You are on page 1of 3

Khái lược về triết học

a) Nguồn gốc của triết học


i. Nguồn gốc tự nhiên: sự phát triển của nhận thức, tư duy con người
dẫn đến có khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa
ii. Nguồn gốc xã hội: xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện đấu
tranh giai cấp, đấu tranh xã hội được phản ánh trong nội dung triết
học
iii. Phân công lao động xã hội, phân chia thàh lao động trí óc, lao động
chân tay, một bộ phận trí thức trở thành các nhà triết học đầu tiên
b) Khái niệm triết học

i. Khái niệm: φιλοσοφία (philosophia): yêu mến sự thông thái. Triết


học lúc đầu xuất hiện với tư cách là môn học về thế giới quan
ii. Có nhiều định nghĩa triết học, nhưng các định nghĩa thường bao
hàm các nội dung chủ yếu sau
o Triết học là một hình thái ý thức xã hội
o Khách thể khám phá triết học bao gôm cả tự nhiên, xã hội và con người
o Triết học giải thích mọi sự vật và hiện tượng, đồng thời cố gắng tìm ra các mối
liên hệ chung, phổ quát giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới
o Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan

iii. Triết học Mác-Lênin: hệ thống lý luận chung nhất của con người về
thế giới về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó
c) Vấn đề đối tượng triết học trong lịch sử:
i. Thời cổ đại: triết học hòa lẫn trong các khoa học
ii. Thời trung đại: triết học là một bộ phận của thần học
iii. Thời cận đại: bao trùm các khoa hoc, đứng trên các khoa học
iv. Triết học Mác: giải quyết mqh vật chất –ý thức trên lập trường duy
vật triệt để, nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy

d) Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan


i. Khái niệm thế giới quan: hệ thống quan điểm, quan niệm của con
người về thế giới về vai trò vị trí của con người trong thế giới từ đó
hình thành các nguyên tắc, định hướng phù hợp trong hoạt động
của con người
ii. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan: tri thức triết học đóng
vai trò trung tâm của sự định hướng trong nhận thức và hoạt động
của con người

You might also like