You are on page 1of 2

Tài liệu tham khảo:

- Một số vđề sd nn trên báo chí, Hoàng Anh, 2003


- Những kỹ năng về sử dụng nn trên truyền thông đại chúng, Hoàng Anh, 2008
- Ngôn ngữ báo chí, Vũ Quang Hào, 2001
- Ngôn ngữ báo chí, Nguyễn Tri Niên, 2004

KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ


I. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Ngôn ngữ
- Nghĩa rộng: là hệ thống tín hiệu dùng làm phương tiện giao tiếp, công cụ tư
duy. Nhà ngôn ngữ học trong cuốn ngôn ngữ đại cương: là hệ thống tín hiệu để
biểu đạt những ý niệm  những gì là ngôn từ, phi ngôn từ vẫn là ngôn ngữ vì
đều biểu đạt thông tin.
- Nghĩa hẹp: là hệ thống tín hiệu ngôn từ dùng để làm công cụ giao tiếp, làm
phương tiện tư duy; là hệ thống từ vựng, ngữ âm, âm điệu, ngữ pháp,…
 Trong lĩnh vực báo chí, ta nên hiểu ngôn ngữ theo nghĩa rộng vì để góp phần biểu
đạt thông tin, báo chí không chỉ sử dụng những ngôn từ mà còn cả phi ngôn từ.
2. Ngôn ngữ báo chí
- Sách Văn học lớp 11: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin
tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận
xã hội, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chung”  không làm rõ chức năng
- “Đề cương bài giảng ngôn ngữ báo chí” – TS Trương Thông Tuần: “Nnbc là
ngôn ngữ được sử dụng trên các văn bản báo chí dưới các hình thức như: báo
viết, báo nói, báo hình,… Cả ba hình thức này đều sử dụng ngôn ngữ làm
phương tiện để chuyển tải thông tin đến với công chúng, tuy mức độ nhiều ít
và những đặc trưng riêng có khác nhau”  “chuyển tải” là nói sai chức năng;
“văn bản báo chí” chỉ áp dụng với báo in, nên dùng “tác phẩm báo chí”; không
phải “hình thức” mà là “loại hình báo chí”
- “Tác phẩm báo chí” – TS Nguyễn Thị Thoa: “Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ
những tín hiệu và quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thông
tin trong tác phẩm báo chí”.  “toàn bộ những tín hiệu và quy tắc kết hợp
chúng” là đúng những có thể tóm lại thành “hệ thống”; “chuyển tải” thông tin
là sai, nên dùng từ “biểu đạt”
 Ngôn ngữ báo chí là hệ thống tín hiệu mà nhà báo dùng để biểu đạt thông tin
trong tác phẩm báo chí.
II. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG QUY TRÌNH THÔNG
TIN
- Trong quy trình thông tin, ngôn ngữ báo chí đóng vai trò là hình thức biểu đạt
của thông điệp.
- Ngôn ngữ có vai trò quyết định: nếu không có ngôn ngữ, quy trình thông tin
không diễn ra được do thông điệp vẫn chỉ là ý niệm, hiệu quả của quy trình
cũng phụ thuộc vào ngôn ngữ do ngôn ngữ cần được sử dụng khéo léo để cân
bằng được ngưỡng và hiệu quả.
III. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
- Ngôn ngữ sự kiện: phản ánh trung thực, nguyên dạng những sự kiện mang tính
thời sự diễn ra trong đời sống. Nếu ví nn sự kiện là 1 tấm gương thì phải là 1
tấm gương phẳng, phản ánh chính xác lại sự kiện ấy.
- Siêu ngôn ngữ: phải là những nn được sd ở trình độ nghệ thuật, cao siêu, thuần
thục  để đối mặt được với ngưỡng, tôn trọng ngưỡng và khéo léo để phản
ánh được tất cả sự thật.
+ Để dùng siêu nn: cố tình vi phạm giới hạn về lượng hoặc cách thức.
- Ngôn ngữ tổng hợp: có sự kết hợp linh hoạt với ngôn ngữ thuộc lĩnh vực khác.
- Ngôn ngữ định lượng: có sự quy định rõ ràng về dung lượng, thời lượng
IV. TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Tính chính xác
- Là ngôn ngữ phản ánh chính xác những gì nhà báo “mắt thấy, tai nghe”
- Phải mang tính khẳng định chứ không phải phỏng đoán.
2. Tính cụ thể
- Phản ánh đầy đủ thông tin
3. Tính đại chúng
- Phù hợp với mọi lứa tuổi, trình độ, ngôn ngữ phổ thông, không phải biệt ngữ,
chuyên môn, tiếng lóng, không lạm dụng ngoại ngữ.
4. Tính ngắn gọn
- Thể hiện ở nhiều cấp độ, tùy vào các thể loại báo chí với yêu cầu về dung
lượng
5. Tính khuôn mẫu
- Tuy tính khuôn nhưng không khuôn mẫu
6. Tính hấp dẫn
- Không đơn thuần chỉ biểu đạt, phản ánh nd thông tin mà còn tạo độ lắng, độ
mở cho thông tin  gợi ra nhiều suy nghĩ, hành động, trăn trở
- Dùng ngôn ngữ tinh tế, hấp dẫn, linh hoạt, sáng tạo, làm mới những cái cũ

You might also like