You are on page 1of 30

ARE U

READY?
NHÓM 1
NHÓM1
Số thành viên nhóm
007 008 009

006 002 005 010

001 003 004


Giới thiệu về đền
Thánh Gióng (Sóc Sơn)

1.Lịch Sử Hình Thành


2.Di tích
3.Lễ hội
4.Quy Hoạch bảo tồn
1.Lịch Sử Hình Thành
Bắt nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã
được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt.
Trong một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống
giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận
chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc
trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong
thêm hai chữ “Phù” và “Thiên”, tên của ngài được thờ tại đền Sóc là “Phù Đổng Thiên
Vương”.
Đền Gióng còn gọi là đền Sóc thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương được dựng
trên núi Vệ Linh, Sóc Sơn, xưa thuộc địa phận hương Bình Lỗ, nay thuộc xã Phù Linh,
huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. Khu di tích này được xếp hạng di tích quốc gia
năm 1962. Núi Vệ Linh cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền hay núi Sóc, nay thuộc xã
Phù Linh, cách huyện lỵ Sóc Sơn gần 4km về hướng tây. Núi Sóc rất đẹp, có hồ nước và
rừng thông bao quanh, tương truyền kể lại nơi đây có huyền thoại Thánh Gióng để lại
áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi cưỡi ngựa bay về trời.
2. Di tích
Khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền
Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch
sử. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.
• Đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo
kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu
cung. Với nhiều tình tiết phức tạp và có niên đại xưa nhất.
• Đền Hạ thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc).
• Đền Mẫu thờ bà mẹ sinh ra Thánh Gióng
• Chùa Non Nước nằm ở độ cao hơn 110m so với chân núi, là nơi toạ lạc
của pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt
Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m. Tính cả chân bệ đá thì chiều cao lên
đến hơn 8m. Khởi công từ ngày Mồng 8 tháng Tư năm Tân Tỵ (2001), đến
ngày Mồng 8 tháng Tám năm Nhâm Ngọ được rước từ cơ sở đúc đồng
huyện Ý Yên – Nam Định về Sóc Sơn.
2.Di tích
Đặc biệt, trên đỉnh núi óc Sơn có vết chân to của ông Đùng, giẫm lõm đá,
sâu hơn tấc, có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp
sắt để bay lên Trời. Di tích này vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay và
ngàn đời về sau, để con cháu tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị anh
hùng đã có công dựng lên nước nhà. Trải qua nhiều năm tháng, đền đã
được tu bổ nhiều lần, tuy nhiên vẫn giữ được những nét cổ tích văn hóa
dân tộc.
2.Di tích
Bức tượng “Tháng Gióng cữa ngựa” được khánh thành vào năm 2010, là
một trong các công trình xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long.
Được dựng trên đỉnh núi Đá Chồng, được làm hoàn toàn từ đồng nguyên
chất, cao 11,07m, nặng 85 tấn. Có 2 cung đường để lên đến đỉnh: một là
bạn leo các bậc thang bộ, hai đi xe lên theo lối đường xây dựng bên sườn
đồi. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống bạn có thể ngắm bao quanh được tất cả
cảnh đẹp của Sóc Sơn, với nét đẹp bình dị của những làng quê yên bình,
những thửa ruộng quanh năm tươi tốt.
3.Lễ hội
Theo phong tục hàng năm thì Lễ hội Gióng là một lễ hội thường niên được tổ
chức ở đền Gióng Sóc Sơn để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Gióng
năm xưa. Lễ hộ đền Gióng được chính thức khai mạc vào ngày 6/1 (âm lịch
hàng năm). Lễ hội thu hút được đông đảo du khách thập phương đến tham
dự. Đền Gióng được mở cửa quanh năm để đón du khách về tìm hiểu và
tưởng nhớ đến công ơn của Tháng Gióng cũng như các vị anh hùng có công
dựng nước. Tấp nập nhất là bắt đầu từ ngày mùng 1/1 ( âm lịch tức Tết
Nguyên Đán) du khách khắp nơi đổ về, mang theo hương hoa tiền vàng, lễ
oản dâng lên Đức Thánh
Lễ hội chính thức được khai mạc vào ngày mùng 6/1 gồm các lễ: khai quang,
rước kiệu, dâng hương, dâng hoa tre ở đền Thượng. Vào đêm mùng 5 diễn ra
nghi lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về dự với các lễ phẩm đã được 7 thôn đại
diện cho 7 xã thành kính chuẩn bị từ trước. Sớm mùng 6 khai hội, dân làng và
khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang, tắm tượng
Đức Thánh Gióng.
3.Lễ hội
Ngày nay, trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của
thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).
Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng.
Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội
Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng
các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho
dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ
tiến. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn
ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi
người dự lễ.
Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong
những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng,
gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc
Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.
3.Lễ hội

Lễ rước cỏ voi của người dân thôn Xuân Tảo, xã Xuân Giang.
3.Lễ hội
Cùng với các nghi lễ cúng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân
gian rất sôi nổi.
Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa
giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa
sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ
non sông bờ cõi
Sau lễ hội đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội ở các địa phương
lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, mà điểm nhấn là lễ
hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), nơi sinh thành của đức Thánh
Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch.
Người xã Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời…”
Khác với Hội Gióng đền Sóc, Hội Gióng Phù Đổng là một “hội trận,” vừa thể
hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong
ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.
3.Lễ hội

Lễ rước ngà voi của người dân thôn Đức Hậu, xã Đức Hòa.
3.Lễ hội
Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm
đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ…
Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân
làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức
hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).
Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa khí giới. Ngày 12
lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có
hát chèo mừng thắng trận.
Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành
theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại.
Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa
đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
3.Lễ hội

Lễ rước trầu cau của người dân thôn Đan Tảo, xã Tân Minh.
4
Quy
Hoạch
Bảo tồn
4.Quy hoạch bảo tồn
Đền Sóc được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1962
và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014[3]. Năm 2010, UNESCO đã vinh
danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Năm 2010, Hà Nội phê duyệt quy hoạch khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần
thuộc khu vực đền Sóc - chùa Non Nước. Theo đó, khu du lịch này sẽ được xây
dựng trên diện tích hơn 247 ha. Gồm 4 khu chức năng:
• Khu dịch vụ công cộng (72,7 ha) gồm các cụm công trình vui chơi giải trí, biệt
thự, dịch vụ văn hoá với những bãi tắm nhỏ và các trò chơi thể thao mặt nước.
• Khu du lịch văn hoá sinh thái (81,8 ha) gồm khu vực đồi, núi và hồ nước tự
nhiên được tổ chức thành các công trình mang sắc thái các dân tộc Việt Nam.
• Khu dịch vụ (52 ha) gồm toàn bộ các chợ, siêu thị, bãi đỗ xe, nhà nghỉ thấp
tầng...
• Khu vực bảo tồn (65 ha) là khu vực cây xanh với các di tích lịch sử như Đền
Sóc, chùa Non Nước, khu hồ Đền và núi Đền gắn liền với sự tích Thánh Gióng.
Thanks For
Watching!

You might also like