OXIT
1. Nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất canxit oxit là đá vôi. Chất đốt là
than đá, củi, dầu, khí tự nhiên…
2. Các phản ứng hóa học xảy ra
+ Than cháy tạo thành khí cacbon đioxit, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:

C + O2   CO2
o
t

+ Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống (nhiệt độ trên 900oC):

CaCO3   CaO + CO2


o
t

B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT


Lưu huỳnh đioxit còn được gọi là khí sunfurơ, có công thức hóa học là SO2.
I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT
 Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây
64
ho, viên đường hô hấp…), nặng hơn không khí ( d  ).
29
 Lưu huỳnh đioxit có tính chất hóa học của oxit axit.
1. Tác dụng với nước
SO2 + H2O  H2SO3
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân
gây mưa axit.
2. Tác dụng với bazơ
SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O
3. Tác dụng với oxit bazơ
SO2 + Na2O  Na2SO3
Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit.

Trường PT Thái Bình Dương -23- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
II. ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT
1. Trong phòng thí nghiệm
+ Cho muối sunfit tác dụng với axit (dung dịch HCl, H2SO4), thu
khíSO2 vào lọ bằng cách đẩy không khí.
Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2O + SO2
+ Đun nóng H2SO4 đặc với Cu:

Cu + 2H2SO4   CuSO4 + SO2 + 2H2O


o
t

2. Trong công nghiệp


+ Đốt lưu huỳnh trong không khí:

S + O2   SO2
o
t

+ Đốt cháy quặng pirit sắt (FeS2) thu được SO2.

Bài 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC


1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
Dung dịch axit làm quỳ tím hóa thành màu đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
2HCl + Fe  FeCl2 + H2
Vậy: Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối
và giải phóng khí hiđro.
Chú ý: Axit_nitric HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim
loại, nhưng nói chung không giải phóng khí hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ
H2SO4 + Cu(OH)2  CuSO4+ 2H2O
Vậy: Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

Trường PT Thái Bình Dương -24- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
4. Axit tác dụng với oxit bazơ
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl2 + 3H2O
Vậy: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU
Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia thành 2 loại:
+ Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu: H2S, H2CO3,…

Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG

A. AXIT CLOHIĐRIC (HCl)


Dung dịch khí hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric. Dung dịch
axit clohiđric có những tính chất hóa học của một axit mạnh:
- Làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Zn, Al, Fe,…) tạo thành muối
clorua và giải phóng khí hiđro.
2HCl + Fe  FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước.
HCl + NaOH  NaCl + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối clorua và nước.
2HCl + CuO  CuCl2 + H2O
- Ngoài ra, axit clohiđric tác dụng với muối.
B. AXIT SUNFURIC (H2SO4)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước
(khối lượng riêng bằng 1,83 g/cm3 ứng với nồng độ 98%), không bay hơi, tan
dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.
Chú ý: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải rót từ từ axit đặc vào
lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. Làm ngược lại sẽ gây nguy hiểm.

Trường PT Thái Bình Dương -25- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc có một số tính chất hóa học
khác nhau
1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
Tương tự như axit HCl, H2SO4 loãng có những tính chất hóa học sau:
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại (Mg, Zn, Al, Fe,…) tạo thành muối sunfat và giải
phóng khí hiđro. Ví dụ:
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước. Ví dụ:
H2SO4 + CuO  CuSO4 + H2O
- Ngoài ra axit sunfuric loãng tác dụng được với muối.
2. Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng
a) Tác dụng với kim loại
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng  CuSO4 + SO2 + 2H2O
Ngoài kim loại Cu, H2SO4 đặc còn tác dụng với nhiều kim loại khác nhau (trừ
Au, Pt) tạo thành muối sunfat, không giải phóng khí H2.
b) Tính háo nước
C12H22O11   11H2O + 12C (H2SO4 đặc)
2H SO
4

II. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC


Các công đoạn sản xuất axit sunfuric:
- Sản xuất SO2 (lưu huỳnh đioxit) bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí.

S + O2   SO2
o
t

- Sản xuất SO3 (lưu huỳnh trioxxit) bằng các oxi hóa SO2 (chất xúc tác V2O5 ở
nhiệt độ 450oC):
t o /V O
2SO2 + O2 
2 5
 2SO3
- Sản xuất axit sunfuric bằng cách cho SO3 tác dụng với H2O.
SO3 + H2O  H2SO4

Trường PT Thái Bình Dương -26- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
III. NHẬN BIẾT AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT
Để nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat, ta dùng thuốc thử
là dung dịch muối Bari như Bari clorua (BaCl2), Bari nitrat (Ba(NO3)2) hoặc
dùng Bari hiđroxit (Ba(OH)2). Phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4 màu
trắng không tan trong nước và axit.
H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl
Chú ý: Ngoài ra ta có thể dùng quỳ tím hoặc một số kim loại như: Mg,
Zn, Al, Fe,… để phân biệt axit sunfuric và muối sunfat.

Bài 5: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ

1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị:
+ Quỳ tím thành màu xanh
+ Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ (hồng).
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
3Ca(OH)2 + P2O5  Ca3(PO4)2 + 3H2O
2NaOH + SO2  Na2SO3 + H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit
Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và
nước. Phản ứng giữa bazơ với axit được gọi là phản ứng trung hòa.
KOH + HCl  KCl + H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Cu(OH)2   CuO + H2O


o
t

Tương tự như Cu(OH)2, một số bazơ khác như Fe(OH)3, Al(OH)3,…


cũng bị nhiệt phân hủy cho oxit và nước.
Vậy: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
Ngoài ra dung dịch bazơ còn tác dụng với dung dịch muối.

Trường PT Thái Bình Dương -27- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 6: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG

A. NATRI HIĐROXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong
nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hiđroxit (NaOH) có tính nhờn, làm
bục vải, giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
NaOH có những tính chất hóa học của một bazơ tan.
1. Đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein
không màu thành màu đỏ.
2. Tác dụng với axit
Dung dịch NaOH tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung
hòa).
NaOH + HCl  NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
2NaOH + SO2  Na2SO3 + H2O
Ngoài ra NaOH còn tác dụng được với dung dịch muối.
III. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT
NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa.
Thùng điện phân có màn ngăn ở giữa cực âm và cực dương. Người ta thu được
khí hiđro ở cực âm, khí clo ở cực dương và dung dịch NaOH trong thùng điện
phân.
Phương trình điện phân dung dịch NaCl:
2NaCl + 2H2O 
dpcmn
 2NaOH + H2 + Cl2.

Trường PT Thái Bình Dương -28- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
B. CANXI HIĐROXIT – THANG pH
I. TÍNH CHẤT
1. Tính chất hóa học
Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất hóa học của bazơ tan:
a) Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc đổi màu dung
dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit
Ca(OH)2 tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung
hòa).
Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + 2H2O
c) Tác dụng với oxit axit
Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2  CaSO3 + H2O
II. THANG pH
Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung
dịch:
+ Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính (không có tính axit và không
có tính bazơ).
+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ của
dung dịch càng lớn.
+ Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit của dung
dịch càng lớn.

Trường PT Thái Bình Dương -29- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 6: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI


1. Muối tác dụng với kim loại
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
Vậy: Muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
2. Muối tác dụng với axit
BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl
Vậy: Muối có thể tác dụng được với axit, sản phẩm là muối mới và axit mới.
3. Muối tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3
4. Muối tác dụng với bazơ
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4
Na2CO3 + Ba(OH)2  2NaOH + BaCO3
Vậy: Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới
và bazơ mới.
5. Phản ứng phân hủy muối

2KClO3   2KCl + 3O2


o
xt , t

CaCO3   CaO + CO2


o
t

II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH


1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối
Phản ứng trong dung dịch của muối với axit, với bazơ, với muối xảy ra có sự
trao đổi các thành phần với nhau để tạo thành những hợp chất mới.
BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4
Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O

Trường PT Thái Bình Dương -30- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham
gia phản ứng trao đổi với nhau nhữn thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra
những hợp chất mới.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản
phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Chú ý: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn
xảy ra.
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

CHƯƠNG II: KIM LOẠI


Bài7: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I. TÍNH DẺO
Kim loại có tính dẻo.
Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim
loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
II. TÍNH DẪN ĐIỆN
Kim loại có tính dẫn điện.
Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn
điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…
Do có tính chất dẫn điện, một số kim loại được dùng làm dây dẫn điện.
VD như đồng, nhôm,…
III. TÍNH DẪN NHIỆT
Kim loại có tính dẫn điện.
Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào
dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ
(inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
IV. ÁNH KIM
Kim loại có ánh kim.

Trường PT Thái Bình Dương -31- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài8: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM
1. Tác dụng với oxi

3Fe + 2O2   Fe3O4


o
t

2. Tác dụng với phi kim khác

2Na + Cl2   2NaCl


o
t

Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt,…) phản ứng với oxi ở nhiệt độ
thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao,
kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
II. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
III. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca…) có thể đẩy
kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối
mới và kim loại mới.

Bài9: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Dãy hoạt động hóa học của kim loại


K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với H2O ở điều kiện thường tạo
thành kiềm và giải phóng khí H2.
3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl,
H2SO4 loãng…) giải phóng khí H2.
4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi
muối.

Trường PT Thái Bình Dương -32- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài10: NHÔM
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim (khối lượng riêng là 2,7
g/cm3), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 660oC. Độ dẫn điện của nhôm
bằng 2/3 độ dẫn điện của đồng. Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc
dát sợi.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Phản ứng của nhôm với phi kim

4Al + 3O2   2Al2O3


o
t

Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng
bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng
với oxi trong không khí và nước.
2Al + 2Cl2  2AlCl3
Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim
khác như S, Cl2…tạo thành muối.
b) Phản ứng của nhôm với dung dịch axit
Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4
loãng….giải phóng khíH2.
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc,
nguội.
c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối
2Al + 3CuCl2  2AlCl3 + 3Cu
Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại
hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.
III. SẢN XUẤT NHÔM
Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit có thành phần chủ yếu là
Al2O3.
Sau khi đã làm sạch tạp chất, người ta điện phân hỗn hợp nóng chảy
của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân, thu được nhôm và oxi.

Trường PT Thái Bình Dương -33- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài11: SẮT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
nhưng kém hơn nhôm. Sắt dẻo nên dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ. Sắt là kim loại
nặng (khối lượng riêng 7,86 g/cm3), nóng chảy ở 1539oC.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với phi kim

3Fe + 2O2   Fe3O4


o
t

2Fe + 3Cl2   2FeCl3


o
t

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như lưu huỳnh,
brom,…tạo thành muối FeS, FeBr3…
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.
2. Tác dụng với dung dịch axit
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Nhận xét: Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt
động hơn tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.

Bài12: HỢP KIM SẮT: GANG - THÉP


I. HỢP KIM CỦA SẮT
1. Gang
Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon
chiếm từ 2-5 %. Ngoài ra gang còn có một số nguyên tố khác như Si, Mn,
S…Gang cứng và giòn hơn sắt.
Có hai loại gang là: gang trắng và gang xám. Gang trắng dùng để
luyện thép, gang xám dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước…

Trường PT Thái Bình Dương -34- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Thép
Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong
đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2 %. Thép có nhiều tính chất vật lý và tính
chất hóa học rất quý mà sắt không có được: đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn…
II. SẢN XUẤT GANG – THÉP
1. Sản xuất gang
a) Nguyên liệu sản xuất gang
- Quặng sắt trong tự nhiên (có thành phần chủ yếu là các oxit sắt) gồm quặng
manhetit (chứa Fe3O4) và hematit (Fe2O3).
- Than cốc, không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác nhưu đá vôi
CaCO3…
b) Nguyên tắc sản xuất gang
Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong là luyện kim (lò
cao).
- Phản ứng tạo thành khí CO:

C + O2   CO2
o
t

C + CO2   2CO
o
t

- Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt:

3CO + Fe2O3   3CO2 + 2Fe


o
t ,cao

Sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ cacbon và một số nguyên tố
khác tạo thành gang lỏng chảy xuống nồi lò và được đưa ra ngoài bằng cửa
tháo gang.
- Đá vôi bị phân hủy thành CaO. CaO kết hợp với các oxit
SiO2,…có trong quặng tạo thành xỉ.

CaO + SiO2   CaSiO3


o
t

Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài ở cửa tháo xỉ.
2. Sản xuất thép
a) Nguyên liệu sản xuất thép
Gang, sắt phế liệu và khí oxi là nguyên liệu chính để sản xuất thép.

Trường PT Thái Bình Dương -35- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
b) Nguyên tắc sản xuất thép
Oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các
nguyên tố cacbon, silic, mangan…
c) Quá trình sản xuất thép
Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi
hóa các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, S, P….

C + O2   CO2
o
t

Sản phẩm thu được là thép.

Bài13: SỰ CHUYỂN ĐỔI KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT VÔ CƠ

1. Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ


a) Kim loại  muối: Mg  MgCl2
b) Kim loại  bazơ  muối (1)  muối (2)
Na  NaOH  NaCl  NaNO3
c) Kim loại  oxit bazơ  bazơ  muối (1)  muối (2)
Ca  CaO  Ca(OH)2  Ca(NO3)2  CaSO4
d) Kim loại  oxit bazơ  muối (1)  bazơ  muối (2)  muối (3)
Cu  CuO  CuCl2  Cu(OH)2  CuSO4  Cu(NO3)2
2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại
a) Muối  kim loại: AgNO3  Ag
b) Muối  bazơ  oxit bazơ  kim loại
FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe
c) Bazơ  muối  kim loại
Cu(OH)2  CuSO4  Cu
d) Oxit bazơ  kim loại: CuO  Cu

Trường PT Thái Bình Dương -36- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG III: PHI KIM


SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Bài 14: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (lưu huỳnh,
cacbon, photpho…), lỏng (brom), khí(khí oxi, nitơ, hiđro, clo…).
Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt
độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với kim loại

2Na + Cl2   2NaCl


o
t

Fe + S   FeS
o
t

2Cu + O2   2CuO
o
t

Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hiđro

O2 + 2H2   2H2O
o
t

H2 + Cl2   2HCl
o
t

Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi

S + O2   SO2
o
t

4P + 5O2   2P2O5
o
t

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim


Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ
vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh, flo là phi kim mạnh
nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

Trường PT Thái Bình Dương -37- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 15: CLO
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí
và tan được trong nước. Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.
Clo là khí độc.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Tác dụng với kim loại

3Cl2 + 2Fe   2FeCl3


o
t

2Cl2 + Cu   CuCl2
o
t

b) Tác dụng với hiđro

Cl2 + H2   2HCl
o
t

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim như: tác dụng
với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, tác dụng với hiđro tạo thành khí
hiđro clorua…Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
c) Tác dụng với H2O:
Cl2 + H2O HCl + HClO
d) Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
III. ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO
1) Điều chế clo trong phòng thí nghiệm
Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hóa mạnh như
MnO2 (hoặc KMnO4), có khí màu vàng lục, mùi hắc xuất hiện. Khí clo được
làm khô bằng H2SO4 đặc và thu vào bình bằng cách đẩy không khí.

4HCl + MnO2   MnCl2 + Cl2 + 2H2O


o
t

2) Điều chế clo trong công nghiệp


Khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl
bão có màn ngăn xốp.
Khíclo thu được ở cực dương, khí hiđro thu được ở cực âm, dung dịch
NaOH: 2NaCl + 2H2O  Cl2 + H2 + 2NaOH
Trường PT Thái Bình Dương -38- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 16: CACBON
Ba dạng thù hình chính của cacbon là: kim cương, than chì và
cacbon vô định hình.
Cacbon là kim loại hoạt động hóa học yếu. Tính chất hóa học quan
trọng là tính khử.
1. Tính khử
a) Tác dụng với oxi
Cacbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

C + O2   CO2
o
t

Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 theo phản ứng:

CO2 + C   2CO
o
t

Do đó, sản phẩm khí đốt cacbon trong không khí, ngoài khí CO2 còn
có một ít khí CO.
b) Tác dụng với hợp chất
Ở nhiệt độ caon có thể khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất
oxi hóa khác nhau như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3,

C + 4HNO3   CO2 + 4NO2 + 2H2O


o
t

C + ZnO   Zn + CO
o
t

2. Tính oxi hóa


a) Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, C tác dụng với khí H2 tạo thành khí
CH4:

C + 2H2   CH4


o
t , xt

a) Tác dụng với kim loại


Ở nhiệt độ cao, C tác dụng được với một số kim loại tạo thành cacbua
kim loại.

4Al + 3C   Al4C3
o
t

Trường PT Thái Bình Dương -39- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 17: CÁC OXIT CỦA CACBON
I. CACBON OXIT
1) Tính chất vật lý
CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn
không khí( dCO / KK  28 ), rất độc.
29
2) Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính
Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại.

CO + CuO   CO2 + Cu
o
t

4CO + Fe3O4   4CO2 + 3Fe


o
t

2CO + O2   2CO2
o
t

II. CACBON ĐIOXIT


1) Tính chất vật lý
CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
44 ).
( dCO / KK 
2
29
Người ta có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc khác, CO2 không duy trì
sự cháy và sự sống. CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn, được gọi là nước đá
khô (tuyết cacbonic). Người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm.
2) Tính chất hóa học
a) Tác dụng với nước: CO2 + H2O H2CO3
b) Tác dụng với dung dịch bazơ
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O
1mol 2mol
CO2 + NaOH  NaHCO3
1mol 1mol

Trường PT Thái Bình Dương -40- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
c) Tác dụng với oxi bazơ
CO2 + CaO  CaCO3
CO2 có những tính chất xủa oxit axit.

Bài 18: AXIT CACBONIC & MUỐI CACBONAT


I. AXIT CACBONIC (H2CO3)
H2CO3 là một axit yếu: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành
màu đỏ nhạt.
H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng
hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.
II. MUỐI CACBONAT
1) Phân loại
a) Muối cacbonat trung hòa: không có nguyên tố H trong gốc axit:
CaCO3, Na2CO3, MgCO3,…
b) Muối cacbonat axit: có nguyên tố H trong gốc axit: Ca(HCO3)2,
NaHCO3, KHCO3,….
2.Tính chất
a)Tính tan
- Đa số muối cacbonnat không tan, trừ muối cacbonnat của kim loại kiềm:
Na2CO3, K2CO3,…
- Hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan.
b) Tính chất hóa học
- Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng CO2
NaHCO3 + HCl  NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + H2O + CO2
- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonnat
K2CO3 +Ca(OH)2  2KOH + CaCO3
NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O
- Tác dụng với muối tạo thành 2 muối mới.
Na2CO3 +CaCl2  2NaCl + NaCO3

Trường PT Thái Bình Dương -41- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
- Muối cacbonnat bị nhiệt phân hủy:

CaCO3   CaO + CO2


o
t

2NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O


o
t

Bài 19: SILIC


I. SILIC
1. Trạng thái tự nhiên
- Silic là nguyên tố thứ 2 sau oxi chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất.
- Trong tự nhiện tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất như cát trắng, đất sét (cao
lanh).
2. Tính chất
- Silic là chất xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.
- Là kim loại hoạt động yếu hơn cacbon, clo.
- Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao

Si + O2   SiO2
o
t

- Silic dùng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời.
II. SILIC ĐIOXIT
- Là oxit axit.
- Tác dụng với dung dịch kiềm (ở nhiệt độ cao).

SiO2 + 2NaOH   Na2SiO3 + H2O


o
t

Natri silicat
- Tác dụng với oxit bazơ

SiO2 + CaO   CaSiO3


o
t

Canxi silicat
- Không tác dụng với nước.

Trường PT Thái Bình Dương -42- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 20: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Trạng thái tự nhiên
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG
TUẦN HOÀN
Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng
dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1. Ô nguyên tố cho biết
- Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên
tố, nguyên tử khối.
- Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng
số electron trong nguyên tử.
- Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần
hoàn.
2. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp
e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
3. Nhóm
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp
ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp
thành một cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1. Trong một chu kỳ
Trong một chu kì khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của
điện tích hạt nhân:
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Trường PT Thái Bình Dương -43- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Trong một nhóm
Trong cùng một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân: số lớp e của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các
nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và
tính chất nguyên tố
Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII.
Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên
tố lân cận.
Giải
Cấu tạo của nguyên tố A như sau: VìA có số hiệu nguyên tử là 17 nên:
+ Điện tích hạt nhân là 17+
+ Có 17p, 17e
+ A ở chu kì 3 nên có 3 lớp e
+ A thuộc nhóm VII nên lớp ngoài cùng có 7e
2. Biết cấu tạo của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất
của nguyên tố đó
Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12 có 3 lớp e, lớp e
ngoài cùng có 2e. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ
bản của nó.
Giải
- Vị trí X trong bảng tuần hoàn: Số thứ tự :12, chu kì 3, nhóm II. X là kim lọai
mạnh.

Trường PT Thái Bình Dương -44- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON

Bài 21: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ


1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các
muối cacbonat kim loại…)
2. Hợp chất hữu cơ gồm hai loại chính: hiđrocacbon và dẫn xuất của
hiđrocacbon.
3. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp
chất hữu cơ.

Bài 22: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ


I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ
Trong các hợp chất hữu cơ cacbon, C luôn có hóa trị IV, oxi có hóa trị
II, hiđro có hóa trị I.
2. Mạch cacbon
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết
trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Có 3 loại: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng:
+ Mạch thẳng
H H H H

H C C C C H

H H H H hay CH3 – CH2 – CH2 – CH3


+ Mạch nhánh
H H H H

H C C C C H

H CH2 H H

CH3

Trường PT Thái Bình Dương -45- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
+ Mạch vòng
CH2
H2C CH2

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử


Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên
tử trong phân tử.
II. CÔNG THỨC CẤU TẠO (CTCT)
- CTCT biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
- CTCT cho biết thành phần của phân tử + trật tự liên kết giữa các
nguyên tử trong phân tử.
H
H
C C

Ví dụ : H H viết gọn CH2 = CH2

Bài 23: METAN


I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Trong tự nhiên metan có trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao,
trong khíbiogas.
- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
H

H C H

* Công thức cấu tạo: H

Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.

Trường PT Thái Bình Dương -46- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA METAN
1. Tác dụng với oxi tạo thành CO2 và H2O

CH4 + O2   CO2 + H2O


o
t

2. Tác dụng với clo


CH4 + Cl2 
as
 CH3Cl + HCl
Trong phản ứng trên nguyên tử H được thay thế bằng nguyên tử Cl.
Phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.
IV. ỨNG DỤNG
- Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Làm nguyên liệu để điều chế H2 theo sơ đồ:

CH4 + H2O   CO2 + H2


o
t , xt

- Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Bài 24: ETILEN


I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn
28
không khí( d  ).
29
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
H H

C C

* Công thức cấu tạo: H H viết gọn CH2 = CH2


Giữa hai nguyên tử cacbon có hai liên kết. Những liên kết như vậy gọi
là liên kết đôi.
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đứt ra
trong các phản ứng hóa học.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng cháy

C2H4 + 3O2   2CO2 + 2H2O


o
t

Trường PT Thái Bình Dương -47- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
2. Phản ứng cộng
CH2 = CH2 + Br2  Br – CH2 – CH2 – Br
Ngoài brom, trong điều kiện thích hợp etilen còn có phản ứng cộng với
một số chất khác: H2, Cl2
Nhìn chung các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản
ứng cộng.
3. Phản ứng trùng hợp
to, p
nCH2=CH2 CH2 - CH2
xt n
Etilen Polietilen (PE)

Bài 25: AXETILEN


I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Thể khí, không màu, mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

* Công thức phân tử :


H C C H
viết gọn CH  CH
Có một liên kết ba giữa hai nguyên tử C trong đó có hai liên kết kém
bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng cháy

2C2H2 + 5O2   4CO2 + 2H2O


o
t

2. Phản ứng cộng


C2H2 + Br2  C2H2Br2
C2H2 + 2Br2  C2H2Br4
V. ĐIỀU CHẾ
CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2

2CH4   C2H2 + 3H2


o
1500 C

Trường PT Thái Bình Dương -48- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 26: BENZEN
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, hòa tan nhiều
chất: dầu ăn, nến, cao su, iot…Benzen độc.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

* Công thức cấu tạo:

Hoặc CTCT thu gọn:


Nhận xét: Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo vòng 6 cạnh đều, có 3
liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Phản ứng cháy

2C6H6 + 15O2   12CO2 + 6H2O


o
t

2) Phản ứng thế với brom


C6H6 + Br2 
Fe
 C6H5Br + HBr
= > Phản ứng thế.
Chú ý: Benzen chỉ phản ứng với brom nguyên chất (không phản ứng
với dung dịch nước brom).
3) Phản ứng cộng hiđro

C6H6 + H2   C6H12


o
Ni,t

Ngoài phản ứng với H2, benzene còn tham gia phản ứng cộng với các
chất khác : Br2, Cl2…
Kết luận: Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzene vừa có phản ứng
thế vừa có phản ứng cộng.

Trường PT Thái Bình Dương -49- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

CHƯƠNG V: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON


POLIME
Bài 27: RƯỢU ETYLIC
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA RƯỢU ETYLIC
Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3oC, nhẹ hơn nước, tan vô
hạn trong nước.
Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
H H

H C C OH

* Công thức cấu tạo: H H viết gọn CH3CH2OH


III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tác dụng với oxi
Rượu etylic cháy với ngọn lửa xanh, toả nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O2 


o
t
2CO2 + 3H2O
2. Tác dụng với Na
Rượu etylic tác dụng với Na giải phóng H2
2CH3-CH2-OH + 2Na  2CH3-CH2-ONa + H2
3. Phản ứng tách nước
170o C , H SO
CH3CH2OH 
2 4
 CH2=CH2 + H2O
IV. ĐIỀU CHẾ
a) Phương pháp tổng hợp
t oC , H SO
C2H4 + H2O 
2 4
 C2H5OH
b) Phương pháp sinh hóa
 H O ,t oC , xt
Tinh bột 
2
 đường 
enzim
 rượu etylic

Trường PT Thái Bình Dương -50- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 28: AXIT AXETIC
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
H

H C C O H

* Công thức cấu tạo: H O viết gọn: CH3-COOH


III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tính axit
Axit axetic là một axit yếu, có đầy đủ tính chất của một axit.
CH3-COOH + NaOH  CH3-COONa + H2O
CH3-COOH + Na2CO3  CH3COONa + H2O + CO2
2. Tác dụng với rượu etylic
Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat (este)
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O (xúc tác H2SO4)
3. Tác dụng với muối
2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
4. Tác dụng với kim loại đứng trước H
2CH3COOH + Zn  (CH3COO)2Zn + H2
V. ĐIỀU CHẾ

1. Từ butan: C4H10 +5O2   4CH3COOH + 2H2O


o
xt ,180 C ,50 atm

2. Từ rượu etylic: CH3CH2OH + O2 


men
CH3COOH + 2H2O

Trường PT Thái Bình Dương -51- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 29: CHẤT BÉO
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong ben zen,
dầu hoả…
III. THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Chất béo là hh nhiều este của glixerol C3H5(OH)3 với các axit béo và
có công thức chung là (RCOO)3C3H5.
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng thuỷ phân
(RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH (xt axit)
2. Tác dụng với NaOH (Phản ứng xà phòng hóa)

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH   C3H5(OH)3 + 3RCOONa


o
t

Bài 30: GLUCOZƠ


I. TRẠNG THÁI TỰ NHÊN
Có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín (đặc
biệt là quả nho), có trong cơ thể người và động vật.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Glucozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng oxi hoá glucozơ (phản ứng tráng gương)
C6H12O6 + Ag2O   C6H12O7 + 2Ag
3 NH

Glucozơ bị oxi hóa bởi Ag2O thành axit gluconic. Phản ứng này dùng
để tráng gương, tráng ruột phích.
2. Phản ứng lên men rượu
C6H12O6 
men
2C2H5OH + 2CO2

Trường PT Thái Bình Dương -52- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 31: SACCAROZƠ
I. TRẠNG THÁI TỰ NHÊN
Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt
nốt…
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt dễ tan trong nước.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O 
axit
to
C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ Glucozơ Fructozơ
Saccarozơ không có phản ứng tráng gương.

Bài 32: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ


I. TRẠNG THÁI TỰ NHÊN
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn…
- Xenlulozơ: có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa…
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường; nhưng
tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ
thường và ngay cả khi bị đun.
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ
- Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
- Phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm
(-C6H10O5-) liên kết với nhau: -C6H10O5-C6H10O5-C6H10O5-…
Viết gọn: (-C6H10O5-)n
- Nhóm –C6H10O5- được gọi là mắt xích của phân tử.
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ.
Tinh bột: n=1200  6000
Xenlulozơ: n=10000  14000
Trường PT Thái Bình Dương -53- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân
(-C6H10O5-)n + nH2O 
axit
to
C6H12O6

2. Tác dụng của tinh bột với Iốt


Tinh bột tác dụng với Iốt tạo thành dung dịch màu xanh đặc trưng.

Bài 33: PROTEIN


I. TRẠNG THÁI TỰ NHÊN
- Protein có trong cơ thể người, động vật, thực vật như: trứng, thịt,
máu, sữa, tóc, móng, rễ…
II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ
1. Thành phần nguyên tố
Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là cacbon, hiđro, oxi, nitơ
và một lượng nhỏ lưu hùynh, photpho, kim loại…
2. Cấu tạo phân tử
- Protein có phân tử khối lớn, cấu tạo phân tử phức tạp.
- Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là một
“mắt xích” trong phân tử protein.
- Phân tử amino axit đơn giản nhất là: H2N – CH2 - COOH
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân
Protein + nước 
axit
to
Hỗn hợp amino axit

2. Sự phân hủy bởi nhiệt


Khi đun nóng manh và không có nứơc, protein bị phân hủy tạo ra
những chất bay hơi và có mùi khét.
3. Sự đông tụ
Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng
hoặc thêm hóa chất P sẽ đông tụ và kết tủa.

Trường PT Thái Bình Dương -54- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bài 34: POLIME
I. KHÁI NIỆM POLIME
1. Polime là gì?
- Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết
với nhau.
- Polime chia làm 2 loại chính:

POLIME

POLIME POLIME
THIÊN NHIÊN TỔNG HỢP
Có sẵn trong tự Do con người
nhiên. tổng hợp từ các
Thí dụ: tinh bột, chất đơn giản.
xenlulôzơ, Thí dụ: polietilen
protein, cao su Poli(vinyl
thiên nhiên… clorua), tơ nilon,
cao su buna…

2. Polime có cấu tạo và tính chất thế nào?


Phân tử polime, cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.

Polime CT chung Mắt xích

Polietilen (-CH2-CH2-)n -CH2-CH2-

Tinh bột, xenlulôzơ (-C6H10O5-)n -C6H10O5-

Poli (vinyl clorua)   CH 2  CH   CH 2  CH 


 
 |  |
  Cl
 Cl n

Các mắc xích liên kết với nhau  mạch thẳng, mạch nhánh, mạng không gian.
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường
rượu, ete…
Trường PT Thái Bình Dương -55- Bộ môn Hóa Học
Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
II. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
1. Chất dẻo là gì?
a) Chất dẻo là một loại vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime
b) Chất dẻo có thành phần như thế nào?
- Thành phần chính: polime
- Thành phần phụ: chất dẻo hóa, chất độn,chất phụ gia.
c) Chất dẻo có những ưu điểm gì?
- Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
2. Tơ là gì?
a) Tơ là những polime (tự nhiên hay tổng hợp) có cấu tạo mạch thẳng và có
thể kéo thành sợi dài.
b) Tơ được phân loại như thế nào?
Tơ gồm: tơ tự nhiên và tơ hóa học (trong đó có tơ nhân tạo và tơ tổng hợp).
3. Cao su là gì?
a) Cao su là gì?
Cao su là vât liệu polime có tính đàn hồi.
b) Cao su được phân loại như thế nào?
Cao su gồm: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp
c) Cao su có những đặc điểm gì?
Cao su có nhiều ưu điểm: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài
mòn, cách điện…
Do vậy cao su có rất nhiều ứng dụng

Trường PT Thái Bình Dương -56- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
Bảng 1: MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Số proton Tên NT Kí hiệu HH Nguyên tử khối Hóa trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 III, II, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Agon Ar 39,9
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thủy ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV

Bảng 2: HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ


Tên nhóm Hóa trị
(*)
Hiđroxit (OH); Nitrat (NO3) I
Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3) II
Photphat (PO4) III

Trường PT Thái Bình Dương -57- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014

BẢNG TÍNH TAN CỦA MỘT SỐ AXIT – BAZƠ – MUỐI

Trường PT Thái Bình Dương -58- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
1. Tất cả các muối axit (vd: NaHCO3, CaHCO3, KHS, NaHS,
NaHSO3...), muối nitrat (có gốc - NO3), muối axetat (gốc -CH3COO) đều rất dễ
tan.

2. Hầu hết các muối cacbonat (gốc = CO3) đều không tan trừ các muối
của kim loại kiềm ( Na2CO3, K2CO3, Li2CO3, ...) tan được. Riêng các kim loại
Hg, Cu, Fe(III), Al không tồn tại muối cacbonat hoặc muối này bị phân huỷ
trong nước.

- Hầu hết các muối Photphat (gốc PO4) đều không tan (nhưng cũng trừ muối
của kim loại kiềm là tan được).

- Hầu hết các muối Sunfit (gốc =SO3) đều không tan (trừ muối của kim loại
kiềm) và Fe(III) , Al không tồn tại muối sunfit.

- Hầu hết các muối Silicat (gốc =SiO3) đều không tan (trừ muối của kim loại
kiềm) và Ag, Hg, Cu không tồn tại muối Silicat.

3. Hầu hết các muối có gốc -Cl, -F, -I, -Br đều tan trừ AgCl, AgBr, AgI không
tan; PbCl2 tan ít và AgF không tồn tại.

4. Hầu hết các muối sunfat (gốc =SO4) đều tan trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4
không tan; CaSO4, Ag2SO4 ít tan và Hg không tồn tại muối sunfat.

5. Hầu hết các muối sunfu (gốc =S) đều khó tan trừ muối của các kim loại
kiềm và kiềm thổ (Na2S, K2S, CaS, BaS...) tan được và Mg, Al không tồn tại
muối sunfu.

6. Bazơ của kim loại kiềm (Li, K, Na) tan, bazơ của kim loại kiềm (Ca, Ba)
thổ tan ít, NH4OH tan, còn lại không tan. Ag và Hg không tồn tại bazơ.

7. Hầu hết các axit đều tan và dễ bay hơi (hoặc bị phân huỷ thành khí bay lên
như H2CO3 hay H2SO3 chẳng hạn), H2SiO3 không tan.

Trường PT Thái Bình Dương -59- Bộ môn Hóa Học


Sổ tay kiến thức Năm học 2013-2014
MÀU SẮC MỘT SỐ CHẤT KẾT TỦA

Công thức Màu sắc Công thức Màu sắc

Ca(OH)2 Ít tan kết tủa trắng Al(OH)3 Kết tủa keo trắng

Fe(OH)2 Kết tủa trắng xanh Fe(OH)3 Nâu đỏ, kết tủa nâu đỏ

Cu(OH)2 Kết tủa xanh lơ Mg(OH)2 Kết tủa màu trắng

Ag3PO4 Kết tủa vàng AgCl Trắng

CaCO3 Kết tủa màu trắng. BaCO3 Kết tủa màu trắng.

BaSO4 Kết tủa màu trắng. AgI Kết tủa vàng đậm

Ag2CO3 Kết tủa trắng Pb(OH)2 Kết tủa trắng

Trường PT Thái Bình Dương -60- Bộ môn Hóa Học

You might also like