You are on page 1of 3

Đầu

Lịch sử

Tên gọi

Vai trò

Tự do báo chí

Các loại báo chí

Người làm báo

Đánh giá về báo chí


Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Báo chí
118 ngôn ngữ
 Bài viết
 Thảo luận
 Đọc
 Sửa đổi
 Sửa mã nguồn
 Xem lịch sử

Thêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một người đọc nhật báo tại Argentina

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo": thông báo, và "chí": ghi lại),
hay còn dùng tên gọi cũ (theo cách gọi ở Đông Á) là tân văn (新聞, như trong Phụ nữ
tân văn, tức là báo phụ nữ, Lục Tỉnh tân văn, tức là báo Lục tỉnh), nói một cách khái
quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con
người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.
Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp vụ báo chí vẫn
bao gồm: tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin đến độc giả. Mở
rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức,
lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp)
của báo chí.[1] [2]
Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ nhật báo, tạp chí (trên giấy)
tới đài phát thanh, đài truyền hình (trên loa đài) tới các ấn bản điện tử trên web (báo
điện tử).
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về
các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở
tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình
thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một số quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm soát
và không phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập. [3]
Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, việc tiếp cận với thông tin miễn phí đóng một vai
trò chính trong việc tạo ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, cũng như phân bổ quyền
lực cân đối giữa chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội khác.
Việc tiếp cận thông tin có thể kiểm chứng được do báo chí thu thập bởi các
nguồn phương tiện truyền thông độc lập, tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí, có thể khiến
các công dân bình thường có khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị.
Vai trò và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng, đã trải
qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công nghệ kỹ
thuật số và phổ biến thông tin trên Internet.[4] Điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong
việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc tin tức thông qua điện thoại thông
minh và các thiết bị điện tử khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thông qua
các phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản các tin tức có ngữ
cảnh. Với truyền thông Mỹ, các tòa soạn đã cắt giảm số nhân viên và bảo hiểm của họ
khi thấy các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình đã bị giảm lượng khán giả
theo dõi. Ví dụ, năm 2007 đến 2012, CNN đã giảm thời gian phát các chương trình thời
sự chỉ còn một nửa chiều dài thời gian ban đầu.[5]
Việc thu hẹp tầm ảnh hưởng của báo chí có liên quan đến việc giảm lượng độc giả quy
mô 
chuyên nghiệp) của báo chí.[1] [2]

You might also like