You are on page 1of 124

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ có thể

tồn tại dưới hai dạng: âm thanh và chữ viết. Khi chữ viết ra đời, tuy không

thể thay thế cho ngôn ngữ nói nhưng nú cú những ưu thế riêng và ngày

càng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống. Chữ viết xuất hiện trờn

cỏc tác phẩm văn học, các văn bản cá nhân, các phương tiện thông tin đại

chúng như báo chí, v.v.

Ra đời từ thế kỷ XVI, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng vô

cùng phổ biến, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì có thể

nói báo chí là phương tiện thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều

công chúng nhất. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta gọi báo chí là cơ quan

quyền lực thứ tư - nghĩa là chỉ đứng sau “tam quyền” của bộ máy chính quyền

là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đõy là kiểu quyền lực không quy định
thành văn bản mà được tạo ra từ công luận xã hội. Đó là cách tôn vinh vai trò,

sức mạnh của báo chí. Báo chí tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của

con người, là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Với việc

truyền tải lượng thông tin lớn hàng ngày, người đọc báo có thể tiếp nhận tin

tức, bắt chước, làm theo những trào lưu trên báo chí. Vì vậy việc sử dụng

ngôn từ trên báo chí cần được chú trọng, chính xác, chuẩn mực. Giáo sư John

Hohenberg (Đại học báo chí Columbia) đã khẳng định: “Không thể cẩu thả

trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây

phải truyền tải được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới nhân dân càng hữu hiệu

1
càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít

ra cũng phải cao bằng trình độ của độc giả có học thức, nếu không báo chí

mất ngay sự kính trọng của quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc

bén thêm ý nghĩa của các sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải đi đôi

với nhau” [44;11].

Vậy liệu việc sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay đã hợp chuẩn mực

chưa? Điều này có ảnh hưởng gì đến khả năng truyền đạt tư tưởng và giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt? Ngôn ngữ báo chí tác động như thế nào đến việc

sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hiện nay từ trong khoa học đến cuộc sống

hằng ngày. Đặc biệt, đối với nữ giới những vấn đề trên có tác động như thế

nào qua tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của nữ giới Việt Nam. Đó cũng

là lí do chúng tôi chọn “Một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo Phụ nữ Việt

Nam” làm đề tài nghiên cứu.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề chuẩn ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành

ngôn ngữ học và của nhiều nhà khoa học ngôn ngữ.

Các công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ cũng như liên quan đến lỗi

ngôn ngữ cú cỏc tác phẩm như “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi

Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hựng, cựng công trình “Tiếng Việt thực hành”

của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Tác giả Hà Quang

Năng với công trình nghiên cứu “Từ điển lỗi dùng từ” , tác giả Cao Xuân Hạo

với “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục”. Nhóm tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc

Lang, Tụ Đỡnh Nghĩa đã nêu lên “Lỗi từ vựng và cách khắc phục”, tác giả Lê

2
Trung Hoa với “Lỗi chính tả và cách khắc phục”. Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ

của Nguyễn Thiện Nam về “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước

ngoài và những vấn đề liên quan” đã nêu lên những lỗi ngữ pháp mà người

nước ngoài học tiếng Việt mắc phải. Nguyễn Linh Chi cũng có công trình tìm

hiểu “Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt”.

Việc nghiên cứu ngôn ngữ trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng cũng

thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Luận án tiến sĩ của Hà Văn Hậu “Mạch

lạc trong một số văn bản phóng sự báo in”. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoà

“Nghiên cứu diễn ngôn về chính chị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và

Tiếng Việt”. Luận án thạc sĩ của Bùi Trọng Ngoãn “Sự chi phối của hiện thực

được nói tới đối với các loại hình văn bản viết về tham nhũng trong tuần báo

pháp luật”.

Cỏc công trình đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận của báo chí

nhìn từ góc độ ngôn ngữ chưa xuất hiện nhiều. Chẳng hạn, có “Ngôn ngữ báo
chí” của Hoàng Anh, “Tác phẩm báo chí” của Nguyễn Văn Dũng đề cập đến

lỗi ngôn ngữ, đặc điểm về ngôn ngữ trong từng thể loại báo chí. Các tác giả

như Đinh Hường với công trình “Các tác phẩm thông tấn”, Trần Quang với

“Các tác phẩm báo chí chính luận”, Nguyễn Xuân Sơn với “Các tác phẩm

báo chí chính luận” đều có nhắc đến việc sử dụng từ ngữ trong thể loại báo

chí nhưng không đi sâu. Công trình “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào

và “Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Đức Dân nghiên

cứu tương đối trọn vẹn về vấn đề ngôn ngữ báo chí.

3
Tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào đã tìm hiểu những

vấn đề cụ thể như: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong

cách báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; kí hiệu khoa học; ngôn ngữ

tớt bỏo…[44; 5]. Cụng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Dân đề cập

đến những nội dung cơ bản của ngôn ngữ báo chí như: đặc điểm ngôn ngữ

báo chí, thông tin chìm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông tin chìm

bằng các thao tác ngôn ngữ cụ thể, ngôn từ của nhà báo và các yêu cầu về lụgớc

diễn đạt trong báo chí. Ngoài ra, chuyên luận còn đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm

và khả năng hoạt động của tiếng Việt trên báo chí, chỉ ra những kĩ năng sử dụng

tiếng Việt một cách có hiệu quả [44; 3].

Tuy nhiên, việc xem những vấn đề từ vựng trên báo chí như đối tượng

trung tâm thì chưa được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm

nhiều. Vì vậy, luận văn này trên cơ sở những công trình đã được công bố và

quan điểm chủ quan, chúng tôi sẽ xin làm nổi bật một số lỗi về sử dụng tiếng

Việt trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lỗi sử dụng tiếng Việt thường

gặp trên báo chí hiện nay. Trong đó đối tượng khảo sát là những bài báo được

đăng tải trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam” với việc sử dụng từ, câu, chữ, v.v. chưa

phù hợp với chuẩn chung của tiếng Việt.

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đề tài: Khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trờn bỏo “Phụ nữ

Việt Nam”.

Phạm vi tư liệu: Khảo sát lỗi chủ yếu trờn cỏc số báo năm 2010 trong đó

chú trọng từ số 50 đến số 110.


4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Về mặt lí thuyết: Luận văn sử dụng lí thuyết chung trong việc sử dụng

tiếng Việt như ở các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, ngữ

âm tiếng Việt để làm rõ những hiện tượng chưa tốt trong cách sử dụng tiếng

Việt trên báo chí.

- Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sỏt cỏc lỗi và những hiện tượng chưa

thống nhất trong cách sử dụng tiếng Việt trên một tờ báo cụ thể để chỉ ra tại

sao một số chỗ sai sót khiến cho bài báo trở nên khó hiểu hoặc có thể hiểu

nhầm, từ đó gợi ý một số biện pháp khắc phục.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn:

5.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê áp dụng cụ thể vào việc thu thập, thống kê các lỗi

sử dụng tiếng Việt trên các số báo “Phụ nữ Việt Nam” được khảo sát.

5.2. Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng phương pháp này mục đích để phân loại ngữ liệu thu

thập được thành các tiểu loại dùng cho việc nghiên cứu.

5
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này giúp phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt

trong số các kiểu lỗi thu nhận được.

5.4. Phương pháp quy nạp

Luận văn tiến hành theo phương pháp quy nạp: Từ các lỗi khảo sát được

trên thực tế rút ra kết luận thoả đáng và cần thiết.


6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lí luận, luận văn sẽ có tác dụng phát hiện một số khuynh hướng

chung trong việc sử dụng ngôn ngữ, qua đó có thể góp phần vào việc xây

dựng chuẩn ngôn ngữ trong giai đoạn mới. Về mặt thực tiễn, hi vọng luận văn

sẽ có tác dụng giỳp các nhà quản lí văn hoá, quản lí báo chí, các biên tập viên,

phóng viên, v.v. quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng ngôn ngữ văn hoá trong

công tác truyền thông đại chúng, qua đó góp phần vào việc giữ gìn và nâng

cao sự trong sáng của tiếng Việt, cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng
ngôn ngữ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Kết quả nghiên cứu của

luận án đồng thời cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ai

quan tâm đến vấn đề chuẩn của ngôn ngữ Việt Nam.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn chia làm 4

chương như sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Ngôn ngữ báo chí

1.2. Chuẩn ngôn ngữ

6
1.3. Quan niệm về lỗi ngôn ngữ

Chương 2: CÁC LỖI VỀ CÂU

2.1. Lỗi về cấu tạo câu

2.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu

2.3. Lỗi về phong cách

2.4. Lỗi về dấu câu

2.5. Gợi ý một số biện pháp khắc phục lỗi về câu

Chương 3: CÁC LỖI VỀ TỪ VỰNG

3.1. Lỗi dùng từ không chính xác

3.2. Lỗi dùng từ không hợp phong cách

3.3. Lỗi lặp từ

3.4. Lỗi thiếu từ

3.5. Lỗi dùng từ địa phương

3.6. Hiện tượng tạo từ mới


3.7. Hiện tượng sử dụng từ ít dùng

3.8. Gợi ý một số biện pháp khắc phục

Chương 4: CÁC LỖI VỀ CHÍNH TẢ

4.1. Lỗi chính tả sai so với quy tắc chính tả hiện hành

4.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn

4.3. Lỗi chính tả do in ấn, chế bản

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. NGễN NGỮ BÁO CHÍ


1.1.1. Khái niệm

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự trong

nước và quốc tế, nó phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng

nhằm nâng cao tiến bộ xã hội.

1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Do những yêu cầu và đặc điểm của báo chí mà hình thành đặc điểm của

ngôn ngữ báo chí, cựng với đó văn bản báo chí thuộc một thể loại phong cách

riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng.

Các tác giả Hữu Đạt, Vũ Quang Hào, Hoàng Anh đều có những nghiên

cứu, đóng góp cho phong cách ngôn ngữ báo chí, chúng tôi sơ lược lại một số

đặc điểm những phong cách ấy như sau.

1.1.2.1. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Hữu Đạt

Hữu Đạt đưa ra những nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ báo chí rất rõ

ràng. Khi nghiên cứu phong cách trong tiếng Việt hiện đại, chúng tôi chú

trọng vào các luận điểm về phong cách dùng từ ngữ.

a. Cách dùng từ ngữ của nhà báo

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy từ ngữ phải mang tính

phổ thông, dễ hiểu. Đó là các từ toàn dân, có tính thông dụng cao, các tiếng

lóng, biệt ngữ, từ địa phương chỉ xuất hiện rất cá biệt. Các thuật ngữ khi bắt

8
buộc sử dụng cũng phải là những thuật ngữ phổ biến và được giải thích nhiều

lần trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng.

Báo chí có ưu thế về tương tác giữa tác giả và độc giả. Do đó, để thu hút

sự chú ý của độc giả, nhà báo có thể đổi mới cách dùng từ, tạo ra một lớp từ

mang phong cách cá nhân “ Đó là những khả năng tìm tòi phát hiện những

năng lực ẩn chứa trong từ” [32;76]

b. Tính ngắn gọn và biểu cảm

Tính ngắn gọn của báo chí là một yêu cầu tất yếu xuất phát từ chức năng

thông báo của báo chí. Muốn thông tin được truyền đạt nhanh, đầy đủ, nhà

báo phải lựa chọn cách diễn đạt cô đọng, tránh rườm rà không cần thiết. Tuy

nhiên, không giống như yêu cầu ngắn gọn của văn bản hành chính, tính ngắn

gọn của báo chí “ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan của cá nhân, với quan

điểm của mỗi tờ bỏo” [32;147], vì thế ngôn ngữ phải có tính biểu cảm để đạt

được mục tiêu tác động đến độc giả.


c. Tính hấp dẫn và thuyết phục

Ở phương diện hình thức, ngôn ngữ phải có sức lôi cuốn độc giả, bằng

cách sử dụng các biện pháp như dùng từ độc đáo, kiến tạo các kết hợp từ gây

ấn tượng bất ngờ, sử dụng nghệ thuật chơi chữ, thành ngữ, ca dao, v.v. một

cách sáng tạo và hiệu quả.

d. Tính thẩm mĩ và giáo dục

Báo chí là món ăn tinh thần phổ biến nên ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo

các nguyên tắc thẩm mĩ, không lạm dụng các từ ngữ thông tục trong khẩu

ngữ, sinh hoạt. Khi đảm bảo tính thẩm mĩ, ngôn ngữ báo chí cũng đồng thời

9
thực hiện chức năng giáo dục. Tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí được tạo

nên từ “ việc đưa tin trung thực, đầy đủ, khách quan” [32;170].

1.1.2.2. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào

Vũ Quang Hào coi phong cách ngôn ngữ báo chí là sự tích hợp của cả

bốn phong cách là khẩu ngữ, chính luận, khoa học và hành chính. Trong đó “

xét về phương diện truyền thông, phong cách khoa học, phong cách hành

chính, phong cách chính luận đáng chú ý hơn cả” [44;55].

a. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Các bài báo chính luận chủ yếu nằm trong nhóm thể loại chính luận.

Phong cách chính luận có hai chức năng là truyền đạt thông tin và tuyên

truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động) vào nhận thức người đọc bằng

những lí lẽ, dẫn chứng. Từ ngữ trong phong cách này có đặc điểm là lớp từ

chính trị xuất hiện nhiều và đã xuất hiện các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm.

Về câu cho phép viết những cõu cú độ dài lớn, chứa đựng nhiều ý có quan hệ
qua lại, đặc biệt là sự có mặt của những câu nghi vấn và câu cảm thán với tần

số khá cao. Ở phương diện diễn đạt đòi hỏi lí luận phải vững chắc rõ ràng, lập

luận phải chặt chẽ, lụgớc. Nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng “tính đại

chúng là một yêu cầu bắt buộc, một nguyên tắc diễn đạt văn bản chính luận”

[44;64].

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Những bài viết mang hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học

như phản ánh hội thảo, hội nghị khoa học, cuộc triển lãm, phê bình phim,

sách v.v. thuộc nhóm phong cách ngôn ngữ khoa học. Đặc điểm nổi bật của

10
ngôn ngữ khoa học về yêu cầu từ ngữ là các lớp từ chung được dùng với

nghĩa đen, nghĩa định danh chiếm ưu thế, ít thấy những từ có màu sắc biểu

cảm. Từ mang tính chất khái quát hoá, trừu tượng hoỏ, tớnh hệ thống cao và

trung hoà về sắc thái. Về phương diện ngữ pháp thì thường sử dụng những

cõu cú cấu trúc phức hợp, những cõu cú độ dài lớn để có thể diễn đạt trọn vẹn

nội dung. Về phương pháp diễn đạt, người ta thường sử dụng một số cách

diễn đạt theo những khuôn mẫu nhất định và khai thác tối đa lượng thông tin

từ kênh thông tin phi văn tự. Phong cách này không chấp nhận lối diễn đạt dư

thừa, những thán từ, trợ từ, những quán ngữ đưa đẩy. Mạch trình bày phải

mang tính logic rõ rệt, “loại bỏ hoàn toàn cách diễn đạt mà theo đó độc giả

muốn hiểu theo nghĩa gì cũng được” [44;72].

c. Phong cách hành chính


Các tác phẩm viết theo phong cách này không nhiều, chủ yếu là các bài
viết hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, hộp thư bạn đọc, tin công bỏo,v.v. Từ ngữ
ở phong cách này thường lựa chọn lớp từ vựng hành chính và trung hoà về
sắc thái biểu cảm, không dùng những từ ngữ khẩu ngữ, “đặc biệt, sự mơ hồ
của từ ngữ cần phải hoàn toàn triệt tiêu ở phong cách này” [44;75]. Ở
phương tiện ngữ pháp chủ yếu dựng cõu tường thuật, cõu cú độ dài lớn tuy
vậy phải đảm bảo sự diễn đạt không bị hiểu theo hai cách. Về phương pháp
diễn đạt, phong cách này đòi hỏi trong diễn đạt phải đảm bảo tính nghiêm
trang, tính khuôn phép cao nên không chấp nhận lối diễn đạt mang sắc thái cá
nhân, “giọng văn trung tính, khách quan là chuẩn mực của phong cách hành
chớnh…tớnh khách quan, phi cá tính của phương tiện ngôn ngữ kết hợp với

11
những luận cứ chính xác sẽ làm cho văn bản có sức thuyết phục cao” [44;76].
Ngoài ra, diễn đạt theo phong cách này còn phải diễn đạt theo mẫu đã quy
định cho mỗi loại văn bản và cụ thể nhất là những văn bản giải đáp pháp luật,
chế độ chính sách, v.v.
1.1.2.3. Quan niệm về phong cách ngôn ngữ của Hoàng Anh
Hoàng Anh cho rằng nét đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là có tính sự
kiện, chính điều này đã tạo cho ngôn ngữ các tính chất cụ thể sau.
a. Tính chính xác
Với ngôn ngữ báo chí, tính chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì
báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội, một sơ suất nhỏ cũng dễ làm
cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, có thể gây ra những hậu quả xã
hội nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi nhà báo phải nắm vững ngữ pháp; có vốn
từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm;
hiểu biết về phong cách. Sử dụng ngôn từ chính xác giúp nhà báo không chỉ
đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Vì rất nhiều độc giả “xem cơ quan báo chí là ngọn đèn chỉ dẫn
trong việc dùng ngôn từ” [3;10].

b. Tính cụ thể

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở mảng hiện thực được nhà

báo trình bày phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ và ở việc tạo ra sự xác định cho

đối tượng được phản ánh.

c. Tính đại chúng

Ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức

là có tính phổ cập rộng rãi, điều này không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Như

12
V.G.Kostomarov, nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga, cú

núi: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho

một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và

một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu” [3;11], điều này

khiến cho người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, tiếng lóng, từ ngữ

địa phương,v.v.

Ngoài các tính chất đặc trưng này, ngôn ngữ báo chí cũn cú những đặc

điểm khác như: Tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm,

tính khuôn mẫu mà chúng tôi không đi sâu vào.


1.2. CHUẨN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Trong các phương tiện thông tin đại chúng, có thể nói báo chí nằm ở vị

trí trung tâm. Nội dung và hình thức của thông điệp báo chí phải đảm bảo

được tính phổ biến, tính đại chúng và tính công khai. Dù ở bất cứ loại hình

nào (báo viết, bỏo nói, báo hình, báo điện tử) thì nội dung của thông tin cũng
phải sử dụng văn bản để dàn dựng, sắp xếp và truyền tải thông điệp. Vì vậy,

ngôn ngữ là gốc căn bản của quá trình hình thành, xây dựng và truyền thông

điệp. Có thể truyền thông tin bằng ngôn ngữ nói hay chữ viết, ngôn ngữ báo

chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực ngôn ngữ học – xã hội. Vấn đề sử dụng

ngôn ngữ có tác động trực tiếp và quyết định tới hiệu quả, mục đích của thông

tin báo chí. Do vậy, ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn

hoá chuẩn mực.

1.2.1. Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn đề lớn trong ngôn ngữ học. Nó

được bàn luận trong nhiều tài liệu ngôn ngữ học nước ngoài cũng như ở Việt

13
Nam. Nhưng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí nói riêng và ngôn ngữ báo chí nói

chung vẫn còn là một địa hạt khá mới mẻ ở Việt Nam. Khái niệm Chuẩn mực

của ngôn ngữ (còn gọi tắt là chuẩn ngôn ngữ) theo Vũ Quang Hào, trong “

Ngôn ngữ báo chí”[44; 14], cần xột trờn hai phương diện: Chuẩn mang tính

chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận, sử dụng và chuẩn phải

phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch

sử nhất định. Từ đó khi xác định chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngôn ngữ

báo chí, thì cần phải:

- Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được những quy

luật biến đổi và phát triển của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.

- Xét đến những lí do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển,

thay đổi của tiếng Việt. Những lí do đó là: Những biến đổi lớn lao trong xã

hội (Cách mạng Tháng Tám thành công, hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ thắng lợi, những cuộc sơ tán cư dân từ thành thị về nông thôn trong

chiến tranh, cuộc tập kết của cư dân từ Nam ra Bắc sau hiệp định Giơ-ne-vơ,

các cuộc chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, v.v.); vai trò ảnh hưởng

to lớn của các nhà hoạt động chính trị có uy tín, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo

nổi tiếng vốn lưu tâm đến sự phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu,

Thép Mới; vai trò tác động của các trào lưu, cỏc nhúm xã hội cùng với công

cuộc đổi mới đất nước và sự mở cửa cho một nền kinh tế mới,v.v. Những yếu

14
tố xã hội đó dù muốn dù không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội

tại của tiếng Việt ở từng thời đại lịch sử.

1.2.2. Xung quanh khái niệm chuẩn ngôn ngữ còn nhiều ý kiến chưa

thống nhất, không chỉ ở các nhà ngữ văn học nước ngoài mà cả ở trong nước.

Tác giả Vũ Quang Hào [44; 15] tạm hệ thống hoá năm cách hiểu về chuẩn

ngôn ngữ như sau:

- Một nhúm cỏc nhà khoa học Nga Xô Viết (U-sa-cốp, ễ-giờ-gốp, Pụ-li-

va-nốp, v.v.) nhấn mạnh đến tính chất xã hội của chuẩn ngôn ngữ, xem tính

chất chuẩn là một hiện tượng xã hội và phát triển có tính lịch sử. “Quan niệm

này đúng nhưng có phần phiến diện vỡ nú không tính đến bản thân ngôn ngữ,

bỏ qua quy luật phát triển bên trong của cấu trúc ngôn ngữ” [44;15].

- Cụ-sờ-ri-u (Tiệp Khắc cũ) thì cho rằng chuẩn ngôn ngữ là tổng hợp

những sự thể hiện các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ đã được tách ra và củng

cố trong sử dụng thực tế. Nghĩa là “hệ thống ngôn ngữ là những hình mẫu
trừu tượng còn chuẩn ngôn ngữ là sự thể hiện hình mẫu đó bằng chất liệu

ngôn ngữ” [44;15]

- Trường phái ngôn ngữ học Pra-ha lại xem chuẩn là một hiện tượng bên

trong của cấu trúc ngôn ngữ, còn việc thể hiện chuẩn là một hiện tượng ngoài

ngôn ngữ, có tính chất xã hội. Họ phân biệt chuẩn với quy phạm vốn là những

sự thể hiện của chuẩn bằng các quy tắc (chẳng hạn trong từ điển, sách giáo

khoa, sách ngữ pháp, v.v.). Trường phái này không chấp nhận có một cái

chuẩn chung “tổng hợp”, vì không thể đánh giá đồng đều những biểu hiện

15
ngôn ngữ bằng những tiêu chuẩn định sẵn mà phải dựa trên những chức năng

hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể.

- Quan điểm của Kụ-xtụ-ma-rốp và Lờ-ụn-chộp cho rằng chuẩn ngôn

ngữ chỉ có thể xác định trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể. Họ đề xuất về

“tớnh hợp lí trong giao tiếp” với tiêu chí đòi hỏi phải lựa chọn được những

phương tiện ngôn ngữ có hiệu suất cao nhất trong từng bối cảnh giao tiếp.

Như vậy sẽ không có cái chuẩn chung cho ngôn ngữ được sử dụng giống

nhau ở các tình huống giao tiếp, mà chỉ có hệ thống chuẩn được áp dụng tuỳ

vào tình huống và tính chất giao tiếp. “Như vậy khái niệm chuẩn là một khái

niệm rất cơ động, tuỳ thuộc vào nhiều biến số. Và cố nhiên là không thể nói

đến tính chất tuyệt đối của chuẩn” [44;16].

- Phần lớn ý kiến được hệ thống hoá trong các tài liệu ngôn ngữ học Việt

Nam đều cho rằng chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh giá,

lựa chọn và sử dụng. Cố nhiên sự đánh giá, lựa chọn đó không thể đạt đến sự
nhất trí hoàn toàn, do vậy tính chất bắt buộc cũng như tính chất ổn định của

chuẩn chỉ là tương đối. Mặt khác, chuẩn không phải là quy định mà là quy

ước, không phải luật mà là chỉ dẫn. Tuy nhiên sự lựa chọn nói trên không

những không loại trừ mà còn cho phép, thậm chí đòi hỏi một sự lựa chọn cá

nhân trong một phạm vi giao tiếp (nói hoặc viết) nhất định. Khi sự lựa chọn

của cá nhân đạt đến trình độ sáng tạo nghệ thuật và được cộng đồng đón nhận

thì cũng có nghĩa là một chệch chuẩn ra đời.

1.2.3. Chuẩn ngôn ngữ bao gồm hai nội dung căn bản là “cỏi đỳng” và

“sự thích hợp”. Viện sĩ V.Vi-nụ-gra-đốp đó lấy tiêu chuẩn nội tại của chính

16
cấu trúc ngôn ngữ để đánh giá “cỏi đỳng”. Ông viết: “Tất cả những cái mới,

đang phát triển, được các quy luật nội tại của quá trình phát triển ngôn ngữ

thừa nhận, phù hợp với cấu trúc của nó, dựa vào những xu thế sáng tạo của

nhân dân, dựa vào các quá trình mang tính tích cực trong lĩnh vực ngữ pháp,

ngữ nghĩa, sử dụng từ… đều không thể bị cho là không đúng, không thể bị

phủ nhận căn cứ vào thị hiếu và thói quen cá nhân” [44;17]. Như vậy, “Cỏi

đúng” hay còn gọi là tiêu chuẩn “đỳng phộp tắc” được cộng đồng ngôn ngữ

hiểu và chấp nhận là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực

của ngôn ngữ. Trái ngược với “cái đúng” là “cái sai”. Đú là cái người tiếp

nhận không hiểu hoặc không chấp nhận vỡ nú không phù hợp với chuẩn mực

chung mà cộng đồng đã lựa chọn, thừa nhận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

sai: Do không nắm vững ngôn ngữ, bắt chước máy móc, do người viết cố ý

tạo ra sự độc đáo khác biệt để gây ấn tượng nhưng lại không đúng chuẩn được

thừa nhận.
Tóm lại, một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng, là chuẩn phải đáp

ứng được những đòi hỏi ở cấu trúc nội tại của ngôn ngữ, đồng thời phải phù

hợp với truyền thống ngôn ngữ, được cộng đồng chấp nhận. Cái đúng là yêu

cầu bắt buộc trong sử dụng ngôn ngữ báo chí ở tất cả các cấp độ và ở mỗi cấp

độ ấy lại có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Như vậy trong chuẩn ngôn ngữ,

cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm cho quá trình giao tiếp. Lép

Tôn-xtụi đã nói: “Trước hết phải quan tâm sao cho công cụ truyền đạt khái

niệm, tức là ngôn ngữ phải đúng” [44;18]. Tuy nhiên, cỏi đỳng mới chỉ là một

mặt của chuẩn mực. Chuẩn mực còn cần phải thích hợp, bởi thông tin đúng

17
mà không thích hợp thì hiệu quả thông tin không cao. Với tư cách là một nội

dung của chuẩn ngôn ngữ, tớnh thích hợp còn nâng cao giá trị thẩm mỹ của

ngôn từ. Lộp Tụn-xtụi đó khẳng định rằng: “Cần phải xoá bỏ không thương

tiếc tất cả những chỗ không rõ ràng, dài dòng, không đúng chỗ, tóm lại là tất

cả những gì không thích hợp, mặc dù tự thân chúng là đúng” [44; 19].
1.3. QUAN NIỆM VỀ LỖI NGÔN NGỮ
Lỗi ngôn ngữ là sự thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin hiểu

sai, không hiểu hoặc không được chấp nhận. Bởi vì nó không phù hợp với tư

duy của con người cũng như không phù hợp với chuẩn mực chung mà cộng

đồng đã lựa chọn và thừa nhận. Tuy nhiên khi nhìn nhận một lỗi ngôn ngữ nên

dựa vào những kiến thức chung về ngôn ngữ mà cộng đồng vẫn chấp nhận (thì

không phải lỗi) hoặc không chấp nhận.

1.3.1. Lí do tạo lỗi

Khi nói về lỗi ngôn ngữ, ở đây chúng tôi muốn bàn về năng lực sử dụng
ngôn ngữ hạn chế, không đúng chuẩn mực, không bàn đến cái sai do sự hiểu

biết của người truyền đạt thông tin kộm. Đụi khi có thể do năng lực ngôn ngữ

của người phát tin kém mặc dù trong ý nghĩ của người phát tin là đúng mà

không truyền đạt hết được những điều cần thông báo, làm người nghe hiểu sai

hoặc không hiểu được nội dung. Điều đó đã phá vỡ nguyên tắc tương ứng 1-1

giữa mó hoỏ và giải mã. Chính vì thế năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá

trình mó hoỏ là vô cùng quan trọng.

18
1.3.2. Lỗi về phong cách

Khi xác định lỗi ngôn ngữ chúng ta phải dựa trên những đặc trưng về

phong cách chức năng, tức là dựa trên tu từ học chuẩn mực, nhưng cũng

không nên cứng nhắc, rập khuôn. Mỗi một phong cách chức năng khác nhau

lại có cách viết, cách sử dụng từ, câu khác nhau với những đặc trưng ngôn

ngữ riêng của mình. Tuy nhiên, trên hết chúng ta vẫn phải hướng đến chuẩn

ngôn ngữ văn học, đặc biệt là trong văn viết và tính đến cả sự sáng tạo của

người viết.

1.3.3. Lỗi về hệ thống ngôn ngữ

Lỗi ngôn ngữ cú liờn quan đến nhiều mặt khác nhau của ngôn ngữ học

như: từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học, v.v. mỗi mặt đều có hệ

thống chuẩn mực riêng cho phép người ta nhận định đâu là lỗi ngôn ngữ. Lỗi

ngôn ngữ là một hiện tượng tương đối phức tạp, để nhận biết được lỗi ngôn

ngữ chúng ta phải có những kiến thức cơ bản về chuyên ngành ngôn ngữ học
cũng như những quy định về chuẩn trong từng thời kì lịch sử nhất định.

1.3.4. Lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng

Lỗi ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó lỗi ngôn

ngữ trờn các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí là điều chúng ta cần

phải xem xét vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen sử dụng ngôn ngữ

trong giao tiếp của cộng đồng.

1.3.5. Sáng tạo không phải lỗi (Hiện tượng chệch chuẩn)

Có những hiện tượng ngôn ngữ không đúng với yêu cầu của chuẩn

nhưng lại được coi là sự sáng tạo ngôn từ của người viết. Mặc dù là sự sáng

19
tạo của cá nhân nhưng nú cú sức lôi cuốn và phù hợp với cộng đồng, được cả

cộng đồng chấp nhận. Những trường hợp như thế không thể coi là lỗi ngôn

ngữ. Ngược lại, do người viết muốn sáng tạo ra cái mới để tạo sự hấp dẫn

nhưng đôi khi cái mới đó lại làm người đọc hiểu sai nghĩa, không nhận được

sự chấp nhận chung của cộng đồng thỡ đú có thể là lỗi ngôn ngữ. Để đánh giá

một hiện tượng là đúng hay sai, ta không chỉ đem những quy tắc đã được định

sẵn ra để so sánh đối chiếu mà phải xuất phát từ hiệu quả giao tiếp của nó. Vì

thế nên mới có hiện tượng chệch chuẩn sáng tạo (hay còn gọi là hiện tượng

bất thường) được sử dụng như một cách sáng tạo, hấp dẫn được người tiếp

nhận. Hoàng Trọng Phiến cho rằng “chệch chuẩn là một thủ pháp sáng tạo,

cách tân phù hợp với chuẩn, với cỏi đỳng, cỏi thích hợp và được thói quen

dùng chấp nhận” [44; 21].

1.3.6. Các lỗi cụ thể thường gặp

1.3.6.1. Các lỗi thông thường về câu trong văn bản


a. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực

hành” có nêu ra một số lỗi về câu khi tạo lập văn bản văn bản như sau:

(i) Các lỗi về cấu tạo câu

- Thiếu các thành phần nòng cốt của câu

. Câu thiếu chủ ngữ

. Câu thiếu vị ngữ

. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

- Thiếu một vế của câu ghép

20
. Thiếu một vế của câu ghép cú cỏc vế nối với nhau bằng các hư từ.

. Tách những ý liên quan mật thiết với nhau thành các câu đơn trong

khi văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi trình bày những ý đó trong một

câu ghép.

- Thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu: Các bộ

phận trong câu ở đây được hiểu là các thành phần trong câu hay các vế trong

một câu ghép. Các lỗi sai thường gặp là những lỗi về sử dụng cặp kết từ

không thể hiện đúng những quan hệ ngữ nghĩa có thể có giữa các vế câu ghép.

Cụ thể là:

. Nếu hai vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả, chúng cần được

nối bằng các cặp kết từ: vỡ…(cho)nờn…/ bởi….(cho)nờn…/ do….(cho)nờn…/

. Nếu hai vế câu có quan hệ tăng tiến, chúng cần được nối bằng cặp kết

từ : càng…càng…/

. Nếu hai vế câu có quan hệ đồng thời, chúng cần được nối bằng kết
từ: đồng thời.

. Nếu hai vế câu có quan hệ tương phản, chúng cần được nối với nhau

bằng cặp kết từ: tuy …nhưng…./ tuy… mà cũn…./…

- Sắp xếp sai trật tự từ

Sắp xếp sai trật tự từ thường làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người

viết hoặc làm cho câu trở nên mơ hồ về nghĩa, tức là hiểu theo cách nào cũng

được.

- Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu

21
Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu nghĩa là thiết

lập quan hệ ngữ pháp nhất định giữa những bộ phận không thể có kiểu quan

hệ ấy, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa.

(ii) Các lỗi về dấu câu

- Ngắt câu sai quy tắc:

. Không đánh dấu ngắt câu khi cõu đó kết thúc

. Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc

- Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu:

. Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu

. Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu

- Lẫn lộn chức năng của các dấu câu

(iii) Các lỗi về liên kết câu

Các lỗi về liên kết câu bao gồm ba loại:

- Lỗi về liên kết chủ đề: Cỏc cõu trong cùng một đoạn không cùng phục
vụ chủ đề của đoạn ấy.

- Lỗi về liên kết logic: Cỏc cõu trong một đoạn hay trong một văn bản

thể hiện những lập luận thiếu căn cứ hay không nhất quán, hoặc không được

sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Lỗi về liên kết hình thức: Quan hệ về nội dung giữa cỏc cõu trong một

đoạn hay trong một văn bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên

kết hay bị thể hiện sai lạc.

22
b. Công trình nghiên cứu “Tiếng Việt thực hành” của nhúm các tác giả

Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hùng cũng có đề cập đến một số lỗi thường

mắc phải về câu như sau:

(i) Lỗi về cấu tạo ngữ pháp

- Câu không đủ thành phần

- Cõu không phân định rừ cỏc thành phần

- Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

(ii) Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu

- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

- Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế cõu khụng logic

- Cõu cú cỏc thành phần cùng chức không đồng loại

(iii) Lỗi về câu thiếu thông tin

(iv) Lỗi về dấu câu

(v) Lỗi về phong cách: Những câu phạm lỗi về phong cách là những cõu cú
cấu tạo không phù hợp với phạm vi lĩnh vực giao tiếp. Chẳng hạn, dùng cấu

trúc câu sinh hoạt trong giao tiếp hành chính, giao tiếp khoa học, v.v.

c. Còn chúng tôi, qua quá trình khảo sát và dựa vào những ý kiến trên

có thể chia thành các loại lỗi về câu như sau:

(i) Các lỗi về cấu tạo câu

- Câu không đủ thành phần

. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

. Câu thiếu thành phần vị ngữ

. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

23
- Câu sắp xếp sai trật tự từ

(ii)Các lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu

- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

- Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu

- Lỗi trùng ngữ trong danh ngữ

(iii) Lỗi về phong cách

(iv) Các lỗi về dấu câu

- Ngắt câu sai quy tắc:

. Không đánh dấu câu khi cõu đó kết thúc

. Đánh dấu câu ở chỗ câu chưa kết thúc

- Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu:

. Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu

. Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu

- Lẫn lộn các chức năng của dấu câu


1.3.6.2. Các lỗi thông thường về dùng từ

a. Theo ý kiến của các tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn

Hiệp, khi tạo lập văn bản, người viết thường mắc phải các lỗi về sử dụng từ

vựng như sau:

(i) Lặp từ

Lặp từ có hai kiểu:

- Lặp nguyên vẹn một từ

- Lặp từ do sử dụng những từ đồng nghĩa (như: số liệu và con số, trưởng

thành và lớn lên, v.v.)

24
(ii) Dùng từ không đúng nghĩa

Hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trường hợp:

- Người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các

thuật ngữ khoa học.

- Người viết nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau.

(iii) Dùng từ không hợp phong cách

Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là dùng từ không hợp với văn

cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

b. Ở công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ

Việt Hùng, khi tạo lập văn bản, người viết có thể mắc các lỗi về dùng từ như

sau:

(i) Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ: Các lỗi này phần lớn liên

quan đến các lỗi về chính tả.

(ii) Lỗi về nghĩa của từ:


- Trường hợp phổ biến là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa, hoặc

có cấu tạo chung. Tuy có phần giống nhau về nghĩa hoặc cả về yếu tố cấu tạo

nhưng nghĩa của các từ đó vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.

- Có trường hợp dùng sai về nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm

- Có trường hợp chuyển nghĩa từ không phù hợp với đối tượng được nói

đến trong câu.

(iii) Lỗi về kết hợp từ

- Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của chúng,

do đó câu văn sai lạc về nghĩa.

25
- Các từ phối hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa.
- Có khi việc dùng thiếu hụt từ lại làm cho các từ khác kết hợp với nhau
không đúng.
- Có trường hợp dùng thừa các quan hệ từ, không đúng với đặc điểm kết
hợp của các từ.
(iv) Lỗi về phong cách: Những câu phạm lỗi về phong cách là những cõu cú
cấu tạo không phù hợp với phạm vi lĩnh vực giao tiếp.
c. Qua quá trình điều tra, khảo sát trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam” và dựa
trên những quan điểm trên, chúng tôi chia thành bảy kiểu lỗi về từ vựng.
(i) Lỗi sử dụng từ không chính xác
(ii) Lỗi sử dụng từ sai phong cách
(iii) Lỗi lặp từ
(iv) Lỗi thiếu từ
(v) Lỗi dùng từ địa phương
(vi) Hiện tượng tạo từ mới
(vii) Sử dụng từ ít dùng (từ không thông dụng)
1.3.6.3. Các lỗi thông thường về chính tả
a. Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp tạm chia lỗi
chính tả tiếng Việt ra làm 3 loại gồm các lỗi về thanh điệu (dấu thanh), lỗi về
vần và lỗi về phụ âm đầu.
(i) Các lỗi về thanh điệu

Chủ yếu là lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã, phổ biến ở Trung Bộ và

Nam Bộ, nơi mà không có sự phân biệt hai thanh này với nhau trong phát âm,

chữ viết.

26
(ii) Các lỗi về vần

Lẫn lộn các vần trong phát âm dẫn đến trong chữ viết như: -iờu/-iu/-ưu,

-iờu/-ươu/-ưu, v.v.

(iii) Các lỗi về phụ âm đầu

Là do không phân biệt được cỏc õm l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, lỗi này đa

phần phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

b. Các tác giả Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hùng chia thành hai loại

lỗi chính tả cơ bản: Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành và sai cách phát âm

chuẩn.

(i) Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn

Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là

nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại

này về ba dạng chủ yếu:

- Lỗi viết sai phụ âm đầu


- Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối)

- Lỗi viết sai thanh điệu.

(ii) Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành.

Loại lỗi này do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc

kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.

Riêng về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra tóm tắt quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành ngày 13/3/2003:

* Quy tắc viết hoa

- Cách viết tên tiếng Việt Nam

27
.Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp

bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên

riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ: Ông Gióng, Bà Trưng

.Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách

kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi

cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc

viết hoa tên địa lí. Ví dụ: Bắc Bộ, Đông Bắc, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

.Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

.Tên người, tên địa lí và tờn cỏc dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc

thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với

mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các

âm tiết. (ấ-đờ, Ba-na).


.Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu

tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riờng. Ví dụ: Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên

riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

- Cách viết tên riêng nước ngoài

. Tên người, tên địa lí:

+ Trường hợp phiên âm qua õm Hỏn - Việt: Viết theo quy tắc viết

tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông, Triều Tiên.

28
+ Trường hợp phiên âm không qua õm Hỏn - Việt (phiên âm trực

tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa

chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Vơ-la-đi-mia I-lich Lờ-

nin, An-giờ-ri

. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:

+ Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ

chức, đoàn thể Việt Nam. Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mỏt-

xcơ-.

+ Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường

hợp, có thể ghi thờm tờn dịch nghĩa hoặc ghi thờm tờn nguyên dạng không

viết tắt. Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).

* Quy tắc phiên âm

- Cách viết nguyên dạng: Được dùng trong các sách báo tạp chí chuyên

môn, các nghiên cứu khoa học. Ví dụ: trong thư mục của luận văn sau đại
học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái, v.v. phải để nguyên dạng không

dịch.

- Cách chuyển tự: Là cách chuyển các chữ cái tiếng nước ngoài thành

chữ cái Việt Nam cách này được dùng trong các văn bản chuyên môn. Khi

chuyển tự viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và không đánh

dấu thanh.

- Cách phiên âm: Được dùng trong các sách báo phổ cập. Khi phiên âm

viết rời từng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các

29
âm tiết không đánh dấu thanh. Ví dụ: Xanh Pê- tec- bua, Na- pụ- lờ- ụng Bụ-

na- pac, v.v.

Các chữ viết thuộc hệ chữ La tinh thì giữ nguyên dạng như trong

nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết.

Các chữ nguyên ngữ không thuộc hệ La tinh thỡ dựng lối chuyển tự

được quy ước sang chữ cái La tinh.

Chú ý: . Tên sông núi và tờn cỏc tổ chức quốc tế thì viết theo dạng chữ

thống nhất và phổ biến trên thế giới. Ví dụ: Mekong, UNESCO...Nếu là tên

có ý nghĩa và thường được dịch nghĩa thì thường được viết theo nghĩa, ví dụ:

Biển Đen, Liên hợp quốc.

. Một số tên riêng, nhất là tên đất, tên nhân vật lịch sử thì giữ

nguyên cách gọi cũ, ví dụ: Hi Lạp, Pháp, Thích Ca...

* Quy tắc viết thanh điệu

- Dấu thanh được ghi trên hoặc dưới õm chớnh. Ví dụ: bà, hộ...
- Dấu thanh phải đặt ở vị trí cân đối.

Trường hợp õm chớnh là nguyên âm đôi, nếu tiếng đú cú õm cuối thì

ghi dấu thanh ở âm thứ hai (trường, được, tiếng …), nếu tiếng đó không có

âm cuối thì ghi dấu thanh ở âm thứ nhất (mớa, lúa, lửa …). Cần lưu ý thêm,

theo ngữ âm học tiếng Việt hiện đại thì tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi là

/iờ/, /uụ/, /ươ/ các trường hợp khỏc (/yờ/, /ia/, /ya/, /ua/, /ưa/) chỉ là biến thể

của 3 nguyên âm đôi này khi tiếng đú cú hay không cú õm cuối. Các vần cú

õm đệm /w/ thì đánh dấu thanh vào õm chớnh. Ví dụ: loá, tuỳ...

- Dấu thanh chỉ đặt vào một con chữ chứ không đặt ở giữa hai con chữ.

30
- Một số tiếng chúng ta hay nhầm lẫn õm chớnh, dẫn đến đánh vị trí

dấu thanh sai: hoà, hào (/a/ là õm chớnh); tuý, thuý, huỷ (/i/ là õm chớnh), tỳi,

thúi, hủi (/u/ là õm chớnh, /i/ là bán nguyên âm); quá, quả (/u/ là âm đệm);

lúa, tủa (“ua” là õm chớnh, cách viết biến thể của nguyên âm đụi /uụ/ khi

tiếng đó không có âm cuối).

* Quy tắc ghi một số âm vị dễ bị nhầm lẫn

- Âm /i/ khi nào viết “i”, khi nào viết “y”.

. Khi /i/ đứng độc lập kết hợp với dấu thanh thành một âm tiết thì

được viết “y”.

. Khi /i/ đứng sau âm đệm thì được viết “y”.

. Trong trường hợp tiếng không có phụ âm đầu thì nguyên âm đụi

/iờ/ được viết là “yờ”.

. Đối với tiếng chỉ có phụ âm đầu và /i/ thỡ nờn viết “i” như: kĩ

thuật, mĩ thuật, vật lí, địa lí, học kì, bác sĩ, tỉ lệ, v.v. (cách viết này được thể
hiện trong SGK).

. Trường hợp viết “qui” hay “quy” (quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ, v.v.), viết

“cụng ti” hay “cụng ty”. Theo chúng tôi nên viết là “quy”, lí do: Nếu viết là

“qui” thì khi đánh vần: quờ + ui (cui) khụng đỳng với khi ta phát âm tiếng

“quy”. Như trên đó nờu khi /i/ đứng sau âm đệm thì được viết là “y”, trong

trường hợp “quy” thì /u/ là âm đệm. Và nên viết là “cụng ty” vỡ lớ do phù

hợp với văn hoá Việt, viết chệch đi những từ kị huý và nhạy cảm, ở đây là

tránh trùng với một danh từ chỉ bộ phận cơ thể người.

31
* Quy tắc viết tắt

- Cách dùng dấu chấm trong viết tắt: Dùng khi dạng viết tắt là sự cắt bỏ

phần cuối của một từ, một âm tiết. Người ta không dùng dấu chấm khi chữ

cuối cùng của dạng tắt trùng với chữ cuối cùng của từ tương ứng và cũng

không dùng trong dạng tắt của danh từ chung. Ví dụ, không viết U.B.N.D( Ủy

ban nhân dân), t.p (thành phố) mà viết UBND, tp, v.v.

- Cách viết hoa trong viết tắt: Viết hoa chữ đầu của từ hoặc âm tiết, và

viết liền như TTg (Thủ tướng), CP (chính phủ).

- Cách dùng dấu gạch chéo: thường dùng để chỉ rõ phạm vi đối tượng

như QĐ/ CTN (Quyết định/ Chủ tịch nước); chỉ đơn vị như 50km/h (50 ki-lô-

mét trên một giờ); chỉ sự lựa chọn như anh/chị (anh hoặc chị); v.v.

- Khi viết tắt, cần phải giải thích từ đầy đủ của chữ đầu tiên nếu đó

không phải là chữ viết tắt thông dụng.

c. Chỳng tôi, qua quá trình tìm hiểu, khảo sát trên tờ báo “phụ nữ
Việt Nam” cùng với việc dựa vào những ý kiến của các nhà nghiên cứu, có

thể chia thành các loại lỗi chính tả như sau:

(i) Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành

Loại lỗi này chúng tôi tạm chia thành năm kiểu:

- Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu

- Lỗi do không nắm được quy tắc phân bổ cỏc kớ hiệu cùng biểu thị

một âm.

- Lỗi nhầm lẫn i/y

- Lỗi do viết hoa không đúng quy cách

32
- Lỗi viết tắt

(ii) Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn

Kiểu lỗi này chúng tôi tạm chia như sau:

- Lỗi viết sai phụ âm đầu

- Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối)

- Lỗi viết sai thanh điệu

Tóm lại, căn cứ vào đặc điểm của phong cách báo chí, cùng với những

lỗi sử dụng tiếng Việt thường mắc phải khi tạo lập văn bản như đó nêu ở phần

cở sở lý thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát một số lỗi sử dụng tiếng Việt trên

báo chí. Cụ thể là các bài báo trên tờ “Phụ nữ Việt Nam” số ra năm 2010.

Chúng tôi tập trung vào những bài báo chứa lỗi, những lỗi ấy xuất hiện với

tần xuất nhiều và phân chia thành những kiểu lỗi mà người viết hay mắc phải.

Chúng tôi chia thành ba chương khảo sát là lỗi về câu, lỗi về sử dụng từ và lỗi

chính tả.

33
CHƯƠNG 2
CÁC LỖI VỀ CÂU

Câu, cũng như bất kì một đơn vị ngôn ngữ nào khác, trong quá trình

hành chức bị chi phối bởi hai loại quan hệ là quan hệ hướng nội (tức là quan

hệ giữa các yếu tố cấu thành câu) và quan hệ hướng ngoại (quan hệ giữa câu

với câu, giữa câu với toàn văn bản hay nói rộng hơn là quan hệ giữa câu với

mọi yếu tố khác ngoài cõu đú). Yêu cầu về câu xét theo theo quan hệ hướng

nội gồm: Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, có quan hệ ngữ

nghĩa phù hợp với tư duy người Việt, câu phải có thông tin mới và câu phải

được đánh dấu câu phù hợp. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng ngoại là:

Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản, phù hợp với

quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Trong

trường hợp, những cõu khụng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này là những

câu sai.

2.1. CÁC LỖI VỀ CẤU TẠO CÂU

2.1.1. Câu không đủ thành phần

2.1.1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Ví dụ 1:

Trao đổi với chúng tôi, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thuý (đội Thanh

Hoá) tâm sự: “Được tham gia hội thi là dịp để mỗi cán bộ chiến sĩ công an

như tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khỏc. Đõy

cũng là dịp để thể hiện chớnh mỡnh”. # Có mặt tại TP Đà Nẵng, nơi diễn ra

hội thi.

34
Tại hội thi lần này, nhiều tiểu phẩm hay, ý nghĩa tuyên truyền cao. Nội

dung tiểu phẩm tham dự của các đoàn rất phong phú, phản ánh về các tệ nạn

xã hội như cờ bạc, rượu chè…

(Chung tay vì một xã hội bình yên, số 55, tr9, 2010)

Xét ví dụ, câu “Có mặt tại TP Đà Nẵng, nơi diễn ra hội thi,” thiếu thành

phần chủ ngữ. Ngoài ra, người viết sử dụng sai dấu câu khi dùng dấu phẩy để

kết thúc câu ở chỗ lẽ ra dùng dấu chấm. Về mặt lỗi này, ta sửa bằng nhiều

cách, có thể bỏ cả câu này đi vì nếu viết thêm vào cũng thừa thông tin. Ở phần

đầu, bài báo đã đưa nội dung về hội thi tuyên truyền viên giỏi diễn ra tại Đà

Nẵng, thí sinh Thuý đương nhiên có ở đây, nơi diễn ra hội thi, cho nên không

cần thiết lưu ý vào. Hoặc ta cũng có thể sửa lại như sau: “Trao đổi với chúng

tôi, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thuý (đội Thanh Hoá), có mặt tại TP Đà Nẵng,

nơi diễn ra hội thi, tâm sự: “Được tham gia hội thi là dịp để mỗi cán bộ chiến sĩ

công an như tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khỏc.
Đõy cũng là dịp để thể hiện chớnh mỡnh”. Tại hội thi lần này, nhiều tiểu phẩm

hay, ý nghĩa tuyên truyền cao. Nội dung tiểu phẩm tham dự của các đoàn rất

phong phú, phản ánh về các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chố…”

Ví dụ 2:

Trong khi bố đang vạch ra những kế hoạch, từng bước thực hiện nú thỡ

tụi chọn cho mình một hướng đi khác.# Trở thành nhà thiết kế thời trang.

(Tớnh yêu của cha, số 58, tr7, 2010)

Tác giả viết câu thiếu thành phần chủ ngữ ở chỗ chúng tôi đánh dấu #.

Câu có thể được sửa lại bằng cách thêm vào thành phần chủ ngữ hoặc sửa

35
như sau: Trong khi bố đang vạch ra những kế hoạch, từng bước thực hiện nú

thỡ tụi chọn cho mình một hướng đi khác là trở thành nhà thiết kế thời trang.

Ví dụ 3:

Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga, Ngọc

Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người năng nổ nhất trong

các hoạt động từ thiện.

(Hành trình nhân ái mùa Vu Lan, tr3, số101, 2010)

Trong câu này, người đọc sẽ không hiểu ai là người năng nổ nhất bởi

thành phần “ Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga,

Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…” là thành phần trạng ngữ.

Người viết đã nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ khiến câu mơ hồ,

không rõ nghĩa. Chúng tôi sửa lại như sau: Nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang,

Hồng Nga, Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người

năng nổ nhất trong các hoạt động từ thiện.


2.1.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ

Ví dụ:

Ông Trương Cụng Tớnh, bí thư chi bộ thôn 7, xã Lý Trạch #: “Thụn hiện

có 126 hộ với hơn 538 nhân khẩu, chỉ có 257.200 m 2 đất sản xuất nông nghiệp

và thu hoạch hàng năm rất thấp nhưng hiện nay toàn thụn cú trờn 85% hộ giàu

và hộ khá. Có được kết quả này, một phần cũng nhờ bán dưa vệ đường”.

(Khá giả nhờ dưa, số 73, tr5, 2010)

Xét ví dụ, câu thứ nhất trong chuỗi cõu trờn mới chỉ có một danh từ (ông

Trương Công Tỉnh) đúng vai trò làm chủ ngữ trong câu, cùng với hai thành

36
phần chú thích (bí thư chi bộ thụn, xó Lý Trạch) giữ vai trò giải thích thêm,

bổ sung thêm ý nghĩa cho phần chủ ngữ. Như vậy, cõu trên còn thiếu một

thành tố là thành phần vị ngữ. Để chữa lỗi này, chỳng tôi sửa lại bằng cách

đưa thêm thành phần vị ngữ vào trong câu: Ông Trương Cụng Tớnh, bí thư

chi bộ thôn 7, xã Lý Trạch cho biết: “Thụn hiện có 126 hộ với hơn 538 nhân

khẩu, chỉ có 257.200 m2 đất sản xuất nông nghiệp và thu hoạch hàng năm rất

thấp nhưng hiện nay toàn thụn cú trờn 85% hộ giàu và hộ khá. Có được kết

quả này, một phần cũng nhờ bán dưa vệ đường”.

2.1.1.3. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

Ví dụ 1:

Riêng bản thân chị Xoa, cùng với nhiều bằng khen, giấy khen, chị luôn

nhận được tình cảm tin tưởng, yêu mến # người dân địa phương nơi đây.

(Hết lòng với mái ấm của phụ nữ nghèo, tr2, số76, 2010)

Ví dụ này, sau từ “yêu mến” tác giả bài báo đã viết thiếu giới từ khiến
cho câu văn mơ hồ về nghĩa, gây khó hiểu cho độc giả. Người đọc sẽ dễ hiểu

câu này theo nghĩa chị Xoa yêu mến người dân nơi đây, nhưng ý của người

viết muốn đề cập đến là chị Xoa nhận được sự tin tưởng, yêu mến của những

người dân địa phương, nơi chị hoạt động phong trào. Như vậy, với việc viết

thiếu bổ ngữ cần thiết của câu sẽ gây ra tình trạng nhiều cách hiểu khác nhau

hoặc hiểu sai nghĩa. Chúng tôi sửa lại bằng cách thêm giới từ “của” hoặc “từ”

vào sau từ “yêu mến” để cõu rừ nghĩa hơn.

37
Ví dụ 2:

Không phải không có ai yêu mà cô không thể yêu nổi ai bởi búng hỡnh

người đàn ông có vợ # cô đang tìm cách lãng quên.

(Chồng nhu nhược, tr9, số 85, 2010)

Sau từ “vợ” ta nờn thờm vào giới từ “mà” để cõu thờm rừ nghĩa hơn:

Không phải không có ai yêu mà cô không thể yêu nổi ai bởi búng hỡnh người

đàn ông có vợ mà cô đang tìm cách lãng quên.

Ví dụ 3:

Chỉ một thoáng buồn trên khóe mắt thiếu nữ hay một cánh chim lẻ bạn

cũng đã # người viết xúc động.

(Sợ vỗ tay, tr13, số 95, 2010)

Cõu trên mắc hai lỗi về từ và câu, tác giả bài báo đó đỏnh sai dấu thanh ở

âm đệm (o) trong từ “khóe”. Ngoài ra, câu chưa rõ ý do thiếu thành phần bổ

ngữ trực tiếp cho từ “đã”, ta nờn thờm từ “làm” sau từ “đã” để cõu rõ nghĩa
hơn: Chỉ một thoáng buồn trờn khoộ mắt thiếu nữ hay một cánh chim lẻ bạn

cũng đã làm người viết xúc động.

Ví dụ 4:

Qua hơn 3 năm “hành nghề” buôn bán trẻ em, cặp vợ chồng hờ Hay –

Hiền cũn múc nối nối # các đối tượng Phạm Văn Nam…, vợ chồng Nguyễn

Thị Nương…để mở rộng địa bàn hoạt động.

(Phá đường dây buôn bán trẻ em quy mô lớn, tr14, số 71, 2010)

Trong câu này, tác giả đã viết thừa một từ “nối”, ngoài ra ta nên thêm

vào sau từ “nối” là kết từ “với” có chức năng bổ nghĩa, làm rõ ý nghĩa của câu

38
hơn: Qua hơn 3 năm “hành nghề” buôn bán trẻ em, cặp vợ chồng hờ Hay –

Hiền cũn múc nối với các đối tượng Phạm Văn Nam…, vợ chồng Nguyễn Thị

Nương…để mở rộng địa bàn hoạt động.

2.1.2. Câu sắp xếp sai trật tự từ

Ví dụ 1:

Hôm qua, ngày 10/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên

Chính phủ. Một trong những vấn đề được các đại biểu thu hút sự quan tâm

của nhiều đại biểu cũng như cử tri cả nước là công tác điều tiết, quản lí giá

cả đối với một số mặt hàng thời gian qua, trong đó nổi cộm là việc quản lí

giá thuốc và cơ chế điều hành giá xăng, dầu.

(Từ diễn đàn Quốc hội…, tr3, số 70, 2010)

Xét ví dụ 1, chúng ta thấy câu diễn đạt trùng lặp cụm từ “các đại biểu”,

“nhiều đại biểu”. Bên cạnh đó, cách sắp xếp trật tự của các bổ ngữ trong câu

không hợp lí. Chúng tôi sửa lại như sau: Hôm qua, ngày 10/6, Quốc hội bắt
đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Một trong những vấn đề thu hút

được sự quan tâm của nhiều đại biểu cũng như cử tri cả nước là công tác điều

tiết, quản lí giá cả đối với một số mặt hàng thời gian qua, trong đó nổi cộm là

việc quản lí giá thuốc và cơ chế điều hành giá xăng, dầu.

Ví dụ 2: Điều đó có nghĩa là trong vòng 6 năm, giá trị 1m 2 nhà ở đường

Tây Hoàn đã tăng hơn 4 lần. Dường như những ai có nhu cầu mua nhà ở để

cảm nhận được nỗi đau khổ của việc đồng Nhân dân tệ mất giá.

(Khi đồng Nhân dân tệ lại “tăng ngoài, giảm trong”, tr4, số 73, 2010)

39
Tác giả viết sai trật tự từ (nhà ở để) khiến người đọc khó nắm bắt nội

dung. Chúng tôi sửa lại: Điều đó có nghĩa là trong vòng 6 năm, giá trị 1m 2

nhà ở đường Tây Hoàn đã tăng hơn 4 lần. Dường như những ai có nhu cầu

mua nhà để ở cảm nhận được nỗi đau khổ của việc đồng Nhân dân tệ mất giá.

Ví dụ 3:

Nhiều nơi, cán bộ nói, thậm chí đã hứa nhiều lần, nhưng thực tế họ lại

không làm, có không hành động gì. Đó cũng chính là lí do, kết quả thực hiện

mục tiêu BĐG (bình đẳng giới) ở các địa phương thời gian qua không đồng

đều.

(“Phải tiến bộ thì mới bình đẳng”, tr3, số 78, 2010)

Ví dụ này, trật tự từ trong câu không hợp lí, gây nhiều cách hiểu khác

nhau, chúng tôi sửa lại như sau: Nhiều nơi, cán bộ nói, thậm chí đã hứa nhiều

lần, nhưng thực tế họ lại không làm, không có hành động gỡ. Đú cũng chính

là lí do, kết quả thực hiện mục tiêu BĐG (bình đẳng giới) ở các địa phương
thời gian qua không đồng đều.

Ví dụ 4:

Trước kia, năm nào cũng vậy, chuẩn bị mùa khai giảng ở vựng lỳc Đồng

Tháp Mười cũng là bắt đầu mùa nước nổi, giao thông đi lại khó khăn.

(Mùa tựu trường ở vùng lũ Đồng Tháp Mười, tr6, số 99, 2010)

Cũng tương tự những ví dụ trên, tác giả viết sai trật tự từ làm cách diễn

đạt trở nên vụng về, lủng củng. Chúng tôi sửa lại như sau: Trước kia, năm nào

cũng vậy, chuẩn bị mùa khai giảng ở vùng Đồng Tháp Mười cũng là lúc bắt

đầu mùa nước nổi, giao thông đi lại khó khăn.

40
2.2. LỖI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA TRONG CÂU

2.2.1. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

Ví dụ 1:

Không trường điểm nào có sĩ số HS như “mơ ước” (chỉ 25 – 30

HS/lớp). Chị Mai, PHHS lớp 1 ở Đà Nẵng cho biết, trường điểm nơi con chị

đang theo học có sĩ số tới 55 HS. Với số HS đông như vậy, không biết các cô

giáo có đủ sức để…chăm các con không?

(“Khúc” vì trường điểm, tr6, số 73, 2010)

Trong bài báo, người viết đã nhận định rằng: Không trường điểm nào có

sĩ số học sinh khoảng từ 25 – 30 trên toàn quốc, sự khẳng định này là hoàn

toàn sai sự thật khách quan, vì có thể sĩ số học sinh từ 25 - 30 ở các trường

điểm là hiếm, nhưng nếu xột trờn phạm vi toàn quốc không phải là không có

trường nào có sĩ số như thế. Một câu khẳng định như vậy là không có căn cứ

và không nên vì báo chí đòi hỏi sự chính xác. Chúng tôi xin sửa lại ý này:
Không phải trường điểm nào cũng có sĩ số HS như “mơ ước” (chỉ 25 – 30

HS/lớp). Chị Mai, PHHS lớp 1 ở Đà Nẵng cho biết, trường điểm nơi con chị

đang theo học có sĩ số tới 55 HS. Với số HS đông như vậy, không biết các cô

giáo có đủ sức để…chăm các con không?

Ví dụ 2:

Phượng toả hương khỏc các loài hoa – hăng hăng, chua chua nhưng

không gắt như trái me, trái sấu…

(Màu hoa hoài vọng, tr7, số 73, 2010)

41
Tác giả đang miêu tả những nét đặc trưng của loài hoa phượng. Nhưng

với việc khẳng định hương của hoa phượng có mùi “chua chua” thậm chí còn

so sánh “khụng gắt như trái me, trái sấu” thì không hợp lí. Chúng ta không thể

so sánh giữa mùi của “khứu giỏc” với vị của “vị giỏc”.

Ví dụ 3:

Cha sức khoẻ ngày một yếu. Hồi đi làm ngói cho hợp tác xã, không may

bị máy dập mất bàn tay trái, chỉ còn lại ngún ỳt.

(Cơm nhà, cơm người, tr12, số 97, 2010)

Người viết đã phản ánh sai sự thật khách quan ở ý “dập mất bàn tay trái,

chỉ còn lại ngún ỳt”. Theo từ điển tiếng Việt, “bàn tay” là phần cuối của tay,

gồm có lòng bàn tay và các ngón tay, để cầm nắm, sờ mó, lao động. Như vậy

bàn tay sẽ bao gồm lòng bàn tay và các ngón tay. Cõu trên, tác giả bài báo

viết “đã dập mất bàn tay trái” vậy sao “còn lại ngún ỳt”. Cách diễn đạt này

không hợp lí, không đúng với hiện thực khách quan. Chúng tôi sửa lại như
sau: Cha sức khoẻ ngày một yếu. Hồi đi làm ngói cho hợp tác xã, không may

bị máy dập vào bàn tay trái, chỉ còn lại ngún ỳt.

Ví dụ 4:

Khác hẳn với đất liền, trồng rau trên đảo được những người lính nơi đây

ví như một “cuộc chiến đấu” đầy khó khăn, nhất là ở các đảo chìm. Gian khó

không chỉ do thiếu sóng biển chứa đầy muối mặn luôn đe doạ xoá sạch các

vuông rau (dù những khay rau được trồng trên những “vườn treo” ở nhà

giàn hay đảo chìm) chỉ trong tích tắc.

(Tăng gia ở Trường Sa, tr16, số 97, 2010)

42
Ngoài biển đảo Trường Sa không “thiếu” sóng, hơn nữa chính những con

sóng biển chứa đầy muối mặn này luôn đe doạ những vuông rau của lính đảo.

Như vậy, nhận định trên phản ánh không đúng sự thật khách quan. Chúng tôi

sửa lại: Khác hẳn với đất liền, trồng rau trên đảo được những người lính nơi

đây ví như một “cuộc chiến đấu” đầy khó khăn, nhất là ở các đảo chìm. Gian

khó không chỉ do những con sóng biển chứa đầy muối mặn luôn đe doạ xoá

sạch cỏc vuụng rau (dù những khay rau được trồng trên những “vườn treo” ở

nhà giàn hay đảo chìm) chỉ trong tích tắc.

2.2.2. Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu

Ví dụ 1:

Tâm lý lo lắng về chất lượng trước hàng loạt sự cố của hãng Toyota rồi

Honda không chỉ xảy ra đối với chị Hằng mà còn bao trùm lên nhiều khách

hàng khác. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ salon Hùng

Cường, đú chính là một trong những lí do khiến ụtụ nhập khẩu không bán
được.

(Thị trường ụtụ đầu mùa mưa: Khách hàng nữ nhắm tới dòng xe hạng

trung, tr5, số 64, 2010)

Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, kết từ “tuy nhiên”

mang nghĩa từ biểu thị điều sắp nêu ra là một nhận xét có phần nào trái với

điều nhận xét vừa đưa ra trước đó, nhưng cần nêu để bổ sung thêm ý nghĩa.

Xét ví dụ này, lí do xe nhập khẩu không bán được chính là nguyên nhân hàng

loạt sự cố của cỏc hóng xe nước ngoài. Như vậy, ý trước và ý sau không hề

trái nhau. Ngược lại ý của câu trước là hệ quả của cõu sau.Vỡ thế, người viết

43
sử dụng kết từ “tuy nhiên” là không chính xác. Ta có thể sửa lại bằng hai cách

một là bỏ kết từ “tuy nhiên” đi, hai là thay thế bằng kết từ khác như “vì vậy”,

“vì thế”. Chẳng hạn như: Tâm lý lo lắng về chất lượng trước hàng loạt sự cố

của hãng Toyota rồi Honda không chỉ xảy ra đối với chị Hằng mà còn bao

trùm lên nhiều khách hàng khác. Theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ salon

Hùng Cường, đú chính là một trong những lí do khiến ụtụ nhập khẩu không

bán được.

Ví dụ 2:

Bị cáo Nghĩa thì thú nhận toàn bộ tội ác của mình: Giết người, cướp tài

sản. Còn bị cáo Nghĩa nói: “Dự rất muộn màng tôi cũng muốn gửi một lời tạ

tội đến linh hồn của Linh, với bạn bè thân nhân của Linh. Bị cáo không

kháng án xin giảm nhẹ hình phạt vỡ cú tử hình hàng nghìn lần cũng không

“chuộc” được hậu quả tội ác đó gõy ra…”.

(Bản án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa: Nỗi đau dai dẳng, tr15, số 85, 2010)
Ở ví dụ này, người viết mắc lỗi về dùng từ và câu. Cụm từ “bị cáo

Nghĩa” lặp lại khiến cho câu trở nên nặng nề, rườm rà. Bờn cạnh đó, câu sử

dụng từ liên kết không hợp lí. Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê), từ

“còn” (ở trường hợp ví dụ trên) là một kết từ, mang ý nghĩa biểu thị điều sắp

nêu ra là một trường hợp khác hoặc trái lại, đối chiếu với điều vừa nói đến.

Trong đoạn văn, câu trước nói đến nội dung bị cáo Nghĩa thú nhận tội ác của

mỡnh, cõu sau cũng tiếp tục nội dung ý trước với những lời nói sám hối của

bị cáo. Chớnh vì thế, người viết sử dụng kết từ “còn” để nối tiếp hai câu là

không hợp lí. Chúng tôi sửa lại như sau:

44
Bị cáo Nghĩa đã thú nhận toàn bộ tội ác của mình: Giết người, cướp tài

sản và nói những lời sau cùng: “Dự rất muộn màng tôi cũng muốn gửi một lời

tạ tội đến linh hồn của Linh, với bạn bè thân nhân của Linh. Bị cáo không

kháng án xin giảm nhẹ hình phạt vỡ cú tử hình hàng nghìn lần cũng không

“chuộc” được hậu quả tội ác đó gõy ra…”.

Ví dụ 3:

Anh Dũng nhớ lại, đó là một buổi chiều cuối năm 2009, chị Vù Thị Sơ

(SN 1984), vợ anh ở nhà trông con để chị ra chợ phiờn bỏn ớt khô. Đến tối

không thấy vợ về, Dũng sốt ruột nhờ người đi tìm mà Sơ vẫn biệt tăm. Từ đấy,

chẳng ai biết tin gì về Sơ nữa.

(Khắc khoải “bản vọng thờ”, tr16, số 73, 2010)

Tác giả bài báo đang nói về nhân vật Dũng có người vợ mất tích là chị

Sơ khi anh ở nhà trông con cho chị đi chợ. Câu “vợ anh ở nhà trông con để

chị ra chợ phiờn bỏn ớt khô” ta thấy rõ mâu thuẫn ở chỗ người vợ này không
thể làm cùng một lúc hai việc là ở nhà trông con và ra chợ phiờn bỏn ớt, như

vậy câu có quan hệ giữa các thành phần, vế cõu khụng logic. Chúng tôi sửa

lại là: Anh Dũng nhớ lại, đó là một buổi chiều cuối năm 2009. Vợ anh, chị Vù

Thị Sơ (SN 1984) ra chợ phiờn bỏn ớt khô còn anh ở nhà trông con. Đến tối

không thấy vợ về, Dũng sốt ruột nhờ người đi tìm mà Sơ vẫn biệt tăm. Từ

đấy, chẳng ai biết tin gì về Sơ nữa.

Ví dụ 4:

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Giám đốc tổ chức phát triển sức khoẻ

cộng đồng Ánh sáng, nhiều bậc cha mẹ đã sai lầm khi cho rằng, họ sinh ra

45
con nên có quyền sở hữu con cỏi…Yờu con cha mẹ sẵn sàng hi sinh mọi mặt

vì con và cũng đòi hỏi con phải hi sinh mọi việc vì mẹ, phải nghe mẹ bằng

mọi giỏ…Đõy là cỏch yờu sai lầm.

(Hãy để con tự lập, tr6, số 108, 2010)

Ở ví dụ này, các thành phần chủ ngữ có chức năng không đồng loại.

Những cõu trờn chủ ngữ đang nói đến đối tượng chung, khái quát là “cha mẹ”

thì phần phía dưới lại chỉ nói đến đối tượng cụ thể là “mẹ” thôi, ý của cõu

khụng logíc. Bên cạnh đó là sự diễn đạt trùng lặp cụm từ “cha mẹ” làm cho

cách diễn đạt trở nên vụng về.

2.2.3. Lỗi trùng ngữ từ vựng trong danh ngữ

Ví dụ :

Nhằm tạo sự minh bạch, rõ ràng hơn trong hoạt động của cơ sở giáo

dục ngoài công lập với các quy định chặt chẽ như số vốn ban đầu thành lập

trường tối thiểu phải là 15 tỷ đồng, phải có phòng thí nghiệm, diện tích đất
tối thiểu phải đạt 10m2/sinh viên…

(Không được tăng học phí …, tr6, số 86, 2010)

Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, từ “minh bạch” có nghĩa là

“rừ ràng”. Vậy “minh bạch, rõ ràng” là lỗi trùng ngữ từ vựng trong danh

ngữ. Chúng tôi sửa lại bằng cách bỏ một trong hai từ này, chẳng hạn:

Nhằm tạo sự minh bạch hơn trong hoạt động của cơ sở giáo dục ngoài công

lập với các quy định chặt chẽ như số vốn ban đầu thành lập trường tối thiểu

phải là 15 tỷ đồng, phải có phòng thí nghiệm, diện tích đất tối thiểu phải

đạt 10m2/sinh viờn…

46
2.3. CÁC LỖI VỀ PHONG CÁCH

Ví dụ 1:

Vào thời điểm tổ công tác có mặt, tàu NB 6139 đang sử dụng 7 chiếc

máy hút chạy hết công suất cắm thẳng xuống lòng sông, trên tàu có tận# 3

thuyền trưởng và 2 máy trưởng đang ngồi canh máy.

(Bắt tàu hỳt cỏt lậu lớn nhất từ trước đến nay, tr14, số 81, 2010)

Người viết sử dụng phong cách khẩu ngữ cho phong cách báo chí ở chỗ

chúng tôi đánh dấu #. Chúng tôi sửa lại là: Vào thời điểm tổ công tác có mặt, tàu

NB 6139 đang sử dụng 7 chiếc máy hút chạy hết công suất cắm thẳng xuống

lòng sông, trên tàu có 3 thuyền trưởng và 2 máy trưởng đang ngồi canh máy.

Ví dụ 2:

Nhiều nhà khoa học cảnh báo, việc rùa tai đỏ xâm thực môi trường sẽ

chả khác gì cuộc “độ bộ” của ốc bươu vàng, bốo tõy, cõy mai dương, cá

hoàng đế, chuột hải ly…vào Việt Nam.


(Ẩn hoạ từ rùa tai đỏ, tr10, số 99, 2010)

Người viết sử dụng cấu trúc câu sinh hoạt trong phong cách báo chí,

ngoài ra còn mắc lỗi chính tả khi đánh sai dấu thanh ở từ “độ bộ”. Chỳng tôi

sửa lại như sau: Nhiều nhà khoa học cảnh báo, việc rùa tai đỏ xâm thực môi

trường sẽ chẳng khác gì cuộc “đổ bộ” của ốc bươu vàng, bốo tõy, cõy mai

dương, cá hoàng đế, chuột hải ly…vào Việt Nam.

2.4. CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU

2.4.1. Ngắt câu sai quy tắc

2.4.1.1. Không đánh dấu ngắt câu khi cõu đó kết thúc

47
Ví dụ 1:

Ngay cả khi mùa thi kết thúc, mỗi ngày Công ty vẫn tiếp nhận hàng chục

cuộc điện thoại của thí sinh (TS) gọi đến xin được tư vấn, giải toả nỗi lo “nếu

không thi đỗ ĐH…”# Lo lắng thái quá không ít TS tìm đến với chúng tôi như

một “liệu phỏp tõm lý”.

(Đôi khi đi đường vòng là khôn ngoan, tr7, số 94, 2010)

Tác giả bài báo lẽ ra phải đánh dấu chấm ở chỗ chúng tôi đặt kí hiệu #

khi cõu đó kết thúc. Bên cạnh đó, người viết cũng đã viết hoa ở từ “Lo”.

Ngoài ra, từ “cụng ty” là danh từ chung, theo quy tắc chính tả hiện hành thì từ

này không viết hoa. Chúng tôi sửa lại như sau: Ngay cả khi mùa thi kết thúc,

mỗi ngày công ty vẫn tiếp nhận hàng chục cuộc điện thoại của thí sinh (TS)

gọi đến xin được tư vấn, giải toả nỗi lo “nếu không thi đỗ ĐH…”. Lo lắng

thái quá không ít TS tìm đến với chúng tôi như một “liệu phỏp tõm lý”.

Ví dụ 2:
Ông cũng yêu bà vợ thứ ba rất nhiều. Ông rất tự hào về bà và luôn luôn

muốn khoe với bè bạn. Tuy nhiên người thương gia luôn luôn lo sợ rằng bà

có thể chạy trốn cùng với người đàn ông nào khác #
Bà vợ thứ hai ông cũng yêu. Bà là người cũng chu đáo, luôn bình tĩnh và
thực tế luôn là người bạn tâm tình của thương gia. Bất cứ khi nào ông gặp
khó khăn đều tìm đến bà vợ thứ hai và bà luôn giúp đỡ được ụng, cựng ụng
vượt qua những thời điểm khó khăn #

48
Giờ là đến người vợ đầu tiên của thương gia, một người bạn đời rất
trung thành và có nhiều đóng góp trong việc duy trì tài sản, việc làm ăn cũng
như chăm sóc gia đình.

(Bốn người vợ trong thực tế, tr9, số 84, 2010)

Tác giả bài viết không sử dụng dấu ngắt câu (dấu chấm) khi đã hết ý, hết

đoạn, chỗ chúng tôi đặt dấu kí hiệu #.

2.4.1.2. Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc

Ví dụ :

Theo đơn trình báo thì con gái chị Dung là cháu Nguyễn Thị Ngọc

Huyền (SN 1994, học sinh lớp.# 10A2, Trường THPT Mỹ Đức A) …

(Gia đình người tố cáo bị “khủng bố”, tr14, số 65, 2010)

Tác giả bài báo sử dụng dấu ngắt câu (dấu chấm) sau cụm từ “học sinh

lớp” (ở chỗ chúng tôi dùng dấu #) là sai vỡ cõu chưa kết thúc. Chúng tôi sửa

lại bằng cách bỏ dấu chấm này đi, như sau: Theo đơn trình báo thì con gái chị
Dung là cháu Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1994, học sinh lớp 10A2, Trường

THPT Mỹ Đức A) …

2.4.2. Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu

2.4.2.1. Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu

Ví dụ 1:

Chỉ ngay trong xã # quê hương của chị đó cú mấy chục phụ nữ cũng là

vợ của quân nhân.

(“Thiờn thần hộ mệnh áo xanh”, tr5, số 103, 2010)

49
Cõu trên thiếu dấu phẩy ở chỗ ký hiệu #, ta nên sử dụng dấu phẩy ngắt

sau từ “xó” để thành phần “quờ hương của chị” là thành phần chú thích, tạo

cho câu được rõ ý hơn (Chỉ ngay trong xã, quê hương của chị đó cú mấy chục

phụ nữ cũng là vợ của quân nhân).

Ví dụ 2:

Thực tế cho thấy, với những trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở,

quá trầy trật khi làm bài tập về nhà, không theo kịp chương trỡnh vì nghỉ học

dài ngày # mải chơi…thì việc thuê gia sư cho con là điều cha mẹ nên làm.

(Gia sư và “tỏc dụng phụ”, tr8, số 56, 2010)

Trong câu này, việc nghỉ học dài ngày và mải chơi là hai ý. Đây là những

lí do khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, không theo kịp chương trình. Giữa

hai thành phần này ta nên có dấu phẩy để tỏch cỏc ý, tạo cho cõu rõ ràng về

nghĩa hơn (Thực tế cho thấy, với những trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu

bài vở, quá trầy trật khi làm bài tập về nhà, không theo kịp chương trình vì
nghỉ học dài ngày, mải chơi…thì việc thuê gia sư cho con là điều cha mẹ nên

làm).

Ví dụ 3:

Cụ thể, có 419.166 lượt cặp vợ chồng được cung cấp các dịch vụ sức

khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình # 16.608 người thực hiện các biện pháp

tránh thai (đạt 94%).

(Hội LHPN TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục truyền thông về sức khỏe sinh

sản – kế hoạch hóa gia đình, tr2, số 71, 2010)

50
Tác giả bài báo đã viết sai dấu thanh điệu ở các từ “húa”, “khỏe” khi

đánh dấu thanh ở các âm đệm (o). Ngoài ra, cõu trên chỉ thiếu một dấu phẩy ở

chỗ kí hiệu #, nhưng chính thiếu sót đơn giản này đã làm cho cấu trúc câu trở

nên kém mạch lạc. Chúng tôi sửa lại như sau: Cụ thể, có 419.166 lượt cặp vợ

chồng được cung cấp các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình,

16.608 người thực hiện các biện pháp tránh thai (đạt 94%).

(Hội LHPN TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục truyền thông về sức khoẻ sinh sản

– kế hoạch hoá gia đình, tr2, số 71, 2010)

2.4.2.2. Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu

Ví dụ 1:

Một giáo viên PTTH tại Hà Nội khẳng định: Không ít phụ huynh vì quá

tin tưởng vào gia sư nên lơ là chuyện quản lí,# con cái, vô hình chung đã tạo

cơ hội cho cả con mình và gia sư làm những điều khuất tất mà phụ huynh vẫn

không hề hay biết.


(Gia sư và “tỏc dụng phụ”, tr8, số 56, 2010)

Trong ví dụ, quan hệ giữa bộ phận câu “con cái” đứng sau cụm từ

“chuyện quản lí” là quan hệ giữa bổ ngữ chỉ đối tượng hành động với từ biểu

thị hành động. Giữa hai bộ phận ấy ta không thể để dấu phẩy, điều này làm

cho câu không rõ nghĩa. Vì thế, ta sửa lại bằng cách bỏ dấu phẩy đi như sau:

Một giáo viên PTTH tại Hà Nội khẳng định: Không ít phụ huynh vì quá tin

tưởng vào gia sư nên lơ là chuyện quản lí con cái, vô hình chung đã tạo cơ hội

cho cả con mình và gia sư làm những điều khuất tất mà phụ huynh vẫn không

hề hay biết.

51
Ví dụ 2:

Dân tộc này có dân số khoảng trên 50.000 người, cư trú chủ yếu trên

dãy núi Trường Sơn, tại các huyện: Đông Giang, Tây Giang,# (Quảng Nam),

A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế).

Ngoặc đơn dùng làm dấu câu để chỉ ranh giới của thành phần chêm vào

trong cõu, cú tỏc dụng như nói thêm vào hoặc chú thích, làm rõ nghĩa thêm

một từ, một ngữ, một cõu,v.v. Thành phần này hoàn toàn độc lập đối với câu,

không có chức năng cú pháp gì trong câu chứa đựng nó và sẽ đứng ngay cạnh

phần được chú thích. Như vậy, ta không thể sử dụng dấu phẩy ngăn cách

thành phần chú thích (tỉnh Quảng Nam) với thành phần được chú thích (Đông

Giang, Tây Giang). Câu nên được sửa lại như sau: Dân tộc này có dân số

khoảng trên 50.000 người, cư trú chủ yếu trên dãy núi Trường Sơn, tại các

huyện: Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam), A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên

– Huế).
2.4.3. Lẫn lộn chức năng của các dấu câu

Ví dụ 1:

Thay vì một tháng khuyến mại 1-2 lần, các nhà mạng có thể tăng số lần

khuyến mại trong thỏng lờn nhiều hơn ;

Ở một khía cạnh khác, khi không cạnh tranh được bằng khuyến mại, các

nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển hướng sang cạnh tranh bằng việc giảm

cước.

(Siết chặt khuyến mại dịch vụ thông tin di động…, tr3, số 75, 2010)

52
Dấu chấm phẩy có chức năng đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong

cùng một câu, cụ thể như: Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đồng chức

với nhau; đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép. Xét ví dụ, người viết

đã sử dụng dấu chấm phẩy để kết thúc một câu, một đoạn là sai. Ở đây chúng

ta nên thay bằng dấu chấm để đánh dấu chỗ kết thúc câu tường thuật, như sau:

Thay vì một tháng khuyến mại 1-2 lần, các nhà mạng có thể tăng số lần

khuyến mại trong thỏng lờn nhiều hơn.

Ở một khía cạnh khác, khi không cạnh tranh được bằng khuyến mại, các

nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển hướng sang cạnh tranh bằng việc giảm cước.

Ví dụ 2:

Thuốc trong nước sản xuất như vitamin B1 tiêm trước đây giá 44.000đ

nay tăng lên 47.000đ/hộp (gần 10%), # B12 từ 52.000đ tăng lên 57.000đ/hộp

(10%); # Amoxicilin 500mg từ 52.000đ lên 55.000đ/hộp (5%)… Đặc biệt,

một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng giá, có loại tăng tới 12% như
Amoxicilin 500mg52.000đ lên 54.000đ/hộp; #Anben // từ 2.5000đ lên

2.8000đ/hộp…

(Thuốc âm thầm tăng giá, tr10, số 91, 2010)

Xét ví dụ, người viết sử dụng dấu câu không thống nhất, lúc dấu phẩy,

lúc lại dấu chấm phẩy ở chỗ chúng tôi kí hiệu #. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng

lẫn lộn dấu câu ở dấu chấm lửng. Cõu đúng ở đây phải dựng “võn võn” [v.v.].

Chấm lửng […] không thể dùng thay cho “võn võn” [v.v.]. “Võn võn” có

nghĩa chính xác là “và những thứ khỏc cựng loại”, “và những người khỏc”,

“và những con khỏc”, v.v. Trong khi đó, chấm lửng […] có nghĩa là câu chưa

53
nói hết, hoặc cho biết rằng ở đây có một quãng im lặng, hoặc vì người nói

đang phân vân không biết nên nói tiếp hay không, hoặc vì người nói đang

chọn từ ngữ. Ta có thể sửa lại như sau: Thuốc trong nước sản xuất như

vitamin B1 tiêm trước đây giá 44.000đ nay tăng lên 47.000đ/hộp (gần 10%);

B12 từ 52.000đ tăng lên 57.000đ/hộp (10%); Amoxicilin 500mg từ 52.000đ

lên 55.000đ/hộp (5%), v.v. Đặc biệt, một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng

giá, có loại tăng tới 12% như Amoxicilin 500mg 52.000đ lên 54.000đ/hộp;

Anben // từ 2.5000đ lên 2.8000đ/hộp, v.v.

Ví dụ 3:

Thời gian này hầu hết các “sĩ tử” đều trong tâm trạng khắc khoải, lo âu

chờ kết quả thi đại học (ĐH). Lo lắng thái quá dẫn đến stress, một số em trở

thành bệnh nhân của các phòng khám tâm lý, bệnh viện tâm thần. Chuyên gia

Đinh Thị Thanh Thuỷ, giám đốc công ty Tư vấn tâm lý, Đào tạo phát triển cá

nhân và cộng đồng cho biết: #


(Đôi khi đi đường vòng là khôn ngoan, tr7, số 94, 2010)

Dấu hai chấm có chức năng đánh dấu ranh giới giữa bộ phận câu có tác

dụng thuyết minh với bộ phận được thuyết minh. Ở đây, người viết đã lẫn lộn

chức năng của các dấu câu khi sử dụng dấu hai chấm để kết thúc một câu.

Chúng tôi sửa lại: Thời gian này hầu hết cỏc” sĩ tử” đều trong tâm trạng khắc

khoải, lo âu chờ kết quả thi đại học (ĐH). Lo lắng thái quá dẫn đến stress, một

số em trở thành bệnh nhân của các phòng khám tõm lớ, bệnh viện tâm thần.

Chuyên gia Đinh Thị Thanh Thuỷ, giám đốc công ty Tư vấn tõm lớ, Đào tạo

phát triển cá nhân và cộng đồng cho biết.

54
2.5. GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VỀ CÂU

2.5.1. Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ

pháp của từ thì không thể đặt cõu đỳng. Đồng thời, nếu không nắm vững quy

tắc đặt câu thỡ dự cú vốn từ phong phú, dù có nắm chắc ngữ nghĩa của từ

cũng không trình bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn, mạch lạc. Vì

vậy, trong quá trình cầm bút đòi hỏi các nhà báo phải nắm chắc được quy tắc

đặt câu cũng như phải có vốn từ phong phú. Người làm báo phải suy nghĩ

thấu đáo về cách trình bày, kể cả cách diễn đạt ngôn ngữ chứ không chỉ là vẻ

bề ngoài của bài báo, cố gắng để có văn phong tốt hơn, rõ ràng hơn, dễ hiểu,

kể cả khi viết về những quan hệ phức tạp. Đây cũng là một trong nhiều lí do

để thu hút sự chú ý của độc giả.

Muốn cho câu dễ hiểu, rõ dàng thì người viết khụng nên sử dụng câu
quá dài, nhà nghiên cứu Bờnichcơ có nói “Nếu có thể, một câu không nên

chứa quá 20 từ” [70; 209]. Một nhà xã hội học ở Châu Âu đã lập bảng đối

chiếu độ dài của câu và khả năng tiếp nhận của công chúng như sau:

- Rất dễ hiểu : Dưới 13 từ/cõu

- Dễ hiểu : 14 – 18 từ/cõu

- Hiểu được : 19 – 25 từ /câu

- Khó hiểu : 25 – 30 từ/cõu

- Rất khó hiểu: Trên 30 từ/ câu

55
Với câu quá dài, độc giả sẽ khó nắm bắt vấn đề, vì thế cách diễn đạt cần

ngắn gọn, tránh vòng vo. Khi viết nếu câu dài hơn 3 dòng của trang đánh máy

thỡ nờn đếm số từ xem đã nhiều hơn 20 từ chưa, nếu nhiều hơn hãy viết ngắn

lại.

2.5.2. Trong quá trình diễn đạt, lỗi câu viết sai quy tắc ngữ pháp tiếng

việt (câu không đủ thành phần) là lỗi khó chấp nhận với một phóng viên. Ta

có một vài mẹo để khắc phục lỗi này như sau:

a. Người viết có thể nhớ một danh sách những vị từ cần có chủ ngữ, dự

cõu cú trạng ngữ đầu câu hay không. Chẳng hạn: khiến (cho), buộc (phải), bắt

buộc, cho thấy, chứng minh, đưa đến, lại, trở thành, làm cho, giáo dục, đào

tạo, huấn luyện, gây nên, tạo nên, tạo ra, tạo điều kiện cho, giúp (cho), rèn

luyện, đòi hỏi, yêu cầu, cổ vũ, khuyến khích, khích lệ, cho phép, được phép,

được biết, mở mang, bao gồm, gồm có, chia thành, v.v.

b. Danh sách những vị từ có thể dùng theo kiểu “vụ nhõn xưng”, hay
nói chính xác hơn, trong kiểu câu “tồn tại”, không cần có chủ ngữ đi trước,

nhưng cần có một trạng ngữ đầu câu chỉ nơi chốn hay thời gian, và sau vị từ

chỉ sự “tồn tại” (hay “xuất hiện”, hoặc “mất đi”) bao giờ cũng có một vật bổ

ngữ chỉ “vật tồn tại” (hay “xuất hiện” hoặc “mất đi”), chẳng hạn: có, gieo,

trồng, mọc, treo, đặt, bày, xây, dựng, nổi lên, trồi lên, nẩy ra, nở ra, nẩy nở,

phát sinh, phát triển, khai triển, tiến hành, thi công, diễn ra, xẩy ra, nổ ra, hình

thành, khai mạc, bế mạc, bắt đầu, kết thúc, mở ra, thành lập, sáng lập, ra đời,

xõy lờn, tổ chức, xuất hiện, hiện ra, v.v.

Ví dụ về kiểu câu này:

56
- Ngày xưa có hai anh em nhà kia.

- Trên tường treo bức tranh đẹp.

- Ngày 20 tháng 11 (cú/ đó) tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Trong năm vừa qua đã tiến hành bầu cử Ban chấp hành.

- Trong đàn bũ ụng Nam còn thiếu một con.

c. Khi diễn đạt, người viết dễ có sự nhầm lẫn thành phần trạng ngữ với

chủ ngữ. Ở lỗi này, ta có một số cách để phân biệt.

(i) Trạng ngữ đầu cõu khỏc chủ ngữ chủ yếu ở hai điểm sau:

- Chủ ngữ thường chỉ có thể là một danh ngữ (một ngữ đoạn mở đầu bằng

một danh từ không có giới từ đi trước), hoặc là một ngữ vị từ đặt trước “là”.

- Trạng ngữ đầu câu:

. Có thể là một giới ngữ - mở đầu bằng một giới từ như từ, với, vì,

tại,v.v. hay một vị từ dùng làm giới từ như ở, cho, đến, tận, tới, ra vào, lên,

xuống, đi, để, gần như, mới, sắp, lại, về,v.v. hay một danh từ dùng làm giới từ
như trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, bên cạnh,v.v. và những danh ngữ chỉ

nơi chốn hay thời gian mở đầu bằng những danh từ chỉ nơi chốn hay thời gian

đã “ngữ phỏp hoỏ” ít nhiều như nơi, khi, lúc, lần, hồi, dạo,v.v.

. Hoặc là một vị từ hay một cấu trúc Đề - Thuyết. Nếu là một vị từ (có

bổ ngữ, trạng ngữ hay không), nó thường được tách ra khỏi phần thuyết bằng

thì. Nếu nó là một cấu trúc Đề - Thuyết, giữa hai phần Đề và Thuyết này

thường có một tác tử phân giới nhưng không phải là thì, đó là mà, là hay có

(trong trường hợp này nó có phần giống như một câu hỏi không trọn vẹn

57
. Hoặc là một tiểu cú điều kiện mở đầu bằng nếu, giá, giả sử, giả dụ,

dù, dẫu, hay một tiểu cú nhân nhượng mở đầu bằng tuy, mặc dầu, mặc cho,

bất chấp, v.v.

(ii) Ngoài ra, ta cũng có thể phân biệt đó là trạng ngữ hay chủ ngữ bằng

cách trắc nghiệm thử xem có thể đặt chữ “thì” sau đó không. Nếu không, ta

biết đó là trạng ngữ hay một khởi ngữ mang nghĩa tình thái.

Bên cạnh đó khi diễn đạt, người viết cũng nên đọc kĩ, kiểm tra xem cú

cõu nào thuộc loại câu phức hợp có nhiều mệnh đề phụ hay không, nếu có ta

hãy tách ra thành những câu đơn giản, v.v. Đây là một vài gợi ý nhỏ để khắc

phục tình trạng lỗi về câu trong quá trình sử dụng.

58
CHƯƠNG 3
CÁC LỖI VỀ TỪ

Khi nói hay viết đều phải dùng từ. Trong quá trình giao tiếp, muốn biểu

lộ được chính xác ý của mình cũng như muốn người khác lĩnh hội được chính

xác ý tưởng của mỡnh thỡ đòi hỏi mỗi người phải dùng từ theo những yêu cầu

chung. Công trình nghiên cứu “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi

Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hựng cú nờu một số những yêu cầu cơ bản về việc

dùng từ như sau: Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức, dùng từ phải

đúng nghĩa, dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp, dùng từ phải thích hợp với

phong cách ngôn ngữ của văn bản, dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của

văn bản, dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh

sáo rỗng, công thức. Người viết không đáp ứng được những yêu cầu trên thì

đó là những lỗi về sử dụng từ. Trong quá trình khảo sát các số báo “Phụ nữ

Việt Nam”, chúng tôi bắt gặp nhiều lỗi sử dụng từ vựng tiếng Việt và tạm

chia thành bảy kiểu.


3.1. LỖI SỬ DỤNG TỪ KHÔNG CHÍNH XÁC
Mỗi từ khi được dùng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, ý

nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện. Nếu người nói, người

viết không đáp ứng được yêu cầu này thì phát ngôn trở nên khó hiểu hoặc bị

hiểu sai nghĩa, đó là lỗi sử dụng từ không chính xác.

59
Ví dụ 1:

Theo TS Phạm Như Hải, việc chỉnh răng không chỉ là làm răng đều và

đẹp lên, ăn nhai tốt hơn…mà còn phải phù hợp với khuôn mặt, giúp khuôn

mặt đẹp lên. Chính vì vậy, để có thể nắn chỉnh răng, người bác sĩ nha khoa

đòi hỏi phải được điều trị chuyờn sâu về nắn chỉnh răng.

(Nâng cấp nụ cười, tr11, số 69, 2010)

Xét ví dụ này, người viết mắc lỗi khi sử dụng từ trùng lặp và dùng từ

không chính xác. Tác giả viết lặp từ “đẹp lên” làm cho câu văn nặng nề.

Ngoài ra, từ “điều trị” theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê chủ biên có

nghĩa là chữa bệnh tật, vết thương nói chung. Ở đây người viết muốn nói đến

tầm quan trọng của bác sĩ nha khoa trong việc chỉnh răng, nâng cấp nụ cười

cho nên đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải được đào tạo chuyờn sõu về chuyên

ngành này, chứ không phải là đòi hỏi bắt buộc phải được chữa bệnh, chữa vết

thương. Chúng tôi sửa lại như sau: Theo TS Phạm Như Hải, việc chỉnh răng
không chỉ là làm răng đều và đẹp, ăn nhai tốt hơn…mà còn phải phù hợp với

khuôn mặt, giúp khuôn mặt đẹp lờn. Chớnh vì vậy, để có thể nắn chỉnh răng,

người bác sĩ nha khoa đòi hỏi phải được đào tạo chuyờn sâu về nắn chỉnh

răng.

Ví dụ 2:

“Đõy mới đúng là lúc chúng ta dồn dập nhận được đơn đặt hàng. Chính

vì thế từ tháng 9 trở đi sẽ là đợt cao điểm doanh nghiệp tiếp nhận lao động

mới,” ông Hải tiết lộ.

(Thị trường xuất khẩu lao động: Vào kì nước rút, tr3, số 80, 2010)

60
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê chủ biên, “tiết lộ” có nghĩa là
để lộ ra điều đang cần phải giữ bí mật. Ở đây, ông Đào Công Hải đang đưa ra
ý kiến về thị trường xuất khẩu lao động từ tháng 9, năm 2010 trở đi. Điều này
không có gì phải giữ bí mật mà dùng từ “tiết lộ”. Chính vì thế, từ “tiết lộ” sử
dụng trong trường hợp này là không chính xác. Chúng tôi sửa câu lại bằng
cách thay từ “tiết lộ” bằng từ “cho biết”.
Ví dụ 3:
Những năm gần đây, bệnh rubella (còn gọi là sởi Đức) có chiều hướng
gia tăng ở nước ta. Mặc dầu bệnh phổ biến và lưu hành rộng rãi nhưng hiểu
biết của người dân về căn nguyên gây bệnh, dấu hiệu lâm sàng, mức độ nguy
hiểm, đối tượng nguy cơ mắc bệnh và phương pháp điều trị…còn rất ít.
(Những điều cần biết về bệnh rubella, tr11, số 87, 2010)
Theo “Từ điển tiếng Việt”(Hoàng Phê), từ “lưu hành” có nghĩa là đưa ra
sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác trong xã hội,
chẳng hạn như lưu hành tiền giấy, cuốn sách bị cấm lưu hành,v.v. Bài viết
đang nói về bệnh rubella, một căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Nhưng ta
không thể nói một căn bệnh lại “lưu hành”, lại đưa ra sử dụng rộng rãi được.
Vì vậy, câu ở đây dùng từ “lưu hành” là không chính xác. Ta có thể sửa lại
như sau: Những năm gần đây, bệnh rubella (còn gọi là sởi Đức) có chiều
hướng gia tăng ở nước ta. Mặc dầu bệnh phổ biến nhưng hiểu biết của người
dân về căn nguyên gây bệnh, dấu hiệu lâm sàng, mức độ nguy hiểm, đối
tượng nguy cơ mắc bệnh và phương pháp điều trị…còn rất ít.
Ví dụ 4:
Biết anh có điều muốn tâm sự, tôi khêu gợi.

61
-Hôm trước thấy vợ chồng anh mới có chuyện hục hặc, vậy mà hôm nay
sao lại kêu vỡ kế họach ?
(Vỡ kế hoạch, tr9, số 90, 2010)

Trong từ “họach”, người viết đánh nhầm dấu thanh ở âm đệm (o), đõy

không phải là nguyên âm chính. Bên cạnh đó là cách dùng từ “khờu gợi”, một

từ có nhiều nghĩa. Ngoài nghĩa là khơi lên trong con người một tình cảm, tinh

thần nào đó, vốn đã có trong tiềm tàng, thì từ còn mang nghĩa có tác dụng kích

thích, làm dậy lên những ham muốn, thường là những ham muốn xác thịt. Việc

sử dụng từ đa nghĩa như thế sẽ dễ gõy hiểu lầm cho người đọc. Ta có thể sửa

lại bằng cách dùng “khơi gợi” hoặc “gợi ý” thay cho từ “khờu gợi”.

Ví dụ 5:

Cuối cùng, sau bao năm anh Ngọc (Thanh Xuân) cũng tìm được ý trung

nhân để xây dựng hạnh phúc. Đẹp trai, lại có tài kiếm tiền, có bao cô gái xin

anh cho…chết nhưng anh vẫn chọn một cô nhân viên bình thường.
(Hãy để con tự lập, tr6, số 108, 2010)

Do không có dấu hiệu hình thức giúp ta hiểu từ “chết” theo một nghĩa

khỏc, cõu dễ gây hiểu lầm cho người tiếp nhận thông tin. Điều mà tác giả bài

báo muốn nói ở đây là với những ưu điểm có được như đẹp trai, có tài kiếm

tiền,v.v. anh Ngọc là đối tượng của nhiều cô gái theo đuổi. Như vậy từ “chết”

sẽ bị quy vào loại dùng từ sai nghĩa. Chúng tôi sửa lại câu này bằng cách cho

từ “chết” vào ngoặc kép.

Ví dụ 6:

62
Tôi hầu như không có cảm giác lâng lâng cho dù hơn 1 tháng nữa

chúng tôi đã làm đám cưới.

(Nhật ký của một ông bố, tr8, số 73, 2010)

Phụ từ “đã” (“Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê) mang nghĩa biểu thị sự

việc, hiện tượng đang nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm

nào đó được xem là mốc, trong quá khứ. Ở đây, sự việc được nói tới chưa xảy

ra mà là dự định sẽ xảy ra trong tương lai. Trong trường hợp này, việc sử

dụng phụ từ “đã” là không chính xác. Chúng tôi sửa bằng cách thay thế phụ

từ “đó” bằng “sẽ” hoặc “mới”.


3.2. LỖI SỬ DỤNG TỪ SAI PHONG CÁCH
Dùng từ sai phong cách là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao

tiếp. Trong đó hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ phải trang

trọng, gọt giũa; hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức cho phép dùng ngôn

từ tự do. Người tạo lập văn bản phải nắm được điều này nếu không sẽ mắc lỗi
về phong cách.

Ví dụ 1:

Duy trì tình yêu được 2 năm, anh gạ cưới, nhưng Thu xin anh đợi 2 năm

nữa để cô học hết bằng kế toán vỡ có ông chú họ hứa xin việc cho cô nếu cụ

cú chuyên môn kế toán.

(Kộn quá hóa lỡ, tr7, số 54, 2010)

Xét ví dụ, người viết đặt sai vị trí dấu ở từ “hóa” khi đánh dấu thanh tại

âm đệm (o). Bờn cạnh đó, việc sử dụng từ “gạ” mang phong cách khẩu ngữ, ở

đây có sự nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự nhiên với phong cách báo

63
chí. Trong phong cách báo chí không nên sử dụng những từ ngữ kiểu như văn

nói, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Chúng ta có thể sửa bằng hai cách:

một là thay từ “gạ” bằng từ khác (như: hỏi, xin), hai là cho từ “gạ” vào ngoặc

kép để thể hiện sắc thái biểu cảm của người viết.

Ví dụ 2:

Thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn tỏ thái độ cù nhầy, tìm cách giảm bớt

số tiền phải bồi thường.

(Vụ Vedan gây ô nhiễm môi trường…, tr14, số 61, 2010)

Từ “cù nhầy” mang tính chất khẩu ngữ, sử dụng trong phong cách ngôn

ngữ sinh hoạt hàng ngày, vì thế không phù hợp với một bài phóng sự. Chúng

tôi sửa bằng cách cho từ “cù nhầy” vào ngoặc kép để tỏ thái độ, tình cảm của

người viết.

Ví dụ 3:

Mọi năm nhiều TS vì mắc lỗi này mà dính trượt tốt nghiệp.
(Hôm nay, hơn 1 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT, tr6, số 66, 2010)

Nếu đây là hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi, trong phạm vi giao tiếp

sinh hoạt thì việc dùng từ “dính” chấp nhận được. Nhưng câu trên được viết

trong một bản tin, thuộc phong cách báo chí, là không nên. Ta có thể sửa câu

bằng cách thay từ khác cho phù hợp hơn, ví dụ như: Mọi năm nhiều TS vì

mắc lỗi này mà bị trượt tốt nghiệp.

Ví dụ 4:

64
Một “người bố” chỉ có trên danh nghĩa và có tên trên giấy khai sinh

cùng hình ảnh bôi bác như chồng chị Nga, thì bằng cách nào anh ta có thể

mang lại cuộc sống tốt đẹp cả hiện tại và sau này cho con cái?

(Vì con?, tr6 số 105, 2010)

Để nói về hình ảnh xấu của người chồng trước những đứa con, người viết

dùng từ “bôi bác”, một từ mang tính chất khẩu ngữ đã làm cho giọng điệu

chung của toàn văn bản bị thay đổi, khiến độc giả không khỏi băn khoăn.

Chính vì thế, chúng tôi sửa lại bằng cách thay từ “bôi bác” bằng từ khác

(như: xấu, không tốt,v.v) hoặc cho từ này vào ngoặc kép để thể hiện thái độ

của người viết.

Ví dụ 5:

Nhiều lần tôi khuyên nhủ, dạy bảo cháu nhưng xem ra đã hơi muộn.

Cháu vẫn ăn mặc hầm hố, đua đòi.

(Uốn cây từ nhỏ, tr9, số 108, 2010)


Trong câu, tác giả bài báo sử dụng từ “hầm hố”, một từ có tính chất

thông tục để nói về cách ăn mặc của con gái mình. Người viết có sự nhầm lẫn

giữa phong cách sinh hoạt với phong cách báo chí. Phong cách báo chí không

nên sử dụng những từ ngữ thông tục, điều này gây ra sự phản cảm ở độc giả.

Do vậy, người viết cần tránh những cách sử dụng từ như thế này. Chúng tôi

sửa lại bằng cách cho từ “hầm hố” vào ngoặc kép để thể hiện sắc thái biểu

cảm.

Ví dụ 6:

65
Với các tàu lớn, mỗi chuyến đi số tiền vốn bỏ ra ngót ngét bạc tỷ thì

thịờt sẽ rất lớn.

(Sông Đà mùa “nước chết”, tr5, số 70, 2010)

Ở ví dụ, người viết mắc hai lỗi sử dụng tiếng Việt, một là dùng từ “ngút

ngột” mang tính chất khẩu ngữ, hai là viết lỗi chính tả ở từ “thiệt” khi đánh

sai dấu thanh.

Ví dụ 7:

Và hơn hết mọi người đều vỡ ra rằng: Không có gì là không thể nếu ta

biết đoàn kết.

(“96 giờ thử thỏch”-“Liều thuốc thử” hiệu ngiệm, tr7, số 99, 2010)

Phong cách sinh hoạt, khẩu ngữ thể hiện rõ qua từ “vỡ”. Chúng tôi sửa

lại như sau:

Và hơn hết mọi người đều hiểu ra rằng: Không có gì là không thể nếu ta

biết đoàn kết.


3.3. LỖI LẶP TỪ
Lặp từ là việc dùng nhiều lần một từ trong một câu hoặc trong những câu

liền kề nhau. Có một số trường hợp, người ta sử dụng phép lặp từ với những

tác dụng như: Lặp từ để liên kết cỏc cõu trong văn bản, lặp từ để diễn đạt

chính xác ý, nhấn mạnh ý,v.v. Ngoài những trường hợp trờn thỡ việc lặp từ

làm cho câu, đoạn văn trở nên nặng nề, lủng củng thì bị xem là lỗi dùng từ.

Ví dụ 1: Cứ giả thử trong trường hợp những đồ ăn ấy đã được tiệt khuẩn

nhưng cú có ai đảm bảo là chúng đảm bảo an toàn, khi người bán hàng chỉ

với hai chậu nước cho tất cả số bát đĩa dùng cho thực khách.

66
(Mùa hè: Thận trọng…,tr11, số 58,2010)

Tác giả viết dùng thừa từ “có” và trùng lặp từ “đảm bảo”, “cho” làm cho

câu văn diễn đạt nặng nề, lủng củng. Vì vậy, chúng tôi sửa lại như sau: Cứ giả

thử trong trường hợp những đồ ăn ấy đã được tiệt khuẩn nhưng có ai đảm bảo

là chúng an toàn, khi người bán hàng chỉ hai chậu nước với tất cả số bát đĩa

dùng cho thực khách.

Ví dụ 2:

Độc giả của PNVN chủ yếu là nữ vốn giàu lòng nhân ỏi nờn việc đẩy

mạnh các họat động từ thiện lên thành những phong trào rộng khắp để có thể

giúp đỡ nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh

khó khăn.

(Chân dung Báo Phụ nữ Việt Nam 2010, tr3, số 74, 2010)

Ngoài lỗi chính tả do đánh sai vị trí dấu thanh ở từ “họat”, câu còn mắc

lỗi lặp cả cụm từ “hoàn cảnh khó khăn” khiến cách diễn rườm rà. Chúng tôi
sửa lại như sau: Độc giả của PNVN chủ yếu là nữ vốn giàu lòng nhân ỏi nờn

việc đẩy mạnh các hoạt động từ thiện lên thành những phong trào rộng khắp

để có thể giúp đỡ nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, nhất là phụ nữ.

Ví dụ 3:

Con đường đi vào Khờn Lền vẫn chỉ là đường đất, trơn trượt và chỉ

dành cho ngựa và người đi bộ…Đàn dờ cú được cũng là nhờ Nhà nước cho

vay tiền mua được.

(Vẫn bộn bề gian khó, tr5, số 80, 2010)

67
Ở câu, người viết dùng từ trùng lặp không cần thiết (và, được).Vì thế,

câu nên sửa lại: Con đường đi vào Khờn Lền vẫn chỉ là đường đất, trơn trượt

mà chỉ dành cho ngựa và người đi bộ… Đàn dê có được cũng là nhờ Nhà

nước cho vay tiền mua.

Hoặc cũng có thể dùng nhiều lối diễn đạt khác để cho câu văn không

nặng nề, rườm rà.

Ví dụ 4:

Gánh nặng cơm áo đè nặng lờn đôi vai bé nhỏ của Trang từ quá sớm

nờn trụng em già dặn hơn nhiều so với tuổi.

(Mùa mưu sinh của trẻ vùng cao, tr6, số 88, 2010)

Ví dụ 5:

Việc làm ý nghĩa trờn đó giúp nhiều giúp chị em giảm bớt khó khăn, tự

tin vượt qua đúi nghốo.

(Giúp công nhân an cư lập nghiệp, tr2, số 92, 2010)


Xét ví dụ, người viết tỏ ra lúng túng khi viết lặp từ “nặng”, “giỳp”. Có

thể sửa bằng cách bỏ một trong hai từ ấy đi.

Ví dụ 6:

Sáng 15/8, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Tuyên Quang, đã

diễn ra Lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Thành phố Tuyên

Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang và trao Huân chương Lao động hạng Nhất

cho TP Tuyên Quang.

(Đổi thay trên quê hương Cách mạng, tr1 số 98, 2010)

68
Ở ví dụ, người viết lặp đi lặp lại đến bốn từ “Tuyên Quang” trong một

câu, khiến cách diễn nặng nề, rườm rà. Có thể diễn đạt gọn lại như sau:

Sáng 15/8, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Tuyên Quang, đã

diễn ra Lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Thành phố Tuyên

Quang và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho TP này.

Ví dụ 7:

Với 1.200 phiếu gạo tương đương 12 tấn trong đợt này, chùa Phổ Đà đã

giúp đỡ cho các đồng bào nghèo khó trong thành phố được ấm lòng trong

những ngày mưa gió gần kề. Phát gạo nhõn mựa Vu Lan và bữa cơm tình

thương trong những ngày Phật đản của chùa Phổ Đà đã trở thành hoạt động

thường niên trong nhiều năm qua.

(Hành trình nhân ái mùa Vu Lan, tr3, số 101, 2010)

Một đoạn văn ngắn mà lặp đi lặp lại quá nhiều từ “trong”, người viết

dùng từ như thế rất rườm. Chúng tôi sửa gọn lại như sau: Với 1.200 phiếu gạo
tương đương 12 tấn trong đợt này, chùa Phổ Đà đã giúp đỡ cho các đồng bào

nghèo khó của thành phố được ấm lòng trong những ngày mưa gió gần kề.

Phát gạo nhõn mựa Vu Lan và bữa cơm tình thương trong những ngày Phật

đản của chùa Phổ Đà đã trở thành hoạt động thường niên nhiều năm qua.

Ví dụ 8:

Chính vì thế dư luận dư luận Nhật Bản đang lo ngại rằng tình trạng

Quốc hội bị chia rẽ, khi liên minh cầm quyền kiểm soát Hạ viện, còn phe đối

lập kiểm soát Thượng viện, có thể dẫn tới tình trạng bế tắc lập pháp.

(Thử thách mới với chính trường Nhật Bản, tr4, số 86, 2010)

69
Nhiều chị em đã nâng cao vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình

hơn, thường xuyên quan tâm, chăm lo vun đắp cuộc sống, nuôi dạy con

ngoan, tiến bộ, phát triển kinh tế gia đình no ấm, tiến bộ.

(“Ở nhà chồng mình vất vả lắm”, tr5, số 86, 2010)

Tác giả bài báo đã viết thừa từ “dư luận”, “tiến bộ”, những lỗi như thế

này gây phản cảm cho độc giả.


3.4. LỖI THIẾU TỪ
Trong câu, việc viết thiếu từ cần thiết sẽ gây ra những cách hiểu mơ hồ về

nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau cho độc giả.

Ví dụ 1:

Để bảo# an ninh cho người thân, gia đình chị Dung đã phải lắp các

camera quan sát xung quanh nhà và trình báo với chính quyền địa phương,

nhưng sự việc vẫn không sáng sủa hơn là bao.

(Gia đình người tố cáo bị “khủng bố”, tr14, số 65, 2010)


Trong từ “bảo đảm”, tác giả bài báo viết thiếu từ (ở chỗ chúng tôi kí hiệu

#) làm người đọc khó tiếp nhận nội dung. Vì thế, câu nên được sửa lại: Để

bảo đảm an ninh cho người thân, gia đình chị Dung đã phải lắp các camera

quan sát xung quanh nhà và trình báo với chính quyền địa phương, nhưng sự

việc vẫn không sáng sủa hơn là bao.

Ví dụ 2:

Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, đây thực sự là mặt hàng

tiềm ẩn nhiều # cơ gây bệnh dịch cho người tiêu dùng trong mùa hè này.

(Giải khát vỉa hè, coi chừng rước bệnh, tr10, số 75, 2010)

70
Xét ví dụ, từ “nguy cơ” đã bị tác giả viết thiếu từ (chỗ chúng tôi kí hiệu

#), khiến người đọc khó tiếp nhận nội dung ý nghĩa. Chúng tôi sửa lại như sau:

Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, đây thực sự là mặt hàng tiềm

ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh dịch cho người tiêu dùng trong mùa hè này.

Ví dụ 3:

Điều đó cũng có nghĩa, các cơ quan chức năng cần sớm tập trung

nghiên cứu về bệnh học và dịch tễ học của bọ xít hút máu người tại Việt Nam

xem chỳng cú cùng loại với bọ xít ở một số nước Châu Phi, # Mỹ và có mầm

bệnh nguy hiểm hay khụng…

(Bọ xít hút máu người…, tr11, số 79, 2010)

Người viết chỉ sử dụng một từ “Mỹ” làm cho độc giả hiểu với ý chỉ đề

cập đến một quốc gia là Mỹ thôi. Trong khi đó, nội dung của bài báo đang nói

về vấn đề bọ xít hút máu người xuất hiện ở một số nước thuộc Châu Phi,

Châu Mỹ. Việc viết thiếu từ như thế dễ làm độc giả hiểu không đầy đủ nội
dung, ý nghĩa thông tin. Vì vậy, nên sửa lại là: Điều đó cũng có nghĩa, các cơ

quan chức năng cần sớm tập trung nghiên cứu về bệnh học và dịch tễ học của

bọ xít hút máu người tại Việt Nam xem chỳng cú cùng loại với bọ xít ở một

số nước Châu Phi, Châu Mỹ và có mầm bệnh nguy hiểm hay khụng…

Ví dụ 4:

Với số tiền không nhiều, chị tìm được một căn hộ trong một chung cư

mini ở ngừ sõu hỳt trên # Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), nhưng gia đình chị vẫn

băn khoăn.

(Gỡ khó cho người ở chung cư mini, tr3, số 107, 2010)

71
Tác giả bài báo viết thiếu từ trong cụm từ “trên Nguyễn Trãi” làm nghĩa

của câu mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc. Bởi cụm từ “trên Nguyễn Trãi”

có thể được hiểu là tên một con đường (địa danh) hay một phường trong

thành phố (đơn vị hành chính). Ta nên sửa lại như sau: Với số tiền không

nhiều, chị tìm được một căn hộ trong một chung cư mini ở ngừ sõu hỳt trờn

đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), nhưng gia đình chị vẫn băn khoăn.
3.5. LỖI DÙNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG
Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ toàn dân các đơn vị thuộc về biến thể

ngôn ngữ như phương ngữ, từ địa phương cũng hay được sử dụng. Theo

GS.Nguyễn Thiện Giỏp thỡ “từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở

một số hoặc một vài địa phương. Nói chung từ ngữ địa phương là bộ phận nào

đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học, khi dùng

vào sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương thường mang sắc thái tu từ”

[41;257]. Tuy nhiên nếu tần số sử dụng của các từ địa phương được lặp đi lặp
lại nhiều trên báo chí sẽ gây ra sự khó hiểu cho độc giả.

Ví dụ 1:

Mặc dù những người vợ lính vẫn thường xuyên liên lạc với chồng qua

điện thoại nhưng thông tin có người vừa về từ Trường Sa khiến căn nhà của

chị Nguyễn Thị Hòa trở nên xôm tụ.

(Những cây “phong ba” không ở biển, tr2, số 59, 2010)

Người viết mắc lỗi chính tả do đánh sai vị trí dấu thanh ở từ “Hòa” khi

dấu được đặt ở âm đệm (viết đúng là “Hoà”). Bờn cạnh đó, tác giả sử dụng từ

“xôm tụ” để thể hiện chất miền Trung trong bài báo, nhưng nếu người tiếp

72
nhận không biết nghĩa của từ “xụm tụ” là đông vui, rôm rả thì sẽ dẫn đến cách

hiểu sai hoặc gây sự khó hiểu cho độc giả. Để sửa lỗi, ta có thể chú thích bên

cạnh từ này hoặc thay bằng từ khác (như“đông vui”) cho phù hợp hơn.

Ví dụ 2:

Lúc đầu, ai cũng giữ lễ nghĩa “chộn chỳ, chộn anh” đàng hoàng. Khi

rượu vào thì nhời ra.

(“Khỏt” con trai…, tr9 số 61, 2010)

Trong ví dụ, người viết sử dụng từ “nhời” (nghĩa là lời), một từ cũ, lại là

từ địa phương gây khó hiểu cho người tiếp nhận. Vì thế, chúng tôi có thể sửa

lại thành: Lúc đầu, ai cũng giữ lễ nghĩa “chộn chỳ, chộn anh” đàng hoàng.

Khi rượu vào thì lời ra.

Ví dụ 3:

Những việc này không mới, từng được chính cơ quan này nói đi nói lại
nhiều lần nhưng chưa có động thái cụ thể để kềm giữ giá thuốc không leo

thang.

(Thuốc âm thầm tăng giá, tr10, số 91, 2010)

Người viết sử dụng chất Nam Bộ ở từ “kềm”, làm cho nhiều độc giả khó

nắm bắt nội dung, điều này vi phạm tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí. Vì

vậy, nên sửa lại thành: Những việc này không mới, từng được chính cơ quan

này nói đi nói lại nhiều lần nhưng chưa có động thái cụ thể để kìm giữ giá

thuốc không leo thang.


3.6. HIỆN TƯỢNG TẠO TỪ MỚI

73
Hiện tượng sáng tạo từ mới là sự kết hợp một hoặc nhiều yếu tố của từ

này với một hoặc nhiều yếu tố của từ khác để tạo thành từ mới mang nét

nghĩa của cả hai từ. Mục đích làm cho câu văn ngắn gọn, tạo ra sự lôi cuốn,

hấp dẫn cho độc giả.

Tuy vậy, có trường hợp những từ mới đó không hợp với chuẩn mực ngôn

ngữ, không được cộng đồng chấp nhận vì có thể làm người đọc khó hiểu hoặc

hiểu sai nghĩa thì trường hợp này ta xem là lỗi ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi

tạm gọi là hiện tượng chứ không gọi là lỗi tạo từ mới.

Ví dụ :

Những cơ sở này, cùng với mạng lưới cộng tác viên thiện nguyện như

nhóm Tự lực, nhóm An toàn, nhóm Tình nguyện…đã góp phần cùng với các

đoàn thể, tổ chức và xã hội chung tay giúp sức, góp phần hạn chế và đi đến

giải quyết dứt điểm trẻ lang thang thất nghiệp, hỗ trợ trẻ lang thang tự kiếm

sống, đồng thời hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách cho trẻ em #
Bà Phan Thanh Minh, Trưởng phòng chăm sóc bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-

TB&XH TP.HCM, cho biết: “Thành phố thường xuyên thu thập số liệu…

(Mùa hè của trẻ tha hương, tr3, số 71, 2010)

Một đoạn văn ngắn mắc nhiều lỗi về sử dụng tiếng Việt. Người viết dùng

dấu ba chấm […] sau “nhóm Tự lực, nhóm An toàn, nhóm Tình nguyện” với

ý là còn những nhúm khỏc nữa, nhưng dấu cần sử dụng ở đõy phải là dấu vân

vân [v.v.]. Tiếp đó, tác giả không dùng dấu chấm để đánh dấu chỗ câu kết

thúc (chỗ chúng tôi kí hiệu #). Ngoài ra, từ “thiện nguyện” là kết quả của việc

kết hợp từ “từ thiện” và “tình nguyện” tạo thành. Về mặt nội dung ý nghĩa, nó

74
mang nghĩa của hai từ, hiện tượng này tuy không sai nhưng do sử dụng từ ít

phổ biến, nên khi nghe cảm thấy hơi “lạ tai” cũng như gây sự khó hiểu cho

độc giả.
3.7. HIỆN TƯỢNG SỬ DỤNG TỪ ÍT DÙNG (TỪ KHễNG
THÔNG DỤNG)
Ví dụ 1:

Khi xưa chẳng biết nương tựa vào ai, giờ thì Ôn Cúc Anh rất vui vỡ đó

nuôi dạy hai đứa con trưởng thành và chúng cũng một lòng hiếu đễ đối với

bậc sinh thành.

(Người con dâu hiếu thuận, tr4, số 54, 2010)

Từ “hiếu đễ” ít được sử dụng, nghĩa là có hiếu với cha mẹ và hoà thuận

với anh chị trong gia đình. Người viết dùng một từ không thông dụng khiến

độc giả khó nắm bắt nội dung.

Ví dụ 2:
Trước đây, khoảng thời gian cú ớt đoàn hành huơng, uý lạo lui tới, cuộc

sống của bệnh nhân rất khó khăn.

(Nỗi đau qua đi, tình người ở lại, tr16, số 106, 2010)

Trong câu, tác giả bài báo dùng từ “uý lạo”, cũng là một trường hợp từ ít

dùng, không thông dụng. Từ này mang nghĩa thăm hỏi, an ủi (bằng lời nói, vật

phẩm) những người vì sự nghiệp chung mà chịu mất mát hoặc vất vả, khó

nhọc. Cách sử dụng từ ít dùng, không thông dụng như thế gây khó khăn cho sự

tiếp nhận của người đọc, điều này đã vi phạm tính đại chúng của báo chí.

Ví dụ 3:

75
Do viêm gan mạn tính: Xơ gan sau viêm gan mạn tính ro vi rút viêm

gan B…

(Hiểu thêm về bệnh xơ gan, tr11, số 91, 2010)

Người viết dùng từ “mạn tớnh” với nghĩa là bệnh có tính chất kéo dài và

khó chữa, tuy nhiên đây là từ ít dùng, không phổ biến. Nên chăng ta sử dụng

từ “mãn tính” thay vào trong câu sẽ dễ hiểu hơn.

3.8. GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ xã hội, vì thế xây dựng một hệ thống

ngôn ngữ chuẩn mực cho báo chí là một việc làm hết sức cần thiết. Sau khi

khảo sát các lỗi về sử dụng từ vựng trên báo chí, chúng tôi xin đưa ra một vài

gợi ý để khắc phục tình trạng trên:

- Ở lỗi dùng từ sai nghĩa, người viết cần phải cẩn thận khi sử dụng những

từ mà mình chưa hiểu rõ ý nghĩa, nên tra từ điển để hiểu đúng nghĩa xem có

phù hợp với ý định muốn viết, với nội dung của câu, bài hay không, sau đó
lựa chọn từ phù hợp. Người viết nên chú ý nhiều hơn đến các từ thuần Việt,

trỏnh các từ khó hiểu, các khái niệm trừu tượng, chung chung và suy nghĩ

xem có thể thay thế bằng các từ chuẩn xác, sống động hơn được không, cũng

như không nên lạm dụng từ Hán – Việt hoặc các từ quá cổ,v.v. Các nhà biên

tập, khi gặp lỗi này, không nên tuỳ tiện sử dụng mà cũng phải dùng từ điển để

tra cứu, nếu thấy sai thì thay thế bằng từ khác, nên chú ý đến sắc thái nghĩa

tương đương cũng như ý định của người viết.

- Với các trường hợp dùng từ chuyển nghĩa, tác giả nên có dấu hiệu hình

thức để độc giả dễ nhận biết, có thể dùng dấu ngoặc kép làm dấu hiệu.

76
- Ở lỗi lặp từ, người viết hoặc nhà biên tập phải đọc lại nhiều lần sau

khi phát hiện lỗi thì loại bỏ những từ thừa, hoặc có thể thay thế bằng từ

khác đồng nghĩa.


- Lỗi thiếu từ, việc phát hiện lỗi này khụng khú vỡ cú những cụm từ và
những từ nhất thiết phải đi với một số hư từ hay một bộ phận nào đó kèm
theo, đọc lên khi thiếu ta sẽ dễ dàng phát hiện. Vì thế, người viết cũng như
các nhà biên tập chỉ cần phát hiện ra chỗ thiếu và điền thêm vào.
- Lỗi dùng từ sai kết hợp, để khắc phục lỗi này người viết và nhà biên
tập cần đọc lại nhiều lần nếu thấy những từ kết hợp ở đây không thuận tai,
không hợp lí phải kiểm tra lại và sửa sao cho đúng, cho phù hợp với cách
hiểu, cách diễn đạt của người Việt.
- Với lỗi dùng từ sai phong cách, người viết khi cầm bút phải nắm chắc
phong cách mình đang viết là phong cách báo chí, chính vì thế khi viết cần
trỏnh dùng những từ ngữ mang phong cách sinh hoạt, nên sử dụng từ ngữ phù
hợp với văn cảnh.
- Ở lỗi dùng từ địa phương, một bài viết bình thường nếu không cần diễn
đạt màu sắc địa phương thì không nên dùng phương ngữ, gây khó hiểu và trở
thành rào cản độc giả đến với bài báo. Còn nếu muốn sử dụng từ địa phương
để tăng sắc thái biểu cảm thì tác giả nên cho từ đó vào ngoặc kép hoặc chú
thích bằng tiếng toàn dân để người đọc hiểu được ý nghĩa.
- Còn hiện tượng tạo ra các kết hợp từ mới, những từ nào hợp lí thì ta
khuyến khích để tăng vốn từ, tuy nhiên những kết hợp từ nào khó hiểu, phi lí
thỡ nên loại bỏ.

77
Ngoài ra, ta cũng có thể lấy ý kiến của bạn đọc về vấn đề này, từ đó rút
ra kinh ngiệm để sửa chữa, đưa ra các câu hỏi để trưng cầu ý kiến bạn đọc,
v.v. để ngôn ngữ báo chí đạt tới sự trong sáng, tính chính xác và đại chúng
trong các tác phẩm báo chí.
CHƯƠNG 4
CÁC LỖI VỀ CHÍNH TẢ

Chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có

những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả tiếng Việt đòi hỏi ta

phải tuân theo những quy định, quy tắc đã xác lập. Chính tả là cách viết chữ

được xem là chuẩn, tức là viết đỳng õm đầu, đúng vần, đúng dấu (thanh),

đúng quy định về viết hoa, viết tắt, thuật ngữ.

Chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ ghi âm được

dùng hiện nay trên toàn thế giới. Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng có

vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả. Trong thực tế, những lỗi chính tả

thường gặp trong tiếng Việt khá đa dạng, điều này phản ánh bức tranh phương

ngữ đa dạng của tiếng Việt trờn cỏc miền đất nước. Trong quá trình khảo sát

trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”, chúng tôi bắt gặp rất nhiều kiểu lỗi chính tả và

tạm chia thành những lỗi sau.

4.1. LỖI CHÍNH TẢ DO SAI NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ HIỆN HÀNH

Đây là loại lỗi do người viết không nắm được đặc điểm và nguyên tắc kết

hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt như đã trình bày ở phần cơ

sở lí thuyết.

4.1.1. Lỗi đánh sai vị trí dấu thanh điệu

78
Ví dụ 1 :

Trong khỏang 2 tuổi, trẻ thường hỏi những vấn đề đơn giản như: “Đõy

là con gỡ?” hay “Mẹ đang làm gì thế?”…Lớn hơn một chút, ở tuổi 3,4 thì

câu hỏi của trẻ sẽ được nâng dần về mức độ “húc bỳa”, thể hiện tư duy sâu

sắc và bất ngờ như: “Tại sao biển màu xanh mà sóng lại màu trắng?”, “Tại

sao xe máy 2 bỏnh khụng tự đứng được, con vẫn chỉ có hai chân mà vẫn đứng

được?”…

(Nguy cơ thiếu sáng tạo ở trẻ, tr6, số 61, 2010)

Người viết mắc lỗi chính tả khi đánh sai vị trí dấu thanh điệu. Ở từ

“Khỏang”, dấu thanh được đánh trờn âm đệm (o). Theo quy cách ghi thanh

điệu trên chữ viết, dấu chỉ ghi trên hoặc dưới nguyên âm (õm chớnh), không

ghi trên hoặc dưới âm đệm. Bên cạnh đó, dấu chấm lửng […] được dùng sau

các câu hỏi của trẻ với ý “cũn nhiều những câu hỏi khỏc” là chưa hợp lí vì

dấu chấm lửng […] có nghĩa là câu chưa hết, hoặc cho biết là một quãng im
lặng, hoặc người nói đang phân vân. Do đó, câu ở đây cần thay bằng dấu vân

vân [v.v.].

Ví dụ 2: Bởi vậy, Tổng đài tư vấn Thanh Tâm của Báo PNVN cần có cơ

chế họat động…Bờn cạnh các họat động mang tính chuyên môn thì những

họat động mang tính xã hội, vì cộng đồng cũng thu hút sự quan tâm của

những người tham gia buổi tọa đàm... việc đẩy mạnh các họat động từ thiện

lên thành những phong trào…Phỏt biểu tại buổi tọa đàm…Trỏch nhiệm để

thực hiện hóa những mong ước, yêu cầu chính đáng của các cán bộ, phóng

viên, nhân viên Báo PNVN trước hết thuộc về ban biên tập nhưng đồng thời

79
cũng là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân trong tòa soạn. Theo nhà báo

Thục Hạnh, mặc dù để thực hiện mục tiêu cả trước mắt và lâu dài được nêu

lên trong buổi tọa đàm này là rất khó khăn, vất vả nhưng với tinh thần đồng

sức, đồng lòng của tất cả các cá nhân, cỏc khõu trong tòa soạn…Trong

khuôn khổ một buổi tọa đàm …nhõn viờn công tác tại tòa soạn Báo PNVN.

(Chân dung Báo Phụ nữ Việt Nam năm 2010)

Trong một bài báo mà chúng tôi trích dẫn ở trên, người viết đã mắc nhiều

lỗi chính tả. Cụ thể là lỗi đánh sai vị trí dấu thanh, các chữ “hoạt”, “ toạ”,

“tũa”, “ húa” dấu được ghi trờn õm đệm, điều này sai quy cách ghi dấu trên

chữ viết.

Ví dụ 3:

Anh ta nào có giỏi giang, thành đạt gì mà con phải níu kéo, qụy lụy .

(Thất vọng về nàng dâu, tr9, số 72, 2010)

Ở câu, từ “qụy lụy” người viết đó đỏnh sai vị trí dấu thanh dưới âm đệm
(u), lẽ ra phải đánh dưới nguyên âm chính (y).

Ví dụ 4:

Ma túy hoành hành trong khi công tác đưa các đối tượng đi cai nghiện

bắt buộc cũng chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa”…người sau cai nghiện có cơ hội ổn

định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

(Chuyện đời ở Đội bốc xếp cầu Treo, tr5, số 76, 2010)

Tác giả bài báo đã mắc lỗi chính tả khi đánh sai vị trí dấu thanh. Những

từ “tỳy”, “hũa” dấu thanh phải được ghi trờn các nguyên õm chính (y, a),

80
nhưng ở đây người viết lại đánh dấu thanh tại cỏc âm đệm (u, o). Chúng tôi

sửa lại :

Ma tuý hoành hành trong khi công tác đưa các đối tượng đi cai nghiện

bắt buộc cũng chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa”…người sau cai nghiện có cơ hội ổn

định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.

Ví dụ 5:

Từ sáng sớm ngày 29/6, hàng nghìn người dân Cà Mau và một số tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long đã đổ về Trung tâm Văn Hóa tỉnh Cà Mau để theo

dõi phiên tòa lưu động …Điều đó thể hiện ở số người đến theo dõi phiên

tòa…ễng Trần Trọng Nhân giữ vai trò chủ tọa phiên tòa,…Tại tòa ..., dùng

hóa chất tạt vào người… Những lời khai trước tòa của vợ chồng Giang -

Thơm đã khiến hàng nghìn người tham dự phiên tòa càng thêm phẫn nộ…Kết

thỳc phiờn tòa,…Tuy nhiên, đọng lại sau mỗi phiên tòa vẫn là nỗi băn

khoăn… thỡ đõu đến nỗi một chỏu bộ phải bị hành hạ, đọa đày như thời
trung cổ trong ngần ấy năm.

(46 năm tù cho cặp vợ chồng hành hạ cháu Hào Anh, tr14, số 78, 2010)

Cũng tương tự những ví dụ trên, người viết mắc hàng loạt lỗi chính tả khi

đánh nhầm thanh điệu ở âm đệm (o), trong khi theo quy cách ghi dấu chữ

viết, thanh điệu chỉ được ghi ở nguyên âm chính (a)

Cá biệt có trường hợp, thanh điệu còn được ghi trên phụ âm như sau:

Chỉ có 7 nhóm hàng nhích gớa với mức biến động không đáng kể…

(Coi chừng “tộ nước theo mưa”, tr3, số 100, 2010)

81
4.1.2. Lỗi do không nắm được quy tắc phân bổ cỏc kớ hiệu cùng biểu

thị một âm

Ví dụ 1:

Liên quan đến trình độ đào tạo, một số ý kiến cũng cho rằng, nên thay

khóa học 3 tháng (sơ cấp) thành khóa học trung cấp chuyên nghành phụ vận

hoặc thanh vận, như vậy sẽ thiết thực và hiệu quả hơn, bởi vì phải có trình độ

trung cấp phụ vận (tương tương trung cấp lý luận chính trị) mới được công

nhận chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã, phường…Tâm lí cán bộ nói

chung không mặn mà với khoá học sơ cấp, vì học xong cũng chưa đạt tiêu

chuẩn chức danh.

(Vẫn cần cán bộ để mở lớp sơ cấp phụ vận, tr2, số72, 2010)

Người viết đó đánh sai quy tắc ghi thanh điệu (từ khóa) khi ghi dấu trờn

õm đệm (o). Ngoài ra, tác giả bài báo cũng viết không đúng chính tả từ
“nghành”. Theo quy tắc chính tả tiếng Việt hiện hành, phụ âm “ngh” không

đi trước “a”. Chỳng tôi sửa lại như sau: Liên quan đến trình độ đào tạo, một

số ý kiến cũng cho rằng, nên thay khoá học 3 tháng (sơ cấp) thành khoá học

trung cấp chuyên ngành phụ vận hoặc thanh vận như vậy sẽ thiết thực và hiệu

quả hơn, bởi vì phải có trình độ trung cấp phụ vận (tương tương trung cấp lý

luận chính trị) mới được công nhận chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã,

phường,…Tâm lý cán bộ nói chung không mặn mà với khoá học sơ cấp, vì

học xong cũng chưa đạt tiêu chuẩn chức danh.

Ví dụ 2:

82
Trung ương đổ về 30 tỉ đồng, của tỉnh 1,692 tỉ đồng, của huyện 2,419 tỉ

đồng, ngân sách xã 4,2 tỉ đồng, dân đóng góp hơn 8 tỉ đồng và vốn lồng

nghộp 490 tỉ đồng,…

Trong tiếng Việt, từ “lồng nghộp” không có nghĩa, tác giả đã viết sai lỗi

chính tả từ “nghộp” khi lầm lẫn phụ âm “ngh” và “gh”. Chúng tôi xin sửa lại:

Trung ương đổ về 30 tỉ đồng, của tỉnh 1,692 tỉ đồng, của huyện 2,419 tỉ đồng,

ngân sách xã 4,2 tỉ đồng, dân đóng góp hơn 8 tỉ đồng và vốn lồng ghép 490 tỉ

đồng,…

4.1.3. Lỗi nhầm lẫn i/y

Trong tiếng Việt, nguyên âm đơn có đặc điểm là giữ nguyên chữ trong khi

viết, ngoại trừ nguyên âm i/y. Vậy khi nào viết “i” khi nào sử dụng “y”, phần

lí thuyết chúng tôi có trình bày cách nhận biết.

Ví dụ 1:

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết:
Tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng cao.

(Tỷ lệ mắc bệnh tự kỉ ngày càng cao, tr10, số 70, 2010)

Người viết nhầm lẫn i/y, đối với các tiếng chỉ có phụ âm đầu và /i/ thì

viết là “i”. chúng tôi sửa lại: Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, khoa tõm lớ, Bệnh

viện Nhi Đồng 1, cho biết: Tỉ lệ mắc bệnh tự kỉ ở trẻ ngày càng cao.

Ví dụ 2:

Lâu nay, Trung Quốc hy vọng sẽ ký với Mỹ hiệp ước dẫn độ tội phạm

nhưng luôn vấp phải sự cự tuyệt từ phía Washington với lý do bảo vệ quyền

con người. Đây kỳ thực chỉ là một chiêu bài dùng để che chắn và ngụy biện.

83
( “Đại gia” Trung Quốc…, tr4, số 71, 2010)

Xét ví dụ, tác giả mắc nhiều lỗi chính tả trong đoạn văn này. Thứ nhất,

người viết nhầm lẫn hàng loạt nguyên âm i/y trong các từ hy, ký, lý, kỳ; thứ

hai là đánh sai dấu thanh ở từ “ngụy”, vì theo quy tắc tiếng Việt, thanh điệu

được ghi trên hoặc dưới nguyên âm chính, trong từ “nguỵ” õm chính là y.

Chúng tôi sửa lại: Lâu nay, Trung Quốc hi vọng sẽ kí với Mỹ hiệp ước dẫn độ

tội phạm nhưng luôn vấp phải sự cự tuyệt từ phía Washington với lí do bảo vệ

quyền con người. Đõy kỡ thực chỉ là một chiêu bài dùng để che chắn và nguỵ

biện.

Ví dụ 3:

Ngày nay, 2/3 dân số được kết nối internet và có tới 89% dân số sở

hữu ti vi kỹ thuật số…Và tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ ở tuổi 25 giảm ẵ tính từ

năm 1971.

(Lối sống hiện đại…, tr8, số 85, 2010)


Cũng tương tự như lỗi ở ba ví dụ trên, người viết cũng nhầm lẫn trong

cách sử dụng nguyên âm i/y. Chúng tôi sửa lại như sau: Ngày nay, 2/3 dân số

được kết nối internet và có tới 89% dân số sở hữu ti vi kĩ thuật số…Và tỉ lệ

sinh đẻ của phụ nữ ở tuổi 25 giảm ẵ tính từ năm 1971.

Ví dụ 4:

Ấy đấy, tại cái chuyện hục hặc ấy mà vỡ kế hoạch đấy - anh kêu lên – mà

cũng tại mấy bà bác sỹ sao cũng kỳ, vòng vèo làm sao tuột hết trơn(!).

(Vỡ kế hoạch, tr9, số 90, 2010)

84
Tác giả mắc lỗi chính tả khi đúng ra phải viết là “i” thì lại viết là “y”, lỗi

này làm cho chữ viết trên báo chí không thống nhất. vì vậy, nên sửa lại: Ấy

đấy, tại cái chuyện hục hặc ấy mà vỡ kế hoạch đấy - anh kêu lên - mà cũng tại

mấy bà bác sĩ sao cũng kì, vòng vèo làm sao tuột hết trơn(!).

Ví dụ 5:

Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,3 USD,

tăng 17,5% so với cựng kì năm 2009;…tăng 1,6% so với cùng kỳ năm

2009…

(Kinh tế tiếp tục phát triển khả quan, tr3, số 94, 2010)

Ở ví dụ, tác giả đã không thống nhất cách viết ngay trong cùng một câu,

lỳc thỡ “cựng kỡ” lỳc lại “cựng kỳ” gây khó chịu cho độc giả. Chúng tôi sửa

như sau: Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,3

USD, tăng 17,5% so với cựng kỡ năm 2009;…tăng 1,6% so với cựng kỡ năm

2009…
Ví dụ 6:

Trong khi giao thông nội đụ cũn chật, hẹp, ùn tắc, ngập úng, qui hoạch

nhiều nơi, thực hiện chậm, thậm chí có nơi qui hoạch treo…Chớnh phủ đã

chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm…, cân nhắc kỹ càng khi quyết định

chính thức về đồ án quy hoạch này.

(Góp ý đồ án quy hoạch Thủ đô, tr3, số 72, 2010)

Người viết đã nhầm lẫn y/i trong từ “quy”. Theo quy tắc tiếng Việt, /i/

đứng sau âm đệm thì được viết là y; ngoài ra trong cùng đoạn văn, tác giả đã

85
không thống nhất cách viết, lúc thì “qui”, lúc thì “quy”. Chúng ta có thể sửa

như sau:
Trong khi giao thông nội đụ cũn chật hẹp, ùn tắc, ngập úng, quy hoạch
nhiều nơi, thực hiện chậm, thậm chí có nơi quy hoạch treo…Chớnh phủ đã
chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm…, cân nhắc kĩ càng khi quyết định
chính thức về đồ án quy hoạch này.
Ví dụ 7:
Tuy nhiên, để loại bỏ nạn khai thác quặng trái phép và đưa hoạt động
khai thác quặng có phép đảm bảo các qui định bảo vệ môi trường…Ngoài ra,
trong quy định việc bắt quả tang đang khai thác quặng…
( “Quặng tặc” khó dẹp!, tr15, số 77, 2010)
Cũng giống ví dụ trên, người viết mắc lỗi chính tả khi viết không đúng
quy tắc sử dụng nguyên âm /i/, bên cạnh đó không thống nhất cách viết trong
từ “quy định”. Vậy nên, chúng tôi sửa lại: Tuy nhiên, để loại bỏ nạn khai thác
quặng trái phép và đưa hoạt động khai thác quặng có phép đảm bảo các quy
định bảo vệ môi trường…Ngoài ra, trong quy định việc bắt quả tang đang
khai thác quặng…
Ví dụ 8:
Nú có nguyên nhân từ tác dụng phụ của việc bị tổn thương não do đột
quị hoặc bị trầm cảm.
(Không cần học vẫn nói được ngoại ngữ, tr9, số 104, 2010)
Người viết cũng có sự nhầm lẫn y với i, theo quy tắc chính tả hiện hành
khi /i/ đứng sau âm đệm thì được viết là “y”.
Ví dụ 9:

86
Nếu như trước đây, người ta vẫn xem con trâu chỉ là vật tế thần trong
những ngày đại lễ của dân tộc H’rờ, thỡ nay, 20.000 con trâu ở Ba Tơ đã
thành hàng hóa, thành giá trị qui ra thành tiền.
(Ba Tơ: Từ nhà ngục đến vùng đất trù phú, tr3, số 104, 2010)

Xét ví dụ này, tác giả viết sai lỗi chính tả khi nhầm lẫn trong cách viết y/i

trong từ “qui”, ghi sai dấu ở từ “hóa”. Bên cạnh đó, người viết sử dụng trùng

lặp từ “thành” không cần thiết. Chúng tôi sửa lại như sau:

Nếu như trước đây, người ta vẫn xem con trâu chỉ là vật tế thần trong

những ngày đại lễ của dân tộc H’rờ, thỡ nay, 20.000 con trâu ở Ba Tơ đã

thành hàng hoá, thành giá trị quy ra tiền.

Ví dụ 10:

Cùng với việc “ỉ lại” vào thuốc và vì “hoa hồng” nên không ít thầy

thuốc đó “quỏ” tay kê đơn, gồm cả những loại kháng sinh đắt tiền cho người

bệnh.
(Lạm dụng kháng sinh…, tr11, số 99, 2010)

Khi /i/ đứng độc lập kết hợp với dấu thanh thành một âm tiết thì /i/ được

viết là “y’. Vì vậy, cõu trên sửa lại là:

Cùng với việc “ỷ lại” vào thuốc và vì “hoa hồng” nên không ít thầy thuốc

đó “quỏ” tay kê đơn, gồm cả những loại kháng sinh đắt tiền cho người bệnh.

4.1.4. Viết hoa không đúng quy cách

Ví dụ 1:

Khu gia binh ở thôn Nam Sơn, xã cam Thành Bắc, Cam Lõn (Khánh

Hòa) một trưa cuối tháng tư thật náo nhiệt.

87
(Chân dung Trường Sa…, tr2, số 59, 2010)

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy tắc viết hoa, danh từ

riêng yêu cầu viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Cam Thành Bắc là

tên riêng một xã nhưng đó khụng được viết hoa. Bờn cạnh đó, từ “Hòa” đã bị

sai quy cách ghi dấu trên chữ viết khi thanh điệu được đánh ở âm đệm (o).

Câu nên sửa lại như sau:

Khu gia binh ở thôn Nam Sơn, xã Cam Thành Bắc, Cam Lõn (Khỏnh

Hoà) một trưa cuối tháng tư thật náo nhiệt.

Ví dụ 2: Ngay cả khi mùa thi kết thúc, mỗi ngày Công ty vẫn tiếp nhận

hàng chục cuộc điện thoại của thí sinh (TS) gọi đến xin được tư vấn, giải toả

nỗi lo “nếu không thi đỗ ĐH…” Lo lắng thái quá không ít TS tìm đến với

chúng tôi như một “liệu phỏp tõm lý”.

(Đôi khi đi đường vòng là khôn ngoan, tr7, số 94, 2010)

Ở câu, từ “cụng ty” là danh từ chung nờn khụng viết hoa, từ “lo” không
có lý do gì để viết hoa. Vỡ vậy, câu có thể sửa lại như sau: Ngay cả khi mùa thi

kết thúc, mỗi ngày công ty vẫn tiếp nhận hàng chục cuộc điện thoại của thí sinh

(TS) gọi đến xin được tư vấn, giải toả nỗi lo “nếu không thi đỗ ĐH…”. Lo lắng

thái quá không ít TS tìm đến với chúng tôi như một “liệu phỏp tõm lý”.

4.1.5. Lỗi viết tắt

Ví dụ 1:

Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia trồng và xuất khẩu thanh long nhiều nhất

thế giới.

(Thoỏt nghèo nhờ thanh long, tr2, số 104, 2010)

88
Ví dụ này, người viết mắc lỗi chính tả trong viết tắt, ở văn viết không nên

viết tắt chữ bằng con số.

Hoặc ngay tiêu đề của một bài báo cũng mắc lỗi tương tự những ví dụ

trên, viết tắt bằng những con số, gây khó chịu cho người đọc:

3 gia đình tranh 1 mẹ Việt Nam Anh hùng.

(tr14, số 56, 2010)

Chúng tôi sửa lại như sau: Ba gia đình tranh một mẹ Việt Nam Anh

hùng.

Ví dụ 2:

Chỉ có hai tuần sau mà bà ấy đòi 130 ngàn mới trả CMT, chị ức quỏ

nờn cãi nhau một trận nhưng cuối cùng cũng đành chịu.

(“Cũ” ở nơi bỏn mỏu, tr5, số 53, 2010)

Theo quy tắc chính tả tiếng Việt, viết tắt cần phải được giải thích đầy đủ

của chữ đầu tiên nếu đó không phải là chữ viết tắt thông dụng. Ở đây, tác giả
bài báo đã viết tắt mà không đính chính một từ không thông dụng trong toàn

bài, khiến người đọc khó nắm được nội dung. Vì vậy, lỗi này có thể sửa lại

bằng cách nếu viết tắt thỡ đớnh chớnh, giải thích ở chữ đầu tiên.

Ví dụ 3:

Đó chủ yếu là ĐCTE có xuất sứ Trung Quốc…Nhắc đến tem CR, hầu

hết các chủ cửa hàng ĐCTE lẫn người tiêu dùng đều… ngơ ngác.

(Nước đến chân vẫn không nhảy, tr15, số108, 2010)

Ví dụ 4:

89
Dấu hiệu nhận biết tội phạm BBPNTE; kiến thức luật pháp về phòng

chống BBPNTE; nguyên nhân, âm mưu, thủ đoạn, cách phòng ngừa

BBPNTE; chương trình 130 (Chương trình hành động phòng, chống tội

phạm BBPNTE của chính phủ)…

(Hiệu quả nhờ nâng cao nhận thức, tr14, số 92, 2010)

Người viết đã viết tắt hàng loạt các từ nhưng khụng đớnh chính, giải

thích khiến độc giả khó tiếp nhận nội dung.

Ví dụ 5:

Chiều 12/7, CA quận Đống Đa (Hà Nội) phối hợp với công an TP Hải

Phòng đã phát hiện và bắt giữ Trần Hoàng Anh…

(Thêm một bé gái được giải cứu, tr15, số 84, 2010)

Cũng tượng tự những lỗi chính tả như trên, tác giả viết tắt nhưng không

đính chính, không giải thích. Ngoài ra, câu còn mắc lỗi khi viết không thống

nhất, lúc viết tắt lúc lại khụng, gõy phản cảm cho độc giả.
4.2. LỖI CHÍNH TẢ DO VIẾT SAI VỚI PHÁT ÂM CHUẨN

Chớnh tả tiếng Việt về căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do

tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ

đạo thỡ nú cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, dùng từ

giữa cỏc vựng, miền. Điều này tạo ra những giọng nói khác nhau: giọng miền

Bắc, miền Trung, miền Nam. Mỗi một phương ngữ có những đặc điểm phát

âm tiếng Việt khác nhau. Chẳng hạn như đặc điểm nổi bật của phương ngữ

Bắc Bộ là khi phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu là s và x, tr và

ch, gi và d/r ; còn đặc điểm của phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ là không

90
phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, không phân biệt các âm tiết cuối cú õm cuối

là ch và t (lịch - lịt), n và ng (bàn - bàng), t và c (mặt – mặc), nh và n (nhanh –

nhăn) và các từ cú õm đầu là d và v (dề - về)v.v. Như vậy, đặc điểm phát âm

đặc trưng từng vựng khỏc với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những

cách viết sai chính tả. Ở loại lỗi này, trong quá trình khảo sát trờn bỏo “Phụ

nữ Việt Nam” chúng tôi chia thành các dạng chủ yếu sau.

4.2.1. Lỗi viết sai phụ âm đầu

a. Lỗi do không phân biệt L và N

Ví dụ : Dung ước sao mình nhanh chóng trở lên giàu có.

(Hai cách thực hiện ước mơ, tr9, số 106, 2010)

Người viết nhầm lẫn phụ âm đầu l và n trong từ “trở lên”. Việc xảy ra lỗi

này không phải do l hoặc n không có trong cách phát âm, mà ở đây chủ yếu là

vì người viết có sự lẫn lộn về từ vựng. Từ lẽ ra phải đọc là l thì lại đọc là n, và

ngược lại. Chúng tôi sửa lại như sau: Dung ước sao mình nhanh chóng trở nên
giàu có.

b. Lỗi do không phân biệt S và X

Ví dụ :

Cơn lũ bất ngờ xảy ra trong đêm 15/6 đã cuốn trôi phần mố của cây cầu

tạm (thay cầu Hua Cưởm đang thi công dở) trờn Quốc lộ 32, đoạn chạy qua

xó Thõn Thuộc (huyện Tõn Uyờn, Lai Châu), khiến cây cầu gần như xập

xuống suối.

(Lai Chõu: Trụi mố cầu vì lũ, tr2, số 72, 2010)

91
Ở bản tin trên, tác giả bài báo đã lẫn lộn phụ âm đầu s và x, điều này

cũng do đặc điểm phát âm không phân biệt nhau. Câu được sửa lại: Cơn lũ

bất ngờ xảy ra trong đêm 15/6 đã cuốn trôi phần mố của cây cầu tạm (thay

cầu Hua Cưởm đang thi công dở) trên Quốc lộ 32, đoạn chạy qua xã Thân

Thuộc (huyện Tõn Uyờn, Lai Châu), khiến cây cầu gần như sập xuống suối.

c. Ngoài những trường hợp lẫn lộn phụ âm đầu l/n, s/x, lỗi viết sai chính

tả phụ âm đầu còn rất nhiều trờn bỏo “Phụ nữ Việt Nam”. Trong quá trình

khảo sát, chúng tôi đưa thêm một vài trường hợp tiêu biểu như sau.

Ví dụ 1:

Những người di bỏn máu tựu chung đều có hoàn cảnh khó khăn và rất

cần tiền.

(“Cũ” ở nơi bỏn mỏu, tr5, số 53, 2010)

Người viết đã viết nhầm lẫn d với đ trong từ “di”: Những người đi bỏn

mỏu tựu chung đều có hoàn cảnh khó khăn và rất cần tiền.
Ví dụ 2:

Thật thú vị khi sau gờ làm việc được ra quán vừa nhâm nhi cốc cà phê

cho tỉnh táo vừa có món ăn ngon lót dạ thơm ngon.

(Thận trọng khi dùng đồ ăn nhanh, tr11, số 60, 2010)

Ở câu, tác giả bài báo đã nhầm lẫn g với gi: Thật thú vị khi sau giờ làm

việc được ra quán vừa nhâm nhi cốc cà phê cho tỉnh táo vừa có món ăn ngon

lót dạ thơm ngon.

Ví dụ 3:

Mình có tính ấy đâu, công ciệc cơ quan bù đầu, hơi sức đâu mà bồ bịch.

92
(Lương nộp đủ…, tr9, số 72, 2010)

Người viết lẫn lộn phụ âm đầu c với v, gây phản cảm cho độc giả. Câu

đúng là: Mình có tính ấy đâu, công việc cơ quan bù đầu, hơi sức đâu mà bồ

bịch.

Ví dụ 4:

Mỗi lần như vậy, về đến nhà, anh ra say rượu rồi lăng nhục hoặc

đánh vợ.

(Dù thế nào, cũng đừng bạo lực với em…, tr8, số 79, 2010)

Từ “anh ta”, phụ âm t ở từ “ta” lại viết là r làm câu không rõ nghĩa, gây

hiểu nhầm cho người đọc.

4.2.2. Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối)

Ví dụ 1:

…nhất là chị em ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc do trình độ dân trí
thấp nên việc tiếp thu chính sách, pháp luật của nhà nước còn khó khăn. Mặc

khác, phương tiện tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền còn thiếu,…

(Lên tiếng để tự bảo vệ, tr3, số 73, 2010)

Tác giả đã nhầm lẫn vần ăt với ăc (mặt – mặc), làm hình thức từ cũng

như ý nghĩa từ thay đổi hoàn toàn, gây khó khăn cho việc tiếp nhận ở độc giả.

Chúng tôi sửa lại như sau:

…nhất là chị em ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc do trình độ dân trí

thấp nên việc tiếp thu chính sách, pháp luật của nhà nước còn khó khăn. Mặt

khác, phương tiện tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền còn thiếu,…

93
Ví dụ 2:

Trong khi đó, giá bạc hoàn toàn phục thuộc vào giá thế giới nên nhà

đầu tư gần như bị động hoàn toàn.

(Đầu tư sàn bạc…,tr3, số 79, 2010)

Ở câu, tác giả viết sai chính tả trong từ “phục thuộc” khi nhầm lẫn âm

cuối uc với u (Trong khi đó, giá bạc hoàn toàn phụ thuộc vào giá thế giới nên

nhà đầu tư gần như bị động hoàn toàn).

Ví dụ 3:

Bản nằm trong vùng 135, điều kiện kinh tế rất khó khăn, xa trung tâm

xã, xa trưũng học, xa chợ, và hơn hết là không có điện để sinh hoạt, sản xuất.

(Khó khăn ở bản Đô Sơn, tr3, số 56, 2010)

Tác giả mắc lỗi chính tả ở từ “trưòng”. Chữ viết tiếng Việt không có vần

“ưong”. Vì vậy, câu nên sửa lại là: Bản nằm trong vùng 135, điều kiện kinh tế

rất khó khăn, xa trung tâm xã, xa trường học, xa chợ, và hơn hết là không có
điện để sinh hoạt, sản xuất.

Ví dụ 4:

Uỷ ban phụ trách dụ lịch tại Cape Town, thành phố đông dân thứ hai

Nam Phi, đã ban hành một mã số để có gắng hạn chế du lịch tình dục.

(Những thú vị quanh World Cup 2010, tr13, số 69)

Xét ví dụ, người viết mắc hai lỗi chính tả. Thứ nhất, thanh điệu sử dụng

sai trong từ “dụ lịch”; thứ hai, từ “có gắng” đó có sự nhầm lẫn nguyên âm ô

với o. Chỳng tôi sửa lại như sau: Uỷ ban phụ trách du lịch tại Cape Town,

94
thành phố đông dân thứ hai Nam Phi, đã ban hành một mã số để cố gắng hạn

chế du lịch tình dục.

Ví dụ 5:

Điều kiện để trở thành đại lý rất đơn giản, chỉ cần có tư cách phấp

nhân, tức là bên anh chị phải là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công

ty cổ phần…Đặc biệt là các công ty từng làm đại lý nhận lệnh cho các sàn

vàng có thể tiếp tục hợp tác nhận đại lý nhận lệnh cho sàn bạc. Đây thực sự

là một cơ hội tốt cho quý anh chi muốn tìm kiếm siêu lợi nhuận từ thị trường

tài chớnh…

(Đầu tư sàn bạc…, tr3, số 79, 2010)

Với từ “phấp nhân”, tác giả nhầm lẫn vần ap với õp, còn từ “chi” thiếu

dấu thanh nặng. Ngoài ra, người viết còn lẫn lộn dấu câu ở dấu chấm lửng

[…] với dấu vân vân [v.v.]. Vì thế, chúng tôi sửa lại: Điều kiện để trở thành

đại lý rất đơn giản, chỉ cần có tư cách pháp nhân, tức là bên anh chị phải là
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,v.v. Đây thực sự là

một cơ hội tốt cho quý anh chị muốn tìm kiếm siêu lợi nhuận từ thị trường tài

chớnh…

Ví dụ 6:

Theo bác sĩ Quang, những người đã một lần nghĩ đến con đường tự tử

thì rất dễ tái diễn khi gặp những kích động mạnh. Do phần lớn họ điều có

biểu hiện của sự bất thường về tinh thần.

(Những người “khụng thớch sống”, tr11, số 80, 2010)

95
Tác giả bài báo đã viết sai vần êu thành iờu ở từ “điều” làm cho câu khó

hiểu. Chúng tôi sửa lại như sau:

Theo bác sĩ Quang, những người đã một lần nghĩ đến con đường tự tử thì

rất dễ tái diễn khi gặp những kích động mạnh. Do phần lớn họ đều có biểu

hiện của sự bất thường về tinh thần.

Ví dụ 7:

Trận mưa lớn ngày 13/7 đã gây ra những tai nạn thương tâm. 2 trường

hợp đầu tiên được ghi nhận tử vong với nguyên nhân là hai phụ nữ tại của

hàng gas trên phố Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

(Lo ngập trong ngày đại lễ, tr5, số 84, 2010)

Người viết mắc hai lỗi chính tả, một là viết tắt “2” bằng con số là không nên

vì đây là văn viết, hai là có sự nhầm lẫn giữa vần ưa với ua trong từ “của”.

Bên cạnh đó là việc sử dụng từ “nguyờn nhõn” trong câu không hợp lý. Vì
vậy, câu nên sửa lại như sau: Trận mưa lớn ngày 13/7 đã gây ra những tai nạn

thương tâm. Hai trường hợp đầu tiên được ghi nhận tử vong là hai phụ nữ tại

cửa hàng gas trên phố Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ví dụ 8:

Vì thế khi thày cô giảng bài, em tiếp thu nhanh hơn.

(Bí quyết học giỏi…, tr5, số 98, 2010)

Trong ví dụ này, lỗi chính tả ở chỗ tác giả đã viết lẫn lộn vần õy với

ay trong từ “thày”: Vì thế khi thầy cô giảng bài, em tiếp thu nhanh hơn.

Ví dụ 9:

96
Ông Y Triờm, dân tộc Eđờ, cùng 2 bà vợ đến vùng đất này lập nghiệp…

(13 anh em đi tìm con chữ, tr7, số 104, 2010)

Ở câu, tác giả bài báo đã viết sai tên dân tộc “ấđờ”, ngoài ra còn mắc lỗi

viết tắt ở chữ “hai” thành số “2” trong văn viết. Chúng tôi sửa lại như sau: ễng

Y Triờm, dân tộc ấ-đờ, cựng hai bà vợ đến vùng đất này lập nghiệp…

4.2.3. Lỗi viết sai thanh điệu

Lỗi viết sai thanh điệu là do người nói, người viết không phân biệt giữa

các thanh với nhau. Ở loại lỗi này, trong quá trình khảo sỏt trờn bỏo “Phụ nữ

Việt Nam” chúng tôi chia thành hai loại: Lỗi thiếu dấu thanh điệu và viết sai

thanh điệu.

4.2.3.1. Lỗi thiếu dấu thanh điệu

Ví dụ 1:

Chứng “quỏ chung thuy” không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ, mà
còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và tương lai của người trong cuộc.

(Cõu đúng: Chứng “quỏ chung thuỷ” không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sức

khoẻ, mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và tương lai của người trong

cuộc).

(Biết quên, tr7 số 60, 2010)

VÍ dụ 2:

Ngoài ra, do nằm trong khu dân cư Thái An nờn cỏc căn hộ được hưởng

tiện ích, môi trường sống, hệ thống phũng chỏy, chua cháy hiện đại…bỡnh

đẳng như bất cứ ngôi nhà nào khác. (Cõu đúng: Ngoài ra, do nằm trong khu

97
dân cư Thái An nờn cỏc căn hộ được hưởng tiện ích, môi trường sống, hệ

thống phũng chỏy, chữa cháy hiện đại... bình đẳng như bất cứ ngôi nhà nào

khác).

(Nhà giá rẻ cho người nghốo…, tr5, số 64, 2010)

Ví dụ 3:

Một người bạn tôi chuẩn bị mùa hè cho con thật chu đáo. Cô ấy đăng kí

cho con 3 lớp học hè: Tiếng Việt, toán và tiếng Anh…Ban tôi thở phào: “thế

là con bé nhà mình yên tâm hưởng mùa hè rồi… (Cõu đúng: Một người bạn

tôi chuẩn bị mùa hè cho con thật chu đáo. Cô ấy đăng kí cho con 3 lớp học hè:

Tiếng Việt, toán và tiếng Anh, v.v. Bạn tôi thở phào: “thế là con bé nhà mình

yên tâm hưởng mùa hè rồi…).

(Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè, tr13, số 65, 2010)

Ví dụ 4:

Theo ụng Tớn, tình trạng ngập vẫn nặng vỡ cú phát sinh các điểm ngập
mớicộng với sự thay đổi nhanh của thời tiết, mưa khiến hệ thống công thoát

nước chưa đáp ứng kịp. ( cõu đúng: Theo ụng Tớn, tình trạng ngập vẫn nặng

vỡ cú phát sinh các điểm ngập mớicộng với sự thay đổi nhanh của thời tiết,

mưa khiến hệ thống cống thoát nước chưa đáp ứng kịp).

(Chưa mưa to đã lo ngập lụt, tr3, số 73, 2010)

Ví dụ 5:

Nếu có dấu hiệu trù dập, bà đa … không làm như vậy. (Nếu có dấu hiệu

trù dập, bà đã … không làm như vậy).

(Mất đoàn kết vì tin nhắn “ma”, tr6 số 76, 2010)

98
Ví dụ 6:

Còn bộ dạng thì khỏi phải nói, tối nào cũng thức khuya vơi bạn trai nờn

sỏng ra đến giảng đường mà quầng mắt thõm tớm,…Trang cũn lọ mọ chạy ra

quán mua mì và trứng nấu cho ban trai ăn.( Còn bộ dạng thì khỏi phải nói,

tối nào cũng thức khuya với bạn trai nờn sỏng ra đến giảng đường mà quầng

mắt thõm tớm,…Trang cũn lọ mọ chạy ra quán mua mì và trứng nấu cho bạn

trai ăn).

(Nữ sinh “ăn thua” cùng World Cup, tr7, số 80, 2010)

Ví dụ 7:

Cũng chỉ vì sinh nghề - tử nghiệp…anh về quê trở thanh người tàn phế.

(Cũng chỉ vì sinh nghề - tử nghiệp…anh về quê trở thành người tàn phế).

(Những người vợ thấp thỏm nơi chõn súng, tr5, số 85, 2010)

Ví dụ 8:

Đó là chưa kể những gánh nặng tâm lý mà toàn thể gia đình của bệnh
nhân phải gánh chịu, cũng như gánh năng về tài chính khi mất nguồn thu

nhập trong gia đình, phí tổn không nhỏ cho việc điều trị. (Đó là chưa kể

những gánh nặng tâm lý mà toàn thể gia đình của bệnh nhân phải gánh chịu,

cũng như gánh nặng về tài chính khi mất nguồn thu nhập trong gia đình, phí

tổn không nhỏ cho việc điều trị)

(Ung thư cổ tử cung…, tr10, số 89, 2010)

Ví dụ 9:

Thế nhưng, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tap, luôn phải đối mặt

với rủi ro, nên nhiều cơ sở phải “chuyển nghề”. (Thế nhưng, do tình hình

99
dịch bệnh diễn biến phức tạp, luôn phải đối mặt với rủi ro, nên nhiều cơ sở

phải “chuyển nghề”).

(Chống dịch lợn tai xanh…, tr3, số 101, 2010)

Ví dụ 10:

Vỡ vây, việc sử dụng thực phẩm chức năng hoàn toàn không thể tuỳ tiện

và lạm dụng.(Vì vậy, việc sử dụng thực phẩm chức năng hoàn toàn không thể

tuỳ tiện và lạm dụng).

(Hai nguyên tắc sử dụng thực phẩm chức năng, tr10, số 93, 2010)

4.2.3.2. Lỗi viết sai các dấu thanh điệu

Ví dụ 1:

Mua rồi cũng thấy lo, nờn tụi rất ủng hộ chũ trương kiểm định chất

lượng đồ chơi, dán tem CR. (Mua rồi cũng thấy lo, nờn tụi rất ủng hộ chủ

trương kiểm định chất lượng đồ chơi, dán tem CR).

(Nước đến chân vẫn không nhảy, tr15, số 108, 2010)


Ví dụ 2:

Kề từ khi bố mất, mẹ gầy yếu cùng 2 đứa em nhỏ thì chuyện học của Già

cũng đành đứt quãng giữa đường.(Kể từ khi bố mất, mẹ gầy yếu cùng 2 đứa

em nhỏ thì chuyện học của Già cũng đành đứt quãng giữa đường).

(Thắp lửa cho ngày mai, tr5, số 71, 2010)

Ví dụ 3:

Chị em trong đoàn đang hoá trang thỡ Bỏc bước vào, tay cẩm mảnh

giấy đọc tên từng diễn viên đóng vai nhân vật nào. (Chị em trong đoàn đang

100
hoá trang thỡ Bỏc bước vào, tay cầm mảnh giấy đọc tên từng diễn viên đóng

vai nhân vật nào).

(Kỷ niệm hai lần gặp Bác, tr13, số 71, 2010)

Ví dụ 4:

Nhà báo Thu Hương, Trưởng phòng Hôn nhân Gia đình, bảy tỏ: “Cựng

với những đổi mới trong ấn phẩm…”. (Nhà báo Thu Hương, Trưởng phòng

Hôn nhân Gia đình, bày tỏ: “Cựng với những đổi mới trong ấn phẩm…”).

(Chân dung báo Phụ nữ …, tr3, số 74, 2010)

Ví dụ 5:

Tiếng xe máy rú ga leo dốc cùng với anh đèn pha loang loỏng…Tất thảy

mọi người đều đi ủng, tay cầm đèn dò dẫm trên còn đường mòn lổn nhổn đá.

(Tiếng xe máy rú ga leo dốc cùng với ánh đèn pha loang loỏng…Tất thảy mọi

người đều đi ủng, tay cầm đèn dò dẫm trên con đường mòn lổn nhổn đá).
(Bắc Kạn, khổ vỡ…khoỏng sản, tr15, số 75, 2010)

Ví dụ 6:

Trước những diễn biến trong tương lại, lao động nữ vẫn sẽ phải tiếp tục

đối mặt với những thách thức của thị trường lao động. (Trước những diễn

biến trong tương lai, lao động nữ vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách

thức của thị trường lao động).

(Thêm nhiều sức ép lên lao động nữ, tr3, số 76, 2010)

Ví dụ 7:

101
Quỹ đất không còn nên không thể tại định cư cho tổng số 62 hộ về cùng

một thụn,…(Quỹ đất không còn nên không thể tái định cư cho tổng số 62 hộ

về cùng một thụn,…).

(Vẫn bộn bề gian khó, tr5, số 80, 2010)

Ví dụ 8:

Nhân viên bảo vệ, hướng dẫn người đi dưới hầm cũng có nhiệm vụ giữ

gìn về sinh trật tự dưới hầm. (Nhân viên bảo vệ, hướng dẫn người đi dưới

hầm cũng có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh trật tự dưới hầm).

(Hà Nội: hầm đi bộ…, tr3, số54, 2010)

Ví dụ 9:

Song, trừ một số trường chuẩn quốc gia hay khu trung tâm của các

trường MN, đã phần các trường chưa chuẩn và các điểm lẻ đều...chưa đạt

chỉ tiêu này. (Song, trừ một số trường chuẩn quốc gia hay khu trung tâm của
các trường MN, đa phần các trường chưa chuẩn và các điểm lẻ đều…chưa đạt

chỉ tiêu này).

(Triển khai bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi…, tr6, số 98, 2010)

4.3. Lỗi do in ấn, chế bản

Ngoài những lỗi chính tả cơ bản như trờn, chỳng tụi cũn bổ sung thêm

một kiểu lỗi cũng gặp rất nhiều trên tờ báo “Phụ nữ Việt Nam” mà chúng tôi

tạm gọi là lỗi do quá trình in ấn, chế bản không cẩn thận tạo nên. Loại lỗi này

tạo ra sự phản cảm ở độc giả.

Ví dụ 1:

102
Những gia đình có người nghiện ma tuý thường giấu giiếm, không muốn

cho người ngoài biết.

(20 năm chống ma tuý, tr2, số 73, 2010)

Ví dụ 2:

Hlện nay, công tác chấm thi rất thuận lợi, chắc chắn sẽ hoàn tất đúng

thời gian.

(Điểm chuẩn sẽ tương đương năm 2010, tr6, số 87, 2010)

Ví dụ 3:

Hy vọng, các bạn cũng đồng ý nhữung điều tôi làm được thực sự là vì

người tụi yờu.

Ví dụ 4:

(Vì người tụi yờu, tr9, số 87, 2010)

“Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng hàng tháng cứ rút đều đều vài triệu từ

ngân hàng là khỏi lo đúi”, vị chu rnhà cho biết.


(Những thị dân tay trắng, tr5, số 90, 2010)

Ví dụ 5:

Theo nhận định của trang tuyển dụng trực tuuyến VietnamWorks.com,

từ đâu năm 2010 đến giờ,…Đú là một nguyên nhân quan trọng khiến cho tình

trạng thiếuu lao động phổ thông vẫn tiếp diễn…

(Lao động phổ thông “hạ nhiệt”, tr5, số 96, 2010)

Ví dụ 6:

Chắc chắn bạn sẽ thấy tương lai mowf mịt, thậm chí còn không biết

làm cái gỡ…

103
(Mỹ: Trì trệ kinh tế ảnh hưởng lên thanh thiếu niên, tr4, số 107, 2010)

Ví dụ 7:

Trong đó, nguồn cung của bộ phận kế toán-tài chính tăng 46% và hành

chisnh-thư ký tăng 41%.

(Thị trường nhân lực…, tr3, số 86, 2010)

Ví dụ 8:

Đặc biệt, trong thời gian sớm nhất cần nhập khẩu các loại vacccine

chống dịch heo tai xanh để nghiên cứu,…

(Dịch tai xanh có dấu hiệu chững lại, tr2, số 72, 2010)

Ví dụ 9:

Đến kholiền lại của lỗ thoát vị.

(Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, tr10, số 97, 2010)

Ví dụ 10:
Thậm chí cá biệt có trường hợp, bài bỏo còn bị mất hành loạt hàng loạt

dấu thanh:

Đay la cuọc đôi thoại cấp cao giữa Trung Quốc và EU diễn ra ngay sau

khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

(Đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc – EU: Để hiểu nhau hơn, tr4,

số 106, 2010)
4.4. GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.4.1. Với loại lỗi do viết sai quy tắc chính tả hiện hành, chúng tôi cho

rằng để khắc phục lỗi này thì nên cố gắng ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm

104
và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, các quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.

Riêng trường hợp đánh sai vị trí dấu thanh điệu, có thể nói đây là dạng phổ

biến trên báo chí nói chung và ở tờ báo “Phụ nữ Việt Nam” nói riêng. Một số

ý kiến tỏ ra xem nhẹ lỗi này vì cho rằng chúng chẳng ảnh hưởng gì đến ý

nghĩa của từ, đến việc tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên chúng ta đang

trong quá trình chuẩn hoá ngôn ngữ, tức là hướng đến cỏi đỳng thỡ việc đánh

dấu thanh điệu một cách tự do như hiện nay đang tạo nên sự thiếu nhất quán

về chớnh tả, gây khó khăn trong học tập, nghiên cứu và làm ảnh hưởng tới

giá trị thẩm mỹ chung của tiếng Việt.

Trong công trình “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”, tác

giả Hoàng Anh có đưa ra một số gợi ý để khắc phục tình trạng này như sau:

Nếu âm tiết chỉ có một kí hiệu ghi nguyên âm thì đương nhiên dấu thanh điệu

phải được ghi trên hoặc dưới kí hiệu ghi nguyên âm đó, ví dụ như: bố, mẹ,

ánh sáng, v.v. Nếu trong âm tiết có từ hai kí hiệu ghi nguyên âm trở lên thì sẽ
xảy ra hai trường hợp sau:

- Trong âm tiết cú kớ hiệu ghi nguyên âm u, thì u chỉ mang dấu thanh

điệu khi đứng trước cỏc kớ hiệu ghi nguyên âm i và a (nỳi, mựi, lỳa, lụa, v.v.),

còn trong các trường hợp khỏc nú không mang dấu thanh điệu (ví dụ: tuỳ,

thuỷ, thuở, v.v.). Ở đây cần lưu ý trong các âm tiết như: quỳ, quà, quý, v.v.

mặc dù đứng trước âm i và a nhưng kí hiệu ghi nguyên âm u vẫn không thể

mang dấu thanh điệu vỡ nú chỉ là bộ phận phụ của âm q (xét theo sự thể hiện

về mặt chữ viết).

105
- Trong âm tiết cú kớ hiệu nguyên âm o, Khi đó o chỉ mang dấu thanh

điệu khi đứng trước kí hiệu ghi nguyên âm i (đói, gọi, hỏi, v.v.), còn các

trường hợp khác o không mang dấu thanh điệu (hoà, hoố, xoỏ, v.v.); đối với

tình huống còn lại (trong âm tiết không có o cũng chẳng có u), dấu thanh điệu

bao giờ cũng được đánh vào kí hiệu ghi nguyên âm gần sát cuối, tức là đằng

sau nú cũn một kí hiệu ghi nguyên âm hay một kí hiệu ghi phụ âm, ví dụ:

cường, cười, cuốn, người, v.v.

4.4.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn, theo chúng tôi, sở dĩ

báo chí mắc quá nhiều lỗi này nguyên nhân quan trọng hàng đầu là bởi việc

phát âm không chuẩn xác, như l được phát âm là n, s được phát âm là x, tr

được phát âm là ch, r thì như d, iờu được phát âm như iu, v.v. Chữ viết là

hình thức ghi lại âm bằng ký tự nên nếu nói sai thì cũng dễ kèm theo việc viết

sai. Chính vì thế, biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất là chúng ta phải phát âm

và tập phát âm cho đúng. Bờn cạnh đó cũng cần nhớ mặt chữ trong khi viết.
Nếu trong quá trình sử dụng cú gỡ nghi ngờ thì ta nên tra từ điển. Báo, đài cần

phải đi tiên phong trong việc phát âm chuẩn, viết chuẩn.

Ngoài ra, ta có thể áp dụng một số mẹo chính tả. Công trình “Tiếng Việt

thực hành” của nhúm các tác giả Bùi Minh Toỏn, Lờ A, Đỗ Việt Hùng có đưa

ra một số gợi ý sau:

- Với lỗi không phân biệt L và N

Để phân biệt hai âm này, chúng ta có thể dựa trên một số quy tắc:

. L có thể đứng trước âm đệm, còn N thỡ không. Ví dụ như: loăn quăn,

luẩn quẩn, v.v.

106
. Trong từ láy phụ âm đầu chỉ cần biết một âm tiết bắt đầu bằng L hay N

là suy ra được âm tiết kia : lạnh lùng, lặn lội, no nê, nô nức, v.v.

. Trong từ láy bộ phận vần không có chữ có N đứng ở đầu âm tiết đầu :

lộp độp, liên miờn, lăng xăng, lăn tăn, lởn vởn, v.v.

. Trong từ láy bộ phận vần: phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải

là GI (hoặc không phải là âm tiết thiếu phụ âm đầu) thì phụ âm đầu của âm

tiết thứ hai không thể là N: khéo léo, cheo leo, gian nan, ảo não, áy náy, v.v.

ngoại trừ từ khúm núm, khệ nệ.

. Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là NH, từ đó viết bằng L; những từ

có từ gần nghĩa bắt đầu là Đ (hoặc C/K), từ đó viết bằng N: lài (nhài), lỡ

(nhỡ), lố lăng (nhố nhăng), lấp láy (nhấp nháy), v.v.

. Về nghĩa, những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thường

viết bằng N: nỏu, né, nấp, nam, nồm, v.v.

- Lỗi do không phân biệt TR với CH


Để khắc phục sự nhầm lẫn này, chúng ta có thể dựa trên một số quy tắc sau:

. TR không kết hợp với nhũng vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uờ.

. Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH ( từ láy phụ âm đầu là TR rất ít, có

nghĩa là trơ: trơ trọi, trơ trụi, v.v. hay có nghĩa là chậm chễ: trễ tràng, trì trệ,

v.v. và khoảng 10 từ: tròn trịa, trăn trở , trằn trọc, v.v.)

. Từ láy bộ phận vần (trừ trúc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lũi) là âm tiết

có CH: chờnh vênh, chồm hỗm, chạng vạng, v.v.

107
. Về ý nghĩa: những từ chỉ quan hệ gia đình, những từ chỉ đồ dùng

trong nhà (trừ cái tráp), những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định thì được viết

bằng CH; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng TR.

- Lỗi không phân biệt S và X

Ta có thể nhớ một số quy tắc phân biệt sau:

. S không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uờ: xuề xoà,

xoen xoét, v.v.

. Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là S hoặc X.

. Từ láy bộ phận vần thường là chữ X: lăn xoăn, loà xoà, xoi mói, v.v.

. Về nghĩa, tên thức ăn thường viết với X: xôi, xúc xích, xa xíu, v.v.

những từ chỉ hơi đi ra viết với X: xì, xỉu, xọp xẹp, v.v. ; những từ chỉ nghĩa

sụp xuống viết với S: sụp, sập, sụt, v.v.; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần

lớn đi với S: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song, v.v. Đặc biệt, sự nhầm lẫn giữa cặp từ

xuất / suất, xuất hiện khá cao trờn bỏo. Thực ra việc phân chia các cặp từ này
khụng khú. Ta sẽ viết là “suất” nếu nói đến một đại lượng nhận được nhờ sự

phân chia một đại lượng lớn hơn (suất ăn, công suất, v.v.), và sẽ viết là “xuất”

nếu nói đến phương hướng đi ra ngoài (xuất giá, xuất khẩu, v.v.).

- Lỗi lẫn lộn R, GI và D

Ta có thể nhớ một số quy tắc phân biệt sau:

. R và GI không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, uõ, oe, uờ,

uy(trừ roa).

. Xét về nguồn gốc: Không có từ Hán Việt đi với R; trong các từ Hán

Việt: D đi với dấu ngã và nặng; GI đi với hỏi và sắc.

108
. Trong từ láy phụ âm đầu, cỏc õm đầu giống nhau nên chỉ cần biết một

tiếng viết bằng chữ nào.

. Trong từ láy bộ phận vần: R láy với B và C (K) còn GI và D khụng lỏy;

R và D láy với L còn GI khụng lỏy.

- Ngoài ra trên báo chí, trường hợp lẫn lộn cặp từ giành/dành hay xảy ra,

ta có thể phân biệt : Từ “giành” sẽ được sử dụng khi viết về các thành tựu mà

ai đó đạt được nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân (giành chiến thắng, giành

huân chương, v.v.), còn từ “dành” với nghĩa là giữ lại để dùng về sau, để

riêng cho ai đó hoặc cho việc gì (của để dành, dành thời gian để học hành,

v.v.).

4.4.3. Lỗi viết sai phần vần, muốn đúng chính tả thì điều quan trọng vẫn là

phải nhớ nghĩa của từ ở mặt chữ viết. Ngoài ra, có một số vần không có trong

chính tả tiếng Việt như: ÊU, ƯU, ƠU, ƠNG, gặp những cách phát âm như

bửn thì ta phải viết là bẩn…; Không có từ Hán Việt nào đi với các vần: ĂT
(mà đi với ẮC: nguyên tắc, tài sắc…), ẤC, ỚT, ỨT (những chữ ấy viết với

ẤT: nhất trí, tất yếu…), ÂNG (mà đi với ÂN : nhân dân, thị trấn…), IấNG

(mà đi với IấN : kiên trì, tiến triển…), UễT (mà đi với UễNG: tình huống,

uổng phớ…), ƯỚT và ƯƠN (mà đi với ƯƠC: chiến lược...và ƯƠNG: cao

thượng, số lượng…),v.v.

4.4.4. Lỗi viết sai thanh điệu là do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi

và thanh ngã cũng hay gặp trên báo chí, ta có hai quy tắc phân biệt các thanh

hỏi và ngã như sau:

109
- Trong các từ lỏy õm tiếng Việt có quy luật bổng trầm: Nếu từ láy

gồm hai tiếng thì cả hai tiếng hoặc đều bổng hoặc đều trầm, không có tiếng

bổng láy với tiếng trầm và ngược lại. Hệ bổng gồm các thanh: không, hỏi,

sắc; hệ trầm gồm các thanh: huyền, nặng, ngã. Do vậy khi gặp một tiếng mà

ta không biết là phải viết với thanh hỏi hay thanh ngã, ta hãy tạo ra một từ láy,

nếu tiếng đú lỏy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, ngược lại nếu láy với tiếng

trầm ta có thanh ngã. Ví dụ như: từ “vẩn vơ” thì “vơ” thuộc hệ bổng (thanh

không) nên “vẩn” mang dấu hỏi cùng hệ; còn trong từ “nghĩ ngợi” thì “ngợi”

thuộc hệ trầm nên “nghĩ” phải mang dấu ngã cùng hệ. Số ngoại lệ của quy tắc

này rất ít: lam lũ, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, trơ trẽn, vỏn vẹn, v.v.

- Đối với các từ Hán – Việt (trong trường hợp còn phân vân không biết

viết với thanh hỏi hay ngã), nếu chúng được bắt đầu bằng một trong các phụ

âm: D, L, M, N, NG, NH, V thì đánh dấu ngã, chẳng hạn như: mẫn cảm, nỗ

lực, nhã nhặn, lễ độ, ngôn ngữ, dũng mãnh, v.v. Còn với các từ được bắt đầu
bằng những phụ âm khác hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi. Quy

tắc này có trừng hai mươi ngoại lệ như: ấu trĩ, bói khoỏ, bĩ cực, công quỹ,

cưỡng đoạt, cùng quẫn, linh cữu, hoả tiễn, huyễn tưởng, hữu dụng, hữu phái,

phẫu thuật, phúng đãng, tống tiễn, thực tiễn, v.v.

Trờn đây chỉ là một vài gợi ý nhỏ để khắc phục tình trạng lỗi chính tả,

tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng những quy tắc này chỉ mang tính bổ trợ, điều

quan trọng giúp chúng ta ít mắc lỗi chính tả là phải nắm vững nghĩa của từng

cách viết. Ngoài ra, để thống nhất trong chuẩn chính tả thì Nhà nước cũng nên

có quy định rõ ràng, tức là phải có luật ngôn ngữ về chính tả. Bên cạnh đó cần

110
sản xuất các công cụ có khả năng chỉ ra và chỉnh sửa các lỗi sai chính tả một

cách hiệu quả.

4.5. HẬU QUẢ CỦA VIỆC TỒN TẠI CÁC LỖI SỬ DỤNG TIẾNG

VIỆT TRấN BÁO CHÍ

a. Đối với bài báo, các lỗi sử dụng tiếng Việt như câu thiếu thành phần

nòng cốt, sai về các dấu câu, trật tự từ, v.v. sẽ làm cho câu văn tối nghĩa, khó

hiểu; lỗi dùng từ, câu sai phong cách làm cõu đú trở nên không phù hợp khi

đặt trong văn bản. Lỗi lặp từ, thừa từ thì làm cho đoạn văn, bài báo trở nên

lủng củng, buồn tẻ gây nhàm chán. Arthur Shopenhaur đã từng viết “Mỗi một

chữ thừa sẽ gây tác dụng ngược lại so với mục đích đã được đề ra trước đú”

[71; 211]v.v.

Như người ta thường nói, lời nói không vượt qua được ánh đèn sân

khấu, sự thiếu chuẩn xác, sự bất cẩn trong ngôn ngữ với những lỗi sử dụng

tiếng Việt như đó nờu trong luận văn sẽ khiến cho những tin tức đôi khi
không đến với độc giả một cách trọn vẹn, sẽ có những bài báo bị đọc lướt,

đọc qua loa hoặc không được tiếp nhận.

b. Đối với với độc giả (người tiếp nhận), các lỗi sử dụng tiếng Việt sẽ

gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận văn bản. Người đọc sẽ phải đọc đi đọc

lại nhiều lần để hiểu xem thực sự tác giả ở đây muốn nói điều gì và như thế

rất mất thời gian, thậm chí đôi khi đọc đi đọc lại nhiều lần mà độc giả vẫn

không hiểu. Hơn nữa các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất

lớn đến công chúng, những lỗi trên sẽ vô cùng tai hại nếu việc truyền đạt

thông tin bị sai lạc. Mà truyền thông đã truyền đi thì sẽ khó sửa lại. Ngoài ra,

111
tác hại của lỗi ngôn ngữ trên báo chí cũng tác động tiêu cực đến người đọc ở

chỗ các sai sót diễn ra quá phổ biến trên báo chí sẽ gây phản cảm cho người

đọc, làm giảm lòng tin của độc giả đối với tờ báo đó. Mặt khác một số sai

phạm sẽ ăn sâu vào nhận thức dẫn đến việc họ bắt chước một cách vô thức.

Cứ như vậy nhận thức sai đó sẽ lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng.
c. Đối với tác giả, các lỗi về sử dụng tiếng Việt hẳn là ngoài mong muốn
của người viết. Mục đích của các nhà báo chỉ muốn truyền đạt cho công
chúng những điều mình muốn nói một cách rõ ràng. Vì thế, bài viết của mình
mắc lỗi thì việc truyền đạt thông tin dường như đã thất bại một phần. Điều
này cũng phần nào ảnh hưởng đến uy tín của ngòi bút phóng viên.
d. Đối với chính tờ báo đó, các lỗi về sử dụng tiếng Việt làm bài báo trở
nên khó hiểu đối với quá trình tiếp thu của bạn đọc. Nếu việc này xảy ra nhiều
sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của bạn đọc đối với tờ báo, thậm chí đôi lúc làm
mất uy tín của tờ báo, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ báo và doanh thu của tờ
báo. Người viết báo với mục đích là để công chúng đọc. Nếu tác phẩm đã viết
và in ra giấy làm nhiều bản nhưng công chúng không đọc thì rõ ràng đây là
một quá trình lao động vô ích. Nếu như khái niệm lỗ - lãi được sử dụng trong
lao động báo chí thì vấn đề cần được xem xét trước hết không phải là lợi
nhuận tính bằng tiền mà đó là số người đọc bài. Khi công chúng không đọc
bài cũng có nghĩa là báo không tiêu thụ được, điều này cũng đồng nghĩa là
những bài báo ấy sẽ quay trở lại toà soạn. Cho nên việc báo chí không được
độc giả tiếp nhận cũng đồng nghĩa với việc toà soạn không có khả năng tái
sản xuất sức lao động cho phóng viên. Đây cũng là lý do khiến cho báo chí
không phát triển.

112
Có thể nói, bỏo chớ cú vai trò quan trọng đối với ngôn ngữ của dân tộc.
Số lượng người đọc báo, số lần sử dụng báo là vô cùng lớn. Do vậy mà những
cách nói, những khuôn ngôn ngữ, những thông tin trên báo chí dù cả hay lẫn
dở đều sẽ được người đọc bắt chước. Những sai sót trên báo chí sẽ được
truyền đi rất nhanh, nhân lên số lần gấp bội người mắc lỗi theo, thậm chí còn
có thể trở thành những cái sai chung của toàn xã hội. Chớnh vỡ điều này,
ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện bao nhiêu thì ngôn ngữ dân tộc càng có
điều kiện phát triển bấy nhiêu.
KẾT LUẬN
Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ sai chuẩn đã và đang diễn ra một cách phổ

biến, đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung trên phần lớn các thể loại.

Nhìn chung các sai phạm này có thể xếp vào 3 loại: lỗi về câu, lỗi dùng từ

vựng và lỗi chính tả. Qua khảo sát, điều tra, mô tả và phân tích, chúng tôi xin

đưa ra kết luận về một số lỗi vi phạm chuẩn ngôn ngữ trên báo “Phụ nữ Việt

Nam” như sau:


Ở lỗi về câu, khi khảo sát chúng tôi thấy những lỗi về cấu tạo cõu (cõu

thiếu thành phần chủ ngữ, câu sắp xếp sai trật tự từ), lỗi về quan hệ ngữ nghĩa

trong câu, lỗi về dấu câu (ngắt câu sai quy tắc, vi phạm quy tắc ngắt các bộ

phận của câu, lẫn lộn các chức năng của dấu câu), trong đó đặc biệt các kiểu

lỗi về dấu câu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, khảo sát nhiều bài báo chúng

tôi chưa thấy lỗi nào thuộc về lỗi câu thiếu cả hai thành phần nòng cốt.

Ở lỗi dùng từ vựng, những kiểu lỗi sử dụng từ không chính xác, sử dụng

từ sai phong cách, lỗi thiếu từ, dùng từ địa phương trong đó đặc biệt là lỗi lặp

113
từ diễn ra phổ biến. Lỗi về hiện tượng tạo từ mới không phù hợp với chuẩn

ngôn ngữ diễn ra không nhiều như đã khảo sát, phân tích trong luận văn.

Với các lỗi về chính tả, sự nhầm lẫn giữa cỏc õm như –iờu/ -ươu/ -ưu

hay –iờu/ -iu/ -ưu ít thấy, lỗi này thường thuộc về ngữ âm. Khi phát âm, do

tính chất địa phương hoặc do chủ quan, người ta có thể phát âm sai, nhưng

khi viết, nhất là trong ngôn ngữ báo chí, các phóng viên có ý thức hướng đến

chuẩn nhiều hơn. Các loại lỗi do viết sai quy tắc chính tả hiện hành rất nhiều,

trong đó đặc biệt là lỗi nhầm lẫn i với y, đánh sai vị trí dấu thanh điệu, thiếu

thống nhất các cụm từ in hoa, viết tắt. Đây là dạng lỗi xảy ra nhiều trên báo

“Phụ nữ Việt Nam”. Lỗi này tồn tại do thực tế chuẩn về chính tả không thực

sự phổ biến, lại có nhiều quy định không thống nhất với nhau ở các cơ quan,

tổ chức. Thậm chí tính từ năm 1984 cho đến 2006 đó cú tới 6 quy định về

chuẩn chính tả nhưng vẫn không khắc phục được các lỗi sai cơ bản. Hơn thế

nữa, những quy tắc nêu trên là quy tắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được áp
dụng trong sách giáo khoa, song đây lại là báo chí, rất có thể họ không tuân

theo mà có những quy tắc riêng của mình.

Tuy không xuất hiện tất cả các loại lỗi thường gặp như đó nờu ở phần lí

thuyết nhưng việc báo chí mắc lỗi trong sử dụng tiếng Việt là khá nhiều. Điều

này ảnh hưởng không tốt đến việc trau dồi ngôn ngữ của người đọc. Nếu như

báo chí mắc quá nhiều lỗi về từ, câu, chữ sẽ dẫn đến hậu quả như gây phản

cảm với độc giả, người đọc không muốn đọc báo,v.v. Hoặc nếu độc giả

không phát hiện ra lỗi sai, cho rằng đó là cách viết đỳng thỡ họ sẽ bắt chước

114
trong vô thức và các lỗi này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các văn bản khác,

v.v. Những trường hợp này đều tác động tiêu cực đến cả báo chí lẫn độc giả.

Mặc dù đó cú sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan quản lí, ban biên tập, tờ

báo, tác giả, v.v. song quá trình lệch chuẩn, sai chuẩn ngôn ngữ vẫn diễn ra

tương đối nhiều. Hiện tượng này có thể được lí giải từ những cơ sở sau:

- Ngôn ngữ biến đổi không ngừng do công cuộc đổi mới, mở cửa, tác

động của nền kinh tế thị trường; những luồng văn hoá, tư tưởng mới; những

từ ngữ, cách diễn đạt của cỏc nhúm xã hội, các thuật ngữ, các trào lưu ngôn

ngữ (ngôn ngữ internet, ngôn ngữ Hiphop, ngôn ngữ Manga (truyện tranh

Nhật bản),v.v.

- Các cơ quan quản lí, ban biên tập,v.v. chưa thực sự chú trọng đến vấn

đề ngôn ngữ trên báo chí.

- Việc sử dụng ngôn ngữ của một số tác giả còn thiếu cẩn trọng.

- Sự dễ dãi của một số độc giả cũng vô hình trung tạo ra sự tồn tại
này, v.v.

Những điều này đã ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến ngôn ngữ báo chí,

văn phong báo chí, tạo nên sự biến đổi đa dạng và phức tạp.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm giáo dục ngôn ngữ cho quần

chúng nhân dân. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu lên ba khâu: Một là giữ

gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; hai là nói và viết đúng phép tắc của

tiếng ta; ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể

văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật) [33;159]. Với tinh thần đó, ngôn

ngữ báo chí cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ định hình ngôn ngữ của tiếng Việt.

115
Mọi sự sáng tạo trong phong cách cần phải được chắt lọc, lựa chọn một cách

kĩ lưỡng và có ý thức, cẩn trọng trong sử dụng ngôn ngữ, trong việc truyền tải

thông tin. Đó cũng là đặc tính cần có của ngôn ngữ báo chí. Sự sáng tạo thích

hợp sẽ làm nên giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ báo chí.

Để bài viết của mình tốt hơn và sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác đòi

hỏi nhà báo phải rèn luyện những tri thức về ngôn ngữ, rèn luyện từ ngữ. Nhà

báo cần có kiến thức và kinh nghiệm về tiếng Việt ở các phương diện từ ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp cho tới ngữ nghĩa và phong cách. Bên cạnh đó, nhà

báo cũng cần rèn luyện về nghệ thuật ngôn từ,v.v. Nhà báo chân chính, có

trách nhiệm thì phải thấy “gỏnh nặng con chữ” trong những bài báo của mình.

Báo chí là bộ mặt của ngôn ngữ quốc gia, là tiếng nói của dân tộc. Nó là

phương tiện truyền thông, giáo dục, giao tiếp quan trọng nhất của một đất

nước. Việc giữ gìn chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí là vô cùng quan trọng.

Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn hoá tiếng
Việt, giúp cho tình hình sử dụng tiếng Việt ngày càng chuẩn mực, giữ gìn sự

trong sáng của Việt Ngữ.

116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học

tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

2. Hoàng Anh (2001), Một số thủ pháp nhằm nâng cao tính biểu cảm của

ngôn ngữ báo chí, Những bài báo khoa học 10 năm (1991-2001), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao

động.

4. Đào Duy Anh (2008), Hán - Việt từ điển, Nxb KHXH.

5. Diệp Quang Ban, Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

6. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục.

7. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày

nay, Nxb Giáo dục.

8. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
9. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học

Sư Phạm 1 Hà Nội ấn hành.

10.Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb

ĐH&THCN.

11. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

12. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn

văn, Nxb KHXH t/p Hồ Chí Minh.

117
13. Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Theo định

hướng ngữ pháp chức năng - Hệ thống của M. A. K. Halliday), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb

ĐH&THCN, Hà Nội.

15 Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoạn

ngữ), Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.

16. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình tiếng Việt, Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH,

Hà Nội.

19. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN,

Hà Nội.

20. Đỗ Hữu Chõu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

21. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

22. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt, Nxb ĐHSP.

23. Trần Nhật Chính (1983), Chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ, Nxb Giáo dục.

24. Trương Chính (1998), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ lầm lẫn,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

118
26. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (1992), Câu sai và câu mơ hồ.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

29. Đức Dũng (2004), Viết báo như thế nào, Nxb VHTT, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Dũng (2000), Báo chí - Những điểm nhìn thực tiễn, Nxb

VHTT, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Dũng (2006), Tác phẩm báo chí, Nxb LLCT, Hà Nội.

32. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

33. Phạm Văn Đồng (1973), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người

nghệ sĩ, Nxb Văn học, Hà Nội.

34. Phạm Văn Đồng (1966), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Tạp chí
Văn học số 3.

35. Hà Minh Đức (1994), Báo chí - Những vẫn đề lí luận và thực tiễn, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

36. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN.

37. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH t/p Hồ

Chí Minh.

38. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQGHN.

39. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

119
40. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, NXB

ĐHQGHN.

41. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục.

42. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học,

Nxb ĐHQGHN.

42. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb

Giáo dục.

44. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

45. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ

nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuõn Tõm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm

(2003), Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Cao Xuân Hạo (2009), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb KHXH.

48. Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai (2005), Sổ tay sửa lỗi hành văn: Lỗi
ngữ pháp trong cõu cú trạng ngữ mở đầu, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.

49. Lê Trung Hoa (2009), Lỗi chính tả và cách khắc phục, Nxb KHXH.

50. Nguyễn Xuân Khoa (1975), Lỗi ngữ pháp của học sinh, nguyên nhân và

cách chữa, Ngôn ngữ (1).

51.Nguyễn Chí Hòa (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG

Hà Nội.

52. Trịnh Đức Hiển (2006), Từ vựng tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội.

53. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

120
54. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH,

Hà Nội.

55. Hồ Lê (2009), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH.

56. Nguyễn Hiến Lê (1952), Để hiểu văn phạm, Văn tươi - Sài Gòn.

57. Hà Quang Năng (2005), Hiện tượng chuyển loại các đơn vựng trong tiếng

Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

58. Hà Quang Năng (2007), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục.

59. Hà Quang Năng (2009), Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế

kỉ XX, Nxb KHXH.

60.Nhiều tác giả (1980), Tiếng Việt thực hành, Tập 1,2 Khoa Tiếng Việt,

ĐHTH Hà Nội.

61. Nhiều tác giả (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH Hà Nội.

62. Nhiều tác giả (1981), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ,

Nxb KHXH.
63. Nguyễn Tri Niên (2003), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

64. Lê Thị Hồng Nhung, Khảo sát cách sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trờn bỏo

Hoa học trò, Khoá luận tốt nghiệp, 2005

65. Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

66. Đinh Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH.

67. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ Pháp tiếng Việt (câu), Nxb ĐH&THCN.

68. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003

69. Phan Quang (2004), Nghiệp báo nghề văn, Nxb Thông tấn Hà Nội.

70. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐHQG Hà Nội

121
71. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội.

72. Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo) về quy định tạm thời viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.

73. Nguyễn Thị Tân (1981), Thay thế từ vay mượn trong thuật ngữ, giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Tập 2, Nxb KHXH Hà Nội.

74. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG.

75. Nguyễn Văn Thạc (1968), Về vấn đề lạm dụng Hán - Việt, vấn đề giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt, Tập 1, Nxb KHXH Hà Nội.

76. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Ngọc Báu, Nguyễn Văn Tụ (1995), Tiếng

Việt trên con đường phát triển, Nxb KHXH Hà Nội.

77. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb

KHXH.

78. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb

KHXH.
79. Lê Quang Thiêm (2001), Bước chuyển biến của từ vựng xã hội – chính trị

tiếng Việt ba mươi năm đầu thế kỉ XX (1900 – 1930), Ngôn ngữ (11).

80. Hữu Thọ (2004), Công việc của người viết báo, Nxb ĐHQGHN.

81. Chu Bích Thu (2001), Một vài hướng phát triển từ vựng và vấn đề chuẩn

hóa, Ngôn ngữ (3).

82. Bùi Đức Tịnh (1996), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hóa.

83. Bùi Minh Toỏn, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành, Nxb

Giáo dục.

122
84. Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (1998), Tiếng Việt, T3. Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

85. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp, Nxb Giáo dục.

86. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.

87. Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện đại, Nxb

ĐH&THCN.

88. Hoàng Tuệ (1985), Trong sự phát triển của báo chí tiếng Việt: Những vấn

đề xã hội, Ngôn ngữ(6).

89. Hoàng Tuệ, “Một số vấn đề cách mạng hoỏ ngụn ngữ”, TT ngôn ngữ học.

90. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Tiếng Việt thực hành,

NXB ĐHQGHN.

91. Nguyễn Minh Thuyết (1974), Mấy gợi ý về việc phân tích lỗi và sửa lỗi

ngữ pháp cho học sinh, Ngôn ngữ (3).

92. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.

93. Bùi Khắc Việt (1968), Vài suy nghĩ về việc dùng từ đúng nghĩa ở Việt Nam,

Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

94. Như Ý (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục.

123
MỤC LỤC

124

You might also like