You are on page 1of 17

Tìm hiểu dân tộc Thái ở Sơn La

Sơn La là tỉnh nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó
dân tộc Thái là đông nhất với hơn 690 nghìn người, chiếm quá nửa dân số của tỉnh và là
tỉnh có nhiều người Thái nhất cả nước.

Dân tộc Thái ở Sơn La gồm hai nhóm: Thái đen (Tãy đằm) và Thái trắng (Tãy đón/ Tãy
khào). Người Thái Trắng được cho là có màu da sáng hơn người Thái Đen. Tuy nhiên
trên thực tế, màu da của hai nhóm dân này không có sự khác biệt. Người Thái Tây Bắc
nói chung đều có màu da khỏe khoắn của người Đông Nam Á.

 Ngôn Ngữ: Tày - Thái.


 Nguồn gốc của dân tộc Thái
- Thái đen:

- Thái trắng
+ Nhóm Thái trắng ở Mường Tấc: (có mặt sớm nhất ở sơn La)
Người Di, Lão đã có mặt tại Phù Yên từ thời Tam Quốc, tính đến nay là gần 19
thế kỉ và người Di, Lão là tổ tiên của người Thái Mường Tấc ngày nay.
+ Nhóm Thái trắng ở Mường Chiên – Mường Chiến:
Theo truyện thơ cổ nhan đề "Ha Nhi mí cha" (Đất Hà Nhì) của người Hà Nhì
kể rằng nhóm Thái trắng này có nguồn gốc từ nhóm người Bạch Man, là bộ
phận tham gia nước Nam Chiếu vào khoảng thế kỷ thứ IX. Quân tướng của
nhóm Thái trắng này đã tiến hành cuộc binh biến để chiếm đoạt Mường Lay,
Mường Tè, Mường Bôm, Mường Nhé, Mường Tong và Mường So trong tay
người chủ cũ là người Hà Nhì, người La Hủ và người Cống. Sau đó một bộ
phận đã di chuyển xuống Mường Chiên và Mường Chiến của tỉnh Sơn La.

1. Địa bàn cư trú


Thái đen là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú liền nhau từ
Mường La đến Thành phố, Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Sông Mã và Sốp Cộp, phân
bố gần hết vùng giữa và phía bắc của tỉnh. Trong khi đó ngành Thái trắng lại còn chia
thành các nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau. Ta thấy có các
nhóm: Mường Chiên, Mường Chiến (Quỳnh Nhai, Ngọc Chiến) ở phía bắc và các
nhóm Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên); Mường Sang (Mộc Châu) ở phía đông và đông
nam của tỉnh.

Du lịch tại Sơn La

+ Bản Vặt (xã Mường Sang, cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 5 Km theo QL43),
nằm gần của khuẩn Lóng Sập và gần thác Dải Yếm, của người Thái trắng, phát triển loại
hình du lịch cộng đồng tại địa phương.

+ Địa bàn người Thái đen: TP Sơn La (Bản Bó, bản Hùn và bản Hụm)

Lưu trú tại homestay Minh Trường ở bản Hùn, phường Chiềng Cọ, cách trung tâm
TP Sơn La khoảng 12km đi về hướng Bắc phía Quốc lộ 6. Đến với homestay Minh
Trường, ở bản Hùn, du khách được thưởng thức các món ăn dân tộc, giao lưu văn hóa-
văn nghệ, khám phá cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng của hồ chứa nước Chiềng
Cọ, những đồi hoa mận, hoa mơ trắng núi rừng khi xuân đến; được tìm hiểu phong tục
tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc và trải nghiệm các trò chơi dân gian, nghề truyền
thống, tham gia các hoạt động sản xuất với bà con. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một nơi đầy sức
hút cho những ai muốn trải nghiệm cuộc sống nông thôn giản dị, mộc mạc.

https://www.facebook.com/HomeStayChiengCo/ (Minh Trường) ở bản Hùn. (Từ Tà Xùa


đến Bản Hùn là 3 tiếng (ô tô) và từ bản Hùn đi Bản Vặt là 3 tiếng (ô tô)

https://www.facebook.com/homestayTienQuan/ (Tiến Quân) ở Bản Bó (du lịch cộng


đồng), thuộc phường Chiềng An, thành phố Sơn La

https://www.facebook.com/minhchausonla (Minh Châu) ở bản Hụm


Đề xuất ở tại khu vực của người Mông 1N1Đ, sáng hoặc trưa sang bản của Người
Thái đen (ở bản Hùn), lưu trú lại đây 1N1Đ sau đó ngày 3 sẽ đến thăm bản Vặt của
người Thái trắng

2. Trang phục:

Mấy chục năm gần đây, nam giới thường mặc đồ âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ
vẫn gắn bó với bộ quàn áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc.

- Người Thái trắng:


+ Phụ nữ Thái trắng mặc áo màu trắng và có cổ hình chữ V ở phía trước. Khăn
đội đầu có màu trắng trơn hoặc chàm. Phụ nữ Thái trắng mặc váy quấn, đen trơn
và có thắt lưng làm bằng cotton hoặc tơ tằm màu xanh hoặc màu tím nhạt. Túi đeo
vai của người Thái trắng được làm bằng vải cotton trắng và pha lẫn những đường
kẻ xọc màu tối hẹp. 
- Người Thái đen:
+ Người phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ
áo thường là loại cổ tròn, đứng. Đặc biệt phụ nữ Thái đen đội khăn có trang trí
công phu hơn gọi là khăn Piêu, đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt hai
nhóm dân tộc này.
Ngoài ra phụ nữ Thái Đen khi có chồng sẽ búi tóc lên đỉnh đầu gọi là tằng cẩu.
Còn người Thái Trắng không xuất hiện phong tục này mà chỉ búi ra phía sau.
Nhìn chung trang phục của dân tộc Thái Đen có phần cầu kỳ và nhiều họa tiết, phụ
kiện hơn người Thái Trắng nhưng màu sắc đen hay trắng chưa phản ánh hết đặc điểm
về trang phục của hai nhóm này. Người Thái Trắng hay người Thái Đen đều có màu sắc
trang phục linh hoạt tùy vào hoàn cảnh.

3. Ẩm thực

Mỗi dân tộc hay mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hoá ẩm thực mang đặc trưng
riêng nhưng đa số người dân những người dân tộc Thái sẽ thiên về những món ăn ít
dầu mỡ như món nướng,luộc, nộm… Vì người Thái chủ yếu làm nông nghiệp nên
những món ăn đều là thiên về những thứ có sẵn trong tự nhiên như các loại rau rừng
cũng được chế biến thành những món đặc sản ngon.

 Món nướng

Pỉnh tộp (cá pỉnh tộp): cá nướng là món ăn đặc sản của người dân tộc Thái. Còn
được gọi là Pa Pỉnh Tộp (Pa tức là cá trong tiếng Thái). Cá trôi, trắm , chép,rô
phi… đều làm được món"pỉnh tộp". Những con cá được mổ rạch phần lưng rửa
sạch sẽ và để ráo nước. Gia vị gồm: tỏi,hành lá,hành củ,gừng, ớt tươi, xả, lá húng
chó đc băm nhỏ sau đó trộn với muối, mì chính. Đảo đều cho đều phần vị, cho vào
phần bụng cá đã được mổ sẵn sao cho vừa,gập bụng cá lại cho lên kẹp nướng hoặc
vỉ nướng trên than hồng.Nướng sao cho khoảng cách giữa cá với than vừa phải để
cá chín đều, không nên để than tắt để bảo đảm cá chín đều  để có một món cá pỉnh
tộp  thơm ngon,nóng hổi.

Nhứa pỉnh
Món thịt gia súc, gia cầm (gà,vịt, lợn, gà,bò…) được chế biến thành nhiều món nướng
khác nhau.
Những miếng thịt được thái miếng nhỏ,ướp gia gia vị gồm: lá chanh,mắc khén,tỏi,muối,
mì chính. Ướp đến khi gia vị ngấm đều sau đó cho vào cái xiên được vót từ cây tre hoặc
kẹp nướng làm bằng cây tre,nướng trên cái kẹp bằng tre sẽ đem lại mùi thơm hơn.

Nhứa Pho
Thịt cũng được băm nhuyễn với rau thơm,hành, tỏi, gói lá dong nướng ( món nhứa Pho).
Phắc Pho
Không chỉ nướng thịt mà có nhiều loại rau cũng được nướng thành những món ăn ngon.
Phắc pho là rau gói lá dong nướng.
Rau cải được thái nhỏ ra sau đó chúng ta băm thêm gừng,thêm ít thịt mỡ đã băm nhỏ.
Trộn gia vị đều rồi gọi lá dong nướng là môt món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon.
Món rêu ở suối cũng tương tự như món rau cải, thêm ít tỏi là nướng được món rêu thơm
phức.

 Món nộm - Chụp

Chụp có nghĩa là các món nộm. Đây là món ăn được ưa chuộng không thể thiếu trong
mâm cơm của người Thái.

Các loại rau sẽ được luộc chín sau đó vớt ra cho ráo nước. Gừng, lá hành tươi, ớt tươi
được băm nhuyễn, thêm muối mì chính trộn đều. Món rau nộm thơm ngon bởi những gia
vị mà chúng ta đã trộn đều.

Da con trâu, con bò là một món được ăn được ưa chuộng không thể thiếu trong mỗi bữa
cơm, nhất là dịp tết. Thịt trâu nộm - Năng quai chụp - là món nổi tiếng

Năng Quai Chụp - Da trâu nộm (còn được gọi là da trâu muối chua).
Làm sạch da sau đó ninh thật lâu đến khi da đã có độ mềm nhất định. Thái miếng nhỏ,
thêm gia vị và nộm với nước chua (nước chua là nước của măng chua đã ủ tầm 1 đến 2
năm.  Măng chua thì chế biến như những món ăn bình thường, nước măng được đun sôi
và để nguội.)

 Món thịt gác bếp- thịt khô (nhứa giảng )

Cũng như trên tất cả các loại thịt đều làm được món này, cụ thể như một số loại thịt
sau:"Cá, thịt trâu, bò được rửa sạch để ráo nước.

Gia vị: mắc khén (hạt tiêu rừng), tỏi, ít ớt tươi cho khử tanh cá.thịt bò, trâu được thái
thành miếng có độ dài khoảng 15-18cm,rộng 2-4cm. 

Nhứa giảng (thịt sấy khô)


Sau đó sẽ để lửa to và gác thịt lên trên đó sao cho hơi nóng lửa làm cho thịt khô. Sau khi
đã khô lại thì cho thịt lên chõ xôi và hấp. Hấp lên để tăng thêm mùi vị thơm ngon đặc
trưng của nó th.  Khi đã chín ta lại gác lên trên bếp lửa để thịt bảo đảm khô và thơm. Đây
là món hay được dự trữ trong nhà mà khi có khách đến nhà có thể không kịp chuẩn bị
món ăn thì đây chính là một món ăn tuyệt vời để đãi khách.
 Món Gỏi cá - Cỏi pa

Món gỏi cá Sơn La - tức Cỏi Pa Ảnh:  Em Vào Bếp


Thịt cá được lọc hết xương,thái mỏng.

Hoa chuối hoặc là lõi non của cây chuối được thái rất mỏng ngâm với nước muối. Ngâm
nước muối để loại bỏ vị chát và để chuối không bị đen bảo đảm ăn ngon lại có màu sắc
bắt mắt. Tỏi, ớt, các loại rau thơm đã được băm nhuyễn trộn với chuối đã thái sẵn. Nước
măng chua chính là nguyên liệu chính của món này, được trộn đều. Thịt cá đã thái sẵn
chúng ta để đĩa riêng không nên trộn trước khi ăn để đảm bảo thịt tươi và ngon.

Món gỏi ngoài thịt cá lọc sẵn thì nhiều nơi còn ăn gỏi cá gọi là cá nhảy. Những con cá bé
bằng tầm 2 đến 3 ngón tay được ăn với món chuối nộm. Tuy nghe có vẻ ghê rợn nhưng
lại là món ăn được ưa chuộng nhất là phái mạnh.

 Tiết canh.

Tiết canh vịt, ngan, dê,bò, trâu, lợn,... Là món ăn mà ở quán ăn hay trong thôn bản đều
yêu thích.
Tiết canh ăn cùng rau thơm, lạc rang sẽ tạo thành một món vô cùng tuyệt vời.

 Chẳm chéo (nước chấm)

Đây chính là món mà tất cả mọi nhà đều có trong những bữa cơm. Với mỗi món ăn khác
nhau đều có cách làm chẳm chéo khác nhau để phù hợp với vị hương của nó.

Chẳm chéo. 
Chấm măng tre sẽ làm riêng: ớt nướng,tỏi nướng ( tỏi tươi cũng đc), lá chanh,muối,mì
chính. Tất cả cho vào bát gia thật nhuyễn là được bát nước chấm măng thơm ngon cay
cay.

Chấm măng đắng, chấm thịt, chấm rau: ớt khô đã được xay thành bột, tỏi, muối, mì chính
cũng làm tương tự như trên.

 Món Canh bon

Đây là món ăn cực kỳ đơn giản nhưng lại được yêu thích nhất.
Canh Bon.
Lá mon non tước hết xơ, đun lên cho đến khi nát và khuấy đều thành dạng sệt.

Món này nếu kết hợp được với nhiều gia vị sẽ càng thêm ngon hơn. Như lá rau thơm, mùi
gai,cà rừng, rau bí,xả, gừng.. càng nhiều loại kết hợp sẽ càng nấu được một món canh
ngon và thơm hơn. Món này được nấu với bạc nhạc trâu, bò. (thịt bạc nhạc là thịt chỉ có
mang dai và không có nạc). Đây là món ăn rẻ,đơn giản lại dễ ăn, nó như một đặc sản
không thể thiếu của người dân tộc thái.

 Món Nặm pịa (Nước pịa của động vật - phân non)

Món này sẽ thật kinh hoàng nếu các bạn chỉ nghe và chưa từng được nếm thử.

Nặm pịa Mộc Châu


Món ăn này được làm từ chất dịch ruột ngon các loài động vật như trâu, bò, dê,… hay gọi
là phân non. Chất dịch được đem ninh nhừ với nội tạng, sụn, thịt, tiết,… của động vật
trong hàng tiếng đồng hồ. Gia vị của món ăn gồm các loại rau thơm, mùi tàu, mắc khén,
tỏi, ớt và quan trọng nhất là mật cùng lá đắng. Tổng thể món ăn đủ các vị cay, mặn, ngọt
và hơi đắng.

Đây là món mà chỉ có khi tổ chức cỗ như: đám cưới, lên nhà mới,... Nó được chấm với
thịt, rau sống và đã thành món đặc sản nổi tiếng không chỉ của dân tộc thái mà còn cả
vùng Tây Bắc

 Món Xôi - Khẩu cắm

Xôi là món mà hầu như bữa nào cũng có trong bữa cơm người Thái - trong tiếng Thái
là Khẩu Cắm. Người Thái hầu hết trồng lúa nếp nên có nhà sẽ ăn xôi quanh năm suốt
tháng không có bữa cơm tẻ nào.

Gạo sẽ được ngâm tầm 4 tiếng trở lên tùy thuộc vào độ dẻo của loại gạo đó mà ngâm ở
một thời gian khác nhau. Sau đó được đãi sạch cho đến nước trong veo,Cho vào chõ xôi
bằng gỗ sẽ tạo độ mềm và thơm.
Cơm xôi được nấu khi có cỗ thành những màu khác nhau hay được gọi là cơm màu. Ví
dụ như xôi màu tím: đun lấy nước lá cơm tím để nguội sau đó ngâm và làm tương tự như
trên.  Cơm tím được trộn với ít muối, hành lá và ít nước mỡ lợn tạo mùi thơm ngậy.

Xôi được đựng trong cái chõ được đan từ tre, nứa mà có tên gọi là " Ếp Khẩu".

 Cơm Lam - khẩu lam pá ngá

Đây là 1 trong những món đặc sản của người dân tộc Thái. Món này sẽ không thể thiếu
khi một người phụ nữ Thái sinh em bé. Ngày đầu tiên chắc chắn phải có cơm Lam này có
ý nghĩa để mẹ tròn con vuông mẹ khoẻ, con khoẻ và thông minh.

Cơm Lam Sơn La


Thường thường mùa lạnh thì món này được ưa chuộng nhiều hơn, vừa nướng cơm lam
vừa sưởi ấm thì thật là tuyệt vời.Món cơm Lam được làm từ gạo nếp nấu trong ống tre,
tiếng Thái gọi là (Co má ngã) thân to khoảng cổ tay, các đốt dài từ 60-70 cm, cây cao, vỏ
dày, bên trong có lớp màng dai. Khi nấu cơm Lam, người ta thường chọn cây non, chặt
từng đốt, cho gạo nếp và nước vào ống, để khoảng 2-3 tiếng, dùng lá dong làm nút, đem
đốt trên đống lửa. Khi gạo chín, dùng dao sắc tước vỏ, cắt từng khúc rồi ăn cùng chẳm
chéo, muối vừng, hương của nếp nương, quyện cùng vị đậm của vừng, vị ngọt của tre sẽ
đọng lại trong ta những cảm giác khó quên. Ðây là món ăn dễ làm, nguyên liệu sẵn có;
người xưa thường dùng cơm Lam cho việc đi nương rẫy, săn bắn lâu ngày trong rừng
sâu, hoặc trong các cuộc vui, bên những lời khắp, vòng xoè, người ta thường dựng ống
Lam trên đống lửa... món cơm Lam cũng được dùng là món ăn kiêng trong kỳ sinh nở
của phụ nữ.

 Mẳm cá.

Món mẳm cá chấm xôi nóng hổi chính là một món ăn không thể thiếu của người dân tộc
thái. Đặc điểm của món này chính là cay và rất cay.

Món mẳn cá Sơn La.


Cá được thái thành miếng, đối với cá bé có thể làm cả con. Rửa sạch để ráo nước, ướp
muối và tỏi, Càng nhiều tỏi sẽ tạo ra món cành thơm. Sau đó cho vào hũ hoặc lọ và bảo
đảm bị thật kín và chắc không có con gì hay không khí vào được trong đó. Uớp khoảng 1
tuần thì sẽ trong lọ đó sẽ có 1 ít lượng nước nhất định. Đổ ra nồi đun nước đó sôi sau đó
để nguội (đun sôi như vậy sẽ tránh được mùi tanh và tạo được mùi thơm)..Xả lấy cả lá và
củ băm thật nhỏ  nướng hoặc rang cho đến khi có mùi thơm phức và chín vừa đủ. Sau đó
đổ nước đã đun trước đó và thêm 1 lượng nước đã sôi để nguội với lượng nước vừa đủ.
Trộn đề xả đã rang vào đó, nếu để càng lâu thì món cá mẳm sẽ càng thơm và ngon hơn.
Còn nếu chúng mình không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của nó thịt tầm 2 ngày sau cũng có
thể ăn được rồi.

4. Lối sống
- Kinh tế: Làm nông nghiệp vẫn là nét văn hóa tiêu biểu của người Thái. Họ có
nhiều kinh nghiệm trong đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm
ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp.Người Thái cũng
làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình chăn nuôi
gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm"Sản phẩm nổi tiếng của
người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền
đẹp.

- Nhà ở: Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50 nóc nhà kề bên
nhau. Người Thái Ðen thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí trên hai đầu
nóc nhà bằng những khau cút được làm theo phong tục từ xưa truyền lại. Tuy
nhiên hiện nay thì nhà sàn cũng dần được thay thế bởi những ngoi nhà bằng bê
tông kiên cố với kiến trúc đa dạng như dưới miền xuôi.
- Hôn nhân: Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới
về ở bên nhà chồng.
- Dòng Họ: Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ
khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng lò. Họ Quàng kiêng con hổ.... Ðồng
bào Thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là
những lễ nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới.
- Ma chay: Ðồng bào quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy,
đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”.
- Văn hóa: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao..là những vốn quý
báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng
bào Thái là “Xống chụ xon xao”, “Khu Lú, Nàng ủa. Người Thái sớm có chữ viết.
Ðồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời
thơ, có thể đệm dàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp đã được trình
diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống,
ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
- Những trò chơi đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái
Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, hội săn bắn, đánh cá tập thể, gắn
liền với các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng, như lễ Xên mương, Xên bản, Xên hươn,
lễ “kim pảng”....Ðồng bào Thái thường tổ chức vui chơi ca hát, nhảy múa tổ chức
nhiều trò chơi dân gian.

You might also like