You are on page 1of 2

Lễ hội cũng được chia cấp?

Đúng vậy, ở Việt Nam, nơi có vô vàn các ngày lễ khác nhau, cụ thể nước ta có gần 8.000 lễ
hội trong một năm, tức là bình quân mỗi ngày có hơn 20 lễ hội, thì việc phân cấp quản lý
các lễ hội là một điều vô cùng cần thiết.
Xét theo quy mô, lễ hội được phân thành các lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp
huyện và lễ hội cấp làng. Các lễ hội được các quản lý bởi các cơ quan nhà nước nhà nước
tương ứng. Cụ thể, cả nước có 327 lễ hội do cấp tỉnh quản lý, cấp bộ quản lý 8 lễ hội. Tuy
nhiên, có những lễ hội như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 5 năm/ lần.
Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) là cơ quan quản lý
nhà nước về lễ hội, thống kê các loại lễ hội trên địa bàn cả nước và chia thành các loại như
sau:

- Lễ hội dân gian gồm có 7.039 lễ hội, chiếm 88, 36%.


- Lễ hội tôn giáo gồm có 5.449 lễ hội, chiếm 6,82%.
- Lễ hội lịch sử cách mạng gồm có 332 lễ hội, chiếm 4,16%.
- Lễ hội du nhập từ nước ngoài gồm có 10 lễ hội, chiếm 0,12%.
- Lễ hội khác có 40 lễ hội, chiếm 0,50%.

Theo cách gọi đã nêu trên, có thể hiểu lễ hội dân gian đồng nhất với khái niệm lễ hội truyền
thống vì đây là những lễ hội gắn bó mật thiết nhất đối với đời sống văn hóa tinh thần của đại
đa số người dân ở khắp các vùng miền Việt Nam.

wiki: Lễ hội Vn

Những vấn đề chung về lễ hội: Phân loại lễ hội và giá trị của lễ hội

Tổ chức, quản lý lễ hội làng - mô hình nào phù hợp? Đề cao và phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng

Một số lễ hội cấp quốc gia:


Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia gồm:
● 12 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012
là:
Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), hội Lim (Bắc Ninh), Lễ hội Thổ Hà (Bắc
Giang), Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang),, Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ
hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh Hòa), Lễ hội Gầu
Tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ hội Tháp Bà
[5]
(Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa), Lễ hội Lồng Tông của người Tày (Tuyên Quang).
● 4 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 9/9/2013:
Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí
Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh,hội làng Đồng Kị(Bắc Ninh)
● 2 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013:
Lễ hội Roóng poọc của người Giáy (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai) và Lễ Pút tồng của người Dao
đỏ (Sa Pa, Lào Cai).
● 10 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2014:
Lễ hội Đền Trần Nam Định, Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình, Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An
Giang, Lễ hội Lồng tồng Ba Bể Bắc Kạn, Lễ hội làng Lệ Mật Hà Nội, Lễ hội Khô già của
người Hà Nhì đen, Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây - Long An, Lễ hội vía Bà Ngũ hành
Long An, Lễ làm chay (Long An), Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (Quảng Nam).
DANH SÁCH ĐẦY ĐỦ NHỮNG LỄ HỘI Ở VIỆT NAM CẢ 3 VÙNG MIỀN

You might also like