You are on page 1of 6

Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

Sau hai mươi năm – chờ đón những điều không chờ đón
_____________________________________________________________________________
________
Viên cảnh sát đi dọc theo đường phố, trông anh ta có vẻ gì nghiêm trọng. Đây là con đường mà ông ta
đã đi tuần tra mỗi ngày. Không có gì để cho ông ta phải chú ý đến cả. Bây giờ đã 10 giờ đêm, trời khá
lạnh. Vào giờ này đường phố chỉ còn lác đác một ít người đi đường vội vã về nhà. Trời mưa lất phất và
gió quất vào mặt lạnh buốt. Viên cảnh sát dừng lại nhìn vào từng cánh cửa, xem chừng các cửa hiệu đã
bắt đầu dọn dẹp và đóng cửa. Thỉnh thoảng ông ta dừng bước và nhìn trước ngó sau dọc theo con
đường. Viên cảnh sát khu vực này đúng là một mẫu thanh niên đẹp trai, mạnh khỏe và rất tích cực trong
công việc giữ gìn an ninh trật tự cho khu phố.
Dân chúng trong khu phố này cũng chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Họ trở về nhà sớm vào ban đêm.
Người ta có thể thấy rõ ánh đèn sáng trong mỗi cửa hiệu hoặc nhà hàng nhưng ngay cả những khu
thương mãi, kinh doanh người ta cũng đóng cửa rất đúng giờ.
Bỗng nhiên, viên cảnh sát đột ngột đứng lại. Bên một cánh cửa hiệu chìm trong bóng tối, một gã đàn
ông đang đứng im lặng. Khi viên cảnh sát bước tới gần, gã lên tiếng:
- Chào thầy đội! Xin lỗi thầy nhé! Tôi đang đợi một người bạn. Hai mươi năm về trước chúng tôi đã hẹn
với nhau là sẽ gặp nhau ở đây đêm nay. Có lẽ thầy đội ngạc nhiên lắm phải không? Tôi xin giải thích để
thầy rõ nếu thầy muốn. Khoảng chừng 20 năm về trước, nơi đây là một cửa hàng ăn. Phải rồi, tên gọi là
"Nhà hàng Joe Brady mập" bởi vì lão chủ cửa hàng này rất to béo, mập mạp...
Viên cảnh sát ngắt lời:
- Nhà hàng đó vẫn còn ở đây 5 năm về trước.
Nói xong, ông ta đứng sát vào gã đàn ông và nhìn kỹ vào mặt gã. Bên cánh cửa đầy bóng tối, ông ta
cũng thấy rõ gã có khuôn mặt vuông và đôi mắt rất sáng. Một vết sẹo trắng bên mắt phải. ở chiếc cà vạt
có đính một hạt kim cương khá lớn.
- Hai mươi năm về trước, một đêm nọ... gã đàn ông nói. Tôi đã ăn cơm tối nơi đây với bạn tôi: Jimmy
Wells. Hắn là một thằng bạn rất tốt của tôi, có thể nói là một người bạn rất tốt trên cuộc đời này. Tôi và
hắn đã lớn lên ở đây, thành phố New York thân yêu và chúng tôi đã xem nhau như hai anh em. Hồi đó
tôi mười tám và Jimmy, hai mươi. Sau bữa ăn tối đó, tôi đi về miền Tây. Tôi đã tìm được việc làm tốt và
thành công lớn. Còn Jimmy, không có ai có thế bắt buộc hắn rời khỏi New York bởi vì hắn cho rằng
New York là nơi lý tưởng nhất để sinh sống. Chúng tôi đồng ý và tin tưởng rằng: chúng tôi sẽ gặp lại
nhau 20 năm sau tại đây. Chúng tôi nghĩ rằng: Sau 20 năm chúng tôi sẽ biết được thân thế, sự nghiệp
của chúng tôi và tương lai chờ đón chúng tôi như thế nào!
Viên cảnh sát nói: - Câu chuyện thật thú vị! Một thời gian thật là dài để gặp lại nhau. Trong thời gian
đó, anh có biết tin tức gì về ông bạn của anh không? Khi anh đang làm ăn ở miền Tây?

Trang | 1
Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

- Vâng, có ạ! Lúc đầu chúng tôi cũng biên thư cho nhau. Nhưng sau một vài năm, chúng tôi ngưng liên
lạc. Ôi, miền Tây thật rộng lớn. Tôi đã đi khắp nơi và đi thật nhanh. Nhưng luôn luôn, tôi cũng nghĩ
rằng tôi sẽ gặp lại bạn tôi: Jimmy
- Hắn là một con người nghiêm túc, đúng đắn nhất thế giới. Hắn sẽ không bao giờ quên đêm hẹn hò này
của 20 năm về trước. Tôi đã đi suốt hàng ngàn cây số để về đây đúng hẹn đêm nay và tôi sẽ rất sung
sướng nếu hắn cũng đến đúng hẹn như tôi.
Gã lôi từ túi áo ra một chiếc đồng hồ khá đẹp, mặt đính những hạt kim cương lóng lánh.
- 10 giờ kém 3 phút! Đúng 10 giờ đêm 20 năm về trước, chúng tôi đã nói lời "Tạm biệt" tại nơi đây.
Viên cảnh sát đột ngột hỏi:
- Trong thời gian ở miền Tây, anh thành công lắm phải không?
- Vâng, đúng vậy! Tôi hy vọng rằng thằng bạn Jimmy của tôi chỉ thành công một nửa của tôi là được.
Hắn chậm chạp hơn tôi. Tôi đã phải phấn đấu dữ dội lắm mới thành công. Tại New York, con người
không thể thay đổi cuộc sống được dễ dàng. ở miền Tây, người ta biết phải làm gì để kiếm được nhiều
lợi nhuận.
Viên cảnh sát bước đi vài bước và nói:
- Tôi phải đi đây... Tôi mong rằng anh bạn sẽ gặp lại ông bạn cũ. à! Nhưng nếu ông bạn của anh không
đến đúng hẹn đêm nay, anh có rời đây không?
- Không, tôi sẽ chờ ít nhất là nửa tiếng đồng hồ. Nếu Jimmy còn sống, tôi tin rằng hắn sẽ đến đây đúng
giờ. Thôi, chào thầy đội!
- Chào anh bạn!
Viên cảnh sát bước đi, vừa đi vừa nhìn vào những dãy phố đang đóng cửa im lìm.
Mưa gió lạnh buốt càng nặng nề hơn. Một vài bóng người vội vã bước nhanh trên đường phố, cố tìm
những lối đi ít mưa tạt, gió lùa. Gã đàn ông vẫn đứng ở chỗ cánh cửa mờ tối để chờ đợi người bạn cũ.
Gã có vẻ sốt ruột, đôi mắt nhìn suốt các con đường và kiên nhẫn chờ. Đã quá 20 phút... Bỗng một bóng
người cao lớn khoác áo choàng dài băng nhanh qua đường hướng thẳng về phía gã đàn ông đang chờ
đợi và lên tiếng hỏi:
- Có phải anh Bob đấy không? Gã đàn ông reo lên:
- Có phải anh đấy không? Jimmy Wells?
Người cao lớn mới đến vội nắm lấy hai bàn tay Bob, tức gã đàn ông đang chờ đợi và nói: - Đúng rồi,
Bob đây rồi! Tôi tin rằng tôi sẽ tìm thấy anh ở đây nếu anh còn sống. 20 năm thật là thời gian dài. Nhà
hàng ăn ngày xưa đã không còn nữa Bob nhỉ! Nếu còn, chúng ta sẽ ăn với nhau một bữa cơm tối đêm
nay. Thế nào? Miền Tây đã đem lại cho bạn nhiều chuyện tốt đẹp chứ?
- Ừ! Miền Tây đã cho tôi đủ thứ mà tôi muốn. ồ! Jimmy! Anh thay đổi quá nhiều. Tôi không ngờ anh lại
cao lớn hơn hẳn ngày xưa như thế?
Trang | 2
Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

- Vâng, tôi có phát triển thêm chút ít sau khi tôi được 20 tuổi.
- Ở New York, anh làm ăn có khá không, Jimmy?
- Cũng tàm tạm thôi! Tôi làm việc cho Thành phố này. Nào, đi Bob! Chúng ta sẽ tìm một chỗ để nói
chuyện về những năm tháng đã qua...
Hai người sánh vai nhau bước đi. Gã đàn ông từ miền Tây trở về bắt đầu kể chuyện về cuộc đời gã.
Người cao lớn kia, lắng nghe đầy vẻ quan tâm, cổ áo choàng của anh ta kéo lên che kín tai.
Đến một góc đường có ánh đèn sáng chiếu ra từ một cửa hiệu, cả hai người đều quay nhìn kỹ vào mặt
nhau. Gã đàn ông tên Bob đột nhiên dừng bước và kéo cánh ta ra khỏi vòng tay của người cao lớn kia.
Gã la lên: - Anh không phải Jimmy Wells! 20 năm thật dài nhưng không thể thay đổi hẳn một gương
mặt, một cái mũi của bạn tôi ngày xưa. Người cao lớn mỉm cười bí hiểm và nói:
- Phải rồi, nhưng đôi khi thời gian có thể thay đổi một người tốt thành người xấu. Anh Bob ạ! Anh đã bị
tôi bắt giữ 10 phút rồi đó! Cảnh sát ở Chicago đã biết là anh đến New York đêm nay. Họ yêu cầu chúng
tôi theo dõi anh. Anh hãy theo tôi, ngoan ngoãn là tốt! Nhưng trước hết, tôi cho anh xem cái này. Anh
có thể đến sát ánh đèn sáng cạnh cửa sổ kia để đọc cho rõ. Mảnh giấy này do một viên chức Cảnh sát
tên Jimmy Wells gởi đến cho anh đấy!
Tên Bob mở mảnh giấy, tay gã bỗng run lên khi đọc những dòng chữ trên đó:
"Bob! Tôi đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ. Tôi đã thấy rõ khuôn mặt mà cảnh sát Chicago muốn bắt giữ.
Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một cảnh sát viên khác gặp anh để làm nhiệm vụ.
Chào Bob!
Jimmy Wells."

Không phải ngẫu nhiên mà những người bạn thân lại đem đến cho chúng ta một cảm giác vui sướng,
một tâm trạng phấn khởi, lạc quan đến như vậy, bởi vì chính họ là cửa sổ tâm hồn, là cánh cửa đến với
biết bao niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Chắc hẳn những ai được đồng hành, được sống trong sự
sẻ chia và tình yêu thương của những tấm lòng trung thành ấy đã từng phải đặt mình vào những tình thế
ở tương lai và nghĩ ngầm rằng: Liệu những người bạn ấy có thể gắn bó với mình suốt đời không? Liệu
Trang | 3
Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

bộ mặt của họ có thay đổi qua năm tháng không? Nếu họ đi về nơi xa, liệu biến cố có thể xảy ra với họ
không? Hay viển vông nhưng đáng suy nghĩ hơn cả, khi phải xa cách những người bạn ấy trong một
khoảng thời gian dài, liệu họ còn là những người bạn tri kỉ nữa hay không? Chỉ có dòng chảy không
ngừng của thời gian mới có thể giải đáp được toàn bộ những thắc mắc trong tâm hồn của con người về
sự vững bền của tình bạn gắn bó mật thiết, và trong truyện ngắn “Sau 20 năm” của nhà văn Mỹ nổi tiếng
O.Henry, được in trong tập "The Four Million", xuất bản năm 1906, những băn khoăn ấy đã được giải
đáp không phải bằng những sự việc quen thuộc với đời thường mà thay vào đó, bằng một tình huống
phần nào đã khiến cho độc giả cảm thấy ngạc nhiên đến khó tin.

Câu chuyện kể về hai cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật, cụ thể là cuộc gặp mặt giữa viên cảnh sát với Bob,
giữa Bob với gã đàn ông tự xưng là anh bạn thân thiết của Bob. Những cuộc gặp mặt này diển ra trong
cùng khung thời gian – 10 giờ đêm, khi trời đã khá lạnh, mưa lất phất và khi đường phố chỉ còn lác đác
một ít người đi đường vội vã về nhà. Viên cảnh sát, với tư cách là tuần tra giữ gìn an ninh trật tự cho khu
phố, đã xem chừng các cửa hiệu, khu thương mại và kinh doanh có chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh hay
không, trước khi trò chuyện với một gã đàn ông đứng bên một cánh cửa hiệu. Gã đàn ông đó tên là Bob,
và ông ấy đứng im lặng để chờ được gặp mặt người bạn đồng hương New York tên Jimmy Wells sau 20
năm xa cách. Bob kể với viên cảnh sát tình tiết sự việc đã dẫn tới ngày hôm nay, cũng như chia sẻ hi
vọng của bản thân về một cuộc gặp gỡ như ý muốn, về mong muốn người bạn tri kỉ thành công trong sự
nghiệp. Đồng hồ điểm 10 giờ 20 phút, mặc dầu đã qua khoảnh khắc hai người nói lời “Tạm biệt” nơi
“Nhà hàng Joe Brady mập” 20 năm về trước, Bob vẫn kiên nhẫn chờ, chờ đến khi có bóng người cao lớn
khoác áo choàng dài xuất hiện, đó là Jimmy Wells, hoặc nói cách khác, Jimmy Wells theo cảm tưởng
của Bob. Cả hai người đã gửi gắm nhau những lời chào, lời hỏi thăm nồng ấm, tri kỉ như những ngày ấy,
và khi sánh vai nhau bước đi đến chỗ để nói chuyện về những năm tháng đã qua, Bob mới nhận ra rằng,
gã đàn ông đó không phải là Jimmy Wells. Thật ra, gã đàn ông đó chính là một cảnh sát ở Chicago, với
nhiệm vụ bắt giữ Bob vì đã từ một người tốt trở thành một cá nhân xấu của xã hội sau khoảng thời gian
chờ đợi đó. Trước khi lệnh Bob theo những chỉ dẫn của mình, người cảnh sát ấy đã cho Bob đọc một
mảnh giấy do một viên chức Cảnh sát tên Jimmy Wells gửi đến, và những dòng chữ trên lá thư đó đã
khiến cho Bob không khỏi bàng hoàng và ngạc nhiên.

Tác giả O. Henry đã xây dựng nên một tình huống truyện gần gũi, gắn liền với đời sống thực tiễn – cuộc
gặp gỡ giữa Bob và Jimmy Wells, hai người bạn thân thiết sau 20 năm xa cách. Sở dĩ sự việc chính
trong câu chuyện “Sau 20 năm” mang lại nhiều sự đồng cảm, thấu hiểu sâu đối với độc giả là bởi vì nó
làm gợi nhớ những tháng ngày mà chúng ta phải xa bạn bè, xa những tiếng cười và xa những cuộc trò
chuyện ý nghĩa để thích ứng với hoàn cảnh, với thực tiễn mà bản thân phải trải qua. Chẳng hạn như
trong câu chuyện này, Bob đã phải rời xa người bạn tri kỉ, để lại Jimmy ở New York và đi về miền Tây
để có thể nâng cao tầm vóc của bản thân vì đã kiếm được một việc làm chất lượng và đã đạt được thành
công lớn trong sự nghiệp. Nhưng ẩn chứa trong sự gần gũi xuyên suốt truyện ngắn này là một yếu tố bất
ngờ dưới tà áo ngụy trang mang tên “ngòi bút O. Henry”. Có biến cố thì mới làm cho tác phẩm trở nên
kịch tính, có biến cố thì mới điểm sáng được cốt truyện với cái tài nghệ viết văn trong từng câu chữ và
cách chuyển đổi tình thế công phu của nhà văn người Mỹ. Qua nghệ thuật duy trì dòng cảm xúc và diễn
Trang | 4
Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

biến của câu chuyện cho đến những giây phút cuối cùng một cách trơn tru và tinh tế, sự tò mò, cũng như
trí tưởng tượng của người đọc như được làm sống dậy bởi cái tình thế xoay chuyển nhanh chóng đến bất
ngờ ở những câu văn cuối tác phẩm, có thể coi như giọt nước tràn ly, đỉnh điểm của sự gay cấn. Để đến
được nút thắt của tác phẩm, việc tác giả làm cho người đọc phải trải qua một chuỗi các sự kiện khác
nhau, một dòng thời gian với những cuộc trò chuyện giữa tiết trời lạnh giá lúc 10 giờ đêm là có chủ
đích, đồng thời cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để nhằm đưa người đọc vào một
thế giới chân thật, từ đó giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện về bối cảnh mà câu chuyện này
xây dựng nên trước khi đánh vào tâm lí dự đoán một cái kết an lành bằng một điều vượt cả mong đợi.
Điều được nói đến ở đây chính là bức thư mà Jimmy Wells (giờ đây đã là một viên chức Cảnh sát của
Chicago) gửi đến Bob (giờ đây đã bị bắt giữ vì sau khoảng thời gian đợi chờ dài hai thập kỉ, anh đã từ
một người tốt trở thành một kẻ xấu đáng bị trừng phạt bởi xã hội) đã làm cho tay gã Bob phải run lên khi
đọc những dòng chữ trên đó. Lá thư không nói về cảm xúc của Jimmy Wells đối với người bạn cũ của
mình, không phải là những lời chào hỏi hay những câu chuyện riêng tư của tình bạn tri kỉ mà thay vào
đó là lời nhắc nhở Bob rằng: anh ấy, đại diện cho một cảnh sát viên khác, đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ để
bắt giữ tên tội phạm này. Trong những dòng chữ tượng trưng cho một tình cảnh éo le ấy, Jimmy Wells
vẫn giữ được chất giọng thân thiện và vẫn có lòng tôn trọng đối với người anh em đồng hương, được thể
hiện ở câu viết: “Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một cảnh sát viên khác gặp anh
để làm nhiệm vụ”, và dường như trong những con chữ ấy, Jimmy muốn gửi đến Bob một bài học rằng:
hãy luôn cảnh tình với những gì đang diễn ra xung quanh mình, với bất cứ tình thế nào mà mình gặp
phải, và hãy luôn chờ đón những điều không chờ đón, một bài học triết lí sẽ in đậm trong không chỉ tâm
hồn của nhân vật chính câu chuyện trước khi bị giải đi tù mà còn trong tâm trí của khán giả bạn đọc thân
mến.

Không chỉ có tư cách là một tác phẩm mang cái chất “riêng” nhưng lại vô cùng đặc biệt, súc tích trong
việc tường thuật diễn biến truyện, cũng như cách mà người kể đi sâu vào những sự kiện chính cho đến
khi phá vỡ rào cản để đến tới thành phần bất ngờ (có thể gọi là nhãn tự của câu chuyện) nhằm tạo cảm
hứng cho người đọc, ngôi kể cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm nên cái hay và cái đẹp của tác
phẩm này. Truyện ngắn “Sau 20 năm” được kể theo ngôi thứ ba, với mọi vật được trở nên hiện hữu theo
ngòi bút của người kể - cá nhân ẩn mình trong thế giới của câu chuyện và hầu như không đưa ra bất cứ
nhận xét, bình luận nào về mọi diễn biến của nó. Điều này đã giúp cho những sự kiện trong truyện ngắn
này được sắp xếp theo một trình tự logic linh hoạt, tự do và quan trọng hơn cả, mang nhiều tính khách
quan, tạo nên điểm nhấn và đồng thời cũng là xương sống để cho những lời thoại, những khung cảnh,
bối cảnh thời gian được triển khai một cách hợp lí, tạo được sức thu hút, lôi cuốn người đọc vào một thế
giới chứa đựng những điều hoàn toàn mới lạ.

Mặc dù đã ra đời cách đây hơn một thập kỉ nhưng truyện ngắn “Sau 20 năm” đã để lại nhiều dấu ấn
trong nền văn học địa phương, cũng như đối với kho tàng văn học của thế giới, được đánh giá là một
trong những tác phẩm giản đơn nhất nhưng đầy lôi cuốn và là một trong những truyện ngắn được yêu
thích nhất của O. Henry. Tác phẩm này đã được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trên khắp các mặt bằng
nghệ thuật từ việc phát thanh qua đài radio, đĩa DVD hay được kể lại trên báo chí truyền thông, và gần
Trang | 5
Nghị luận văn học Đỗ Minh Thái – 10 Anh 1

đây nhất vào năm 2021, tác phẩm đã trở thành một bộ phim mang tên “Hands of Time”. Dường như đến
tận thời điểm này, tác phẩm như làm sống lại tài năng, nghệ thuật và cách thức sáng tạo văn học không
kém phần nào thú vị của nhà văn Mỹ nổi tiếng này, giúp trong quá trình tiếp cận được với nhiều độc giả
trên toàn thế giới, đồng thời giúp họ ghé thăm lại một nẻo đường lịch sử trong biết bao những thành tựu
giấy mực mà O.Henry đã để lại.

Trang | 6

You might also like