You are on page 1of 52

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO KHOA HỌC


ĐỀ TÀI THAM GIA XẾT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2023

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


CỦA MAURICE MERLEAU-PONTY TRONG TÁC PHẨM
“HUMANSIM AND TERROR”

Thuộc lĩnh vực: Triết học


Người thực hiện: Trần Thị Thúy Ngọc (19032347)
Hoàng Tùng Dương (19032296)
Khoa: Triết học
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Vũ Hảo

1
HÀ NỘI – 2023

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................2

MỞ ĐẦU..............................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................8

NỘI DUNG.........................................................................................................10

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CHO SỰ RA ĐỜI TƯ


TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MAURICE
MERLEAU-PONTY.........................................................................................10

1.1. Điều kiện chính trị-xã hội cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị
- xã hội của Maurice Merleau-Ponty...............................................................10

1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị-xã hội của
Maurice Merleau-Ponty....................................................................................12

2
1.2.1Triết học hiện sinh.......................................................................................12
1.2.2. Chủ nghĩa Mác..........................................................................................18

1.3. Sơ lược về cuộc đời và tư tưởng triết học của Maurice Merleau-Ponty
.............................................................................................................................20
1.3.1. Sơ lược về tiểu sử của Merleau-Ponty......................................................20
1.3.2. Khái lược tư tưởng triết học của Merleau-Ponty......................................21

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA


MAURICE MERLEAU-PONTY TRONG TÁC PHẨM “HUMANISM
AND TERROR”................................................................................................24

2.1. Quan điểm của Merleau-Ponty trong việc phê phán chủ nghĩa tự do...24

2.2. Quan niệm của Merleau-Ponty về sự “khủng bố” trong xã hội tư bản và
trong cách mạng................................................................................................30

2.3. Quan niệm của Merleau-Ponty về phê phán nhà nước Xô-viết thực tế 40

3.1. Đóng góp của tư tưởng triết học chính trị- xã hội của Maurice Merleau-
Ponty trong tác phẩm “Humanism and Terror”............................................46

3.2. Hạn chế của tư tưởng triết học chính trị-xã hội của Maurice Merleau-
Ponty trong tác phẩm “Humansim and Terror”............................................47

KẾT LUẬN........................................................................................................49

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................51

Tài liệu tiếng Việt..............................................................................................51

Tài liệu nước ngoài............................................................................................51

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Maurice Merleau – Ponty (14/5/1908 – 3/3/1961) là một nhà triết học hiện
sinh, một nhà hoạt động chính trị người Pháp sống ở thế kỷ XX. Ông nổi tiếng
với những khái niệm hiện tượng học nhằm thân xác hóa tính ý hướng trong hiện
tượng học, và những bài viết về chính trị ở trên tạp chí “Les temps modernes”.
Ông cũng có quan hệ về mặt tư tưởng, và gây nên những ảnh hưởng sâu sắc với
các triết gia Pháp nổi danh đương thời khác như Jean Paul Sartre, Simone de
Beauvoir…
Các trước tác triết học của Merleau – Ponty hiện đã được dịch ra nhiều ngon
ngữ trên thế giới, triết học của Maurice Merleau – Ponty nói chung và triết học
chính trị - xã hội của ông nói riêng, đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới,
nhưng hiện nay, tư tưởng triết học của ông vẫn còn ít được chú ý nghiên cứu đến
ở Việt Nam, trong khi đó các triết gia khác trong phong trào triết học hiện sinh ở
thế kỷ XX như Sartre, Camus, Jasper… đều đã có những chuyên khảo bằng
tiếng Việt nói về.
Song song với đó, Merleau - Ponty là thầy của một triết gia người Việt Nam
rất có ảnh hưởng đến nền triết học Việt Nam nói chung và đến lịch sử giảng dạy
và nghiên cứu triết học tại khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn nói riêng: Trần Đức Thảo. Nghiên cứu về tư tưởng của
Merleau – Ponty sẽ giúp ta có những hiểu biết rõ nét hơn về tư tưởng của triết
học của Trần Đức Thảo – triết gia vừa quan trọng, vừa rất gần gũi với chúng ta.
Ngoài ra, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Triết học, người viết
cũng có mong muốn trở lại nghiên cứu một vấn đề triết học trong lịch sử để góp
phần đào sâu kiến thức, thấy được sự đa dạng phong phú của triết học và đưa ra
những ý nghĩa của nó với thực tiễn Việt Nam hiện nay.

4
Chính vì những lý do nêu trên đã thúc đẩy người viết đã chọn thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học sinh viên: “Tư tưởng chính trị -xã hội của Maurice
Merleau-Ponty trong tác phẩm “Humanism and Terror” với hy vọng sẽ góp chút
công sức và quá trình tìm hiểu tư tưởng triết học của Merleau-Ponty ở Việt
Nam.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.


Tư tưởng triết học của Maurice Merleau – Ponty nói chung và triết học chính
trị - xã hôi của ông nói riêng, hiện tại chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.
Các sách, báo có đề cập đến tư tưởng của Merleau – Ponty hiện có số lượng
khá hạn chế, cụ thể là :
Mai Sơn (2007) 101 Triết gia , NXB Tri thức ( trang 267 – 270 ) : trong sách
này tác giả trình bày tóm tắt về cuộc đời và tư tưởng của Merleau – Ponty qua
các thời kỳ.
Merleau – Ponty : nhà hiên tượng học vĩ đại nhất của Pháp, đăng trong Tạp
chí Triết học, số 6 (205), tháng 6 - 2008 : được đăng nhân dịp kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của Merleau -Ponty, bài viết này cũng tóm lược lại cuộc đời và tư
tưởng của ông.
Nguyễn Vũ Hảo (2018) Giáo trình Triết học phương Tây hiện đại, NXB
ĐHQG Hà Nội : trong phần giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh ( trang 149 -201 )
có nói tới Merleau – Ponty như là một đại biểu của chủ nghĩa này.
Nguyễn Vũ Hảo (2006) Tư tưởng triết học cơ bản của Martin Heidegger và
ảnh hưởng của nó đến các trào lưu triết học phương Tây thế kỷ XX. Trong
Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX: Kỷ yếu hội thảo quốc tế : Hà
Nội, 16-17/11/2006: Trong bài này tác giả cho biết triết học của M.Heidegger có
ảnh hưởng quyến định lên việc hình thành tư tưởng của Merleau – Ponty.

5
2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Merleau – Ponty là một nhà hiện tượng học có ảnh hưởng lớn trong triết học
thế giới. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến triết học Pháp, Mỹ sau này. Ta
có thể kể đến tên những triết gia lớn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của ông:
Michelt Foucault, Gilles Deleuze, Jacques Lacan, Paul Ricoeur, Hubert Dreyfus,
Gilbert Simondon, Pierce Bourdieu., Trần Đức Thảo ….
Chính vì tư tưởng về ông có ảnh hưởng lớn như vậy nên lượng bài báo,
chuyên khảo viết về tư tưởng của ông rất lớn. Do vậy, ở đây người viết sẽ chỉ
trình bày một số ít tài liệu tham khảo liên quan đến việc nghiên cứu tư tưởng của
ông :
Bernard Flynn (2007) The development of the political philosophy of
Maurice Merleau-Ponty. Trong bài nghiên cứu này, tác giả Bernard Flynn đã đi
nghiên cứu quá trình biến đổi trong tư tưởng chính trị xã hội của Maurice
Merleau-Ponty từ chỗ thân thiện với chủ nghĩa Mác và nhà nước Xô-viết cho
đến dần rời xa chủ nghĩa Mác.
Kerry H. Whitside (1988) Merleau-Ponty and the Foundation of existential
politics, NXB đại học Princeton. Trong cuốn sách này, tác giả đã xem xét tư
tưởng của Merleau-Ponty trong sự tương tác với các nhà tư tưởng khác – ví dụ
như Sartre trong quan niệm về nhà nước Xô-viết và chủ nghĩa Mác, và quan
niệm về chủ nghĩa tự do.
Chiujdea. M (2013) Maurice Merleau-Ponty on Violence and Marxism
(Maurice Merleau-Ponty về Bạo lực và chủ nghĩa Mác): trong bài nghiên cứu
này, tác giả Chiujdea đã phân tích rõ mối tượng quan trong tư tưởng chính trị -
xã hội của Merleau – Ponty với tư tưởng của Mác và đồng thời chỉ ra quan niệm
của Merleau -Ponty với vấn đề bạo lực cách mạng
Coole. D (2001) Thinking Politically with Merleau-Ponty (Tư duy chính trị
cùng Merleau-Ponty) và Hwa Yon Jung (1967) The Radical Humanization of
Politics: Maurice Merleau Ponty’s Philosophy of Politics (Sự nhân bản hóa cực
đoan của chính trị: Triết học chính trị của Merleau Ponty) cùng với Whiteside.

6
K. H (1988) Merleau-Ponty and the Foundation of an Existential Politics
(Merleau-Ponty và nguồn gốc của một nền chính trị hiện sinh), trong ba bài
nghiên cứu này, các tác giả đi sâu vào phân tích triets học chính trị của Merleau
– Ponty với tư cách là phái sinh từ triết học hiện tượng học hiện sinh của ông,
đồng thời các tác giả cũng phân tích những hạn chế của tư tưởng triết học chính
trị - xã hội của Merleau – Ponty dưới góc nhìn của mình.
Kormarine Romdenh-Romluc (2011) Merleau-Ponty and Phenomenology of
Perception, NXB Routledge: trong chuyên khảo này, tác giả đã trình bày lại
quan điểm của Merleau Ponty trong cuốn sách “hiện tượng luận về tri giác” –
một cuốn sách đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tác phẩm của Merleau
– Ponty..
Donald.A.Landes (2013) The Merleau – Ponty dictionary, NXB
Bloomsbury : một cuốn từ điển về những thuật ngữ được dùng bởi Merleau –
Ponty và tóm tắt rất sơ lược một số ý chính trong các tác phẩm quan trọng của
ông.
Christopher Macann (1993) Four phenomenological philosophers, NXB
Routledge : Trong cuốn sách này tác giả đi trình bày sơ lược về cuộc đời và tư
tưởng của bốn triết gia hiện tượng học : Husserl, Heidegger, Sartre, Merleau –
Ponty. Phần tư tưởng của Merleau – Ponty tác giả chỉ trình bày về tư tưởng
trong “hiện tượng luận về tri giác”.
Các chuyên khảo, các bài nghiên cứu trên đây là một số chuyên khảo của các
tác giả nước ngoài về tư tưởng của Merleau – Ponty và cũng đồng thời cùng với
những tác phẩm của Merleau - Ponty viết, chính là những nguồn tư liệu chính
mà người viết tham khảo trong quá trình viết bài tiểu luận này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản
của tư tưởng triết học khoa học và chính trị xã hội của Maurice Merleau-Ponty

7
trong tác phẩm “Humanism and Terror”, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế
trong tư tưởng của ông.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

 Làm rõ những điều kiện, tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học
chính trị - xã hội của Maurice Merleau-Ponty trong tác phẩm “Humanism
and Terror”

 Phân tích, làm rõ những nội dung cốt lõi trong tư tưởng triết học chính trị
- xã hội của Maurice Merleau-Ponty trong tác phẩm “Humanism and
Terror”.

 Đánh giá, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế trong tư tưởng triết học
chính trị - xã hội của Maurice Merleau-Ponty và ý nghĩa với Việt Nam
hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học tập trung vào nghiên cứu
những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Maurice
Merleau-Ponty

Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học đi nêu ra, làm rõ những quan
điểm cơ bản nhất trong triết học chính trị xã hội của Maurice Merleau-Ponty.
Tập trung ở trong tác phẩm “Humanism and Terror”.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận là những nguyên lý, quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và xã
hội.
Bài báo cáo nghiên cứu khoa học vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể là phương pháp đọc hiểu văn bản, phân tích – tổng hợp, so sánh…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


8
Ý nghĩa về mặt lý luận: đề tài sẽ góp phần làm rõ, hệ thống hoá tư tưởng triết
học của Maurice Merleau-Ponty nói riêng và của triết học Pháp nói chung trong
thế kỳ XX nói chung.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu về tư tưởng triết học của Maurice Merleau-Ponty nói riêng và
của các triết gia Pháp nói chung.

9
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CHO SỰ RA ĐỜI TƯ


TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MAURICE
MERLEAU-PONTY

1.1. Điều kiện chính trị-xã hội cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị
- xã hội của Maurice Merleau-Ponty

Vào những năm cuối cùng của thế kỳ XIX và những năm đầu của thế kỷ
XX, chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây đã dần bước sang giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Vào thời gian này, do ảnh hưởng của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 2 các nước tư bản phương Tây đã có sự thay đổi
nhanh chóng, công nghiệp, cơ khí phát triển với quy mô sản xuất được mở rộng
tăng lên chưa từng có, dẫn đến việc tích tụ sản xuất ở các xí nghiệp lớn, sản
phẩm của xã hội ngày một nhiều.
Nước Pháp khi đó là một đế quốc hàng đầu phương Tây, có hệ thống thuộc
địa rộng lớn trải dài trên thế giới, chỉ thua đế quốc Anh. Tuy nhiên, nước Đức
khi đó là một cường quốc mới nổi, có sức mạnh quân sự và công nghiệp mạnh
nhất châu Âu thời bấy giờ lại không có nhiều thuộc địa như các nước Anh, Pháp,
Nga. Chính vì vậy nước Đức đã trở thành nước có tham vọng cướp đoạt thuộc
địa từ các nước đế quốc già nói trên. Chính điều này là nguyên nhân chính tạo
nên cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) làm phần lớn các nhà
nước quân chủ ở châu Âu sụp đổ và làm xuất hiện một kiểu nhà nước mới – nhà
nước Nga Xô – viết. Cuộc chiến tranh này tuy nước Pháp nằm trong phe đồng
minh giành chiến thắng nhưng vẫn phải chiu thiệt hại rất lớn, đặc biệt là về con
người. Sau đó, nước Đức bại trận chuyển sang chủ nghĩa phát xít và dưới sự
lãnh đạo của đảng Quốc xã đã tiến hành thế chiến thứ hai và thành công trong
việc đánh bại, chiếm đóng nước Pháp. Như vậy, trong cả hai cuộc chiến tranh
này nước Pháp, cũng như toàn bộ châu Âu đều chịu ảnh hưởng nặng nề.
10
Kết thúc hai cuộc chiến tranh thế giới, tưởng như nền hòa bình trên châu
Âu nói riêng và ở thế giới nói chung đã được tái lập, nhưng khi đó lại xuất hiện
cuộc chiến tranh lạnh giữa một bên là nhà nước Nga Xô – viết và các nước Xã
hội Chủ nghĩa, một bên là nước Mỹ và các nước tư bản. Điều này làm giới trí
thức Pháp khi đó dao động một cách mạnh mẽ, phân chia làm nhiều nhóm, ngả
về nhiều hướng khác nhau: Jean Paul Satre bảo vệ nhà nước Xô – viết đến cùng,
Maurice Merleau-Ponty trước ngả về nhà nước Xô-viết về sau giữ thái độ trung
lập và mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác, Jaccques Derrida cực lực chống lại chủ
nghĩa Mác và nhà nước Xô-viết trên thực tế khi đó. Song song với đó, xã hội
Pháp cũng có những biến động của riêng mình ở trong giai đoạn chiến tranh
lạnh: các phong trào đòi trao trả độc lập cho các thuộc địa, phong trào phản đối
chiến tranh Việt Nam, phong trào học sinh, sinh viên cánh tả chống lại chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa tiêu dùng mà tiêu biểu nhất là vào tháng 5/1968.
Đây cũng là thời điểm mà tinh thần, cũng như cơ cấu của xã hội châu Âu bị
lung lay tận gốc rễ : pháp luật, chính trị, luân lý, tôn giáo bị xem thường, đem ra
làm trò chơi cho giới quyền lực. Con người dần mất niềm tin và nghi ngờ mọi
giá trị, cuộc đời của họ phi lý và vô nghĩa. Họ đang đứng trước ngưỡng cửa của
sự tha hóa.
Vào thời điểm này ở phương tây mặc dù khoa học kỹ thuật đang phát triển
nhanh chóng, đạt được nhiều thành quả vĩ đại, có nhiều bước tiến to lớn. Tuy
nhiên việc khoa học kỹ thuật phát triển cũng làm cho tư duy con người duy lý,
sùng khoa học đến mức cực đoan, con người dần bị khách thể hóa, coi như một
đồ vật, một công cụ sản xuất đơn thuần trong guồng máy sản xuất tư bản. Việc
khoa học kỹ thuật phát triển cũng làm nền kinh tể hàng hóa phát triển, làm nảy
sinh chủ nghĩa tiêu dùng, con người khi đó không đơn thuần mua bản sản phẩm,
hàng hóa chỉ để phục vụ cuộc sống nữa mà ngược lại con người sống để chạy
theo tiêu dùng hàng hóa.
Chính những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa này kết hợp lại đã làm
cho xã hội phương Tây nói chung và xã hội Pháp nói riêng đi đến chỗ khủng
hoảng, coi con người chỉ như những vật chất đơn thuần. Phần lớn người công
11
nhân bị bần cùng hòa, kiệt quệ ở trong nền sản xuất đại công nghiệp hoặc bị đẩy
ra chiến trường nơi họ buộc phải rời xa những khía cạnh con người của mình và
luôn luôn phải chiến đấu cho sự sống của mình. Cả hai điều này đều dẫn đến sự
thoái hóa của văn hóa phương Tây, sự tha hóa của tinh thần cá nhân con người,
làm rẻ rúng tồn tại cá nhân của con người.
Chính trong những điều kiện như đã nêu ở trên triết học hiện sinh với
Merleau-Ponty là một đại diện tiêu biểu đã xuất hiện, mong muốn làm cho con
người cảm nhận được sự tồn tại cá nhân, và thấy rằng tồn tại của mình là có ý
nghĩa. Và từ đó, trên quan điểm tư tưởng triết học hiện sinh của bản thân
Merleau-Ponty và các luồng tư tưởng đương thời khác và những biến động của
thời cuộc khi ấy, tư tưởng triết học chính trị của Merleau-Ponty đã hình thành.

1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị-xã hội của
Maurice Merleau-Ponty

1.2.1 Triết học hiện sinh.


Martin Heidegger.

Martin Heidegger (1889 – 1976) là triết gia người Đức. Ông là học trò của
E.Husserl và là người đã sử dụng thuyết hiện tượng luận của ông như là một
trong những nền tảng để xây dựng nên phong trào triết học Hiện sinh. Triết học
hiện sinh của Heidegger là một nền tảng quan trọng cho việc hình thành nên tư
tưởng của Merleau – Ponty1
Heidegger cho rằng vấn đề bản thể học quan trọng nhất là câu hỏi được
Schelling (1775 – 1854) đặt ra: “ Tại sao cái hiện hữu (Seinedes) nói chung
không hơn gì hư vô ?”. Theo Heidegger triết học châu Âu từ sau thời Socrates

1
Tham khảo : Hảo. N. V (2006).Tư tưởng triết học cơ bản của Martin Heidegger và ảnh hưởng của nó
đến các trào lưu triết học phương Tây thế kỷ XX. Trong Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ
XX: Kỷ yếu hội thảo quốc tế : Hà Nội, 16-17/11/2006.

12
trở đi chỉ quan tâm đến cái hiện hữu nói chung mà không quan tâm đến việc
thông qua cái gì mà những hiện hữu đó mới có thể hiện hữu? Hay nói cách khác
triết học phương Tây từ sau Socrates trở đi – theo Heidegger – đã không phân
biệt được giữa Tồn tại và hiện hữu, và do đó đã bỏ qua vấn đề về tồn tại người.
Tồn tại người – Dasein: là tồn tại có tính kinh nghiệm của con người và là
xuất phát điểm của các hiện hữu. Tồn tại có tính thứ nhất, khác với các hiện hữu
ở chỗ nó là độc nhất và có khả năng tự vấn tồn tại của mình, tự tạo, tự quyết
định số phận của mình.
Cấu trúc của Dasein, theo Heidegger, không phải là một lý trí trống rỗng,
mà được xét theo cả mặt tâm lý lẫn theo tính thời gian (temporality). Có nghĩa là
Dasein vừa tồn tại với phương thức là nỗi ưu tư, sự lo lắng, sự sợ hãi; vừa là tồn
tại với tính cách là thời gian. Hơn nữa, Tồn tại người thực chất là tồn tại trong
thế giới, là tồn tại ở một nơi nhất định, không theo ý muốn của mình, hay nói
cách khác con người bị vứt vào trong thế giới đó.
Như vậy, Heidegger đã cắt nghĩa Tồn tại người như là những cá nhân
riêng rẽ, với nỗi sợ hãi, sự lo âu, sự cô đơn thường xuyên hiện diện. Con người,
theo ông còn có khả năng bỏ đi những cái không thuộc về mình và tập trung vào
đi tìm những gì đích thực nhất của chính mình. Những điều này chỉ có thể có
được khi con người đối mặt với nỗi sợ hãi về cái chết của bản thân mình. Trong
nỗi sợ hãi đó, con người mới tiếp cận được hư vô vì khi đó, mọi cái hiện hữu
đều rời khỏi anh ta. Hiện sinh của con người là Tồn tại vượt khỏi hư vô, tồn tại
siêu vượt, vượt ra ngoài mọi cái hiện hữu. Thông qua hư vô, con người cảm
nhận được tồn tại đích thực của mình. Hiện sinh, nói cách khác là cái riêng nhất
của mỗi người, là phần sâu thẳm, không giống ai của hộ, đó là cách sống, cách
nhìn cuộc đời của mỗi con người. Hiện sinh và Tồn tại là cốt lõi của con người,
có tính thức nhất, có trước bản chất của mỗi người.
Tóm lại, M. Heidegger đã dựa trên hiện tượng luận của Husserl, kết hợp
với tư tưởng của các triết gia của dòng tư tưởng triết học đời sống khai sinh ra
triết học Hiện sinh – là triết học về sự tồn tại của con người cá thể. Thay vì đi

13
phân tích về cái tôi, về ý thức để tìm ra chân lý (hiện tượng luận với tư cách là
nhận thức luận của Husserl), Heidegger khảo sát về Tồn tại và hiện hữu. Hay nói
cách khác Heidegger đã bản thể luận hóa hiện tượng luận của Husserl vì ông cho
rằng con người là Tồn tại, không thể trờ thành đối tượng của phân tích hiện
tượng học.
Merleau – Ponty cũng đã kế thừa tư tưởng này của Heidegger và phát triển
thêm. Theo ông, chủ thể không còn là một Dasein trừu tượng, không gắn với
không gian và thể xác con người, mà thân xác con người chính là chủ thể và chủ
thể bị ném vào trong thế giới qua thân xác con người. Thân xác con người chính
là một loại hình thức của ý thức – tức là thân xác con người cùng với những
hành động như : sự vận động đi lại, các hoạt động của con người đều hàm chứa,
mang theo ý thức. Thân xác con người chính là chủ thể có khả năng tri giác.
Jean - Paul Sartre
Jean – Paul Sartre (1905 – 1980) là triết gia người Pháp, ông đã có công lớn
trong việc đưa triết học của Heidegger và chủ nghĩa Hiện sinh vào Pháp. Tuy
nhiên, trong khi Heidegger chủ yếu quan tâm đến phân tích cấu trúc của Tồn tại
con người thì J.P.Sartre quan tâm nhiều hơn đến tồn tại cá nhân của con người
đó2. Chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh vô thần cánh tả, chịu
ảnh hưởng của Kant, Husserl, Heidegger, Freud và chủ nghĩa Mác. Ông có sự
dao động giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh, vào cuối đời ông có dự
đình bổ sung nhân học hiện sinh vào chủ nghĩa Mar . Triết học hiện sinh của ông
được xây dựng dựa trên quan điểm : “Tồn tại có trước bản chất”: có nghĩa là
trước hết con người phải hiện hữu đã, sau đó mới đi định nghĩa cho sự tồn tại
của chính mình.
Sartre mong muốn xây dựng một triết thuyết vượt lên cả chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật. Ông cho rằng quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
khách quan :“tồn tại có nghĩa là cảm thấy được” làm cho tồn tại quá thụ động,
2
Tham khảo: Hoàng, V. T. (2006). Tìm hiểu quan niệm của Jean Paul Sartre về hiện sinh. Trong
Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX: Kỷ yếu hội thảo quốc tế : Hà Nội, 16-17/11/2006 

14
chỉ là sự cảm nhận của tri giác. Ông cho rằng không phải là tri giác mà là tính
độc lập của ý thức xác định bản chất của tồn tại. Ông cũng không đồng ý với
quan điểm chủ chủ nghĩa duy vật, ông cho rằng chủ nghĩa duy vật đã tách chủ
thể ra khỏi khách thể, coi khách thể độc lập với chủ thể, có trước chủ thể nên đã
không lý giải được ý nghia của tồn tại người. Theo Sartre thì ý thức phải là ý
thức về một cái gì đó, không có ý thức nào không có khách thể của nó và cũng
không có khách thể nào không nằm trong quan hệ với chủ thể nào đó. Để phân
biệt tồn tại người và tồn tại của vât Sartre đã đề ra hai khai niệm Tồn tại cho nó
(Être pour soi) và tồn tại tự nó (Être en soi).
Tồn tại tự nó chính là tồn tại của khách thể, có tính phi biện chứng tuyệt
đối và thụ động, trái với tồn tại cho nó là khái niệm chỉ tồn tai người (được
Sartre kế thừa từ khái niệm Dasein của Heidegger) là các khác biệt, cái đối lập
với tồn tại tự nó. Tồn tại cho nó của Sartre chính là khởi đầu của chính nó. Hay
nói cách khác, theo Sartre, ý thức (chính là tồn tại cho nó) là điểm khởi đầu của
chính mình.
Hạt nhân của tư tưởng triết học của Sartre là quan niệm của ông về tự
do.Ông theo quan niệm phi quyết định luận, rằng tự do là tự do tuyệt đối, thách
thức mọi giới hạn, mọi quy luật, không cần cơ sở, và không bị giới hạn bởi khả
năng thực hiện. Tự do là tự do của con người trong việc lựa chọn cách thức mà
mình tồn tại, độc lâọ với quá khứ của chính mình. Hoàn cảnh của một người
không giới hạn đi tự do của họ mà chỉ khi học cảm nhận đó như là giới hạn thì
điều đó mới lấy đi tự do của họ. Tựu chung lại, Sartre cho rằng tự do là tự do
làm tất cả những gì mình muốn, cốt sao cho điều đó không trái với lương tâm,
với quy tắc của chính mình.
Tư tưởng hiện sinh của Jean – Paul Sartre đã có nhr hướng lớn đến tầng
lớp trí thức Pháp thời bấy giờ, trong đó có Merleau – Ponty. Hai người vừa là
bạn, vừa cộng tác với nhau trong công việc (cả hai người là đồng chủ biên của tờ
Les Temps mordernes). Cuốn sách “Hiện tượng luận về tri giác” (1945) được
xuất bản gần thời gian mà Sartre viết cuốn “Tồn tại và Hư vô” (1943) và giữa
hai cuốn sách có nhiều chủ đề chung (về con người, về tính thời gian, về tự do),
15
tư tưởng của Merleau – Ponty cũng có nhiều nét tương đồng với Sartre (quan
điểm không tách chủ thể khỏi khách thể) nhưng có có nét rất khác biệt (Sartre
coi nhẹ tri giác, trong khi đó Merleau – Ponty đặt ưu tiên rất lớn ở tri giác con
người, hoặc là quan điểm về tự do của Merleau – Ponty hoàn toàn trái ngược với
quan điểm tự do của Sartre.). Chính vì vậy, một trong những tác phẩm quan
trọng nhất của Merleau-Ponty – là cuốn “Hiện tượng luận về tri giác” có thể
được hiểu như một cách ông thuyết phục người bạn Sartre hãy lắng nghe quan
điểm của mình3.
Hiện tượng học hiện sinh của Merleau-Ponty
Quan niệm triết học chính trị Merleau-Ponty được tạo nên từ nền tảng tư
tưởng hiện tượng học hiện sinh của ông. Điều này đã được đông đảo giới học
giả nghiên cứu về Merleau – Ponty, ví dụ như Hwa Yol Yung 4, Taylor
Carman5chỉ ra.
Hiện tượng học hiện sinh của Merleau-Ponty hướng tới chống lại tư duy
khách thể hóa con người, coi con người như một khách thể thuần túy trong thế
giới như mọi khách thể khác. Merleau-Ponty chống lại thứ mà ông gọi là chủ
nghĩa duy tâm (intellectualism/idealism) – quan niệm quy giản con người thành
tư duy, coi con người chỉ như là tư duy. Merleau-Ponty cho rằng con người
ngoài tư duy ra còn có thân thể - thân thể con người chính là chủ thể: chủ thể tri
giác.

3
Tham khảo: Marshall. G. J (2008) A guide to Merleau-Ponty’s Phenomenology of Perception, NXB
Marquette University press. Trang 53 - 54
4
Xem thêm: Hwa Yon Jung (1967) The Radical Humanization of Politics: Maurice Merleau Ponty’s
Philosophy of Politics (Sự nhân bản hóa cực đoan của chính trị: Triết học chính trị của Merleau
Ponty), Archives for Philosophy of Law and Social Philosophy, Vol. 53, No. 2 (1967), pp. 233-256.
http://www.jstor.org/stable/23678891
5
Xem thêm: Carman. T (2008) Merleau – Ponty (Merleau – Ponty), NXB Routledge, London. Pg 155-
156.

16
Tri giác – theo Merleau-Ponty, chính là bước đầu tiên trong quá trình nhận
thức của con người, là nền tảng từ đó hình thành lên mọi tri thức. Hay nói cách
khác, tri giác – theo Ponty là có tính thứ nhất. Thế giới của tri giác, như vậy, là
thế giới chưa qua trung giới, là thế giới chưa trải qua quá trình khái niệm hóa,
khách thể hóa. Thế của tri giác không phải là thế giới qua khái niệm hay là thế
giới khách thể được chủ thể suy tư về, mà là thế giới mà trong đó chủ thể đã
sống, đã trải nghiệm, đã tri giác.
Thân xác con người – theo Merleau-Ponty, không phải là một khách thể được
sở hữu bởi linh hồn hay ý thức của con người, ngược lại, thân xác con người là
một chủ thể: chủ thể của tri giác. Thân xác con người cũng không ở trong không
gian và thời gian mà thân xác con người sinh sống ở trong môi trường, từ đó tạo
ra không gian và thời gian – do không gian và thời gian thực chất lại sự khái
quát hóa lại không gian sống của mình.
Như vậy, theo Merleau-Ponty, con người suy nghĩ và hành động ở trong mối
quan hệ với thân xác của mình. Tính xã hội hay là mối quan hệ liên chủ thể của
con người, do đó, có được không chỉ có được nhờ việc suy tư về các chủ thể suy
nghĩ khác ngoài bản thân chủ thể, mối quan hệ liên chủ thể còn có được nhờ
thân thể con người, thân thể con người chính là phương tiện để con người có
mối quan hệ liên chủ thể: thân thể con người với tư cách là một chủ thể của tri
giác có mối liên hệ với một thân xác – chủ thể tri giác khác. Ông viết:
“Đáp án cho mọi vấn đề về sự siêu việt có thể được tìm thấy trong lớp màn
của hiện tại tiền-khách thể, đó là nơi ta tìm thấy quảng tính, tính xã hội và sự
tiền-tồn tại của thế giới – đó là nơi khởi điểm cho những “lời giải đáp”-trong
chừng mực mà nó còn hợp lý – và cũng đồng thời là khởi điểm của tự do của
chúng ta”6
6
Merleau-Ponty (2012) Phenomenology of Perception (Hiện tượng học Tri giác), NXB Routledge,
London. pg 456. Nguyên tác: “The solution to all the problems of transcendence is found in the
thickness of the pre-objective present, where we find our corporeality, our sociality, and the
preexistence of the world, that is, where we find the starting point for “explanations” to the extent that
they are legitimate – and at the same time the foundation of our freedom.”

17
Như vậy toàn bộ tư tưởng triết học về chính trị của Merleau – Ponty đều có
nền tảng dựa trên tư tưởng hiện tượng học hiện sinh của ông, cụ thể là dựa vào
tư tưởng thân xác con người với tư cách là chủ thể của tri giác của ông.

1.2.2. Chủ nghĩa Mác


Thời điểm Merleau-Ponty cho ra đời những tác phẩm Triết học của mình
là vào khoảng những thập niên 40, 50 của thế kỷ XX. Đó cũng là thời điểm tư
tưởng triết học của Mác đang có ảnh hưởng sâu rộng trên cả châu Âu nói chung
và ở nước Pháp nói riêng, và do vậy, cũng đã có những ảnh hưởng rất đáng kể
đến tư tưởng triết học của Merleau-Ponty.
Trần Đức Thảo – triết gia người Việt Nam đã từng đã kể lại rằng, trong
thời gian làm giảng dạy tại ENS Paris, Merleau-Ponty đã từng nói nói “Tất cả sẽ
kết thúc bằng một sự tổng hợp Husserl, Hegel, C. Mác”7.
Merleau-Ponty đưa ra quan điểm ủng hộ chủ nghĩa Mác: ông cho rằng,
triết học của Mác là một triết học thực tiễn, triết học về con người, do vậy gần
với quan điểm của ông trong việc chống lại chủ nghĩa duy tâm/chủ nghĩa duy
khoa học (idealism/ intellectualism) của mình.
“Chủ nghĩa Mác đã hiểu rằng sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử sẽ tất
yếu mang tính không hoàn chỉnh do mọi ý thức đều là ý thức được đặt trong lịch
sử. Nhưng thay vì kết luận rằng do vậy, chúng ta đã bị khóa kín lại trong tính
chủ thể của mình và phải dùng phép thuật mỗi khi chúng ta muốn tác động vào
thế giới, chủ nghĩa Mác đã tìm ra – ngoài tri thức khoa học và giấc mơ về chân
lý phi chủ thể - một nền tảng mới choc ho chân lý mang tính lịch sử ở trong cái
logic nhất thời của tồn tại người, ở trong tự sự nhận thức của giai cấp vô sản và
ở trong sự phát triển của cách mạng”8

7
Kiên. N. T (2016) Triết gia Trần Đức Thảo di cảo, khảo luận. kỷ niệm, NXB Đại học Huế, Huế. trg
622.
8
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 18. Nguyên tác: " Marxism had understood that it is inevitable that our understanding of
18
Merleau-Ponty nhận ra điểm tương đồng giữa việc C. Mác dựa vào mối
quan hệ con người với con người, giữa con người với tự nhiên để đi phê phán
triết học tư biện của Hegel và việc bản thân Merleau-Ponty dựa vào tính thứ
nhất của tri giác và quan niệm chủ thể với tư cách là chủ thể của tri giác đi phê
phán quan điểm của cái mà ông gọi là chủ nghĩa duy tâm, và chủ nghĩa duy khoa
học (idealism/intellectualism). Tuy nhiên, cùng với đó, Merleau-Ponty cũng
không nhất trí với việc quy thực tiễn về thành quan hệ kinh tế như quan điểm
của Mác.
Nói tóm lại, Merleau-Ponty đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học của
Mác, ông tuy công nhân triết học Mác, nhưng dần xã cách nhà nước xã hội chủ
nghĩa trên thực tế: nhà nước Nga Xô-viết, Ông cho rằng nhà nước Xô viết bấy
giờ đã bị không còn tính cách mạng như ban đầu trong cuộc cách mạng tháng 10
năm 1917. Ông viết:

“Chúng ta có thể nói như vậy về chủ nghĩa cộng sản ngày nay không?
Trong mười năm qua ở Liên Xô, hệ thống phân cấp xã hội đã dần lộ rõ. Giai cấp
vô sản đóng một vai trò không đáng kể trong các Đại hội Đảng. Có lẽ cuộc thảo
luận chính trị diễn ra trong những căn phòng kín, nhưng nó không bao giờ xuất
hiện công khai. Các đảng Cộng sản của các quốc gia đấu tranh giành quyền lực
mà không có cương lĩnh vô sản và không luôn tránh chủ nghĩa sô-vanh.”9

history should be partial since every consciousness is itself historically situated. But instead of
concluding that we are locked in our subjectivity and sworn to magic as soon as we try to act on the
world, Marxism discovered, apart from scientific knowledge and its dream of impersonal truth, a new
foundation for historical truth in the spontaneous logic of human existence, in the proletariat's self-
recognition and the real development of the revolution.”

9
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xx. Nguyên tác: “Can we say the same of today's communism? In the last ten years in the
U.S.S.R. the social hierarchy has become considerably accentuated. The proletariat plays an
insignificant role in the Party Congresses. Perhaps political discussion goes on in the cells but it never
appears publicly. National Communist parties struggle for power without a proletarian platform and
without always avoiding chauvinism.”
19
Merleau-Ponty cũng đưa ra quan điểm chống lại các cuộc chiến tranh,
tranh dành, dùng bạo lực để xâm lược như cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộ can
thiệp vào Hungary của nhà nước Nga Xô – viết, sự xâm lược các nước thuộc địa
cũ của Pháp ở Đông Dương…

1.3. Sơ lược về cuộc đời và tư tưởng triết học của Maurice Merleau-Ponty

1.3.1. Sơ lược về tiểu sử của Merleau-Ponty


Maurice Merleau – Ponty sinh vào ngày 14 -5 -1908 tại miền tây nam nước
Pháp. Ông sống cùng gia đình tại Rochefort sau đó chuyển đến Paris nơi ông
theo học tại trường Cao đẳng sư phạm Paris từ năm 1926 đến năm 1930. Sau đó,
ông giảng dạy tại nhiều nơi cho đến khi thế chiến thứ 2 nổ ra thì ông tham gia
vào quân đội Pháp. Trong thế chiến thứ 2 ông cùng với J.P.Sartre tạo một nhóm
nhỏ các nhà trí thức kháng chiến Pháp lấy tên là “Chủ nghĩa xã hội và tự do” 10
tuy nhiên không đat được mấy thành công.
Năm 1945 ông lấy được bằng tiến sĩ nhờ 2 luận án là :”Hiện tượng luận về
tri giác” (1945) và “Cấu trúc của Hành vi” (1942). Trong cùng năm nay, ông
cùng với J.P.Sartre và Simone de Beauvoir sáng lập ra tờ báo Thời hiện đại (Les
Temps Mordernes). Năm 1949 ông bắt đầu dạy tâm lý học trẻ em ở đại học
Sorbonne. Năm 1952 ông được bổ nhiệm giữ chức giáo sư tại Pháp quốc học
viên (College de France) khi mới 41 tuổi – là người trẻ nhất từng được bổ nhiệm
vào chức vụ này và tiếp tục giữ vinh dự này cho đến khi ông qua đời do một cơn
đau tim vào năm 1961 ở tuổi 53.
Tác phẩm tiêu biểu của Maurice Merleau – Ponty :

 Cấu trúc của hành vi – 1942 ( La Structure du comportement )


 Hiện tượng luận về tri giác – 1945 ( Phénoménologie de la perception)
 Chủ nghĩa nhân đạo và khủng bố - 1947 (Humanisme et terreur, essai sur
le problème communiste)

10
Tham khảo : Geogre J. Marshall (2008) A guide to Merleau-Ponty’s Phenomenology of Perception,
NXB Marquette University press, pg. 17.
20
 Ý nghĩa và vô nghĩa – 1948 (Sens et non-sens)
 Những khoa học nhân văn và hiện tượng học – 1953 (Les Sciences de
l’homme et la phénoménologie)
 Những cuộc phiêu lưu của phép biện chứng – 1955 (Les aventures de la
dialectique )
 Cái hữu hình và cái vô hình – 1964 ( Le Visible et l’invisible, suivi de
notes de travail)

1.3.2. Khái lược tư tưởng triết học của Merleau-Ponty


Tư tưởng của Merleau – Ponty được chia thành 3 giai đoạn11
Giai đoạn đầu: với trung tâm chính là tác phẩm “hiện tượng luận về tri
giác” : Ông cho rằng tri giác đóng vai trò quan trọng nhất so với ý chí, lí trí con
người; tồn tại của chủ thể con người nghĩa là tồn tại của thân xác với tư cách là
một chủ thể, và tồn tại thân xác này gắn liền với sự tri giác. Tất cả các chắc năng
khác của con người như sự hiểu biết, ý chí, đều bắt nguồn từ sự phản ánh của
chủ thể.
Trong “hiện tượng luận về tri giác” ông đã đi chống đối lại hai trường phái
tiểu biểu của Tư duy Khách quan (Objective thought) – là xu hướng tư duy quy
thân xác con người vê như là một vật thể khách quan, bỏ đi tính chủ quan của
kinh nghiệm con người. Ông cho rằng cả hai trường phái này đều bỏ qua vai trò
của tri giác và mong muốn bỏ đi những quan niệm sai lầm về thân xác trong các
học thuyết của thời đại mình để “ trở về với những hiện tượng” (“return to the
phenomena”) quay lại với thế giới như chúng ta đang trải nghiệm trước khi bị
các lý thuyết làm lu mờ.
Luận điểm trung tâm, xuyên suốt cuốn “hiện tượng luận về tri giác” của
ông là : thân xác con người bản thân là hình thức của ý thức, thân xác là chủ thể

11
Tham khảo : Merleau – Ponty: nhà hiên tượng học vĩ đại nhất của Pháp, Tạp chí Triết học, số 6
(205), tháng 6 – 2008.

21
và là góc nhìn của tồn tại người bị ném vào, cố định vào góc nhìn đấy trong thế
giới và là xuất phát điểm của mọi tri thức.
Giai đoạn thứ hai: từ những năm 40 đến những năm 50 của thế kỷ XX. Ở
thời kỳ này ông viết nhiều bài viết ngắn nêu lên những hệ quả triết học của luận
điểm về tính ưu việt của tri giác mà mình đã đưa ra trong thời kỳ trước đó.Ông
đã nỗ lực đưa những hệ quả của các luận điểm ông nêu ra trong “Hiện tương
luận về tri giác “ vào trong các lĩnh vực Văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, khoa
học, lịch sử và đưa ra nhận xét rằng đằng sau tất cả các mối liên hệ ở trong
những lĩnh vực đó vẫn có một hạt nhân bất biến là thân xác con người với tư
cách là chủ thể. Vào cuối thời kỳ này ông đã đoạn tuyệt với tư tưởng của
J.P.Sartre qua việc vạch rõ ranh giới của mình với chủ nghĩa cộng sản theo mô
hình Xô-viết.
Giai đoạn thứ ba: cuối những năm 50 của thế kỷ 20. Giai đoạn thứ ba và
cuối cùng của tư tưởng của Merleau – Ponty gắn liền với những bản thảo được
xuất bản sau khi ông qua đời tiêu biểu là “cái hữu hình và cái vô hình” và “tính
tầm thường của thế giới:. Trong giai đoạn này Merleau – Ponty phản ứng lại tư
tưởng thời hậu kỳ của M.Heidegger bằng cách tìm kiếm một thứ ngôn ngữ triết
học mới. Ông cho rằng sư phân tách chủ thể và khách thể trong siêu hình học là
không đúng và hai phần đó về thực chết chỉ là hai mặt cả hiện thực và đều là
một cái dù nhất.
Merleau – Ponty qua đời đột ngột khi đang chuẩn bị bài giảng để lên lớp
dạy về Descartes vào ngày 4 – 5 – 1961. Chúng ta thấy ở ông một người học giả
thuần túy, cống hiến cả đời cho công việc nghiên cứu triết học và giảng dạy.
Mặc dù ông không may mắn mất sớm, không gây dựng được trường phái triết
học của riêng mình, nhưng ngày nay tư tưởng của ông vẫn có ảnh hưởng lớn đến
nhiều thế hệ học giả, tiêu biểu như : Foucault, Deleuze, Lacan, Dreyfus,
Simondon, Trần Đức Thảo…

22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Maurice Merleau-Ponty là một triết gia, nhà tư tưởng hàng đầu nước Pháp
trong nửa đầu của thế kỷ XX. Tư tưởng của ông được tạo thành trong thời kỳ
biến động của nước Pháp nói riêng và của thế giới nói chung với hai cuộc thế
chiến và cuộc chiến tranh lạnh nối tiếp nhau xảy ra. Các tiền đề tư tưởng tạo nên
triết học chính trị - xã hội của Merleau-Ponty gồm có tư tưởng hiện tượng học
của ông và của các nhà hiện tượng học đương thời khác như Martin Heidegger,
Jean Paul Satre, tư tưởng triết học của Mác và của các nhà triết học Mác - xít
phương Tây khác.

23
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA
MAURICE MERLEAU-PONTY TRONG TÁC PHẨM “HUMANISM
AND TERROR”

2.1. Quan điểm của Merleau-Ponty trong việc phê phán chủ nghĩa tự do.

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu như Sonia Kruks 12, Mihnea
Chiujdea13, chủ nghĩa tự do được Merleau-Ponty đem ra phê phán trong tác
phẩm “Humanism and Terror” mà ta đang bàn đến ở đây là chủ nghĩa tự do của
Kant.
Các phê phán chủ nghĩa tự do của Merleau-Ponty xuất phát từ góc nhìn
hiện tượng học hiện sinh của ông, hay nói cách khác, là cách nhìn quan tâm đến
từng đời sống cá thể của con người và những kinh nghiệm mà từng tồn tại cá
nhân đó trải qua với tư cách là tồn tại có tri giác trong thế giới.
Chính vì xuất phát từ góc nhìn hiện tượng học đó, Merleau – Ponty quan
niệm rằng các giá trị của chủ nghĩa tự do chỉ đúng khi nó là một quá trình sống
động, tác động trực tiếp vào đời sống thực tiễn riêng nhất của từng cá thể người,
thông qua những hoạt động dù là nhỏ nhất của họ. Ông viết:
“Bản chất của tự do chỉ tồn tại ở trong sự thực hành của tự do, ở trong quá
trình tất yếu không hoàn hảo liên kết chúng ta với tha nhân, với những sự vật
trong thế giới, trong công việc của chúng ta, trộn lẫn với những khả năng may
rủi của tình huống mà chúng ta đang sống”14

Tham khảo: Sonia Kruks, 'The Philosophy of Merleau-Ponty', Radical Philosophy 011, Summer


12

1975. Truy cập tại: https://www.radicalphilosophy.com/article/the-philosophy-of-merleau-ponty.


13
Tham khảo: Chiujdea. M (2013) Maurice Merleau-Ponty on Violence and Marxism (Maurice
Merleau-Ponty về Bạo lực và chủ nghĩa Mác), Opticon1826, 15: 7, pp. 1-15, DOI:
http://dx.doi.org/10.5334/opt.be
14
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xxiv. Nguyên tác: “It is the essence of liberty to exist only in the practice of liberty, in the
inevitably imperfect movement which joins us to others, to the things of the world, to our jobs, mixed
with the hazards of our situation.”
24
Xuất phát từ góc nhìn này, Merleau-Ponty đi phê phán các giá trị của chủ
nghĩa tự do như là những giá trị trừu tượng, không phản ánh được thực tế sinh
động, cách xa đời sống của cá thể người. Những giá trị này đã dần trở nên giáo
điều và được thừa nhận một hiển nhiên:
“Vào năm 1939, chúng ta vẫn còn sống ở dưới trật tự tự do. Chúng ta vẫn
chưa hiểu sự “đa dạng ý kiến hợp pháp” luôn tiền giả định một sự đồng thuận ý
kiến và chỉ có thể khả thi được khi sự đồng thuận ý kiến đó được đồng thuận.
Albert Sarrault đã đánh dấu sự giới hạn của chủ nghĩa tự do khi ông đưa ra phát
biểu “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một cách nhìn, đó là một tội lỗi!”. Đó là
khoảng khắc chúng ta nhìn thất sự giáo điều của chủ nghĩa tự do và cách thức nó
đưa tự do cho chúng ta bằng cách lấy đi sự tự do lựa chọn những thứ không
phải nó”15
Như vậy, theo Merleau-Ponty, những quan điểm của chủ nghĩa tự do đã
không còn mang những ý nghĩa đích thực, mà dần chuyển sang thành những
khẩu hiệu xa rời hiện thực chính trị, xa rời thực tế đời sống của con người, mang
tính giáo điều, nhằm mục đích quản thúc sự tự do của những người sống trong
nó, nhưng lại vẫn muốn đeo cái mác tự do, tự cho mình là ủng hộ đa dạng ý
kiến.
“Một chủ nghĩa tự do hiếu chiến tồn tại như là một thứ giáo điều và cũng
là một hệ tư tưởng của chiến tranh. Nó có thể được nhận ra bằng tình yêu của nó
với những nguyên tắc, bằng sự thất bại của nó trong việc nhắc đến những hoàn
cảnh địa lý và lịch sử cho sự ra đời của nó, và bằng sự thất bại của những phán
đoán trừu tượng, xa rời thực tế và những điều kiện cụ thể của nó về những hệ
thống chính trị. Bản chất của nó là bạo lực, và nó cũng không ngần ngại áp đặt
15
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 35. Nguyên tác: “In 1939 we were still living under the liberal order. We had not yet come
to understand that the "legitimate diversity of opinion" always presupposes a fundamental agreement
and is only possible on the basis of what is uncontested. Albert Sarrault really marked the limits of
liberalism when he exclaimed in the chamber, "Communism is not a viewpoint, it is a crime!" That
was the moment for us to have seen the dogmatic basis of liberalism and the way it only grants certain
liberties by taking away the freedom to choose against it.”
25
bản thân vào bằng bạo lực trong mối liên hệ với những học thuyết cũ về vũ trang
thế tục.”16
Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chủ nghĩa đế quốc
phương Tây vẫn nấp dưới danh nghĩa truyền bá sự tư do, khai hóa văn minh để
đi xâm lược, bóc lột các nước thuộc địa: Anh bóc lột Ấn Độ, Pháp bóc lột Đông
Dương…Cho đến tận ngày nay, một số nước đế quốc vẫn tiếp tục nhân danh
truyền bá tư tưởng tự do, chống khủng bố, liên tục tuyên truyền rằng mình có ý
tốt, hô cao khẩu hiệu tự do nhưng thực ra là gây lên chiến tranh nhằm mục đích
vị kỷ của quốc gia mình, không đoái hoài gì đến lợi ích của người dân sở tại,
hay thậm chí, vì lợi ích của một nhóm nhỏ cầm đầu của quốc gia đó. Các cuộc
chiến tranh Irag, Afghanistan… chính là một minh chứng sống động cho tình
trạng này.
Song song với đó, Merleau-Ponty cho rằng, trái với chủ nghĩa tự do hiện
thời có tính độc đoán, xa rời thực tế, chủ nghĩa cộng sản mang tính thực tế, phù
hợp với các quy tắc trong triết học chính trị của Machiavelli – có nghĩa là chủ
nghĩa cộng sản không xa rời hiện thực, không phải là một hệ tư tưởng đã bị
trung giới mà gắn liền với đời sống hiện sinh của con người, theo đó những
người cộng sản phải là những nhà hành động thực tiễn, thực sự đắm chìm vào
hoạt động thực tiễn chính trị, cảm nhận những xong đột, những vấn đề đang có
trong xã hội chứ không phải là những người ngồi bàn giấy bị huyễn hoặc bởi
những biểu tượng, khái niệm đẹp nhưng mơ hồ của chủ nghĩa tự do. Ông viết:
“Như một quy luật, người Cộng sản không cho phép mình tin lời người
khác hoặc coi họ như những chủ thể tự do và hợp lý. Làm thế nào anh ta làm
như vậy được có thể, vì họ cũng bị tiếp xúc với những điều thần bí đó như bản
16
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xxiv. Nguyên tác: “An aggressive liberalism exists which is a dogma and already an
ideology of war. It can be recognized by its love of the empyrean of principles, its failure ever to
mention the geographical and historical circumstances to which it owes its birth, and its abstract
judgments of political systems without regard for the specific conditions under which they develop. Its
nature is violent, nor does it hesitate to impose itself through violence in accordance with the old
theory of the secular arm.”
26
thân anh ta vậy? Anh ấy muốn khám phá những gì đằng sau những gì họ nghĩ và
nói một cách có chủ ý, vai trò mà họ đang đóng, có lẽ là vô tình, trong cuộc
đụng độ của các lực lượng và cuộc đấu tranh giai cấp. Anh ta phải học cách
nhận ra trò chơi của các thế lực đối lập, và những nhà văn, kể cả những kẻ phản
động, đã mô tả nó là quý giá đối với chủ nghĩa cộng sản hơn là những kẻ, dù
tiến bộ đến đâu, đã che đậy nó bằng những ảo tưởng tự do. Machiavelli đáng giá
hơn Kant nhiều lần.”17
Tuy nhiên, tư tưởng của Machiavelli – theo Merleau – Ponty, mặc dù
được Engel nhận xét là “tác gia đầu tiên đáng được nhắc tới của thời hiện đại”
và được Mác đánh giá là cùng với Hegel và Spinoza là những người đã khám
phá ra nguyên tắc làm việc của nhà nước hiện đại nhưng vẫn có những khác biệt
đáng kể với quan niệm về cách thức hoạt động chính trị của chủ nghĩa Mác, theo
đó, các nhà Mác-xít trong hoạt động chính trị mặc dù tuân theo những nguyên lý
của Machiavelli nhưng vẫn trung thực với sự thật lịch sử:
“Nhưng chủ nghĩa Mchiavelli của những người Mác - xít khác với chủ
nghĩa Machiavelli thuần túy ở chỗ nó biến đổi sự thỏa hiệp thông qua nhận thức
về sự thỏa hiệp, thay đổi sự mơ hồ của lịch sử thông qua nhận thức về sự mơ hồ,
và nó tạo ra những con đường vòng một cách có ý thức—gọi chúng là những
con đường vòng. Chủ nghĩa Mác gọi một cuộc rút lui là một cuộc rút lui và nó
đặt các chi tiết của chính trị địa phương và những nghịch lý chiến thuật trong
một viễn cảnh rộng lớn hơn.”18

17
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 104. Nguyên tác: “As a rule, the Communist does not allow himself to trust others at their
word or to treat them as free and rational subjects. How could he, since they are exposed as he himself
is to mystification? He wants to uncover what they are behind what they think and say deliberately, the
role they are playing, perhaps unwittingly, in the clash of forces and the class struggle. He has to learn
to recognize the play of opposing forces, and those writers, even the reactionary ones, who have
described it are more precious for communism than those, however progressive, who have masked it
with liberal illusions. Machiavelli is worth more than Kant.”
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
18

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 120. Nguyên tác: “But Marxist Machiavellianism differs from pure Machiavellianism
27
Ta cũng cần lưu ý rằng, Merleau – Ponty không đi phê phán các giá trị
của chủ nghĩa tự do, mà trái lại Merleau-Ponty (cũng như Mác) đi công nhận, và
ủng hộ những giá trị mà chủ nghĩa tự do mang lại trong chừng mức những giá trị
đó thực sự có ý nghĩa với từng cá thể người chứ không dừng lại ở chỗ chỉ là
những khẩu hiệu suông. Ông nhận xét:
“Marx, tuy nhiên, không muốn “đàn áp” tự do, thảo luận, triết học, và tựu
chung lại là những giá trị của lương tâm cá nhân, trừ việc để “hiện thực hóa”
chúng trong đời sống của mọi người…Ta phải bảo tồn sự tự do trong khi chờ
đợi một sức mạnh lịch sử mới – cái mà có thể cho chúng ta tham gia vào nó (chủ
nghĩa tự do) trong một trào lưu đích thực. Tuy nhiên, sự thực hành và kể cả là
những ý tưởng về tự do cũng không thể vẫn là những gì nó là trước Marx”19
Như vậy, Merleau – Ponty cho rằng Mác đã có công trong việc biến chủ
nghĩa tự do từ việc chỉ là những khẩu hiệu xuông như trước đây trở thành thực
sự có ý nghĩa đối với những người dân cụ thể, và cho rằng, từ sau Mác, chủ
nghĩa tự do châu Âu đã bị biến đổi một cách căn bản và không thể đảo ngược lại
được nữa.
Chủ nghĩa nhân văn của Châu Âu, như vậy được Merleau-Ponty cho rằng
đã bỏ qua con người cụ thể mà chỉ hướng đến những ý tưởng trừu tượng và
những cấu trúc xã hội nâng đỡ chúng. Ông viết:
“Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa nhân văn phương Tây, giống như như
nước theo quan niệm của Hegel, đã đặt nhân loại theo kinh nghiệm vào một ý
tưởng nhất định về con người và các thể chế hỗ trợ của nó. Điều đó có nghĩa là
inasmuch as it transforms compromise through awareness of compromise, alters the ambiguity of
history through awareness of ambiguity, and it maizes detours consciously—calling them detours.
Marxism calls a retreat a retreat and it places the details of local politics and tactical paradoxes in the
larger perspective. “
19
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xxiii. Nguyên tác: “Marx, however, did not mean to "suppress" liberty, discussion,
philosophy, and in general the values of individual conscience except by "realizing" them in the life of
everyone... We must preserve liberty while waiting for a fresh historical impulse which may allow us
to engage it in a popular movement without ambiguity. However, the practice and even the idea of
liberty can now no longer be what they were before Marx.”
28
cuối cùng Chủ nghĩa nhân văn phương Tây không có điểm chung nào với chủ
nghĩa nhân văn mở rộng, chủ nghĩa thừa nhận ở mỗi người một sức mạnh quý
giá hơn năng lực sản xuất của anh ta, không phải vì là một sinh vật được ban cho
tài năng này nọ, mà là một sinh vật có khả năng tự quyết định và đặt mình vào
thế giới”20
Tóm lại, Merleau – Ponty đã đi phê phán chính việc những giá trị tốt đẹp
của chủ nghĩa tự do bị biến thành những biểu ngữ thông thường, chỉ tồn tại để
làm công cụ tuyên truyền, và chính việc này đã góp phần cổ xúy cho bạo lực,
cho sự khủng bố ở trong lòng xã hội tư bản. Ông viết:
“Chúng ta cần nhớ rằng tự do chuyển thành một biểu trưng sai lầm – một
“sự bổ sung trang nghiêm” cho bạo lực ngay khi nó (chủ nghĩa tự do) biến thành
một ý tưởng, và chúng ta bắt đầu bảo vệ cho (ý tưởng về sự) tự do thay vì bảo vệ
những người tự do. Khi đó, nó sẽ lên tiếng cho rằng tính nhân văn đã được bảo
vệ mặc cho sự nghèo nàn của chính trị. Trên thực tế, ngay tại thời điểm này, nó
đang cổ vũ một nền chính trị nghèo nàn, bị giới hạn ”21
Sự khủng bố trong lòng xã hội tư bản này, được Merleau – Ponty nhắc lại
lời Hegel cho rằng có nguyên nhân xuất phát từ việc chủ nghĩa tự do của Kant
và việc các nhà cách mạng Pháp trong cuộc cách mạng tư sản Pháp đã bị chính
lý tưởng tự do của mình làm mù quáng, cho rằng chính bản thân họ là những

Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
20

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 176. Nguyên tác: “It would mean that Western humanism, like the Hegelian State,
subordinates empirical humanity to a certain idea of man and its supporting institutions. It would
imply that in the end Western Humanism has nothing in common with a humanism in extension,
which acknowledges in every man a power more precious than his productive capacity, not in virtue of
being an organism endowed with such and such a talent, but as a being capable of self-determination
and of situating himself in the world”
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
21

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xxiv. Nguyên tác: “We must remember that liberty becomes a false ensign—a "solemn
complement" of violence—as soon as it becomes only an idea and we begin to defend liberty instead
of free men. It is then claimed that humanity is being preserved despite the miseries of politics; in
reality, and at this very moment, one is endorsing a limited politics.”
29
người mang trong mình chân lý của sự tự do và đi áp đặt những nguyên lý trừu
tượng đó lên tất cả xã hội Pháp đương thời:
“Hegel cho rằng sự Khủng bố đã được Kant đưa vào thực tế. Bắt đầu với
tự do, đức hạnh và Lý trí, những người tham gia vào cuộc cách mạng năm 93
(1793) đã đi đến chỗ tìm kiếm quyền lực tuyệt đối bởi vì họ tin rằng họ là những
người mang chân lý, và rằng chân lý này, một khi được thể hiện trong con người
và trong chính phủ, sẽ ngay lập tức bị đe dọa bởi quyền tự do của những người
khác – những người đang thuộc dạng tình nghi. Cuộc cách mạng năm 93 (1973)
là Khủng bố vì nó mang yếu tố trừu tượng và muốn trực tiếp tiến tới việc áp đặt
các nguyên tắc của nó.”22
Và quan niệm của Merleau – Ponty về sự khủng bố trong lòng xã hội tư
bản và ở trong cách mạng cũng chính là nội dung phần tiếp theo của bài nghiên
cứu này

2.2. Quan niệm của Merleau-Ponty về sự “khủng bố” trong xã hội tư bản và
trong cách mạng.

Cuốn sách “Humanism and Terror” được Merleau-Ponty xuất bản vào
năm 1947. Cuốn sách này vốn có nguyên bản là một tham luận được Merleau –
Ponty viết và đăng trên tạp chí “Thời hiện đại”. Tại thời điểm viết tác phẩm này,
mặc dù có những thông tin tiêu cực về quá trình thanh trừng chính trị và những
phiên tòa của Stalin Merleau – Ponty vẫn duy trì thái độ “Nhìn và đợi” đối với
nhà nước Nga Xô – viết, tức là thái độ tích cực với nhà nước này, mong đợi có
chuyển biến tích cực trong nền chính trị của liên bang Xô – viết.

22
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 149. Nguyên tác: “Hegel said that Terror was Kant put into practice. Having started with
liberty, virtue, and Reason, the men of '93 ended with pure authority because they believed they were
the bearers of truth, that this truth, once embodied in men and in government, is immediately
threatened by the freedom of others who as subjects are suspect. The Revolution of '93 is Terror
because it is abstract and wished to proceed directly to the enforcement of its principles.”
30
Từ việc phê phán chủ nghĩa tự do, Merleau-Ponty đưa ra quan niệm về
“khủng bố” và bạo lực ở trong chủ nghĩa tự do và trong cách mạng của chủ
nghĩa cộng sản, theo đó, ông cho rằng chủ nghĩa tự do đã giấu diếm việc bản
thân mình cũng có bạo lực. Merleau-Ponty cũng cho rằng không phải bạo lực
nào cũng giống nhau, ta phải xét đến mục đích của nó: liệu bạo lực này nhằm
mục đích tốt đẹp, hướng đến một tương lai tốt hơn, hay là chỉ hướng đến việc
bảo tồn bản thân của bạo lực đó mà thôi ? Ông viết:
“Chủ nghĩa cộng sản không tạo ra bạo lực, mà trái lại, chủ nghĩa cộng sản
đã tìm thấy rằng bạo lực đã được thể chế hóa, câu hỏi về bạo lực khi đó không
còn là một cá nhân nên chấp nhận hay phủ nhận bạo lực, mà là bạo lực mà một
cá nhân gắn liền bản thân mình với là bạ lực mang tính “cấp tiếp” và hướng đến
sự tự tiêu hủy của nó (bạo lực), hay là bạo lực đó hướng tới sự kéo dài bản thân
nó (bạo lực)”23
Theo Merleau-Ponty, sự khủng bố và bạo lực mặc dù được chủ nghĩa tư
bản cố sức gắn liền với chủ nghĩa cộng sản, nhưng trên thực tế, bạo lực, khủng
bố cũng đã xuất hiện trong lòng chủ nghĩa tư bản. từ những cuộc xâm lược các
nước thuộc địa cho đến việc bóc lột giai cấp công nhân trong lòng các nước tư
bản. Ông viết:
“Làm sao chúng ta có thể trả lời những người Đông Dương và những
người Ả-rập khi học nhắc chúng ta rằng họ đã thấy qua rất nhiều vũ khí chiến
tranh của chúng ta nhưng không thấy được nhiều chủ nghĩa nhân đạo của chúng
ta? Ai dám nói rằng, sau tất cả, chủ nghĩa nhân đạo đã luôn phát triển trong bàn
tay của thiểu số và được duy trì bởi những phái đoàn, và chúng ta chính là

23
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 1. Nguyên tác: “communism does not invent violence but finds it already institutionalized,
that for the moment the question is not to know whether one accepts or rejects violence, but whether
the violence with which one is allied is "progressive" and tends toward its own suspension or toward
self-pcrpctuation”
31
những người tinh hoa, và toàn bộ số còn lại chỉ có thể ngồi chờ đến lân của mình
?”24
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản lại cố tình lờ đi điều này và thay vào đó họ đã
gán cho chủ nghĩa cộng sản là nguyên nhân chính cho việc tạo ra bạo lực.
Merleau-Ponty viết:
“Ngày nay, một chủ nghĩa tự do suy đồi và chủ nghĩa duy lý đã dùng một
phương pháp tuyệt vời để phê phán: họ gán cho các hệ tư tưởng (khác) trách
nhiệm của những hoàn cảnh mà họ nêu ra: chủ nghĩa hiện sinh bị phê phán cho
việc mang lại sự không rõ rang, còn chủ nghĩa cộng sản bị phê phán cho việc
mang đến bạo lực”25
Trái với quan niệm của chủ nghĩa tự do về bạo lực là một sự xuất hiện cá
biệt trong lịch sử, Merleau-Ponty cho rằng bạo lực là xuất hiện thường xuyên và
là một tính chất của lịch sử.
Hơn nữa, theo Merleau-Ponty, chính chủ nghĩa tự do, mặc dù quan niệm
chống lại sự khủng bố và bạo lực, lại vô hình chung thể chế hóa bạo lực, đưa
bạo lực vào trong bản thân mình. Quan điểm của chủ nghĩa tự do về bạo lực,
theo Merleau – Ponty, tất yếu dẫn đến dung túng cho bạo lực: vì chủ nghĩa tự do
cho rằng nhất thiết không được dùng bạo lực đến chống lại bạo lực
Từ điểm này, Merleau-Ponty cho rằng sở dĩ Mác đưa ra quan điểm ủng hộ
cho bạo lực cách mạng chính là vì Mác đã nhận thấy rằng sự phủ định lại bạo

Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
24

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 175-176. Nguyên tác: “How do we answer an Indochinese or an Arab who reminds us that
he has seen a lot of our arms but not much of our humanism? Who dares to say that, after all,
humanity has always progressed in the hands of a few and been sustained by its delegates and that we
are that elite and the rest have only to wait their turn? Yet this would be the only honest”
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
25

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 34. Nguyên tác: “Today a decadent liberalism and rationalism use an amazing method of
criticism which consists in making ideologies responsible for the situations which they describe at the
outset—existentialism is blamed for contingency and communism for violence”
32
lực một cách hoàn toàn (như cách làm của chủ nghĩa tự do) sẽ chỉ tất yếu dẫn
đến quá trình thể chế hóa bạo lực mà thôi:
“Lý do mà Marx không chấp nhận trực giác này về con người như nguyên
tắc đầu tiên của hành động chính trị là vì khi ủng hộ việc không sử dụng bảo lực,
chúng ta đã vô hình chung củng cố cho bạo lực, hoặc cho một hệ thống sản xuất
khiến cho đau khổ và chiến tranh trở thành hiển nhiên”26
Như vậy, Merleau-Ponty đã nhận thấy rằng Marx đã nhận ra tính bạo lực
được khảm vào trong chủ nghĩa tư bản, Nhưng đồng thời, Merleau-Ponty cũng
đặt ra câu hỏi rằng, liệu bạo lưc trong chủ nghĩa tư bản và bạo lực mà Marx cho
rằng có thể sử dụng trong cách mạng liệu có tính khác biệt nào về chất đối với
nhau không? Hay đều đơn thuần chỉ là bạo lực?
“Do đó, nếu chủ nghĩa Mác là một lý thuyết về bạo lực và sự biện minh
cho Khủng bố, thì nó mang lại lý trong sự phi lý do, và bạo lực mà nó hợp pháp
hóa phải mang dấu hiệu phân biệt nó với các hình thức bạo lực thoái hóa. Cho
dù một người có phải là người theo chủ nghĩa Mác hay không, anh ta cũng
không thể nhất quán sống hoặc tuyên bố bạo lực thuần túy mà không có bất kỳ
viễn cảnh nào về tương lai. Cuối cùng, nó bị loại trừ bởi các quan điểm lý thuyết
của chủ nghĩa Mác cũng như hiện tại nó bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bởi lời
cam kết của những tâm hồn cao cả.”27

Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
26

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xvii. Nguyên tác: “The reason Marx does not adopt this intuition of man as the first
principle of political action is that in advocating nonviolence one reinforces established violence, or a
system of production which makes misery and war inevitable.”
27
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 98. Nguyên tác: “Consequently, if Marxism is a theory of violence and a justification of
Terror, it brings reason out of unreason, and the violence which it legitimates should bear a sign which
distinguishes it from regressive forms of violence. Whether one is a Marxist or not, one cannot
consistently live with or proclaim pure violence apart from any perspective on the future. In the end it
is excluded by the theoretical perspectives of Marxism just as in the present it is outlawed by the
pledge of beautiful souls.”
33
Như vậy, ta thấy rằng Merleau-Ponty đã phân biệt bạo lực cách mạng mà
chủ nghĩa Mác cho rằng được sử dụng trong cách mạng và bạo lực cố hữu trong
lòng của chủ nghĩa tư bản. Từ đây, Merleau-Ponty đã đưa ra một lập luận cho
việc sử dụng bạo lực của trong cách mạng, theo đó, giai cấp vô sản là giai cấp có
thể được sử dụng bạo lực trong cách mạng nhưng chỉ với mục đích tối hội là
tính nhân văn, nhân bản của loài người. Và sở dĩ chỉ có giai cấp vô sản mới thực
hiện được nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn bạo lực ra khỏi lịch sử loài người là do
giai cấp vô sản là giai cấp đã bị tước đoạt đi tất cả, do đó họ nhận thấy :
“Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của chủ nghĩa Mác là để tìm kiếm một bạo
lực ngày càng thoái trào trong tương lai của con người. Đây chính là điều Marx
tin tưởng là ông đã tìm thấy trong bạo lực của giai cấp vô sản, chính là, sức
mạnh của một giai cấp người – những người mà do họ đã tước đi trong xã hội
đương thời khỏi quốc gia của họ,lao động của họ và cuộc sống của họ nên có
khả năng nhận ra chính họ qua mọi khác biệt và từ đó tìm ra tính nhân văn. Tính
toán, trí trá, đổ máu và độc tài đều chỉ có thể hợp lý trong phạm vi điều đó sẽ
đưa giai cấp vô sản trở thành giai cấp cầm quyền.”28
Như vậy, theo Merleau-Ponty chủ nghĩa tự do đã không cổ vũ bạo lực
“cấp tiến” – theo cách Merleau-Ponty nói ở trên, mà ngược lại đã dùng sự tồn tại
của mình để kéo dài bạo lực, điều đó là do chủ nghĩa tư bản đã quen với bạo lực
và thực hiện thể chế hóa bạo lực, từ đó, không thể trừ bỏ được bạo lực ra khỏi hệ
thống của mình. Ông viết:
“Vì, bằng cách giấu đi bạo lực, người ta ngày càng quen với nó và thể chế
hóa nó. Mặt khác, nếu người ta gọi tên nó, và sử dụng nó - một cách không lấy
gì làm vui vẻ - giống như những người cách mạng vẫn luôn sử dụng, thì vẫn còn
28
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xviii-xix. Nguyên tác: “Thus the essential task of Marxism is to find a violence which
recedes with the approach of man's future. This is what Marx believed he had found in proletarian
violence, namely, the power of that class of men who, because they are expropriated in present society
from their country, their labor, and their very life, are capable of recognizing one another aside from
all differences, and thus of founding humanity. Cunning, deception, bloodshed, and dictatorship are
justified if they bring the proletariat into power and to that extent alone.”
34
những cơ hội để đẩy lùi nó ra khỏi lịch sử. Trong mọi trường hợp, bạo lực sẽ
không bị đánh đuổi nhờ việc tự nhốt mình trong những giấc mơ của chủ nghĩa
Tự do”29
Mặc dù Merleau-Ponty cho rằng giai cấp công nhân sẽ là giai cấp sẽ chấm
dứt được hoàn toàn bạo lực trong xã hội loài người, tuy nhiên trong bối cảnh
lịch sử khi đó mặc dù cách mạng đã thành công ở nước Nga, lập ra nhà nước
Nga Xô-viết, nhưng tại đó bạo lực vẫn còn được tiếp tục được sử dụng, các
phiên tòa để xét xử các đối thủ chính trị được Stalin liên tiếp mở ra. Nhằm lý
giải cho mâu thuẫn này, Merleau-Ponty cho rằng sau khi đã bước sang giai đoạn
chủ nghĩa xã hội, nhà nước Xô-viết vẫn phải sử dụng bạo lực, là do bạo lực vốn
đã được thể chế hóa trong chế độ tư bản nên không thể bị loại bỏ ngay được
Tuy nhiên, Merleau-Ponty vẫn lạc quan cho rằng bạo lực sẽ kết thúc ở
trong chủ nghĩa xã hội nhờ gia vấp vô sản, và nhân loại sẽ vĩnh viễn không phải
chịu cảnh sống chung với bạo lực nữa.
Cũng trong cuốn “Humanism and Terror” của Merleau-Ponty, ông cho
rằng đối với các chủ thể thì ý nghĩa hành động của họ không hoàn toàn do chủ
thể quyết định mà còn đến từ lịch sử, Merleau – Ponty đưa ra một ví dụ minh
họa: trường hợp Bukharin: Những hành động của Bukharin – theo Merleau –
Ponty chỉ có thể được nhận thấy như là những hành vi gây hại đến nhà nước Xô
– viết khi những hành vi đó được guồng quay của lịch sử vô tình gán cho ý
nghĩa này, vì khi Bukharin hành động, ông ta không hề muốn chống lại nhà
nước Xô – viết nhưng lại dẫn đến kết cục làm hại nó. Quan điểm này của ông
được đến từ quan niệm của chủ nghĩa Mác. Ông viết:

29
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 34. Nguyên tác: “For, by hiding violence one grows accustomed to it and makes an
institution of it. On the other hand, if one gives violence its name and if one uses it, as the
revolutionaries always did, without pleasure, there remains a chance of driving it out of history. In any
case violence will not be expelled by locking ourselves within the judicial dream of liberalism”
35
“Chủ nghĩa Mác đã hiểu rằng sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử là mang
tính phi toàn thể một cách không thể tránh khỏi vì bản thân mọi ý thức đều nằm
trong lịch sử.”30
Như vậy, Merleau – Ponty đồng ý với cách diễn giải về lịch sử có tính
phụ thuộc vào góc nhìn của người trong cuộc của chủ nghĩa Mác. Sở dĩ có sự
đồng ý này là vì quan niệm triết học hiện tượng học hiện sinh của Merleau –
Ponty cũng tất yếu dẫn đến một kết luận tương tự về tính ngẫu nhiên của lịch
sử. Ông viết:
“Tương tự như vậy, sự tham gia của tôi vào tự nhiên và lịch sử là một hạn
chế trong cách nhìn của tôi về thế giới và là cách duy nhất để tôi tiếp cận thế
giới, biết về nó và làm điều gì đó trong đó. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách
thể không còn là mối quan hệ nhận thức do chủ nghĩa duy tâm cổ điển định đề,
trong đó khách thể dường như luôn là cấu trúc của chủ thể, mà là mối quan hệ
tồn tại trong đó, một cách nghịch lý, chủ thể chính là cơ thể (cơ thể người) của
anh ta, thế giới của anh ta và vị trí của anh ta, bằng một loại trao đổi”31

Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
30

nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 18. Nguyên tác: “Marxism had understood that it is inevitable that our understanding of
history should be partial since every consciousness is itself historically situated. But instead of
concluding that we are locked in our subjectivity and sworn to magic as soon as we try to act on the
world, Marxism discovered, apart from scientific knowledge and its dream of impersonal truth, a new
foundation for historical truth in the spontaneous logic of human existence, in the proletariat's self-
recognition and the real development of the revolution. Marxism rested on the profound idea that
human perspectives, however relative, are absolute because there is nothing else and no destiny. We
grasp the absolute through our total praxis, if not through our knowledge—or, rather, men's mutual
praxis is the absolute”
31
Merleau-Ponty. M (1964) Sen and Non-sense (Ý nghĩa và vô nghĩa), NXB Northwestern University
Press, Illinois. pg 72. Nguyên tác: “My involvement in nature and history is likewise a limitation of
my view on the world and yet the only way for me to approach the world, know it, and do something
in it. The relationship between subject and object is no longer that relationship of knowing postulated
by classical idealism, wherein the object always seems the construction of the subject, but a
relationship of being in which, paradoxicaly, the subject is his body, his world, and his situation, by a
sort of exchange”
36
Không chỉ đồng ý với quan niệm của chủ nghĩa Marx rằng hiểu biết của
con người về lịch sử là chỉ mang tính bộ phận, Merleau – Ponty cũng đã đề cao
công trạng của Marx trong việc nêu bật lên được tính tích cực chủ động của con
người trong quá trình lịch sử đó, theo đó, con người trong chủ nghĩa Mác tuy
rằng bị khóa chặt trong tính lịch sử của mình nhưng vẫn nỗ lực vươn lên, vượt ra
khỏi hoàn cảnh bị giới hạn đó của mình thông qua quá trình thực tiễn, và quá
trình vượt lên qua tính lịch sử của con người được thể hiện rõ nhất là qua sự
phát triển của cách mạng – đạt được nhờ sự tự nhận thức của giai cấp vô sản.
Ông viết:
“Nhưng thay vì kết luận rằng chúng ta bị khóa chặt trong tính chủ quan
của mình và thề với phép thuật ngay khi chúng ta cố gắng hành động trên thế
giới, chủ nghĩa Mác đã khám phá ra, ngoài kiến thức khoa học và giấc mơ về
chân lý phi cá nhân, một nền tảng mới cho chân lý lịch sử trong logic tự phát.
của tồn tại con người, ở sự tự nhận thức của giai cấp vô sản và sự phát triển thực
sự của cách mạng. Chủ nghĩa Mác dựa trên ý tưởng sâu sắc rằng quan điểm của
con người, mặc dù có tính tương đối, nhưng lại là tuyệt đối bởi vì không có gì
khác và định mệnh không hề tồn tại. Chúng ta nắm bắt cái tuyệt đối thông qua
thực tiễn của chúng ta, nếu không phải thông qua kiến thức của chúng ta - hay
nói đúng hơn, thực tiễn của con người là tuyệt đối”32
Cụ thể hơn, trong quan niệm về thực tiễn của mình, Merleau-Ponty đưa ra
quan niệm về thực tiễn chính trị, theo đó quá trình thực tiễn chính trị trong
những cuộc cách mạng được đến từ cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:
mặt khách quan cho thực tiễn chính trị của giai cấp công nhân chính là do giai

32
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 18. Nguyên tác: “But instead of concluding that we are locked in our subjectivity and
sworn to magic as soon as we try to act on the world, Marxism discovered, apart from scientific
knowledge and its dream of impersonal truth, a new foundation for historical truth in the spontaneous
logic of human existence, in the proletariat's self-recognition and the real development of the
revolution. Marxism rested on the profound idea that human perspectives, however relative, are
absolute because there is nothing else and no destiny. We grasp the absolute through our total praxis,
if not through our knowledge—or, rather, men's mutual praxis is the absolute”
37
cấp vô sản bị sinh ra, bị ném vào thế giới trong hoàn cảnh áp bức bóc lột, phải
sống cuộc sống bị tha hóa, đó là hoàn cảnh sống mang tính khách quan mà giai
cấp công nhân thông qua quá trình thực tiễn chính trị của mình đã nỗ lực để cố
gắng thoát ra. Còn mặt chủ quan cho quá trình thực tiễn chính trị của giai cấp
công nhân đến từ việc từng chủ thể riêng biệt trong giai cấp công nhân đều bị
ảnh hưởng bởi sự bóc lột và chính những sự bóc lột này tạo nên những kinh
nghiệm cá nhân riêng biệt của từng chủ thể này, tuy khác nhau nhưng đều thống
nhất ở chỗ đều làm cho những chủ thể này muốn tham gia vào một dự án chung
– dự án thực hiện quá trình thực tiễn chính trị.33
Như vậy, ở đây ta thấy rõ rằng Merleau – Ponty đã kết hợp và đề cao quan
niệm của Marx về vị trí và khả năng của tồn tại người vào trong hiện tượng học
hiện sinh của mình, đây là một ví dụ về việc kết hợp giữa triết học hiện sinh và
chủ nghĩa Mác như Trần Đức Thảo đã nhận xét
Chính vì việc dựa vào quan niệm của Marx về sự chủ động của chủ thể
con người ở trong lịch sử, cho nên quan điểm về con người ở trong lịch sử của
Merleau-Ponty không có nghĩa là ông ủng hộ cho chủ nghĩa tương đối trong
hành động đạo đức – tức là quan điểm cho rằng mọi hành động đều không rõ ý
nghĩa trong lịch sử nên một cá nhân có thể hành động theo mọi cách mình
muốn. Ông cho rằng các giá trị đạo đức được lịch sử tạo nên và tùy vào từng
thời kỳ lịch sử:
“Trong một giai đoạn lịch sử nhất định và trong một chính sách nhất định
của Đảng, các giá trị được quyết định và được tuân thủ nghiêm ngặt do chúng
được sinh ra từ logic của lịch sử. Chính sự tuyệt đối này trong một tình huống
xung quanh tạo nên sự khác biệt giữa phép biện chứng của chủ nghĩa Mác và
thuyết tương đối tầm thường.”34

33
Tham khảo: Chiujdea. M (2013) Maurice Merleau-Ponty on Violence and Marxism (Maurice
Merleau-Ponty về Bạo lực và chủ nghĩa Mác), Opticon1826, 15: 7, pp. 1-15, DOI:
http://dx.doi.org/10.5334/opt.be

38
Tóm lại Merleau – Ponty đã đưa ra quan niệm về sự khủng bố trong cách
mạng và bạo lực ở trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Theo đó, ông
cho rằng bạo lực là khủng bố không phải chỉ xuất hiện ở trong chủ nghĩa Cộng
sản – giống như một số luồng tư tưởng tư sản thời bấy giờ - mà bạo lực và
khủng bố, theo Merleau – Ponty, vốn là nội tại trong xã hội loài người, chính
nhà nước tư sản bằng cách không công nhận rằng chế độ của mình ra đời từ
khủng bố và ngầm chứa bạo lực đã dung túng cho bạo lực trong lòng mình và từ
đó tạo nên ảnh hưởng tiêu cực đến người dân sống trong xã hội mình và các
nước thuộc địa.
Merleau – Ponty cũng đưa ra quan niệm cho rằng mặc dù cả nhà nước
cộng sản và nhà nước tư sản đều có bạo lực, nhưng bản chất bạo lực ở trong nhà
nước cộng sản là bạo lực hướng đến việc tự tiêu tan chính bạo lực khác với bạo
lực nhằm mục đích bạo lực thuần túy ở trong nhà nước tư sản và các nhà nước
khác trước đó. Merleau – Ponty cũng cho rằng giai cấp thực hiện được việc
khiến cho bạo lực biến mất trong xã hội loài người chính là giai cấp vô sản
thông qua cuộc cách mạng của mình. Ông cũng tỏ ra lạc quan rằng mặc dù nhà
nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đó vẫn còn sử dụng đến bạo lực, nhưng điều
đó là do còn ảnh hưởng, tàn dư của nhà nước tư sản, và đến cuối cùng nhà nước
này sẽ hoàn thành việc xóa bỏ hoàn toạn bạo lực ra khỏi cuộc sống của loài
người.
Song song với sự lạc quan và tin tưởng vào triển vọng của nhà nước Nga
Xô – viết đương thời và khả năng loại trừ được hoàn toàn bạo lực ra khỏi đời
sống loài người của giai cấp vô sản, trong cuốn “Humanism and Terror” mà ta
đang thảo luận ở đây, Merleau – Ponty cũng đã đặt ra những nghi vấn nhất định
về nhà nước nước Nga Xô – viết và các đảng Cộng sản đương thời. Vấn đề này

34
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg 120 - 121. Nguyên tác: “Within a given period of history and a given policy of the Party,
values are decided upon and are strictly adhered to because they arise out of the logic of history. It is
this absolute within a surrounding contingency which constitutes the difference between the Marxist
dialectic and vulgar relativism.”
39
sẽ được ông đẩy lên đến cực điểm trong các tác phẩm về chính trị - xã hội thời
kỳ sau của ông.

2.3. Quan niệm của Merleau-Ponty về phê phán nhà nước Xô-viết thực tế

Quan niệm của Merleau – Ponty về phê phán nhà nước Xô – viết thể hiện
rất rõ ràng trong cuốn “Adventures of the Dialectic”, quan niệm xuất phát từ
những sự kiện thực tế diễn ra trong nền chính trị thế giới đương thời: cuộc chiến
tranh Triều Tiên, những tin tức về những phiên tòa của Stalin và sự đẫm máu
trong việc sử dụng những công cụ quyền lực để thực hiện loại trừ những đối thủ
chính trị của Stalin… gây ảnh hưởng lên Merleau-Ponty. Tuy nhiên, ngay từ
trong tác phẩm “Humansim and Terror”, ông cũng đã đưa ra một số ý kiến về
việc phê phán nhà nước Nga Xô – viết thời bấy giờ.
Trong tác phẩm Humanism and Terror mà ta đang bàn đến, Merleau-
Ponty thể hiện quan điểm ủng hộ Lenin và những quyết định trong thời gian
cách mạng thành lập lên nhà nước Nga Xô – viết của ông, theo đó Lenin là một
người Cộng sản có khả năng sử dụng những phương tiện chính trị giúp cho cuộc
cách mạng vô sản thắng lợi. Song song với đó, Merleau – Ponty cũng cho rằng
Lênin cũng đề cao tính trung thực tối hậu của người cộng sản – tức là giống với
quan niệm của Merleau – Ponty về một người cộng sản theo chủ nghĩa
Machiavelli mà ta đã bản ở trên. Ông viết:
“Lenin có thể đã nhấn mạnh về việc Đảng phải có thẩm quyền lãnh đạo
giai cấp vô sản, do ông cho rằng, nếu không như thế thì giai cấp công nhân sẽ
vẫn theo chủ nghĩa hiệp đoàn và không chuyển sang hành động chính trị. Tuy
nhiên, ông cũng đã ủng hộ nhiều cho bản năng của quần chúng, ít nhất là một
khi bộ máy tư bản đã bị đập tan… Vì ủng hộ hành động giai cấp, người theo chủ
nghĩa Lênin từ bỏ đạo đức phổ quát; nhưng anh ta sẽ khôi phục nó trong vũ trụ
mới của giai cấp vô sản thế giới. Không phải bất kỳ phương tiện nào cũng tốt
cho việc hiện thực hóa vũ trụ này và chẳng hạn, không thể có chuyện lừa dối
giai cấp vô sản một cách có hệ thống và che giấu vấn đề thực sự trong một thời

40
gian dài; về nguyên tắc, điều đó bị loại bỏ vì nó sẽ làm giảm ý thức giai cấp và
làm tổn hại đến thắng lợi của giai cấp vô sản.”35
Thái độ tích cực này của Merleau – Ponty đối với cuộc cách mạng vô sản
tại nước Nga Xô – viết không chỉ dừng lại ở thiện cảm của ông dành cho Lênin,
mà còn được thể hiện ra với những người cộng sản thực hiện cách mạng nói
chung Tuy nhiên, song song với đó, Merleau-Ponty cũng thể hiện sự phê phán,
hoài nghi nhà nước Nga Xô viết vào thời của ông đang sống, ông cho rằng nhà
nước Xô- viết bấy giờ đang trở nên đình trệ, dần xa dời mục tiêu cách mạng
trong sáng được đặt ra ban đầu. Ông viết:
“Chúng ta có thể nói như vậy về chủ nghĩa cộng sản ngày nay không?
Trong mười năm qua ở Liên Xô, hệ thống phân cấp xã hội đã dần lộ rõ. Giai cấp
vô sản đóng một vai trò không đáng kể trong các Đại hội Đảng. Có lẽ cuộc thảo
luận chính trị diễn ra trong những căn phòng kín, nhưng nó không bao giờ xuất
hiện công khai. Các đảng Cộng sản của các quốc gia đấu tranh giành quyền lực
mà không có cương lĩnh vô sản và không phải lúc nào cũng tránh xa chủ nghĩa
sô-vanh.”36
Như vậy, Merleau – Ponty đã theo dõi quá trình phát triển của nhà nước
Nga Xô – viết thời bấy giờ và nhận thấy rằng những diễn biến chính trị ở trong
35
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xix. Nguyên tác: “Lenin may well have insisted upon the authority of the Party to guide the
proletariat, who would otherwise, as he says, remain syndicalist and not move on to political action.
He nevertheless grants much to the instinct of the masses, at least once the capitalist machine has been
smashed… Since he subscribes to class action, the Leninist abandons universal ethics; but he will have
it restored in the new universe of the world proletariat. Not just any means is good for the realization
of this universe and, for example, there can be no question of systematically deceiving the proletariat
and hiding the real issue for very long; in principle that is out because it would diminish class
consciousness and compromise the victory of the proletariat.”
36
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xx. Nguyên tác: “Can we say the same of today's communism? In the last ten years in the
U.S.S.R. the social hierarchy has become considerably accentuated. The proletariat plays an
insignificant role in the Party Congresses. Perhaps political discussion goes on in the cells but it never
appears publicly. National Communist parties struggle for power without a proletarian platform and
without always avoiding chauvinism.”
41
nội bộ nhà nước Xô – viết khi ấy (các cuộc đấu tranh quyền lực, sự xa cách
nhân dân, sự tập trung quyền lực vào tay một số ít cá nhân…) đang dần làm
người dân ở các nước châu Âu mất lòng tin vào nhà nước Nga Xô – viết khi ấy
và học thuyết của Marx. Điều này đã ảnh hưởng đến Merleau – Ponty và dẫn
đến sự xuất hiện của việc hoài nghi về cách mạng vô sản trong tư tưởng của
Merleau – Ponty mặc cho việc học thuyết của Marx vẫn là một hệ thống tư
tưởng tương đối đúng đắn:
“Vì vậy, chúng tôi thấy mình trong một tình huống không thể giải quyết
được. Sự phê phán của chủ nghĩa Mác đối với chủ nghĩa tư bản vẫn còn giá trị
và rõ ràng là chủ nghĩa chống Liên Xô ngày nay giống với sự tàn bạo, cường
điệu, chóng mặt và thống khổ vốn đã được thể hiện trong chủ nghĩa phát xít.
Mặt khác, Cách mạng đã dừng lại: nó duy trì và làm trầm trọng thêm bộ máy
độc tài trong khi từ bỏ quyền tự do cách mạng của giai cấp vô sản trong các Xô
viết và Đảng của nó và từ bỏ sự kiểm soát nhân đạo của nhà nước. Không thể là
một người chống Cộng sản và không thể là một người Cộng sản.”37
Quan niệm hoài nghi lại nhà nước Nga Xô – viết này được Merleau-Ponty
tiếp tục phát triển và đẩy lên đến cực điểm trong cuốn sách tiếp theo của mình
về triết học Mác trong chính trị - xã hội: là cuốn sách “The Adventures of the
Dialectic”. Trong đó, ông cho rằng quan niệm “cách mạng hoàn toàn” theo kiểu
của Trotsky đã trở nên lỗi thời, và hoàn cảnh thế giới đã biến đổi yêu cầu một
kiểu cách mạng mang tính hiện sinh hơn, quan tâm đến những vấn đề quan trọng
với chủ thể hơn. Ông viết:
“Cách mạng ngày nay không phải là kêu gọi cách mạng vĩnh viễn - điều
đã bị mất uy tín trong mắt phương Tây, mà là nhìn vào khả năng thay đổi các
37
Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the Communist Problem (Chủ nghĩa
nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press,
Boston, pg xxi. Nguyên tác: “Thus we find ourselves in an inextricable situation. The Marxist critique
of capitalism is still valid and it is clear that anti-Sovietism today resembles the brutality, hybris,
vertigo, and anguish that already found expression in fascism. On the other side, the Revolution has
come to a halt: it maintains and aggravates the dictatorial apparatus while renouncing the
revolutionary liberty of the proletariat in the Soviets and its Party and abandoning the humane control
of the state. It is impossible to be an anti-Communist and it is not possible to be a Communist.”
42
quan hệ xã hội trong hoàn cảnh sống của chính mình. Kêu gọi cách mạng ngày
nay có thể dẫn đến một hình thức ảo tưởng khác hoặc một cái cớ để không cố
gắng vượt qua những mâu thuẫn mà người ta tìm thấy ở nhà”38
Cũng trong cuốn “Adventures of the Dialectic”, Merleau-Ponty đã đưa ra
những những quan điểm về một chủ nghĩa cánh tả mới, đó là một đảng cánh tả
nhưng không phải là đảng Cộng sản mà là một trào lưu chính trị đi phê phán lại
những điểm chưa đúng của chủ nghĩa Cộng sản:
“Một tổ chức cánh tả phi cộng sản thực hiện quyền tự do phê bình đối với
nền chuyên chính của giai cấp vô sản ở chỗ hành động của họ tự nó phân biệt nó
với hành động cộng sản.”39
Một tổ chức cánh tả mới như vậy, để được tồn tại phải có giá trị tự nó, giá
trị đấy của đảng cánh tả mà Merleau-Ponty cổ vũ nằm ở chỗ đó sẽ là phương
tiện trung giới giữa các nhà nước cộng sản và phần còn lại của thế giới. Ông
viết:
“Phe cánh tả phi cộng sản không phải là phe cánh tả không công khai nói
về chủ nghĩa cộng sản hay cánh tả cùng với chủ nghĩa cộng sản chiến đấu với kẻ
thù của mình. Để xứng đáng với tên gọi của mình, nó phải sắp xếp một nền tảng
cùng tồn tại giữa chủ nghĩa cộng sản và phần còn lại của thế giới.”40

38
Merleau-Ponty. M, (1973) Adventures of the Dialectic (Những cuộc phiêu lưu của phép biện
chứng), NXB Northwestern University Press, Illinois. pg xxvii. Nguyên tác: To be a revolutionary
today is not to call for permanent revolution, which has been discredited for the Western world, but
rather to look to the possibility of changing the social relations within one's own lived situation. To
call for revolution today may well amount to another form of illusion or an excuse for not trying to
overcome the contradictions one finds at home
Merleau-Ponty. M, (1973) Adventures of the Dialectic (Những cuộc phiêu lưu của phép biện chứng),
39

NXB Northwestern University Press, Illinois. pg 226. Nguyên tác: A noncommunist left exercises
such a freedom of criticism in regard to the dictatorship of the proletariat that its action in itself
distinguishes it from communist action.
40
Merleau-Ponty. M, (1973) Adventures of the Dialectic (Những cuộc phiêu lưu của phép biện chứng),
NXB Northwestern University Press, Illinois. pg 185. Nguyên tác: “The noncommunist left is not a
left which fails to speak publicly about communism or one which, together with it, fights its enemies.
To deserve its name, it must arrange a ground of coexistence between communism and the rest of the
world.”
43
Tóm lại, trong cuốn “Humansim and Terror”, Merleau – Ponty đã có
những quan niệm phê bình nhà nước Nga Xô – viết đương thời. Những phê bình
này đến từ những lo âu được dấy lên xung quanh các hoạt động chính trị của nhà
nước Nga Xô – viết khi ấy. Theo đó, Merleau – Ponty mặc dù vẫn tỏ ra tích cực
với cuộc cách mạng vô sản Nga năm 1917 nhưng cảm thấy không hài lòng với
chính trị trong nhà nước Nga Xô – viết thời bấy giờ, nhưng ông vẫn chờ đợi
những tín hiệu tích cực từ nhà nước Nga Xô – viết, đó chính là thái độ “Nhìn và
đợi” của ông. Tuy nhiên, sự hoài nghi này của Merleau – Ponty ngày càng trở
lên rõ ràng đưa tới việc trong quan niệm về chính trị - xã hội sau này của mình,
ông trở nên phê bình chủ nghĩa Marx và nhà nước Nga Xô – viết và cho rằng
các phê phán của Marx đã không còn giá trị thực tế mà chỉ mang tính kinh điển
và mong muốn vạch rõ ranh giới của mình với nhà nước Xô – viết qua việc
muốn có môt chủ nghĩa cánh tả mới, độc lập, phê phán lại nhà nước Nga Xô –
viết đương thời.

44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tư tưởng triết học chính trị xã-hội của Maurice Merleau-Ponty trong tác
phẩm “Humansim and Terror” gồm ba điểm chính: quan niệm phê phán chủ
nghĩa tự do như là đang được thể hiện ra ở các nước tư bản phương Tây thời bấy
giờ, theo đó ông cho rằng chủ nghĩa tự do phương Tây chỉ đưa ra những biểu
tượng sáo rỗng về tự do và không thật tâm quan tâm đến đời sống người dân
trong xã hội mình. Chủ nghĩa tự do, cũng theo Merleau – Ponty, hàm chứa trong
mình những bạo lực tiềm ẩn nhưng luôn luôn né tránh vấn đề đó, mặt khác chính
nó lại đi phê phán chủ nghĩa Cộng sản dùng bạo lực để giải quyết những vấn đề
phát sinh ra trong quá trình bạo lực.
Bạo lực và khủng bố, theo Merleau – Ponty là cố hữu trong mọi nhà nước
của xã hội loài người, nhưng lại bị chủ nghĩa tư do tránh xa, cho rằng không liên
quan tới bản thân nó, do đó lại vô hình chung khuyến khích nó tồn tại ở chính
trong lòng chủ nghĩa tự do. Ngược lại, chủ nghĩa cộng sản, do nhận thức được
vấn đề bạo lực đã không ngần ngại đối diện với nó, qua đó tạo ra một cơ hội để
loại bỏ toàn bộ bạo lực ra khỏi xã hội loài người.
Song song với đó là tư tưởng phê phán nhà nước Xô-viết đương thời –
vốn chỉ hơi manh nha ở trong tác phẩm “Humanism and Terror” mà ta đang xét
ở đây và sẽ được ông nhấn mạnh rõ hơn trong tác phẩm “Adventures of the
Dialectic” của mình, trong tác phẩm đó, Merleau – Ponty đã chính thức rời xa
chủ nghĩa cộng sản và tự vạch ra ranh giới cho mình bằng cách đề ra một chủ
nghĩa cánh tả mới phê phán lại chủ nghĩa cộng sản đương thời.

45
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI CỦA MERLEAU-PONTY TRONG TÁC PHẨM “HUMANISM AND
TERROR”

3.1. Đóng góp của tư tưởng triết học chính trị- xã hội của Maurice Merleau-
Ponty trong tác phẩm “Humanism and Terror”

Qua những phân tích kể trên ta có thể liệt kê ra một số đóng góp trong tư
tưởng triết học chính trị của Maurice Merleau – Ponty như sau:
Thứ nhất, Merleau-Ponty đã có lý khi đi phê phán những thiếu sót của
chủ nghĩa tự do đương thời.Những thiếu sót đó chính là việc chủ nghĩa tự do
phương Tây đã bỏ qua việc thực hành những giá trị của chính họ trong thực tế,
nhằm giúp đỡ quần chúng ở bản thân nước họ và những nước thuộc địa, mà thay
vào đó đi tuyên truyền, tồn thờ những giá trị đó, dùng những giá trị đó biện
minh cho những hành động của mình. Những phê phán đó của Merleau-Ponty
hiện vẫn còn đúng trong bối cảnh thế giới hiện tại: một số quốc gia nhất định
vẫn còn nhân danh những giá trị tự do, nhân đạo của mình gây chiến tranh và
đau thương trên phạm vi thế giới.
Thứ hai, Merleau-Ponty đã có lý khi đi chỉ ra rằng bạo lực đã trở thành
nội tại ở trong nhà nước của chủ nghĩa tư bản thời bấy giờ. Theo đó, mặc dù nhà
nước tư bản cố gắng cho rằng mình theo chủ nghĩa tự do, đề cao các giá trị hòa
bình, nhưng trên thực tế đó chỉ là những biểu tượng sáo rỗng, thực ra họ vẫn tiếp
tục dùng bạo lực trong mối quan hệ giữa nhà nước và với giai cấp vô sản ở trong
nội bộ quốc gia đấy và trong mối quan hệ giữa nhà nước tư bản chính quốc và
các dân tộc thuộc địa. Điều đó phần nào vẫn đúng trong hoàn cảnh thế giới tại
thời điểm hiện nay.
Thứ ba, Merleau-Ponty đã có công trong việc bênh vực nhà nước Nga
Xô-viết khỏi các công kích bất hợp lý của các học giả phương Tây thời bấy giờ,
cụ thể là trong cuốn “Humanism and Terror” mà ta đang xét là chống lại cuốn
sách “Darkness at noon” của Arthur Koestler.

46
Thứ tư, song song với đó Merleau-Ponty cũng đã có lý khi phê phán nhà
nước Nga Xô-viết thời bấy giờ, trong bối cảnh mà Stalin đang tăng cường các
hành động chính trị nhằm triệt tiêu đối thủ chính trị và nắm quyền lực cho riêng
mình.
Thứ năm, Merleau – Ponty đã nhận ra những đóng góp về mặt triết học
của Mác, ông đã nỗ lực kết hợp giữa phương pháp của hiện tượng học và những
quan niệm của Mác đề đi đến một thứ triết học mà ông nhận thấy là đầy đủ,
hoàn hảo hơn, giải quyết được những thiếu sót mà bản thân ông nhận thấy là tồn
tại trong hệ thống triết học mà các nhà kinh điển Mác – xít để lại.

3.2. Hạn chế của tư tưởng triết học chính trị-xã hội của Maurice Merleau-
Ponty trong tác phẩm “Humansim and Terror”

Song song với những ưu điểm như đã nêu trên, tư tưởng triết học chính trị
- xã hội của Merleau-Ponty, cũng giống như mọi hệ thống triết học khác, đều có
những nhược điểm của mình:
Thứ nhất, Merleau-Ponty đã hơi quá cực đoan, đặc biệt là trong thời kỳ
sau của tư tưởng triết học chính trị - xã hội của mình trong việc phê phán nhà
nước Nga Xô – viết thời bấy giờ, khi ông dựa vào những thông tin, những số
liệu chưa hẳn là chính xác để phê phán nhà nước Nga Xô-viết.
Thứ hai, trái lại người bạn, người đồng nghiệp của mình là Jean Paul
Satre, người đã trung thành với tư tưởng chủ nghĩa Mác, Merleau-Ponty trong
giai đoạn cuối của cuộc đời tư tưởng của mình đã bỏ đi thái độ chờ đợi đối với
chủ nghĩa Mác và Nhà nước Nga Xô-viết và cho rằng các tác phẩm kinh điển
của Mác không có tính thực tế và chỉ nên được đọc như là những tác phẩm kinh
điển trong lịch sử triết học mà thôi.
Thứ ba, tuy Merleau – Ponty đã có những đối chiếu và tư tưởng tương
đồng với quan niệm của chủ nghĩa Mác, nhưng ông vẫn sai lầm khi đi phê phán
rằng Mác chỉ nhìn nhận thực tiễn như là quá trình thực tiễn đi sản xuất ra của cải
vật chất. Trên thực tế, Mác không phủ nhận các quá trình thực tiễn khác mà chỉ

47
cho rằng suy đến cùng thì mọi hoạt động của con người đều phải có nền tảng
dựa trên quá trình sản xuất của cải vật chất.

48
KẾT LUẬN

Maurice Merleau-Ponty là một nhà hiện tượng học nổi danh người Pháp.
Ông, là một nhà hiện tượng học hàng đầu nước Pháp trong nửa đầu đầy biến
động của thế kỷ XX, triết học của ông đã có ảnh hưởng lớn trong giới học giả
nước Pháp sau này, ví dụ như đến Jean Paul Satre, Gilbert Simondon, Dreyfus,
Trần Đức Thảo, Althusser.. Tư tưởng triết học của ông, tuy nhiên, lại không chỉ
dừng lại ở tư tưởng hiện tượng học hiện sinh mà còn trải dài sang cả lĩnh vực
triết học chính trị - xã hội. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của ông được bắt
đầu trong bối cảnh nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung sau cuộc Đại
chiến thế giới lần thứ hai, khi đó đời sống tinh thần châu Âu bị tha hóa, thế giới
bắt đầu mạnh nha xuất hiện trật tự thế giới hai cực Mỹ và các nước Tây Âu ở
một bên, phía kia là nhà nước Nga Xô – viết và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Maurice Merleau-Ponty ở trong
cuốn sách “Humansim and Terror” được hình thành trên cơ sở triết học hiện
sinh của bản thân Merleau-Ponty – đặc biệt là quan niệm về thân xác con người
với tư cách là một chủ thể của tri giác, làm nền tảng cho mọi chân lý và mọi
quan hệ, trong đó có cả tính xã hội của con người - và của các nhà hiện tượng
học đương thời khác: Martin Heidegger, Jean Paul Satre cùng với tư tưởng triết
học của Karl Marx và các nhà triết học Marx phương Tây khác. Trong cuốn sách
vốn được xuát phát từ bài tham luận của ông trên tạp chí “Thời hiện đại” này,
Merleau – Ponty đã đưa ra những lập luận tấn công chủ nghĩa tự do phương Tây
thời bấy giờ, chỉ ra rằng chủ nghĩa tự do mà các nhà nước phương Tây thời bấy
giờ truyền bá, chỉ là việc thờ phụng những biểu ngữ chứ không thực sự mang lại
những giá trị mà họ tuyên truyền đến cho những cá nhân thuộc giai cấp vô sản
tại quốc gia đó và các quốc gia thuộc địa.
Trọng tâm của cuốn “Humansim and Terror” nằm ở quan điểm phê phán
bạo lực như là một nội tại của nhà nước tư bản. Theo đó, trái với những gì được
tuyên truyên truyền bởi chủ nghĩa tư bản rằng chủ nghĩa cộng sản mang đến bạo
49
lực và chủ nghĩa tư bản thì bài trừ bạo lực, Merleau – Ponty lại cho rằng bạo lực
đều tồn tại trong cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa tư bản, cũng như trong xã
hội loại người từ trước tới nay, tuy nhiên chủ nghĩa tư bản lại lựa chọn làm quen
và thể chế hóa bạo lực, qua đó lưu giữ lại bạo lực như là một phần của mình.
Còn chủ nghĩa cộng sản, nhờ việc nhận ra bạo lực vốn là cố hữu trong xã hội
loại người, đã có khả năng mở ra một lối thoát cho xã hội loài người bằng cách
sử dụng bạo lực để kết thúc bạo lực.
Song song với đó. Merleau-Ponty cũng đưa ra quan điểm phê phán nhà
nước Nga Xô – viết đương thời, đặt dưới sự lãnh đạo của Stalin lúc bấy giờ, ông
cũng đưa ra quan niệm về một chủ nghĩa cánh tả mới, phê phán lại những yếu
điểm mà ông cảm thấy đang tồn tại trong nhà nước Nga Xô – viết thời kỳ bấy
giờ .
Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Merleau – Ponty trong cuốn
“Humanism and Terror” ra đời vào thời điểm ông đang có thiện cảm nhất với
nhà nước Nga Xô – viết. Những phê phán của ông đối với chủ nghĩa tự do và
đối với bạo lực trong chủ nghĩa tư bản cũng như những quan niệm về sự kết hợp
giữa chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Mác vẫn còn nguyên giá trị trong bối
cảnh ngày nay.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Kiên. N. T (2016) Triết gia Trần Đức Thảo di cảo, khảo luận. kỷ niệm,
NXB Đại học Huế, Huế.
2. Hảo. N. V (2006).Tư tưởng triết học cơ bản của Martin Heidegger và ảnh
hưởng của nó đến các trào lưu triết học phương Tây thế kỷ XX. Trong
Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX: Kỷ yếu hội thảo quốc tế :
Hà Nội, 16-17/11/2006.
3. Hạnh. L. T. Merleau – Ponty: nhà hiên tượng học vĩ đại nhất của Pháp,
đăng trong Tạp chí Triết học, số 6 (205), tháng 6 – 2008.
4. Thắng. H. V (2006). Tìm hiểu quan niệm của Jean Paul Sartre về hiện
sinh. Trong Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX: Kỷ yếu hội
thảo quốc tế : Hà Nội, 16-17/11/2006 

Tài liệu nước ngoài

5. Flynn. B (2007) The development of the political philosophy of Maurice


Merleau-Ponty (Sự phát triển của triết học chính trị của Maurice
Merleau-Ponty).. Continental Philosophy Review 40 (2):125-138.
6. Carman. T (2008) Merleau – Ponty (Merleau – Ponty), NXB Routledge,
London.
7. Chiujdea. M (2013) Maurice Merleau-Ponty on Violence and Marxism
(Maurice Merleau-Ponty về Bạo lực và chủ nghĩa Mác), Opticon1826, 15:
7, pp. 1-15, DOI: http://dx.doi.org/10.5334/opt.be
8. Coole. D (2001) Thinking Politically with Merleau-Ponty (Tư duy chính
trị cùng Merleau-Ponty), Radical Philosophy 108, Jul/Aug 2001.
9. Landes. D. A (2013) The Merleau-Ponty dictionary (Từ điển Merleau-
Ponty), NXB Bloomsbury, London.
51
10.Hwa Yon Jung (1967) The Radical Humanization of Politics: Maurice
Merleau Ponty’s Philosophy of Politics (Sự nhân bản hóa cực đoan của
chính trị: Triết học chính trị của Merleau Ponty), Archives for Philosophy
of Law and Social Philosophy, Vol. 53, No. 2 (1967), pp. 233-256.
http://www.jstor.org/stable/23678891
11.Marshall. G. J (2008) A guide to Merleau-Ponty’s Phenomenology of
Perception, NXB Marquette University press, Wisconsin.
12.Merleau-Ponty (2012) Phenomenology of Perception (Hiện tượng học Tri
giác), NXB Routledge, London.
13.Merleau-Ponty. M (1964) Sen and Non-sense (Ý nghĩa và vô nghĩa), NXB
Northwestern University Press, Illinois.
14.Merleau-Ponty. M (1969) Humanism and Terror: An Essay on the
Communist Problem (Chủ nghĩa nhân đạo và sự Khủng bố: Một tiểu luận
về vấn đề của chủ nghĩa Cộng sản), NXB Beacon Press, Boston.
15.Merleau-Ponty. M, (1973) Adventures of the Dialectic (Những cuộc phiêu
lưu của phép biện chứng), NXB Northwestern University Press, Illinois.
16.Romdenh-Romluc. K (2011) Merleau-Ponty and Phenomenology of
Perception (Merleau-Ponty và Hiện tượng học tri giác), NXB Routledge,
London.
17.Whiteside. K. H (1988) Merleau-Ponty and the Foundation of an
Existential Politics (Merleau-Ponty và nguồn gốc của một nền chính trị
hiện sinh), NXB Princeton University Press, New Jersey.

52

You might also like