You are on page 1of 5

Tây Bắc tháng 10 nay đã dần chuyển mình sang giữa thu, xua tan đi những cơn mưa

dày đặc xối xả


ngày hè. Nghe nói những cung đèo trải dài trên Tây Bắc đang ở vào thời điểm đẹp nhất năm ,cả những
cánh đồng hoa tam giác mạch đua nhau khoe sắc và hien thế là những cánh đồng ruộng bậc thang cứ
thế ngả nghiêng ươm vàng trước ánh nắng thu dịu dàng, làm cả một vùng trời như mơ màng  thế giới
thần tiên khác lạ .Thời điểm này mà chúng ta được lên Tây Bắc thì thật thích biết bao. Nhưng rất tiếc,
giờ lại là lúc cả nước đang gồng mình chống dịch và chúng ta chỉ có thể ở nhà tưởng tượng cảm giác
chạy xe máy băng băng qua đèo, ngắm nhìn núi rừng và những cánh đồng xanh tươi trải dài bất tận, hít
thở bầu không khí trong lành giữa thiên nhiên khác xa thị thành ào, vội vã

Lên Miền Tây Bắc


Miền Tây Bắc mùa trăng soi sáng
Bóng chiều buông thấp thoáng dáng em
Chợ Tình người đẹp êm đềm
Hồn anh lạc lối mây mềm đong đưa…
Đêm buông xuống say sưa câu hát
Bản tình ca bát ngát núi rừng
Chim quyên đang hót bỗng ngưng
Màn hoa ban trắng rạng bừng vách nương
Ruộng từng bậc xanh trường màu mạ
Nõn lá non Thắng Cố sôi sôi
Khói lam nhè nhẹ lững trôi
Đĩa xôi nếp mới, lên ngôi rượu cần…
Hương men lá tần ngần môi đượm
Chiếc khăn Piêu quấn lượn tình thân
Đàn môi thủ thỉ níu chân
Chợ Phiên nhộn nhịp ngựa tần ngần đi
Váy thổ cẩm, màu ghi pha sắc…
Điểm tiết hồng tơ mắc nét duyên
Qua miền Tây Bắc cảnh tiên
Suối, rừng, thác, núi mắc triền Mường Mơ…

Núi rừng Tây Bắc đẹp không chỉ để ngắm, mà còn để làm liều thuốc cho con người ta giải tỏa áp lực,
làm gợi lên hứng thú khám phá và trải nghiệm, làm chất xúc tác cho tình yêu tổ quốc, làm gia vị cho
cuộc sống thêm tươi đẹp và làm cả linh hồn của thơ ca. Và núi rừng Tây Bắc đẹp không chỉ để ngắm,
mà còn để nhớ về đến nao lòng..

Ẩm thực Tây Bắc ngon không chỉ để ăn, mà còn để thể hiện nét đặc trưng và khác biệt của nơi đây, để
lại dấu ấn trong lòng khách du lịch, để ai đã thưởng thức 1 lần sẽ nhớ mãi.
Như các bạn thấy Núi rừng Tây Bắc vô cùng là nên thơ , núi rừng bao la hùng vĩ. Song đó ,Ẩm thực
Tây Bắc không chỉ ngon mà còn vô đặc sắc mang nét độc đáo riêng và cả hương vị đặc trưng của núi
rừng Tây Bắc

Sau đây, xin mời cô và cả lớp khám phá hương vị ẩm thực của vùng Tây Bắc núi rừng hùng vĩ mà
nhóm 1 chúng mình sẽ đem đến .
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY BẮC:
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có sắc thái văn hóa độc đáo của mình thể hiện
qua phong tục tập quán, qua trang phục và đặc biệt là qua phong cách cũng nhƣ
quan niệm về ăn uống hay văn hóa ẩm thực. Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái,
Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì, Xinh Mun,...Một trong những sắc thái văn hóa dân tộc đặc sắc
của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng riêng có ở vùng này và đuợc
thuởng thức trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, các
chợ phiên và đặc biệt là vào ngày Tết cổ truyền đầu năm mới.
Món ăn dân tộc truyền thống Tây Bắc không chỉ độc đáo về mặt nguyên liệu mang đậm nét núi rừng
mà khiến chúng trên đặc biệt nhờ vào các loại gia vị chẳng hạ như hạt dổi, hạt mắc khén,... mà núi rừng
đã ban tặng người dân nơi đó. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên vô tận và không thể thiếu trong
khai thác du lịch văn hóa Tây Bắc.
II. NỘI DUNG CHÍNH: (CHẢ CUỐN LÁ BƯỞI, GÀ NẤU MĂNG CHUA)
- Nói đến dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc chúng ta biết đến rất nhiều
nét văn hóa trong đó có nét văn hóa “nếp ăn , nếp ở”. Để hiểu rõ hơn về hương vị, nguyên liệu cũng
như cách chế biến nhóm 1 mình sẽ mang đến 2 món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc cũng như dân
tộc Mường nhé!
1. CHẢ CUỐN LÁ BƯỞI:
A) Nguồn gốc: Ở Việt Nam ta nói chung đều có rất nhiều các món ăn được người đầu bếp
biến đổi khác nhau sao cho phù hợp với từng du khách khác nhau, một trong những món ăn đó
phải kể đến món chả. Chả được người đầu bếp chế biến từ rất nhiều các loại chả khác nhau,
chả lá nốt và chả thịt. có rất nhiều các loại chả bạn có thể tùy chế biến với ý thích và khẩu vị
của gia đình bạn, các nguyên liệu để chế biến món chả cũng rất sẵn trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Chúng ta có thể thoải mái biến đổi thành những món chả hợp với khẩu vị
của bản thân chúng ta, nhưng trong cuộc sống chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều các món chả
khác nhau.Có những món chả rất đặc biệt, chả gói bằng lá cây tự nhiên có trong cuộc sống
thường ngày của chúng ta. Thế nhưng đặc biệt ở Xứ Mường tại tỉnh Hòa Bình vào dịp tháng
3, chúng ta sẽ được đắm mình trong mùi thơm tinh khiết nồng nàn của hoa bưởi. Hầu như gia
đình người Mường nào cũng trồng nhiều bưởi trong vườn nhà. Từ loại lá cây quen thuộc này,
người Mường chế biến ra món ăn đặc trưng, độc đáo là chả lá bưởi. có 1 món “chả cuốn lá
bưởi” luôn được xuất hiện trong các mâm cỗ, một loại lá đắng và tê tưởng chừng như vô hại
với mọi chúng ta nhưng nó lại trở thành món ăn đặc sản của du khách khi du lịch đến Hòa
Bình. Đó là sản phẩm của bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và sự kết hợp hài hòa
giữa các nguyên liệu của người Mường tại đây
* VẬY MÓN ĂN NÀY TẠI SAO LẠI ĐB NHƯ THẾ ?
B) NÉT ĐB CỦA NLIEU, GIA VỊ VÀ TẠI SAO NLIEU, GIA VỊ ĐÓ LẠI ĐB?:
- “ CHẢ CUỐN LÁ BƯỞI” là món ăn được chế biến không quá cầu kỳ và chứa đựng nhiều
kinh nghiệm ,quan niệm ẩm thực của người dân xứ Mường nhưng có lẽ điều khiến chúng trở nên đặc
biệt hơn là nhờ vào nguyên liệu và gia vị ở nơi núi rừng Tây Bắc
* Nguyên liệu để chế biến khá là dễ kiếm, đó là sự kết hợp của các loại rau rừng và
những thứ có trong vườn nhà :
1. Một trong những nguyên liệu qtrong đó chính là “LÁ BƯỞI”
- Như vậy , khi làm món chả cuốn lá buỏi các phải chú ý đến khâu chọn lá
bưởi. Chúng ta phải chọn những lá không quá non cũng không quá già, bề
mặt lá xanh bóng và dẻo dai (nếu như chọn quá non thì món chả cuốn sẽ bị
đắng còn quá già thì lá sẽ bị vỡ khi chúng ta nướng chả lên. Thông thường
người Mường hay chọn lá bưởi ta, bưởi dại, bưởi chua vì theo người chế
biến loại lá bưởi này sẽ rất thơm , cay nồng và đậm đà hơn bưởi lai và họ
cho rằng , lá bưởi dùng chế biến món này ngon nhất vào mùa xuân. Lúc đoa,
cây bưởi sẽ trổ hoa, kết lộc non, lá bưởi xanh thơm, có cả hương vị của
nắng, gió và những cơn mưa,...Sử dụng lá bưởi cũng giúp cho chúng ta trị
được các bệnh phổ biến như cảm cúm, sor mũi, nhức đầu, đau bụng.
2. Cùng với lá bưởi là “ thịt lợn”, phải chọn loại thịt ba chỉ có lẫm nạc mới ngon. Quan trọng nhất là
thịt lợn của người Mường hay còn gọi là lợn Mường .Heo được người dân tự nuôi trong vườn nhà nên
thịt săn chắc, ít mỡ. Loại thịt được chọn chế biến là thịt ba chỉ, có cả nạc lẫn mỡ để khi nướng món thịt
sẽ mềm mại và không bị khô. Cũng có vài người thêm vào ít bì ( tức là da heo) tạo vị giòn sần sặt ăn rất
thú vị.
* Để món ăn trở nên đậm đà hơn thì chúng ta khổng thể thiếu cách gia vị mang đậm
nét núi rừng vùng Tây Bắc.
1. Hạt mắc khén 1 loại gia vị từ lâu được xem là linh hồn của vùng núi rừng Tây Bắc . Mắc khén mọc
thành chùm trên cây thân gỗ cao và to, cứ độ tháng 6-7 thì mắc khén ra hoa trĩu quả, đến tháng 11 hạt
chín dần , người dân nô nức thu hoạch chúng về để phơi khô hoặc treo lên gác bếp. Hầu như mắc khén
luôn là gia vị chính của người dân Tây Bắc . Hạt có vị cay nồng , hương thơm ngào ngạt và đặc biệt là
cảm giác” tê đầu lưỡi “ mỗi khi ăn . Cho nên khi hạt được kết hợp với món chả cuốn , khiến món trở
nên đặc trưng hơn bao giờ hết
2. Tiếp đến là Hạt dổi .Nước ta gồm 2 loại cây dổi: một loại lấy gỗ - dổi tẻ và loại lấy hạt là dổi nếp.
Dổi tẻ có hạt cứng, mùi hắc nên thường không được dùng làm gia vị. Với loại dổi nếp, hạt nó rất thơm,
ngay cả khi phơi khô thì thơm hơn nhiều lần nên được dùng làm gia vị với tên gọi thân quen “Vàng
Đen Tây Bắc. Hạt dổi được dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn,
tạo nên một hương vị đặc biệt Tây Bắc như cùng với mắc khén tạo thành gia
vị chấm hoặc ướp cho thịt trâu gác bếp, thịt lợn sẽ khiến ngon hơn bởi vị
cay cay, thơm thơm đặc trưng.
3. Bên cạnh các loại hạt thì đồ ướp không thể thiếu đó là các loại rau thơm được hái ở vườn nhà như lá
tía tô, đinh lăng , ngò gai,...Và các gia phụ như chút nước nắm và bột ngọt đê khiến món ăn trở nên
thơm ngon, hoàn hảo và đậm đà hơn
C) Cách chế biến có gì khác so với món ăn mà em biết?
Món chả cuốn lá bưởi của người dân Mường tại Hoà Bình bề ngoài cũng khá giống với món
thịt bò cuốn lá lốt ở ngừoi dân Miền Nam mình. Có lẻ nhờ vào gia vị, nguyên liệu và hơn thế nữa là
cách chế biến có phần hơi khác vs món “ thịt bì cuốn lá lốt” khiến chúng trở thành món ngon đặc trưng
trên mâm cổ vùng Tây Bắc cũng như khách du lịch nơi đây. Món “thịt bò cuốn lá lốt” thì các gia vị vô
cùng đơn giản mà tại nơi đâu cũng có thể tìm thấy và cùng lớp các làm cũng rất đơn giản. Đối với món
bò cuộn lá lốt này, thì chúng ta thường kết hợp 1 chút thịt bò băm và thịt heo băm nhuyễn hòa vào cũng
các gia vị như: xả , tỏi, hành tím, hành lá, ngũ vị hương và một số gia vị hằng ngày của chúng ta . Sau
khi ướp thịt ngấm thì đem cuộn cùng lá lốt và xiên qua nướng trên lửa than hồng. Khi nướng chín , thì
chúng ta có thưởng thức cùng với bánh tráng, bún ,các loại rau sống , rau thơm và chấm cùng với mắm
nêm cùng với đậu phộng rang vàng đâm hơi nhuyễn làm vị giác chúng ta thêm ngon hơn .
Khác với món “ thịt bò cuốn lá lốt” thì món “chả cuốn lá bưởi” ngừoi dân Mường vùng Tây
Bắc có phần lạ cũng là nhờ vào các nguyên liệu ,gia vị và các chế biến mang đậm bản sắc dân tộc
Mường hòa vào hương vị núi rừng mà không nơi nào có thể sen lẫn vào đâu được . Có hai cách chế
biến thịt. Một là, băm nhuyền cũng với các loại lá tía tô , đinh lăng , ngò gai,.... Hai là thái lát mỏng rồi
ướp gia vị cùng vs các hạt mắc khén, hạt dổi,...Nhưng đa phần người dân nơi đây thường chọn cách
thái mỏng . Sau khi ướp thịt xong, chúng ta sẽ cho nhân thịt vào giữa lá bửoi rồi từ từ cuốn tròn theo
chiều dọc của lá cho đến hết bề mặt lá. Chả sau khi cuốn xong dùng tăm tre nhọn xiên ngang miếng chả
để giữ nhân và lá không bị rơi , tạo độ chặt cho miếng chả hoặc có thê kẹp vào thanh tre đã chẻ đôi để
cố định Sau khi các miếng thịt đã đầy thanh tre, thì lấy lạt buộc túm lại một đầu rồi đặt nướng trên than
hồng. Người nướng phải lật đi lật lại nhiều lần để cho lá bưởi khỏi cháy. Nhiệt độ của bếp than rất quan
trọng, làm sao khi nướng miếng chả chín đều nhưng lá bưởi không bị cháy sém mà vẫn giữ được màu
lá xanh tím đẹp mắt lại ngon miệng. Quan sát thấy miếng chả đã nhỏ bớt mỡ béo đi, lá bưởi dần chuyển
sang màu tím thì có thể mang ra thưởng thức. Người dân thường thưởng thức ngay sau khi nước chín
chứ không ăn cùng các loại rau sống hay bánh tráng , bún như thịt bò cuốn lá lốt

C) HƯỚNG DẪN THỰC KHÁCH CÁCH THỨC ĂN :


Các ăn món chả này cũng rất đơn giản , người dân thường bảo chả cuốn lá bưởi ăn ngon
nhất khi mới vừa lấy ra khỏi bếp than, còn hơi nóng bốc lên và chấm với muối ớt cùng với hạt dổi
nướng. Ăn một miếng đã thấy lá bưởi còn giòn rụm trong miệng lại thêm sự mềm ngọt của miếng
thịt heo bên trong tạo nên sự hấp dẫn, lạ miệng của món ăn. Mỡ của thịt khi nướng được tiết ra,
một phần bớt đi nhưng một phần mỡ hòa tan vào thịt tạo nên vị béo béo nhưng không ngán không
ngậy. Mùi thơm nồng nàn của lá bưởi hòa quyện vào thịt càng tăng thêm dư vị của món ăn, kích
thích vị giác người dùng. Một chút đắng lá bưởi, một chút cay, thơm nồng của các loại hạt, rau
thơm cùng vị ngọt ngon của thịt tạo nên phong vị đặc trưng của món ăn. Cũng chính vì thế, chả
cuốn lá bưởi trở thành đặc sản của người Mường. Với sự ngọt, đắng, cay của món chả cuốn lá
bưởi, người Mường cho rằng, món ăn còn là vị thuốc quý cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt, huyết áp ổn
định...
D) ĐEM MÓN ĂN VỀ ĐP:
- “ Chả cuốn lá bưởi “ được xem là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ
quan trọng và hay khách quý đến thăm nhà. Cây bưởi là một đặc sản nổi tiếng của vùng
đất Nam Bộ , với nguyên liệu giúp món chả trở thành món đặc sản tại vùng Tây Bắc .
Vậy tại sao chúng ta không biến tấu chúng để có thể phù hợp hơn với người dân Vùng
Nam Bộ chúng ta đây cụ thể là Cân Thơ và Vĩnh Long có thể thưởng thức món “ chả
cuốn lá bưởi” ngay tại miền sông nước nhưng vẫn có cảm giác được hương vị đậm chất
núi rừng của Vùng Tây Bắc mà món chả người dân xứ Mường sáng tạo nên.
- Với khẩu vị của người dân Nam Bộ thì luôn phải ngọt, béo, chua , mặn,...thì chúng ta có
thể biến tẩu như sau: Về phần nguyên liệu chính là lá bưởi , riêng thịt heo ba chỉ rừng
chúng ta có thể thay thế bằng thịt heo ba chỉ băm ở vùng mình để chúng ta dễ tìm hơn.
Còn với phần gia vị các loại lá lía tô , đinh lăng, hạt mắc khén, hạt dỗi,...chúng ta thay
thế bằng cách loại lá, hạt có tại vùng mình như lá chanh , hạt tiêu cùng với các gia vị phù
hợp với khẩu vị ng dân vì lá chanh , hạt tiêu cũng có vị hăng hăng, cay cay tương tự các
loại hạt và lá đó. Để phù hợp hơn với người dân Cần Thơ và Vĩnh Long chúng ta có thể
ăn thêm cùng với rau sống , bánh trang , bún ,... gói lại cùng nhau chấm cùng với nước
mắn chua ngọt hay mắm nêm để khiến món ngon lại càng thêm ngon với khẩu vị nơi
mình.

* GÀ NẤU MĂNG CHUA VỚI HẠT DỖI:


1 . Nguồn gốc:
- Vào Mùa đông ở vùng Tây Bắc thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với ở dưới xuôi;
có lúc trời lạnh dưới 0 độ C. Tiết trời lạnh của mùa đông rất thích hợp để bạn thưởng thức
món “măng chua nấu gà với hạt dỗi”của dân tộc Mường ở Hòa Bình với mùi vị chua dịu
nhẹ và thịt gà mềm mượt.Du khách đến Hòa Bình rất thích thú khi được thưởng thức món
canh chua nấu gà từ lâu đã nổi tiếng. Cũng chính sự lâu đời ấy, Người Mường từ xưa tới
nay thường nói với nhau rằng “ Măng chua nấu với thịt gà, tiếng rang tiếng ví chẳng thua
tiếng nào” Vậy tại sao món gà ấy đã được nổi tiếng lâu đời như thế ??
2.Nguyen liẹu ,gia vị đặc biệt , tại sao ?
-Để có thể chế biến món măng chua gà nấu với hạt dổi một cách hoàn hảo thì không thể
Nói đến măng chua, hầu như trong mỗi góc bếp của người đồng bào Mường nơi đây đều có, bởi
đây là món ăn đặc trưng mang hương vị của núi rừng. Mang nét truyền thống đặc sắc trong văn
hóa ẩm thực người Mường đã có từ lâu. Để có măng chua nấu thịt gà món ăn truyền thống mà
trong bữa ăn thường ngày cũng như những ngày lễ tết của người Mường được duy trì, hàng năm
cứ đến mùa măng người Mường lại lên rừng lấy măng về làm măng chua. Măng chua được người
dân ở đây ủ bằng măng tươi khi hái trên rừng về, nếu là măng giang sẽ chặt nhỏ bằng ngón tay,
còn măng mai, măng tre thì chỉ lấy phần non và băm thật nhỏ hoặc thái lát mỏng.Sau khi thái xong
ngâm măng nước sạch khoảng 24 giờ để khử hết mùi hăng, chất đắng, sau đó vớt ra rửa sạch ngâm
tiếp với nước muối 2 – 3 ngày để măng lên men. Khi nào thấy nước chuyển sang màu đục như
nước gạo, có vị chua có thể sử dụng được.Măng chua làm đúng kỹ thuật, miếng măng phải giữ
nguyên được màu trắng của măng tươi, nước không được có váng màu vàng.Điều khiến măng
chua ở đây ngon không nơi nào sánh kịp là măng được muối bằng nước suối nên hương vị có phần
đặc trưng hơn măng muối bằng nước giếng. Măng chua có thể bảo quản hàng năm ở trong chum
nhưng khi lấy ra vẫn trắng ngần, thơm nức… Để có măng chua nấu với thịt gà ngon thì khâu chọn
măng làm chua là rất quan trọng măng phải là loại măng giang trên đồi cao mới chua ngon, đậm
đà và đúng vị của măng chua người Mường từ xưa tới nay, đây là một nét rất đặc trưng để nhận
biết món ăn đặc sắc này của đồng bào Mường.

- Nguyên liệu chính khiến món ăn thịt gà nấu măng chua trở nên đặc biệt như thế ngoài
khâu chọn măng thì khâu chọn gà cũng không kém phần quan trọng. Để có gà ngon nấu măng
chua phải chọn gà ta, giống gà đồi được thả nên thịt săn chắc, dai và thơm chỉ hơn 1kg là ngon,
còn nếu loại gà lai to béo nấu măng chua sẽ không được thơm ngon, đây cũng là một bí quyết của
người dân xứ Mường khi chế biến món này.

- Có một thứ gia vị bé xiú đặc biệt không thể thiếu chính là hạt dổi, bởi mùi thơm, hăng
nhẹ của hạt dổi rất đặc trưng chẳng giống bất cứ loại nguyên liệu nào. Canh chua thịt gà mà thiếu
hạt dổi là thiếu mất một phần hương sắc núi rừng.

- Đây tuy không phải là nguyên liệu , gia vị đặc biệt của món măng chua nấu gà với hạt
dỗi nhưng tăng thêm vị thơm ngon , đậm đà thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như
lá đu đủ, cải nương … ăn kèm thịt gà với các loại rau này sẽ tạo nên hương vị đặc sắc vị
đắng lá đu đủ kết hợp với cay của rau cải nương cùng hương vị thơm ngon của măng
chua nấu thịt gà sẽ tốt cho sức khỏe.

3.Cách chế biến có gì đặc biệt so vs món mình biết ?


-So với món gà nấu lá giang ở Miền Tây Nam Bộ thì ngoài gia vị , nguyên liệu mà cách
chế biến cũng góp phần tạo nên cái hồn và sự nổi tiếng cho món “ gà nấu măng chua với hạt dỗi”
của người Mường Hoà Bình . Gà nấu lá giang thì cách chế biến kh quá cầu kì là nấu cùng với lá
giang , rau nêm và các gia vị quen thuộc của miền Tây Nam Bộ. Còn cách chế biến món gà nấu
măng chua với hạt dỗi “ thì lại khá đặc biệt hơn đan xen cùng các nguyên liệu từ nơi núi rừng .
Sau khi gà làm sạch chặt thành từng miếng vuông ướp mì chính, hạt nêm. Cứ một cân măng chua
với hai cân thịt gà chặt miếng ướp khoảng 45 phút cho ngấm gia vị. Khi thịt gà ướp đã ngấm
măng, phi thơm hành mỡ, cho thịt và măng vào đảo chín rồi trút sang nồi đổ nước sôi ngập, đậy
vung đun nhỏ lửa cho thịt chín mềm và ngấm vị chua chua thơm thơm của măng là được. Trên
bếp than đỏ lửa, bập bùng, hạt dổi được cho vào nướng chín rồi đập giập. Sau đó rắc nhẹ lên bát
canh nóng đang còn bốc khói thơm nghi ngút.
4. Cách thứuc ăn :
Khi ăn, thực khách cần đảo đều để hạt dổi quyện vào nước, thịt và măng, tạo nên hương
vị đặc trưng khó lẫn. Món canh măng gà hạt dổi có vị chua dịu. Miếng măng trắng vẫn giữ độ
giòn, gà chín mềm, thịt dai mà ngọt. Bát canh nóng hổi với mùi thơm thoảng xen lẫn của hạt dổi,
xua tan cái lạnh giá của núi rừng. tất cả các hương vị của núi rừng ấy hòa quyện lại với nhau để
chẳng ai có thể kìm lòng từ chối món ăn hấp dẫn ở vùng đất này.
5. Đem về đp: Để món “ gà nấu măng chua với hạt dỗi” trở nên phá cách hơn , nhóm chúng mình
sẽ kết hợp 1 chút hương vị Vùng Tây Bắc và 1 chút hương vị Vùng Miền Tây Nam Bộ lại với
nhau . Trở thành món “ gà nấu măng chua lá giang “ , các gia vị quen thuộc thì có thể giữ nguyên .
Khiến món ăn trở nên độc đáo hơn bằng cách chúng mình thay thế “ hạt dỗi thành lá giang “ để
phù hợp khẩu vị của người dân nơi đây nhưng họ vẫn biết được món ăn gốc dc lấy cảm hứng từ
người dân xứ Mường vùng Tây Bắc xa xôi ấy .

- Tóm lại bài : Người Mường luôn quan niệm ẩm thực là hương vị núi rừng gắn liền với
nét văn hóa truyền thống sẽ làm cho lòng thanh tịnh hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Với
những nét văn hóa ẩm thực truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mường từ xưa tới nay thì
mỗi người Mường hôm nay cần chân trọng giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị tốt
đẹp của miền đất xứ Mường

You might also like