You are on page 1of 16

하노이 대학교

한국어 학과

한국문학 보고서

기말고사
주제 2: 한국 문학에 나타나고 있는 한국 사회의 모습에 대해 한국 문학 작품
속의 구체적인 장면들을 통해 설명해 보십시오.

팀원

Nguyễn Ngọc Quỳnh – 2007070093

Bùi Nhật Mai – 2007070063

2023 년 6 월

Mục lục
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:............................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................................................3

2. Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................................................3

3. Phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu:...........................................................................3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:...................................................................................4

1. Khái quát chung về tác giả và tác phẩm:.............................................................................................4

1.1. “Một ngày may mắn” - Hyun Jin Geon:.......................................................................................4

1.2. “Chàng câm Samryong” - Na Do Hyang:.....................................................................................4

2. Bối cảnh lịch sử (giai đoạn 1910-1945):...............................................................................................5

3. Hình ảnh xã hội Hàn Quốc qua hai tác phẩm:....................................................................................5

3.1. Cuộc sống của tầng lớp người dân nghèo trong xã hội thực dân - Hiện thực về “sự nghèo khổ”
của xã hội Hàn Quốc thông qua ngòi bút Chủ nghĩa hiện thực phê phán:.....................................................5

3.2. Xã hội Hàn Quốc đầy rẫy những bi kịch của con người: đói khổ, bị đối xử bất công, phân biệt
rõ ràng giai cấp giàu - nghèo, bị bóc lột nhưng vẫn khao khát sống, khao khát yêu thương:........................6

3.3. Một xã hội đẩy con người tới những bi kịch cùng cực nhất nhưng cũng báo hiệu cho một sự
chuyển mình, hướng đến tương lai tươi sáng hơn...........................................................................................7

III. KẾT LUẬN:....................................................................................................8

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................9

1

I.서론:......................................................................................................... 10
1. 주제 선택 동기:..................................................................................................................................................... 10

2. 연구 범위:................................................................................................................................................................ 10

3. 연구 방법 및 연구 목적:.................................................................................................................................... 10

II. 본론:.................................................................................................. 11
1. 작가 및 작품에 대한 일반적인 소개:............................................................................................................ 11

1.1. “운수 좋은 날” – 현진건:..................................................................................................................... 11

1.2. “벙어리 삼룡이” – 나도향:.................................................................................................................. 11

2. 역사적 배경 (1910 – 1945):........................................................................................................................... 12

3. 두 작품에 나타나고 있는 한국 사회의 모습:............................................................................................. 12

3.1. 식민지 사회에 가난한 사람들의 삶 – 비판적 현실주의의 건필을 통해 본 한국 사회의


“빈곤” 실상:.................................................................................................................................................................... 12
3.2. 한국 사회는 가난, 부당한 대우, 빈부격차 등과 같은 인간의 비극으로 가득 차 있는데
착취를 당하면서도 여전히 사랑을 갈망하고 삶을 살고 싶음:.....................................................................13
3.3. 사람을 가장 극단적인 비극으로 몰아넣지만 더 밝은 미래를 향한 전환점이 숨겨져
있는 사회: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..14

III. 결론:............................................................................................... 15
IV. 참고문헌:........................................................................................ 16

Đặc điểm xã hội Hàn Quốc thông qua hai tác phẩm văn học “Một ngày may mắn”
– Hyun Jin Geon và “Chàng câm Samryong” – Na Do Hyang.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:


1. Lý do chọn đề tài:
2
Văn học luôn là một phương tiện để tìm hiểu về con người và xã hội của một quốc gia,
dân tộc. Hàn Quốc với tư cách là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, chứa đựng nhiều
dấu ấn riêng biệt, chỉ tính riêng văn học, cũng đã có nhiều tác phẩm xuất sắc phản ánh đời
sống tinh thần, xã hội và con người Hàn Quốc. 
Là sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc, với mong muốn tìm hiểu về xã hội Hàn Quốc,
chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu các tác phẩm tiêu biểu của văn học nước bạn từ đó rút
ra những kết luận về đặc điểm xã hội Hàn Quốc. Bối cảnh lịch sử biến đổi phức tạp dẫn
đến xã hội cũng có nhiều biến chuyển theo từng giai đoạn khác nhau. Do bài nghiên cứu
có hạn, chúng tôi lựa chọn đi sâu khai thác đặc điểm của xã hội Hàn Quốc được phản ánh
qua văn học giai đoạn cận đại (1910-1945).
2. Phạm vi nghiên cứu:

Hai tác phẩm văn học thời kỳ Nhật trị (thời kỳ bị Nhật chiếm đóng): 운수 좋은 날
(Một ngày may mắn) (1924), 벙어리 삼룡이 (Chàng câm Samryong) (1925)
3. Phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu: 
Chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này dưới hình thức: thống kê, phân tích tổng hợp so
sánh thông tin và kết luận có sử dụng tài liệu trong sách và internet.
 Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu và chỉ ra các nét khái quát
về bức tranh xã hội Hàn Quốc thời kỳ Nhật trị đồng thời có thể hiểu thêm phần nào về
những đặc điểm của văn học Hàn Quốc thời bấy giờ. Từ đó có thể giúp độc giả - những
người quan tâm đến đất nước Hàn Quốc có thêm góc nhìn về xã hội Hàn Quốc trong một
giai đoạn lịch sử đồng thời mở rộng vốn hiểu biết về các tác phẩm văn học thông qua việc
làm rõ đặc điểm xã hội Hàn Quốc.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


1. Khái quát chung về tác giả và tác phẩm:
1.1. “Một ngày may mắn” - Hyun Jin Geon:
Nhà văn Hyun Jin Geon là một tiểu thuyết gia, nhà báo kiêm nhà hoạt động độc lập.
Ông sinh năm 1900 tại Daegu, tỉnh Bắc Gyeongsang và qua đời vào năm 1943 vì bạo
bệnh. Ông là nhà văn tiên phong trong chủ nghĩa hiện thực cùng với tiểu thuyết gia Yeom
3
Sang Seob, đồng thời ông cũng là người tiên phong cho truyện ngắn hiện đại của Hàn
Quốc cùng với nhà văn Kim Dong In. Nhà văn Hyun Jin Geon đã góp phần tạo ra bước
ngoặt quan trọng cho văn học truyện ngắn Hàn Quốc ở chỗ ông nhìn thấy hiện thực địa vị
con người trong xã hội và chú trọng làm nổi bật tính hiện thực trong các tác phẩm của
mình.
Truyện ngắn “Một ngày may mắn” được tác giả Hyun Jin Geon viết vào năm 1924.
Nhân vật chính Kim Cheom Ji được miêu tả là một công nhân thành thị nghèo thuộc tầng
lớp khốn cùng trong xã hội thời bấy giờ, phải sống một cuộc đời vô vọng, nghèo khổ vào
những năm 1920 trong thời kỳ Nhật trị. Thông qua truyện ngắn này, bằng việc sử dụng lối
diễn đạt châm biếm, mỉa mai nhà văn đã mô tả cuộc sống của cư dân thành thị thời kỳ
Nhật trị những năm 1920 một cách chân thực và bi thảm.
1.2. “Chàng câm Samryong” - Na Do Hyang:
Nhà văn Na Do Hyang sinh năm 1902 và mất năm 1926. Trong những năm đầu sự
nghiệp của mình, các tác phẩm của Na Do Hyang phản ánh một thế giới cảm xúc và nghệ
thuật, nhưng các tác phẩm sau này của ông thực tế hơn và sử dụng nhiều các yếu tố truyện
ngắn hơn. Ông được coi là tác giả đại diện của Hàn Quốc dưới thời Nhật trị những năm
1920, vì ông đã miêu tả rõ ràng những thực tế đen tối của thời kỳ đó.
Truyện ngắn “Chàng câm Samryong” là sáng tác tiêu biểu của ông, được đăng cùng hai
tác phẩm “Cối xay nước” và “Ruộng dâu” trên tạp chí văn nghệ Yeo Myeong (Bình
Minh) vào năm 1925. "Chàng câm Samryong", một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất
của ông, cho thấy câu chuyện bi thảm về một người đầy tớ xấu xí, câm lặng, đem lòng
yêu người tình xinh đẹp, tốt bụng của mình. Tình yêu bất hạnh của người hầu giống như
sự ngưỡng mộ và khao khát vẻ đẹp cuối cùng mà con người không thể đạt được. Câu
chuyện cũng thể hiện nhận thức ngày càng tăng của tác giả về các vấn đề giai cấp và mối
quan tâm dành cho những người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
2. Bối cảnh lịch sử (giai đoạn 1910-1945):
Những năm 1920 được biết đến với cái tên “thời đại bần cùng hóa”. Bởi trong thời gian
đó, Hàn Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ mất nước. Thời kì này xã hội Hàn Quốc bị
Nhật thâu tóm quyền lực, trải qua giai đoạn muốn vặn mình thay đổi theo hướng phát

4
triển đi lên nhưng đồng thời lại đang bị nhấn chìm trong nạn nghèo đói và những khủng
hoảng trong nền kinh tế trong nước một cách trầm trọng nên các tác giả cùng với khát
vọng khai sáng tiến bộ chẳng thể nào tránh khỏi hoàn cảnh cùng cực, nghèo khổ. Nhìn ở
khía cạnh văn học, chủ đề chính trong văn học thời kì này phản ánh nghèo đói và nỗi khổ
tâm, đó là hai chủ đề chính không thể tránh khỏi mà hầu hết những tác giả trong giai đoạn
này đã tập trung phản ánh.Thời kỳ này, cái đói cái khát và sự thống khổ tràn ngập trong
các sáng tác văn học. Thêm vào đó, những năm 1920 vừa là điểm khởi đầu vững chắc cho
văn xuôi hiện đại Hàn Quốc đồng thời cũng được gọi là thời kỳ đặc trưng của văn xuôi
hiện đại.

3. Hình ảnh xã hội Hàn Quốc qua hai tác phẩm:


3.1. Cuộc sống của tầng lớp người dân nghèo trong xã hội thực dân - Hiện thực về
“sự nghèo khổ” của xã hội Hàn Quốc thông qua ngòi bút Chủ nghĩa hiện thực
phê phán:
Có thể thấy truyện ngắn “Một ngày may mắn” của nhà văn Hyun Jin Geon là một
trong những tác phẩm phản ánh rõ nét nhất hình ảnh cuộc sống của tầng lớp dân nghèo
trong xã hội Hàn Quốc tại thời kỳ bị quân Nhật chiếm đóng.
Trong truyện ngắn “Một ngày may mắn”, cuộc sống túng thiếu của nhân vật chính
Kim Cheom Ji đã được thể hiện thông qua hình ảnh người vợ quá cố của chàng hằng ngày
phải ăn cơm gạo độn kê (Jobap) và luôn ao ước được một lần nếm thử món canh xương
bò (Seolleongtang). Mặc dù luôn chửi mắng người vợ thậm tệ nhưng trong thâm tâm anh
vẫn rất yêu thương và quan tâm đến vợ. Hơn nữa, tác phẩm thể hiện một cách chân thực
cuộc sống của những người dân nghèo khổ - những người thậm chí không thể nghĩ đến
việc mua thuốc men hay nhận điều trị tại bệnh viện khi họ đổ bệnh chỉ vì cái nghèo,
nhưng lại thể hiện một cách bi quan thái độ thờ ơ người vợ đau ốm bệnh tật của Kim
Cheom Ji.
Truyện ngắn “Chàng câm Samryong” khắc họa sự nghèo khổ trong cuộc sống lúc bấy
giờ. Điển hình nhất là thông qua cuộc sống vất vả, cơ cực của nhân vật Samryong: sống
trên hòn đảo nhỏ, chỉ có khoảng chục ngôi nhà, những người sống ở đó hầu hết là những
người nghèo kiếm sống bằng cách làm vườn, trồng rau hoặc trồng giá đỗ. Trong số họ, có
5
một người đàn ông có một cánh đồng rau rộng lớn và sống một cuộc sống nhàn nhã,
người dân địa phương gọi ông là Oh Saeng Won. Mặc dù mới chuyển đến thị trấn này,
nhưng để thu phục người dân thị trấn, ông đã phân phát bánh cá khô và rong biển cho
người dân thị trấn vào đêm giao thừa. Từ đó, với của cải giàu có, ông được người dân
nghèo kính trọng và trở nên quyền lực. Người con trai của ông vì thế được sống trong
sung sướng, hắn vô cùng hống hách và luôn đối xử tệ bạc với người hầu trong nhà vì cậy
mình có nhiều của cải.
Đứng trước tình cảnh đó, Samryong không có sự lựa chọn nào khác ngoài làm thuê
cho người chủ giàu có để trang trải cuộc sống, mỗi ngày đều phải làm rất nhiều công việc
nặng nhọc và chịu nhiều sự bóc lột. 
3.2.Xã hội Hàn Quốc đầy rẫy những bi kịch của con người: đói khổ, bị đối xử bất
công, phân biệt rõ ràng giai cấp giàu - nghèo, bị bóc lột nhưng vẫn khao khát
sống, khao khát yêu thương:
Trong truyện ngắn “Một ngày may mắn”, Cuộc trò chuyện của nhân vật chính Kim
Cheom Ji với người bạn Chi Sam Yi tại quán rượu cũng đã phần nào thể hiện được suy
nghĩ của người dân nghèo Hàn Quốc về một xã hội đầy bất công. Quán rượu nhỏ này
chính là nơi Kim Cheom Ji kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi với nghề kéo xe, là nơi
giúp anh thỏa mãn cơn đói đồng thời cũng là nơi để anh nói ra tiếng lòng, cũng như suy
nghĩ của mình về cuộc sống. Trong cuộc trò chuyện với người bạn Chi Sam Yi, tác phẩm
đã được thể hiện chân thực hơn qua việc phản ánh cuộc sống bằng cuộc trò chuyện của
những người dân bình thường cùng những tiếng lóng như những câu chửi thể của tầng lớp
xã hội thấp. Kim Cheom Ji đã nói với Chi Sam Yi khi hai người ở trong quán rượu rằng:
“Ôi trời, 40 xu khủng khiếp vậy sao?”, “Đồng tiền khốn kiếp!”. Chi tiết này cho thấy họ -
những người dân nghèo phủ định về đồng tiền, thứ phân chia những con người vốn dĩ có
xuất phát điểm như nhau thành kẻ giàu người nghèo, hơn nữa họ cũng lên án mạnh mẽ xã
hội bất công ấy, đã dồn họ phải sống cuộc đời nghèo khổ.
Trong truyện “Chàng câm Samryong” nhân vật Samryong bị câm, bị gọi bằng những
tên gọi đầy tính chế giễu “thằng câm” nhưng lại không hề hay biết vì không nghe thấy.
Với thân phận người hầu cho gia đình quý tộc giàu có, Samryong phải chịu sự khinh

6
thường và sự bạo lực từ ông chủ và cậu chủ. Xã hội bất công cũng được thể hiện qua nhân
vật vợ của cậu chủ, là con gái của một gia đình quý tộc đã phá sản, phải lấy con trai ông
chủ và chịu sự hành hạ dã man của người chồng ngông cuồng, ác độc.
Trong hoàn cảnh tăm tối, con người trong xã hội ấy dù bị chèn ép, bị bóc lột vẫn không
đánh mất đi tình người, vẫn khao khát được yêu thương. Samryong từ một người bị bóc
lột, bị đánh đập nhưng không hề phản kháng mà chấp nhận hoàn cảnh khổ đau đã có
chuyển biến trong tình cảm và tâm lý, dám đứng lên đấu tranh vì lòng thương người, lòng
trắc ẩn và tình yêu thương. 
Chi tiết Samryong nhận ra tình cảm của mình dành cho cô chủ đã khẳng định điều đó:
“Hắn thấy cô chủ đang nằm đắp chăn chờ chết. Hắn ôm lấy cô. Nhưng chẳng còn
đường ra nữa. Hắn ôm cô chủ chạy lên mái nhà và phát hiện ra mình đã chẳng còn đường
thoát. Nhưng cũng trong lúc đó, Sam-ryong lại cảm nhận được một niềm hạnh phúc dịu
êm mà từ trước tới nay hắn chưa hề được nếm trải. Hắn nhận ra là mình đang cảm nhận
bằng cả trái tim. Ngay trong lúc này đây, khi hắn đang ôm cô chủ trong lòng, cũng chính
là lần đầu tiên hắn được sống theo đúng nghĩa.”
3.3.Một xã hội đẩy con người tới những bi kịch cùng cực nhất nhưng cũng báo hiệu
cho một sự chuyển mình, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.
Không chỉ chịu nhiều khổ đau vì nghèo đói, bóc lột, áp bức, con người trong xã hội
thời bấy giờ cũng rơi vào bi kịch về tinh thần. Một đặc điểm lớn trong những tác phẩm
được viết vào thời kì này là việc rất nhiều nhà văn chọn cái chết là lối thoát duy nhất cho
nhân vật của mình. Điển hình là cái chết của Samryong (Chàng câm Samryong) và người
vợ (Một ngày may mắn). Mặc dù cái chết giúp người vợ được giải thoát khỏi cái đói, cái
khổ của cuộc sống hiện tại nhưng nó lại để lại cho người chồng nỗi đau mãi không thể
xoa dịu. Kết cục là cái chết và các yếu tố cực đoan như "ngọn lửa bùng cháy" và hành
động bạo lực của con trai ông chủ có liên quan chặt chẽ đến tình hình thuộc địa lúc bấy
giờ. Đó là lựa chọn cuối cùng cho thực tế không có lối thoát. Điều này càng khẳng định
tình hình xã hội tăm tối, đẩy con người vào những lựa chọn đau khổ nhất cho cuộc đời
mình.

7
Tuy vậy, các tác phẩm không chỉ phản ánh quá trình giải thoát bằng cái chết chỉ toàn
đau khổ mà trong đó, các tác giả vẫn cho ta thấy những chi tiết tươi sáng, các nhân vật
vẫn có những giây phút được hạnh phúc, được sống với những niềm vui nhỏ bé. Niềm
hạnh phúc đó xuất phát từ tình cảm giữa người với người, là động lực sống lớn nhất sẽ
nâng đỡ con người dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
III. KẾT LUẬN:
 Nhà văn Nam Cao đã nhận định về văn học hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than.” Hai tác phẩm với tư cách là đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực trong văn
học Hàn Quốc, đã thành công đưa đến cho bạn đọc hình ảnh xã hội Hàn Quốc giai đoạn
1910-1945 một cách chân thực nhất. Thông qua đó, chúng tôi đã khái quát bức tranh xã
hội Hàn Quốc thời kỳ Nhật trị: một xã hội đầy rẫy sự nghèo đói, bi kịch; con người với
cuộc sống đầy bất công nhưng vẫn khao khát vươn lên và cuối cùng là xã hội tăm tối
nhưng là báo hiệu cho một sự chuyển biến tích cực trong tương lai. 
Hai tác phẩm trên chỉ là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu những năm 1910-
1945 nhưng thông qua bài tiểu luận này sẽ phần nào giúp mọi người hiểu thêm về văn học
cận đại Hàn Quốc với cảm hứng chính là chủ nghĩa hiện thực khai thác hiện thực xã hội
đói nghèo và tăm tối.
Qua đây, có lẽ trong mỗi chúng ta đã có ít nhiều sự hiểu biết về xã hội Hàn Quốc. Và
qua sự phản ánh, thể hiện của mỗi đặc điểm, chúng ta tìm thấy được hình ảnh của một xã
hội Hàn Quốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó giúp ích trong việc giao lưu
văn hoá, và thể hiện thái độ trân trọng của bản thân với nền văn hoá nước bạn.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Giáo trình môn “Cảm thụ văn học Hàn Quốc” khoa Tiếng Hàn - Trường Đại học
Hà Nội

8
2. Lược sử văn học Hàn Quốc: Những cột mốc dẫn đến thời hiện đại - Khoa Văn học
Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG Hồ Chí Minh
3. Từ điển bách khoa toàn thư Hàn Quốc (한국민족문화대백과사전)

4. https://julia-ss.tistory.com/entry/현진건-운수-좋은-날-총정리

5. [현대문학사] 1920 년대 문학, 1930 년대 문학, 1940 년대 문학


(https://www.reportshop.co.kr/report/289320)

6. 나도향 생애와 작품 분석 (https://www.reportshop.co.kr/report/391630)

한국 문학 두 작품 속의 구체적인 장면들을 통한 한국 사회의 모습.


I. 서론:

1. 주제 선택 동기:

9
문학은 한 나라나 민족의 사람과 사회에 대해 표현하는 수단이다. 한국은
독특한 문화를 가진 나라이며 많은 뚜렷한 각인을 가지고 있다. 문학에만 해도
한국의 정신적, 사회적, 인간적 삶을 반영하는 훌륭한 작품들이 많이 있다.

한국 사회에 대해 더 잘 알고 싶은 한국어 학과 학생으로서 우리는 한국 사회의


특성에 대한 결론을 도출하기 위해 한국 문학의 전형적인 작품을 연구하기로
했다. 각 시대에 따라 사회에 많은 변화를 가져왔다. 연구 범위가 한정되어 있기
때문에 근대 (1910-1945) 문학에 반영된 한국 사회의 특성을 심도 있게
탐구하기로 했다.

2. 연구 범위:

일제강점기 시대에 저술된 두 편의 문학 작품: “운수 좋은 날” (1924), “벙어리


삼룡이” (1925)

3. 연구 방법 및 연구 목적:

우리는 이 리포트를 인터넷과 책에 있는 자료를 이용한 수집, 통계, 정보의


비교 종합 분석과 결론 등의 형태로 시행한다.

이 리포트를 통해 우리는 일제강점기에 한국 사회의 개괄한 특징을 알아보고


싶으면서 동시에 당시 한국 문학의 특징을 더 이해하고자 한다. 따라서 한국에
관심을 가진 독자들이 한 시대에 한국 사회를 더 바라보는 시각을 갖게 되며
한국의 사회적 특성을 해명함으로써 문학 작품에 대한 이해를 넓힐 수 있다.

II. 본론:

1. 작가 및 작품에 대한 일반적인 소개:

1.1. “운수 좋은 날” – 현진건:

작가 현진건은 소설가, 언론인 겸 독립운동가이었다. 1900 년 경북북 대구에서


출생하였고 1943 년 중병으로 세상을 떠났다. 염상섭과 함께 사실주의를 개척한
작가이며, 김동인과 더불어 한국 근대 단편소설의 선구자이다. 현진건 작가는
사회적 입상에서 인강의 현실을 보았다는 사실과 작품 속의 현실을 극적적으로
구성하는 데 주력했다는 사실에서 한국 단편 문학에 중요한 계기를 마련해 준
10
작가이다.

소설 “운수 좋은 날”은 현진건의 단편소설로서, 1924 년에 쓰인 작품으로


간결한 문체로 쓰여 있다. 주인공 김첨지는 1920 년대 일제강점기 시대에 가난한
도시 하층 노동자로서 절망적이고 빈궁한 삶을 살고 있는 인물로 그려져 있다.
작가는 이 단편소설을 통해 1920 년대 일제강점기의 도시민의 삶을 비극적이며
사실적으로 회화적 표현을 사용하여 묘사하고 있다.

1.2. “벙어리 삼룡이” – 나도향:

나도향은 1902 년 서울특별시 청파동에서 태어났다. 본명은 나경손이다.


공옥학교, 배재고등보통학교를 졸업했다. 같은 해 경성의학전문학교에
입학했으나 문학을 공부하려고 가족 몰래 일본으로 갔다가 학비를 지원받지 못해
귀국했다. 경상북도 안동에서 보통학교 교사로 근무했다. 1921 년 “배재학보”에
“출향”, “신민공론”에 “추억”을 발표하면서 작품 활동을 시작했다. 1922 년 “
백조” 동인으로 참여했다
벙어리 삼룡이는 애정이라는 주제를 다룸에 있어 계급 갈등 등의 현실 문제를
반영하는 것을 놓치고 있지 않으며 “벙어리”와 “불”이라는 상징적 소재를 통해
암울한 현실에 대한 분노를 미학적으로 형상화하고 있는 작품으로 문학적 의의를
높게 평가받고 있는 단편 소설이다. 이 소설의 배경이 나도향이 태어난
청파동이다. 청파동은 푸른 언덕이 있는 동네라는 뜻을 가지고 있는데 이 때의
푸른 언덕이 연화산, 연화봉이다. “벙어리 삼룡이”에는 작품이 발표된 1926 년
즈음의 청파동과 변화하기 이전의 청파동의 모습이 보인다.
2. 역사적 배경 (1910 – 1945):

1920 년대는 “빈곤의 시대”로 알려지게 되었다. 그 시간 동안 한국은 탈수의


위험에 직면해 있기 때문이다. 한국 사회는 일본에게 점령당해서 상향 발전의
방향으로 스스로 변화하고자 하는 반면에 빈곤과 경제 위기에 휩싸이는 시기를
겪었다. 그러므로 진보적 계몽에 대한 열방으로 작가들은 빈곤하고 극한 상황을
피할 수 없다. 문학적으로 이 시기에 문학의 주요 주제는 가난과 상심인데 대부분
작가들이 집중했던 두 가지 주요 주제이다. 이 기간 동안 굶주림, 목마름, 고통
등과 같은 것들이 문학 작품에 만연했다. 또한 1920 년대는 한국 근대 산문의
11
견고한 출발점이자 근대 산문의 특징적 시기라고도 할 수 있다.

3. 두 작품에 나타나고 있는 한국 사회의 모습:

3.1. 식민지 사회에 가난한 사람들의 삶 – 비판적 현실주의의 건필을 통해 본


한국 사회의 “빈곤” 실상:

현진건 작가의 단편소설 “운수 좋은 날”은 일제강점기에 한국 빈민층의 삶을


가장 적나라하게 반영한 작품 중에 하나가 되었다. “운수 좋은 날’이라는
단편소설에서는 김첨지의 죽은 아내가 먹은 “조밥”과 “설렁탕”을 통하여 빈곤한
주인공의 삶을 극적으로 표현하고 있다. 항상 아내를 심하게 혼냈지만 마음
속으로는 여전히 아내를 많이 사랑하고 아꼈다. 또한, 이 작품은 궁한 삶으로
병이 들어도 약이나 병원 치료는 생각도 할 수 없는 가난한 이들의 삶을
사실적으로 표현하면서도 주인공 김첨지의 어리석은 의식과 가난으로 아내를
방치하는 태도를 비관적으로 표현하고 있다.

단편소설 "벙어리 삼룡이"는 당시 삶의 빈곤을 묘사한다. 가장 대표적인 것이


삼룡이라는 캐릭터의 힘들고 고된 삶을 통해 약 10 채의 작은 섬에 살고 있으며,
그곳에 사는 사람들은 대부분 밭농사나 채소나 콩나물 재배로 생계를 꾸리는
가난한 사람들이다. 그들 중 한 명은 넓은 채소밭을 가지고 한가로이 살았고,
지역 주민들은 그를 오생원이라고 불렀다. 비록 막 이 마을로 이사했지만, 그는
마을 사람들을 수복하기 위해 섣달 그믐날 밤에 마을 사람들에게 말린 어묵과
김을 나누어 주었다. 그 후, 그는 부와 함께 가난한 사람들에게 존경을 받고
권력을 잡게 되었다. 그래서 그의 아들은 행복하게 살았고, 그는 매우 위압적이고
항상 자신의 많은 재산을 가지고 있기 때문에 집안의 하인을 나쁘게 대했다.

그런 상황에 처한 삼룡은 생계를 꾸려가기 위해 부잣집 주인 밑에서 일할


수밖에 없고, 하루하루 고된 노동과 착취에 시달려야 한다.

3.2. 한국 사회는 가난, 부당한 대우, 빈부격차 등과 같은 인간의 비극으로


가득 차 있는데 착취를 당하면서도 여전히 사랑을 갈망하고 삶을 살고
싶음:

단편소설 “운수 좋은 날”에서 주인공 김첨지와 친구 치삼이가 술집에서 나눈


12
대화에서도 불평등 사회에 대한 한국 영세민의 생각을 표시했다. 김첨지가
인력거꾼의 고단한 하루를 마무리한 선술집은 김첨지의 허기를 채워주고
휴식처인 동시에 삶의 고단함을 토로하는 장소이다. 친구 치삼이와의 대화에서
하층민 사회의 욕설과 같은 속어와 함께 서민들의 대화를 작품에 반영함으로써
작품을 더욱 사실적으로 표현하고 있다. 선술집에서 김첨지는 치삼이에게 “이따
이놈아, 사십전이 그리 끔찍하냐?”, “이 원수엣 돈!”이라고 말했다. 이는 똑 같은
사람인데도 잘 사는 부류와 못 사는 부류로 나눠버리는 “돈”에 대해 부정적이고
감첨지와 같은 사람은 가난하게 살아갈 수밖에 없는 사회에 대해 강하게
비판하고 말이라고 한다.

"벙어리 삼룡이"에서 삼룡 캐릭터는 "무식한 놈"을 조롱하는 이름들로 불려 진다.


부도난 귀족 집안의 딸인 주인집 부인의 아내로 보이는 불공평한 사회도 보스의
아들과 결혼해 사치스럽고 사악한 남편의 잔인함을 견뎌야 한다.

어두운 상황에서, 그 사회의 사람들은 강요당하고 착취당해도 인간애를 잃지


않고 사랑을 갈망한다. 착취당하고 구타당했지만 저항하지 않고 감정과
심리적으로 뒤바뀐 처지를 받아들인 삼룡은 감히 인간애, 연민, 사랑을 위해
투쟁한다. 

삼룡은 자신이 주인에게 감정이 있다는 것을 깨달은 디테일이 다음과 같이


주장했다.

“그는 새아씨가 타 죽으려고 이불을 쓰고 누워 있는 것을 보았다. 

그는 새아씨를 안았다. 그러나 나갈 곳이 없었다. 

그는 하는 수 없이 지붕으로 올라갔다. 

그는 자기가 여태까지 맛보지 못한 즐거운 쾌감을 자기의 가슴에 느끼는 것을


알았다. 

새아씨를 자기 가슴에 안았을 때 그는 이제 처음으로 살아난 듯하였다.”

3.3. 사람을 가장 극단적인 비극으로 몰아넣지만 더 밝은 미래를 향한


전환점이 숨겨져 있는 사회:
13
가난, 착취, 억압으로 많은 고통을 받았을 뿐만 아니라, 그 당시 사회의 사람들도
정신적 비극에 빠져 있었다. 이 시기에 쓰여진 작품들 중 하나의 큰 특징은 많은
작가들이 죽음을 자신의 캐릭터의 유일한 탈출구로 선택했다는 것이다. 대표적인
것이 삼룡(벙어리 삼룡이)과 아내(운수 좋은 날 )의 죽음이다. 비록 죽음은 현재
삶의 배고픔과 고통으로부터 아내를 해방시켜 주지만, 그것은 남편에게 영원히
누그러지지 않는 고통을 남긴다. 결국 죽음과 “불타오르는 불꽃”과 보스 아들의
폭력적인 행동과 같은 극단적인 요소들이 당시 식민지 상황과 밀접하게 연관되어
있었다. 탈출구가 없는 현실에 대한 마지막 선택이다. 이것은 더욱 더 어두운
사회 상황을 확인시켜, 사람들을 자신의 인생에서 가장 고통스러운 선택으로
몰아넣는다.

그럼에도 불구하고, 죽음으로부터의 탈출 과정을 반영하는 작품들은 고통스러울


뿐 아니라, 작가들은 여전히 밝은 디테일을 보여주며, 등장인물들은 여전히
행복한 순간을 보내고, 작은 기쁨으로 살아간다. 그 행복은 어떤 상황에서도
사람을 지탱해 줄 가장 큰 삶의 원동력인 인간 대 인간 감정에서 비롯된다.

III. 결론:

남카오 (Nam Cao) 작가는 현실문학에 대해 "예술은 달빛을 속일 필요가


없고, 예술은 비참한 삶 속에서 달그락거리는 그 고통스러운 소리일 수 있다” 고
평가했다. 두 작품은 한국 문학에서 현실주의의 대표적인 대표작으로서, 1910-
1945 년 한국 사회의 모습을 가장 실감나게 읽어주는 데 성공했다. 이를 통해
우리는 일제시대 한국 사회의 그림인 가난과 비극으로 가득 찬 사회, 불의로 가득
차 있지만 여전히 출세하고 싶은 삶을 살고 있는 인간, 그리고 궁극적으로는
어두운 사회이지만 미래의 긍정적인 변화를 예고하는 사회라고 개괄했다. 
이 두 작품은 1910-1945 년대를 대표하는 문학 작품 중 하나일 뿐이지만 이
에세이를 통해 어둡고 빈곤한 사회 현실을 개척하는 현실주의라는 영감을 받아
한국 근대문학을 어느 정도 이해하게 될 것이다. 
이를 통해 우리 각자에게 한국 사회에 대한 이해가 조금 더 생긴 것 같다.
그리고 각각의 특징을 통해, 우리는 특정한 역사적 기간 동안 한국 사회의 모습을

14
발견함으로써 문화 교류에 더 편리하고, 당신 나라의 문화에 대한 존중하는
태도를 보여 준다.
IV. 참고문헌:

1. 하노이 대학교 한국어학과 "한국문학 이해& 감상" 과목 교재

2. 한국 문학사: 현대를 이끄는 이정표들

3. 한국민족 문화 대백과사전

4. https://julia-ss.tistory.com/entry/현진건-운수-좋은-날-총정리

5. [현대문학사] 1920 년대 문학, 1930 년대 문학, 1940 년대 문학


(https://www.reportshop.co.kr/report/391630)

6. 나도향 생애와 작품 분석
(https://www.reportshop.co.kr/report/391630)

15

You might also like